Insane

Đọc truyện ma- 9 câu chuyện ma quê ngoại 2014

vào vườn nhà mình nói là đi bắt rắn, rồi người ấy cho con cái bánh, bảo ăn đi đừng nói cho ai biết. Ăn nhiều thành quen nên chiều nào cô H cũng ra đó gặp người ta. Mà người này lúc nào cũng như đợi cô H đến vậy cô cứ tới là đã có sẵn bánh cho cô H ăn rồi. Bà hỏi cô xem người đó ra sao, tướng mạo thế nào có phải người làng không thì cô nói không rõ. Vì cô kể người đó thường đứng dưới ao rồi đưa tay lên đưa bánh cho cô chứ cô không rõ mặt. Cô còn kể người ấy ngày nào cũng đi quanh ao nhà cô,có khi từ bờ bên này sang bên kia, cô chỉ biết người ấy chắc cao lắm thì đi như vậy mà nước chỉ tới lưng người thôi. Bà chết điếng người, cái ao đấy lúc con L chết đuối ông nhảy xuống mò cũng đã tới cằm rồi, ra giữa ao cũng ngập đầu chứ chẳng ít. Bà kể cho ông hay, ông cũng lặng người. Hôm con L chết đuối ở đây bà đã thấy ông lạ lạ rồi thêm chuyện lần này nữa bà đoán chắc ông biết có gì đang xảy ra. Cố hỏi nhưng ông chẳng nói. Hôm sau ông nghỉ ở nhà trông cô H, đến cuối chiều cô H lén ra vườn sau thì ông mò theo sau. Lúc cô H tới cuối vườn đang đưa tay đón cái gì đó cho vào miệng thì ông chạy tới quát lên: – H quay lại đây. Con H giật mình quay lại nhìn bố , rồi quay lại nhìn người kia, nó hét lên thất thanh. Đập vào mắt nó và bố là một gương mặt nhợt nhạt, xanh lè như người chết trôi, đôi mắt đỏ lòm, cái miệng thì ngoác tận mang tai. Tiếng cười the thé kêu lên . Ông chạy đến ôm lấy cô H thì bóng đen kia biến mất, chỉ còn lại tiếng cười the thé, ông nghe thấy nó nói như hét bên tai ông: – Thằng kia, tao về rồi đây, tao về rồi đây Cô H ngất ngay sau đó, ông đưa cô về nhà vất cô ra sân rồi sai bà lấy tàn tro ở bát hương thờ ông bà hòa nước đồ vào miệng cô. Được vài ngụm thì cô H nôn ra. Cái thứ kinh dị ấy chắc ai nhìn vào cũng phải rùng mình. Nó là hỗn hợp của bèo bồng dưới ao, rồi trong đó có thêm cả cái đùi ếch nữa. Bà khóc to ôm cô mà lắc. Cô càng nôn, mùi hôi tanh càng bốc lên rợn người. Ông tím mặt bỏ ra ngoài, tối về ông mang cho bà một đơn thuốc bảo sắc cho cô H uống. Nhưng rồi những cái độc của cóc, của ếch hay sâu bọ mà cô đã ăn phải nó làm cô xanh xao. Cô mất sau đó mấy ngày. Bà nói với mọi người cô bị tả. Ông bà chôn cô ngay cạnh bên cô L. Trước khi ông đi, ông gọi tới một người bạn, hai người làm gì đó rất lâu sau nhà. Ông dặn bà cấm đứa nào ra sau nhà quá khuya, có đi đâu cũng phải có người đi cùng. Ông dặn bà để cái khăn con L dưới bát hương con H. Rồi ông lên đường. Ngày ông đi, trời mưa to lắm. Trong tiếng mưa ông lại thấy tiếng cười the thé “ Tao về rồi đây, tao về rồi đây..” Chuyện thứ 5 Vào nạn đói năm 1945 không hiểu ăn mày ở đâu kéo về bến sông đông thế. Họ tập trung thành từng đám sống với nhau. Sáng họ ùa vào làng ăn xin. Nhưng mà đói thì ở đâu cũng đói, người ta ăn chẳng no thì lấy đâu ra của mà cho. Không xin được thì họ quay ngược ra sông kiếm con tôm con tép, mấy người này cứ đi dọc bờ sông rồi kiếm được cái gì ăn được thì họ ăn cái đó. Nhưng không phải ngày nào cũng có cái để ăn. Rồi thì họ đánh liều vào cả trong làng ăn trộm, mò vào vườn nhà người ta ăn trộm buồng chuối quả cam. Có khi họ lẻn ra cả ngoài đồng để đào trộm khoai. Làng biết vậy thì tức lắm, làng lập nên một đội tự quản, cho phép cầm gậy đi tuần quanh làng. Thấy ăn mày nhẹ thì đuổi, nặng thì đánh cho một trận rồi tống ra khỏi làng. Năm đó ông em đang thanh niên. Ông cũng được làng gọi đi làm nhiệm vụ này. Thế là cứ sáng sớm, hay ban trưa, lúc tối ông lại cùng vài người nữa vác gậy đi xung quanh làng. Tính ông em thì hiền, làng bắt đi thì cứ đi thôi, cầm gậy nhưng ông chưa đánh một ai cả. Thấy ăn mày thì ông cũng chỉ nói cho họ đi thôi, cũng chẳng mắng nhiếc gì người ta cả. Rồi cái nạn ăn trộm trong làng cũng ít đi rõ rệt, đám ăn mày không kiếm ăn được gì cũng tản đi gần hết sang các làng lân cận. Chỉ còn một vài người vẫn lưu luyến cái bến sông này nên vẫn ở lại. Tuy nhiên làng cấm không cho phép họ được đặt chân vào trong làng. Đội tự quản của ông vẫn hoạt động nhưng việc thì nhàn rỗi hơn nhiều. Vào mùa mưa năm đấy nước sông lên cao, mấy người ăn mày kia không còn ở bến sông nữa. Họ di tản đi nơi khác gần hết, duy chỉ có hai bố con nhà này nhất quyết không đi ngược lại còn đánh liều xin làng cho vào làng ở tạm qua mùa nước. Ông bố nói thằng con ông ấy đang bị ốm, nếu giờ đi cũng chết, ở lại cũng chẳng xong thôi thì làng làm phước cho bố con ông ấy ở lại. Làng cho hai bố con nhà này ở tạm cái điếm canh đê, đồ ăn thì bắt họ tự kiếm lấy nhưng có ráo trước là ăn trộm đồ của làng thì làng đánh chết. Bố con nhà kia mừng lắm. Từ đó họ sống ở cái điếm, buổi sáng ông bố vào làng xin làm công, cũng có ngày kiếm được chút đồ ăn, cũng có hôm thì nhịn đói về. Thằng con tuyệt nhiên không bao giờ thấy ló mặt ra ngoài. Nó cứ ru rú ở trong cái điếm đấy như sợ khi nó ra thì người ta sẽ không cho nó quay lại nữa. Thỉnh thoảng ông cùng một vài người đi tuần đêm, qua cái điếm rẽ vào nghỉ thì cũng gặp nó. Nó hôi tanh bẩn thỉu vô cùng, mặt lúc nào cũng xanh lét cứ thấy người lạ vào là nép vào góc điếm mà chúi. Nhiều khi người ta phải đuổi bố con nó ra ngoài cho đỡ mùi. Ông bố thỉnh thoảng còn bắt chuyện chứ thằng con chưa bao giờ thấy nó mở mồm ra nói gì. Tôi ấy mưa to lắm, ông cùng một vài người không đi tuần mà đi thẳng ra cái điếm kia ngồi cho hết giờ rồi về nhà ngủ. Thằng con nhà kia nằm 1 xó. Vẫn cái mùi hôi thối, tanh tưởi hàng ngày nhưng hôm nay còn nồng lên thêm một mùi gì đó khác khác giống như mùi máu. Đang vào câu chuyện thì ông thấy xa xa có ánh đuốc rồi tiếng bước chân chạy ra hướng này. Mọi người thấy lạ đứng lên đi ra thì thấy hóa ra nhà lão Sâm trong làng vác theo gậy gộc tới. Lão này ngày xưa cạy nhà có tí gia thế trong làng ngang tàng ngỗ ngược lắm. Gặp mấy người đám ông chẳng thèm chào hỏi gì hất hàm hỏi luôn: – Có thấy bố con thằng ăn xin đâu không ? – Có chuyện gì vậy ông ? Một người hỏi lại – Cái thằng ăn xin mất dạy, nay nó làm vườn cho nhà tao, tao đã cho nó củ khoai mang về rồi vậy mà nó còn to gan ăn trộm con gà của ông. Nói rồi lão sai người vào lôi cổ hai bố con nhà ăn xin ra. Ông bố đi đâu vẫn chưa thấy về, thằng con thấy người ta to tiếng bên ngoài thì sợ lắm. Lúc thằng con lão Sâm lôi nó ra, mặt nó xám xịt, sợ đến mức mặt cắt không còn giọt máu nào. Lão lấy đuốc soi mặt thằng này. Bây giờ ông mới nhìn rõ được mặt nó. Mặt nó gầy lồi cả xương ra, xanh lè, mắt như thụt vào bên trong. Tay chân nó toàn mụn cóc, trông rất ghê. Lão Sâm hỏi “ Bố mày đâu”, thằng bé lắp bắp không nói nên lời, lúc nó mở miệng ra định nói gì thì mùi tanh tưởi của máu cũng theo miệng nó đi ra theo. Bây giờ mới thấy cái miệng nó đang đỏ hỏn dính toàn máu là máu. Lão Sâm thấy thế hét lên “ Bố con nhà mày ăn sống gà nhà ông phỏng” Rồi lão lấy cái quốc phang thẳng vào đầu thằng bé. Nó chết ngay sau cú đánh của lão. Người ngang ngược như lão Sâm ở làng này ai cũng biết. Chỉ tội thằng bé, còn chưa nói được câu gì. Ông đỡ được nó, cả khuôn mặt nó bê bết máu, máu trào ra từ hai bên hốc mắt, chảy cả vào cái miệng vẫn đang há ra của nó trông ghê rợn vô cùng. Đúng lúc này thì bố nó ở đâu về. Thấy người ta đang ôm thằng con mình mới chạy lại coi. Rồi bố nó gầm lên như con thú điên, giằng lấy thằng con từ tay ông. Chẳng ai nói gì được nữa, người đàn ông ấy đang điên cuồng lay thằng bé nhưng nó đã chết rồi. Rồi ông ấy bế thốc thằng bé lên, chỉ vào mặt những người đang đứng ở đấy hét to: – Lũ chúng mày giết chết con tao Lúc ấy nhìn lão ăn xin ấy như phát điên lên, lão chỉ mặt từng người rồi hét “ Tao sẽ về giết chết cả nhà chúng mày” rồi ôm thằng con chạy thẳng ra sông. Trên tay lão vẫn đang cầm một con chuột. Hai hôm sau xác lão với thằng con trôi vào bờ sông. Chẳng ai kéo hai bố con lão lên cả, nhưng để đấy thì ghê lắm nên làng lại bắt người ra đẩy cái xác ấy ra giữa dòng cho trôi đi đâu thì đi. Ông thương hai bố con nhà đấy nên xin làng làm việc này. Ông không đẩy họ ra dòng mà kéo vào đắp cho hai cái mộ ngay gần đó. Đêm đấy trời mưa to lắm, mưa làm lở cả đất , ngôi mộ ông mới đắp ban chiều cũng theo đấy mà trôi xuống sông. Hai bố con nhà kia dường như không muốn chịu ơn cái làng này thêm một chút gì nữa. Họ đang ở đâu đó giữa dòng nước đục ngàu kia. Chuyện thứ 6 Nhà ông bà nội vợ em ở gần cuối làng. Khi bác cả lập gia đình, ông cắt đất ra làm cho một ngôi nhà ngay gần bên đấy, tới lượt bố vợ em lập gia đình cũng vậy. Thành ra nhà ông ở giữa, hai bên là nhà hai con trai. Vẫn còn thừa đất ông bán cho người ta để làm nhà. Nói vậy là các thím hiểu ngày xưa đất nhà ông rộng thế nào rồi đấy. Nhà ông ở gần ngay bên con sông, chỉ đi qua bãi bồi một chút là ra tới sông rồi. Em nói thật, về quê em sợ nhất là buổi tối ở đây. Đôi khi đang nằm ngủ nghe tiếng gió ngoài sông thổi vào, nhiều khi tiếng gió chẳng còn là tiếng gió nữa, lắm lúc nghe như tiếng réo hay tiếng gầm gừ của một sinh vật nào đó giữa sông vọng vào. Gần ngay bãi là một cái bến đò, vì ở đó có cây gạo già lắm nên người ta gọi là bến đò Cây Gạo. Bây giờ Hải Dương với Thái Bình đã có cầu nối qua sông rồi, người ta tính bỏ bến đò này đi nhưng dân không chịu, cứ đòi giữ lại. Bác nào có dịp đi qua đây thì em thành thật khuyên một câu đó là không nên về muộn quá 8h tối. Riêng đường từ trên đê dẫn xuống chỗ bến đò này đã đủ để thử thách lòng dũng cảm rồi chứ chẳng cần đến lúc tới gốc cây gạo này rồi thì một mình đợi đò sang. Vào những năm mà vợ em mới sinh ra, bố vẫn ở nhà. Ngay bên kia sông có một xưởng gạch tư nhân. Họ xây lên mấy lò gạch làm rồi bán ra bên ngoài, thêm vào đó còn sắm một thuyền để hút cát nữa nên công việc cũng đều lắm. Bố em nhờ quen biết với một người bạn của ông ở bên TB nên được nhận sang làm công. Bố kể đợt đó tiền công làm cũng đủ nuôi con M( vợ em) . Hàng ngày sáng bố em dậy từ lúc 5h sáng, làm một vài việc lặt vặt quanh nhà rồi tầm 5 rưỡi sáng là đi ra bến đò để sang bên sông làm. Năm đó cái bãi bồi xưa giờ đã được làm đồng để trồng màu như ngô , khoai hoặc đỗ. Cứ mùa nào trồng thứ đấy. Từ nhà ra bến đò nếu đi đường chính thì phải vòng ra tận đầu làng rồi lên đê mới có đường xuống. Bố em thì lại lười nên bố cứ đi tắt qua cánh đồng mà đi thôi. Ông thì không thích bố làm bên sông lắm, chuyện thì các thím biết rồi đấy nhưng bố nói giờ không đi làm thêm chẳng có tiền nuôi con nên ông phải nghe. Nhưng ông bắt bố đi đâu cũng phải mang theo cái bùa quan âm mà đợt ông đi công tác trong quân đội ở trên phủ Lạng Sơn xin về được. Bố cũng ậm ừ rồi đồng ý. Bố vợ em nghịch ngợm từ bé. Nhà vắng bóng ông nên bố càng tha hồ nghịch. Hết cấp 3 là bố nghỉ học rồi, bỏ đi ra ngoài làm. Ông cùng mọi người nói sao cũng không thèm nghe. Ở ngay cuối làng, nghĩa là trên đường tắt bố em phải đi ra bến đò có một bụi tre to lắm. Bố đi làm sớm về muộn kể đôi khi qua đây cũng rợn rợn người. Nói về cái bụi tre này thì bác cả T nhà em lúc còn sống chưa bao giờ bác giám đi tắt như bố em qua cánh đồng ra bến đò, vì bác hãi cái bụi tre lắm. Truyện đấy em nghe vừa sợ vừa buồn cười, em sẽ kể sau. Bố em đi làm không phải hôm nào ra cũng gặp đò ngay. Lỡ thì bố lại ngồi uống nước ở cái nhà của bà lão sát bến đò. Bà này đến làng từ bao giờ không ai rõ. Chỉ biết lúc đến mang theo một thằng con còn đỏ hỏn, bây giờ cũng phải tầm 30 tuổi rồi. Bố bảo bố biết con bà này, vì hồi bé ra đây chơi vẫn gặp đều mà. Bố em kể chẳng biết ông ấy tên thật là gì nhưng mà ai cũng gọi là Trâu hết. Vì lão khỏe, lại ngờ nghệch, thế nên giờ đã vợ con gì đâu. Chẳng ai thèm lấy cả, nhà lại nghèo, xây cho mẹ cái nhà tạm bợ rồi lão chán bỏ lên Quảng Ninh làm than, một năm về hai ba lần. Chớm đông năm đó, bố em vẫn đi làm bình thường, sáng sớm đợi đò ở đây qua nói chuyện với bà thấy gần đây bà lão vui lắm. Bà kể gần một tuần nay, có con bé xinh đáo để, cứ sáng sớm lại ra đây đứng đợi đò, chiều tối muộn lại về qua đây. Nó ngoan ngoãn lễ phép thưa gửi đàng hoàng với bà. Bà cũng lân la hỏi han thì biết nhà nó ở xa lắm, qua đây làm ăn thôi. Nghe chừng gia cảnh cũng khó khăn, ý bà là muốn lấy cái mối này cho cái ông tên Trâu. Bố cũng vui thay cho bà với ông Trâu. Rồi sáng năm đó bố qua đợi đò thì bà mừng ra mặt, nói chuyện vồn vã với bố nói, con bé đó nó ưng rồi. Giờ nó ở luôn với bà. Bố nhìn vào nhà thấy trong nhà đúng có cái bóng người áo trắng đi lại thật. Trời lạnh vậy mà sao mặc mỗi cái sơ mi trắng thế kia. Bố nghĩ trong đầu nhưng thôi, lại nghe bà bán nước nói mai thằng Trâu nó về thăm nhà đấy. Đợt này chắc ở nhà lâu lâu. Chắc là bà sắp xếp xong xuôi rồi. Bố cũng mừng. Sáng sớm hôm sau bố em qua bến đò thì thấy có nhiều người ở đây lắm. Có cả xe của công an đậu ở đó nữa. Hôm đấy người ta phong tỏa bến sông, ca nô giăng lưới dọc từ bên này sang bên kia. Họ nói đang tìm người. Bố em ở lại xem luôn. Tính bố thế mà. Suốt cả sáng chẳng tìm được gì nhưng tới giữa sân trưa thì hình như có người để ý dưới cái bụi ở bên sông có cái gì đó nổi lập lờ trên mặt nước. Họ kéo ra sau đó một cái bao tải to lắm. Lúc họ đổ ra thì trong đó có một xác người đang bắt đầu phân hủy rồi. Đó là một xác con gái tóc dài, bên trong mặc một chiếc quần sa tanh đen, phía trên không có gì. Trên cổ nạn nhân có một vết cứa sâu. Cái xác đang phân hủy bụng trương phềnh lên trông ghê rợn lắm. Công an nói nạn nhân là một con nhà giàu, bị bắt cóc tống tiền nhưng không được nên bọn cướp nó giết rồi vất xuống sông. Lúc sau thì gia đình nạn nhân đến nhận con. Họ lập bàn thờ cho cô gái ấy ngay bên sông. Lão Trâu hôm đấy đã ở nhà rồi, lão về từ hôm qua cơ. Sáng nay bố em ở lại coi gì thì lão cũng coi đấy. Lúc người nhà nạn nhân mang di ảnh của cô ra, bố thấy lão Trâu mặt mũi tái mét lại, rồi lão hét lên thất thanh. Ai cũng giật mình không hiểu chuyện gì xảy ra. Lão Trâu như phát điên chạy một mạch vào nhà, như tìm kiếm cái gì đó. Ngay sau đó lão vác cái túi đựng quần áo ra rồi chạy một mạch lên đê. Bà lão ngơ ngác nhìn theo con không hiểu chuyện gì xảy ra. Rồi bà cũng lập cập chạy ra ngoài. Bà nhìn thấy ảnh cô gái xấu số kia rồi tím tái mặt mày, chạy vội vào trong nhà. Có người đi theo bà. Họ thấy bà chạy vào buồng trong. Rồi họ thấy trong đó không có ai nhưng có một cái áo sơ mi trắng trên giường. Áo sơ mi trắng cổ dính máu. Lão Trâu từ đó bỏ đi biệt tích không một lần quay về quê. Bà lão sống được thêm vài năm thì cũng qua đời. Cái nhà đó bỏ hoang đến tận giờ. Người làng sau lần ấy mỗi lần có việc đi muộn qua đây đều nghĩ tới cô gái mà rùng mình. Có người còn thấy cô quay lại đây một vài lần, vẫn cái áo trắng đấy, nhưng không đi trong nhà bà lão nữa. Cô đi men theo bờ sông, ngược lên phía trên. Đó là nhà của cô ấy Chuyện thứ 7: Người yêu cô V Cô V xinh gái nhất nhà. Ai nhìn cô lớn lên cũng bảo cô giống hệt bà hồi còn trẻ. Tuy cô xinh vậy nhưng số cô lận đận lắm. Cô là con gái đầu tiên của ông bà, ông lại đi công tác xa nhà, bà thì bận việc nên bao nhiêu việc nhà đều đến tay cô hết. Cô làm tất mọi việc từ trông em, đến việc đi chợ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Ấy vậy mà cô vẫn học giỏi lắm. Nhưng mà cô lại là con gái. Cô học hết cấp 3, bà nói cô ở nhà giúp bà chợ búa chứ cô mà đi học nữa thì việc nhà ai lo. Bà bảo “ Anh mày đi học tao nuôi đã tốn kém lắm rồi, giờ thêm mày nữa thì tao chết” Anh mày ở đây là bác cả T chứ bố em thì hết cấp 3 là nghỉ luôn rồi. Cô V cũng dễ tính, bà nói gì thì ghe theo đấy. Sau đó bà sắm đồ để cho cô đi buôn rau và hoa quả bên chợ huyện. Ở quê nhà em, đi lên thị trấn thì xa lắm, nhưng sang thị trấn ở Thái Bình thì rất gần. Cô cùng mấy người nữa cứ sáng sớm lại chở đồ sang bên chợ huyện bên kia bán, tối thì cô về. Đi đông người như vậy nên bà cũng yên tâm cho cô làm ăn. Cô đi chợ sớm lắm, cứ tầm 4h sáng cô đã dậy rồi, nấu cơm hay luộc củ sắn củ khoai mang đi ăn trưa, thu xếp hàng hóa rồi cô đi ra bến đò để đợi người đi cùng. Những ngày đầu tiên cô đi làm ai cũng lo cô thân gái đi sớm về muộn nhỡ đâu có chuyện gì nhưng cô bảo không sao, thêm nữa sau cả tháng trời cô đi làm cũng chẳng có gì xảy ra thật nên mọi người cũng yên tâm hẳn. Cho tới một hôm, cô V đi chợ được một lúc thì bà cũng dậy. Cô đi chạy chợ thì bà phải dậy để lo cơm nước cho cô N, cô T ăn đi học rồi còn cho lợn cho gà ăn. Vừa tỉnh giấc được lúc thì bà nghe thấy có tiếng chân chạy lập cập về nhà, rồi thêm tiếng gọi “ Mẹ ơi, anh S ơi” lẫn tiếng khóc. Thôi đúng là con V rồi, không hiểu có chuyện gì xảy ra với con bé. Bà nóng ruột chạy ra, gọi cả bố em dậy nữa. Hai mẹ con ra đến cổng thì thấy cô V mặt mũi tèm nhem nước mắt lẫn đất đường đang hớt ha hớt hải chạy về. Bà hỏi vồn “ Sao, sao ? ”. Cô thì thấy mẹ với anh chạy ra thì càng khóc to hơn làm bà càng sợ. Bố nóng tính nghĩ có đứa nào trêu em mình, vào nhà vác cái quốc rồi chạy ra bến đò. Bố em kể ra tới bụi tre cuối làng thì thấy cái xe đạp của cô V vứt ở đấy, 2 sọt rau củ hai bên vẫn còn nguyên. Nắm cơm của cô V vứt ngay ở bên xe. Bố thu dọn đồ rồi mang về cho cô. Tiếc nắm cơm của cô bố cũng mang về nốt. Hôm nay con V nó lại gói cơm nguội mang đi à ?. Về đến nhà thấy cô V vẫn khóc bố mới hỏi có chuyện gì thì cô mới bắt đầu kể. Như mọi hôm cô đi tắt theo đường bãi bồi ra bến đò. Đi tới gốc tre cuối làng thì cô thấy hình như có mấy đôi mắt đang nhìn chằm chằm vào cô thì phải. Cô sợ lắm , đi thật nhanh thì bỗng nhiên có tiếng gọi – Này con bé kia Cô V giật thót mình, thiếu chút nữa thì xỉu luôn, cô quay lại thì thấy dưới gốc tre có một bà lão đang đưa tay ra vẫy cô. Nghĩ là người ăn xin hay tới làng mà cô có lần gặp rồi, cô thở phù đi tới – Bà gọi gì cháu đấy ạ ? – Tao đói quá, mày có gì ăn không? – Cháu chỉ có cơm nắm muối vừng thôi bà ạ – Mày cho tao xin miếng Cô V đưa nắm cơm cho bà lão ăn, nắm cơm hãy nóng hổi, cô vừa mới nấu sáng nay. Bà lão cầm nắm cơm của cô đưa lên miệng rồi trả lại. Cô thấy lạ cầm lại thì thấy nắm cơm nãy giờ đang nóng hổi tự nhiên lạnh ngắt. Cô giật mình nhìn lại bà lão thì thấy một gương mặt nhợt nhạt, đen sì, hai mắt mở to ra đang nhìn cô cười. Cô V sợ quá vất cả xe, cả nắm cơm ra đất. Rồi không chỉ một mà mấy tiếng cười nữa vang lên thé thé – Mày làm con dâu tao nhé, hé hé hé…. Cô V sợ quá chạy tọt về nhà, tiếng cười của nó còn đuổi theo ngay sau cô. Cô chạy bán sống bán chết, ngã mấy lần vẫn đứng lên chạy tiếp. Tiếng cười của đám kia vẫn theo cô cho tới khi bà và bố chạy ra. Bà thở dài. Lại cái bụi tre đấy. Ngày xưa ăn mày về đất này, có người chết đói ven sông, có người chết trong làng. Làng không cho chôn ở đất của làng thì họ lén lút chôn ở khóm tre bụi chuối. Mấy cái vong này không ai hương khói, ngày rằm tháng chạp lại ra trêu người. Hôm đấy bà bảo cô ở nhà, bà nghỉ việc đưa cô ra cái lầu ở trong làng thắp hương. Lúc bà với cô vào lầu, bà lão trông coi việc hương khói ở đó, chỉ thẳng mặt cô nói: – Con này, có cái vong theo sau mày kìa. Cô em sợ chết khiếp, bà làm lễ vào thắp hương, rồi bà xin lá dâu ở lầu về đun nước cho cô tắm. Cả tuần đấy cô ở nhà, rồi sau đó cô đi làm bình thường, cũng chẳng có gì xảy ra thêm nữa. Bác cả đi học về lấy vợ ở mãi bên kia sông. Hai người học cùng nhau, giờ về làm cùng ở trường cấp 3 gần nhà. Sau đó bố em cũng lấy mẹ là người trong làng. Cả nhà giục cô V đi lấy chồng. Năm đó cô cũng 28 rồi. Lạ cái là từ sau cái ngày cô gặp ma, cô cũng chẳng có mảnh tình nào. Hoặc là trai làng chẳng ai giám đến hỏi cô. Bà thì buồn lắm, bà nói đi cắt duyên âm cho cô mấy lần mà chẳng được. Vậy mà một ngày cô nói cô có người yêu rồi. Cả nhà ai cũng mừng hết. Cô vẫn chạy chợ bên kia sông, ngày ngày qua cái trường tiểu học ở bên đó, ngồi nghỉ mấy lần thì gặp chú kia. Chú ấy làm giáo viên ở đó. Chuyện qua chuyện lại, thấy cô xinh xắn thì đem lòng thương. Ai nghe cô kể về chú ấy cũng mừng cho cô, bác cả càng mừng, bác còn đùa thế này thì nhà lắm giáo viên quá. Chú ấy đi bộ đội xong mới về đi học, hơn cô 4 tuổi, hai người dự định sang năm thì cưới. Cả nhà giục cô nói cô bảo chú sang thăm nhà đi. Rồi chú ấy cũng sang, hôm nhà ông bà làm có giỗ. Ai nhìn thấy chú cũng khen cô V khéo chọn người. Sau đó chú sang thăm nhà thường xuyên hơn, có hôm tối cũng sang chơi rồi lại về. Ba tháng nữa là cô chú làm đám cưới. Hôm đó chú sang chơi bàn chuyện với ông bà. Ông em lúc này về quê rồi, ở nhà làm công tác trên xã. Lúc chú về là gần 9h tối, bình thường đò ở đây chạy tới 10h mới nghỉ, đêm ai đi gọi họ cũng chạy cho nhưng tính giá khác. Hôm đấy không hiểu sao cô V nóng ruột lắm, cứ bảo chú hay ở lại nhà đi đừng về nữa. Chú thì lại bảo cô lo xa, đi







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Bình yên nơi khác

Bình yên nơi khácNhưng bình lặng cũng có thể giết chết một mối quan...

Truyện Ngắn

02:08 - 23/12/2015

Đọc truyện ma- Mèo trả thù

Đọc truyện ma- Mèo trả thù Sau đám cưới, vợ tôi, Amelia và tôi đã đến Ðức.C...

Truyện Ma

10:13 - 10/01/2016

Đọc truyện ma- Ngọc Lan ma

Đọc truyện ma- Ngọc Lan ma Ngọc lan ma Khoa là thầy giáo mới ra trường vừa ...

Truyện Ma

09:53 - 10/01/2016

Bức tranh bị bôi bẩn

Bức tranh bị bôi bẩnCó những điều tồi tệ xảy đến với ta khiến ta gần n...

Truyện Ngắn

06:43 - 23/12/2015

Đố kỵ

Đố kỵThôi, ở đòi lên xuống vô thường khó biết. Qua cơn ...

Truyện Ngắn

09:25 - 23/12/2015