Old school Easter eggs.

Đọc truyện ma- Chuyện tâm linh có thật by me!

ường lay chị. Chị em thấy người lay thì 2 tay không quờ quạng nữa, mà túm chặt lấy tay em, giật bắn mình vì em thấy tay chị em lạnh lắm, lạ thường, mặt hướng về phía em nhưng 2 mắt đảo liên tục, mở to, vẫn khóc, nhưng không thành tiếng… Mẹ mở cửa chạy sang, mở cửa phòng em ra, thì chị em òa khóc to, mắt nhắm tịt lại rồi lại mở ra, nước mắt giàn giụa chảy xuống 2 gò má cao cao. Mẹ em hỏi làm sao, thì em cũng chả biết trả lời thế nào, chỉ biết thuật lại cái hoàn cảnh dị hợm kia thôi. Khóc suốt hơn 1 tiếng, nấc cụt, chị em mới kể lại chậm chậm, là lúc đấy đang nói nhắn tin trên điện thoại, quay ra cửa số phòng học thì thấy lóe sáng, theo phản xạ nhắm mắt lại. Nhưng đến lúc mở mắt ra thì không thấy gì, thấy đen sì như người mù, quay ra gọi em thì không thể gọi được, như người bị khàn đặc, không nói ra tiếng, như có người bóp cổ… Mẹ có vẻ lo lắng. Tối hôm đấy 3 mẹ con ngủ với nhau. Sáng hôm sau trước khi đi học, mẹ có nói với chị em rằng hôm qua chị em bị ma che mắt và chặn họng làm không nhìn thấy gì và không nói được, mẹ em bảo là nếu gặp ngoài đời thật thì vô số người bị chết vì ngã xuống ao hồ, hoặc có người hỏa hoạn cháy nhà không la được, mai hôm qua chị em ở nhà, nhưng em vẫn đinh ninh vì sao nó lại che mắt chị em, chả lẽ chỉ để trêu đùa? Mẹ em còn bảo là, nếu như gặp nó trong mơ, nó sẽ che mắt mình để mình nhìn ra toàn những khung cảnh tuyệt đẹp, từ đó nó sẽ tìm đường để nhập vào xác chủ. Chị em mặt tái mét, hôm đấy bà ấy như người mất hồn, bỏ cả ăn sáng, ngồi học ngơ ra như ngỗng… Nhà em tối đấy ăn cơm muộn, mãi 11 giờ mới ăn. Mẹ lấy lưng bát, ăn rất chậm và toàn nhìn chị em, chị em chả ăn được mấy, được lưng cơm thì ngồi ủ rũ. Em rửa bát, mẹ bảo chị là lên nhà ngủ trước đi, rồi mai lên chùa lấy là bùa về phòng thân. Chị em sợ ở một mình lắm, nhưng mẹ bảo phòng của mẹ thì an tâm, không sợ ma quỉ gì hết thì chị mới dám lên. Chị lên một lát thì mẹ nói chuyện với em, mẹ bảo rằng chị em vía rất yếu, ngày xưa hồi còn nhỏ đi xem cúng bái ở Lạng Sơn, chị đã từng bị nhập rồi nói lảm nhảm. Đang kể đến đấy thì chị em hét toáng lên rồi chạy xuống nhà, dáng điệu cuống cuồng mặt mếu máo khóc, nói :” Phòng mẹ… giường giường… “ … Lúc lên nhà, chị em bật ngọn đèn ngủ lên nằm trước, lúc đấy trời mùa hè cũng không đắp chăn gì cả. Đang thiu thiu ngủ thì tự dưng thấy lạnh sống lưng, có tiếng thở dài nằng nặng trong phòng, nhưng rất mơ hồ, vì lúc đó sắp vào giấc nên chị em cũng chả để ý nữa. Một thoáng bỗng thấy có tiếng cửa đẩy ra, cái phần giường bên cạnh mẹ với em nằm tối qua, như lún xuống, chị em nghĩ là em lên ngủ, kệ. Nhưng chị em ngủ có cái tật ngủ hay gác chân, mà cứ em ngủ cùng là gác. Lúc đấy cũng không ngoại lệ, sau khi giường lún xuống thì chị em bỏ chân qua gác. Cái chân để hụt, thõng xuống giường, chị em mới giật mình nhìn ra bên cạnh không có ai mà phía bên kia giường, có cái bóng đen xì đứng sững ra ở đấy, chả còn biết trời đất đâu nữa, chỉ em lăn xuống giường, lồm cồm bò dậy rồi lao xuống nhà, giữa lúc em và mẹ đang nói chuyện, về cái vía của chị. Đoạn mẹ lên phòng đứng một lát, rồi xuống nhà, lấy dầu gió xoa vào 2 thái dương chị. Nhìn mặt mẹ đăm chiêu lắm, rõ cả những nếp chân chim nơi khóe mắt. Sau một tiếng thở dài đằng đẵng, tưởng như không dứt, bà mới bảo. “ Hồi mẹ ở đây một mình, mẹ cũng gặp chuyện như con Huyền. Nhưng mẹ biết nó muốn gì, và mẹ cũng chả sợ ma quỉ, nó chỉ là phần hồn của cái các chết đàn ông quanh đây và dường như nó muốn đem mẹ hoặc chị đi. Mẹ từng gặp nó trong đêm, nó đứng ở đầu giường nhìn mẹ nhưng mẹ nói lại với nó rằng nó không hại được mẹ đâu, vì số mẹ còn cao, vía mẹ nặng lắm, rồi từ đợt đấy nó biến mất, đến lúc mà các con chuyển về…” Em nghe xong nuốt nước bọt cái ực, chị em thì dừng khóc hồi lâu, bấy giờ lại sụt sịt khóc tiếp. Mẹ em lấy làm buồn lắm nhưng mẹ nói : “ Nhà mình phải cái điều này, do mẹ không muốn làm các con sợ mà không ở với mẹ. Có lẽ mai mẹ phải làm cái bàn thờ… “ Nói đến đấy em mới chợt nhận ra, nhà em đúng là không có bàn thờ thật! Sáng sớm 3 mẹ con em lên chùa Trung Kính, hái lá thị, cúng bái trong chùa rồi nói chuyện với ni cô, xin một thẻ bùa đốt rồi hòa tro với nước lọc cho chị uống. Rồi cũng xin bát hương trên chùa về đặt ở góc nhà, lâu lâu cắm nén nhang làm nghi ngút khói ở phòng mẹ. Kể từ bữa đấy, chị em cũng bớt xanh xao, mà không còn gặp lại cái bóng kia nữa. Nhưng mẹ vẫn kể là mẹ gặp nó, nó vẫn hay đứng ngoài cửa nhìn mẹ, đôi lúc đi lại trước đầu giường… Năm 2009, mẹ em lấy dượng. Dượng em đến nhà chơi lần đầu, hôm đấy không có em. Dượng nói rằng lúc đặt chân vào nhà, có cơn gió rất to trong nhà, cửa kính kêu răng rắc, giấy tờ của mẹ em bay lung tung, nén nhanh căm ở bát hương tắt từ bao giờ, bỗng rực đỏ lên, không khói, rồi tắt phụt… Mẹ em bảo, đó là lúc người đàn ông kia biết rằng, cái chốn đấy không còn thuộc về nó nữa… Phần 4: Đòi nợ “Ở trên trần gian này – cõi người, giết người thì đền mạng. Nhưng ở một cõi khác tồn tại song song với chung ta bây giờ, cứu người mới phải đền mạng…” Chương 1: Mắc nợ cõi âm Nhấp chén trà xanh pha nhạt nhạt, hút điếu thuốc một hơi dài, anh ho sằng sặc. Tiếng lạo xạo vang lên từ cổ họng, như trong đấy có cả một thế giới của đờm. Năm 2009, ông H từ Cửa Ông, thuộc tỉnh Quảnh Ninh lên nhà em chữa bệnh. Dưới đấy, trạm xá chẩn đoán cho anh là bị ho lao, rồi uống thuốc mãi không khỏi, hơn 3 tuần giời nhà mới cất công tìm lên Hà Nội. Ông H là con của cụ ngoại, trên chiếu mẹ, nhà cũng có họ hàng nhưng cũng ít gặp mặt vì 2 bên ở khác nơi nhau, nhưng đã là cùng họ, thì một giọt máu đào con hơn ao nước lã. Lên Hà Nội chả có ai thân quen, có mỗi mẹ em nên ông H đánh xe vào xin tĩnh dưỡng rồi chờ xem bệnh tình thế nào, dồn tiền chạy chữa cho khỏi. Nhà cũng nghèo, bác chả mang lên cái gì ngoài mấy bộ quần áo, đồ đạc linh tinh, cùng với 2 con gà gọi là có quà cho chị em thi đại học năm đấy cùng bà K vợ của bác. Bà K tính tình hiền lành chất phác như cục đất, chăm chỉ tần tảo mà trọn đạo với nhà chồng nên mẹ em quí lắm, và có phần tôn trọng bà rất nhiều. Tối hôm đấy giết con gà, luộc, chặt xong xuôi hết thẩy, cả nhà ngồi vào mâm thì cũng là lúc bác H vào cơn ho nặng, ho như lấy được, ho không kịp thở, mặt mũi tím ngắt lại, cổ nổi đầy gân nhìn rất ghê sợ. Đang ngồi trên ghế, cơn ho gập người bác lại, vật xuống đất, co quắp như con chó bị người ta cầm roi dọa. Nhìn cái cảnh đấy, em và chị không cầm được nước mắt, vội vàng cùng mẹ và bà K người thì vỗ lưng, người thì dìu vào nhà vệ sinh… Bữa cơm lúc sau đấy, ông H ngồi cùng bàn nhưng ăn riêng vì mẹ em lo rằng lây bệnh. Tối hôm đấy ông H ngủ dưới tầng 1 cùng bà K, mẹ em chuẩn bị cho họ một bộ đệm, chiếu trúc và cái quạt. Tối hôm đấy trời hơi oi oi, cuối hè, mẹ em vừa mới lên nhà, bà K còn ở trong bếp thì ông H đã bỏ ra ngoài đình, tìm chỗ hút thuốc. Đúng chết không chừa, em và chị phải chạy ra kì kèo mãi ông mới về. Về đến nhà mẹ em với bà K đợi sẵn ở trong phòng khách, mặt buồn rầu lắm. Mẹ em có khuyên ông là bệnh tình thế này, ông phải giữ gìn, còn vợ con… Nhưng ông H tuyên bố một câu xanh rờn : “ Khỏi cứu” mẹ em nghe thấy thế thì ra vẻ tức, nhưng ông H nói luôn : “ Thực ra có chuyện này tao muốn nói với mày từ lâu rồi, tại mày không về quê nên tao chưa có dịp nói, giờ mày lớn rồi mày phải biết để còn tránh.” Mặt ông nhăn lại khi nói điều đấy, ánh mắt nhìn mẹ em buồn lắm, xa xăm. Khuôn mặt của người đàn ông ngoài 60 nhưng già cỗi, đầy vết nhăn, tóc hoa râm đã nửa đầu. Mẹ em nghe thế thì bảo em với chị lên gác, nhưng ông H bảo :” 2 đứa nó lớn rồi, cứ ngồi đây đi, tao kể luôn có gì đâu mà phải giấu.” rồi ông thở hắt, hung hắng ho, giọng khàn khàn, chậm rãi… Cụ G – tức là bố của ông H, đã mất nhiều năm trước khi em sinh ra. Ông là người thanh cao, tài hoa, đức độ, có tài chữa bệnh cứu người và xem bói. Cụ ở làng Vĩ thuộc Cửa Ông ngày trước, làng trên làng dưới, ai cũng biết tiếng cụ xem bói hay. Cụ hay xem mùa màng, bệnh tật, gia đình, ai thấy đúng thì gửi cụ con cá, ổ trứng hay mớ rau, củ su hào. Cụ lấy đấy làm mừng lắm, vì thế mà chả mấy chốc nhà cũng có của ăn của để. Rồi đến một ngày, trưởng thị xã có thằng con, tên Y vừa tròn 18 tuổi, thời đó có đợt tuyển quân đi bộ đội, lão lo cho thằng con lắm, tính xem số chỗ cụ em. Hôm đấy lão đến nhà giữa trưa, dắt theo thằng con, mặt nhìn bặm trợn như thằng đầu đường xó chợ rồi đưa lời nhờ cụ em xem số. Cụ em vui vẻ nhận lời, rồi bảo lão chờ ngoài hiên, cụ vào thắp nén nhang rồi ra ngoài ngồi lên chõng, thằng Y cũng rón rén ngồi lên thành chõng đối diện với cũ, nhìn mặt ra vẻ hăm hở lắm, trái ngược với bố nó thì đăm chiêu, lo lắng lắm, 2 bàn tay xoa xoa vào nhau liên hồi, miệng chép chép. Ông H đứng trong nhà nhìn ra phía cụ, trưa nắng, mặt trời qua thiên đỉnh, cụ giở tay thằng Y ra, đưa ra ngoài nắng, nhìn một lát rồi bỗng cụ hỏi nó ngay rằng : “ Mày từ bé đến lớn, có nợ ai không? Sao tay mày bị xóa đường sống? “ Thằng Y mặt tái dại, ngồi im như bị nói trúng tim đen, lão xã trưởng thì trố mắt nhìn cụ rồi gặng hỏi : “ Sao? Mày làm cái gì, không làm sao thầy G lại nói mày thế?”. Thằng Y vẫn như thằng trộm bị vạch mặt, mồ hôi vã ra như tắm, miệng lúng búng. Cụ thở dài, rồi quay mặt đi, đoạn bỏ chân xuống chõng, xỏ dép rồi quay người tính bỏ vào nhà. Lão xã trưởng túm tay cụ, giọng mếu máo : “ Thầy làm phước, thầy ơi, con con nó bị làm sao, thì con chết mất, cả nhà con có mỗi nó chống gậy…” Cụ nghĩ hồi đăm chiêu lắm, thằng Y đứng yên từ bao giờ, mặt cúi gằm, tay nắm chặt. Vỗ tay lên chán cái bốp, nói với thằng Y : “ Nội trong tuần nước sau, mày không được bén mảng đến nhà chứa xã, tao chỉ nói vậy, còn lại là việc mày, sau này có gì xảy ra, thì mày và bố mày đừng quên tao.” Lão xã trưởng gật đầu lia lịa, quay lại mắng thằng Y dằn mặt rồi kính cẩn chào cụ ra về, lúc về không quên gửi lại cụ túi tiền, nhưng cụ bảo ông H đem ra gửi lại. Ông H chỉ thấy lúc lão xã trưởng nhận tiền, miệng cười tươi, đi về cuối xã ra vẻ thích thú lắm, vì lão đã tránh được cái họa cho thằng con lão, cái họa mà đáng lẽ ra, thằng Y phải gánh! Cái nhà chứa của xã, trong đấy chứa nhiều thứ, giấy tờ, kho thuốc, cả gạo trên tỉnh chuyển về cứu đói, đồ cúng bái, lễ tế hàng năm, hàng kì, đều chuyển vào trong đó hết. Khá to, mái ngói đỏ có hình con rồng hai bên, cột chống bằng gỗ chắc nịch, cửa giả cẩn thận. Có đợt gạo cả làng tích từ hợp tác xã trong đấy, bị trộm phá cửa, khuân sạch trong đêm, từ đấy làng cắt cử người canh nhà chứa, hàng đêm, trên có cái chuông, hễ có động là rung chuông đủ cho cả xã nghe thấy. Tuần nước đấy, cái nhà chứa cháy lớn! Tiếng chung rung vang cả xã, không đều, có phần loáng choáng. Cả làng đổ ra dập lửa, đám cháy to ngùn ngụt, bốc lên ào ào cao quá ngọn cây, sang cả nhà bên cạnh. Ai nấy cũng sững sờ, bố con lão xã trưởng đứng trước đám người, nhìn đám cháy mắt trố ra. Đang định hô đi lấy nước, thì có tiếng gào thét thống thiết từ trong vang ra, tiếng nghe thảm hại, mà ré lên ghê rợn khiến ai nấy cũng bàng hoàng. Từ trong đám lức, có bóng người, chạy từ bên trong ra, cả người bốc cháy ngụt lửa, được vài bước khỏi cửa thì chậm lại, ngã rạp ra sân trước sự bàng hoàng của mọi người, tay người đó xèo ra năm ngón, choãi thẳng về phía bố con nhà lão xã trưởng. Thằng Y đứng đằng sau mặt tím ngắt, ánh mắt nó long lánh nước anh lên trước biển lửa trước mặt, còn bố nó, đứng đấy 2 tay dang ra, cản mọi người không cho lại gần. Có người cam đoan, lúc đấy, lão nhoẻn miệng cười… Cụ không tham gia vào cái đêm đấy, cụ đóng cửa chặt không cho ai ra khỏi nhà, chỉ mở cái cửa số hướng ra đám cháy, vàng rực cả một mảng trời đêm. Lúc nghe tiếng rú, cụ sững người, chép miệng, tay đập xuống ghế rõ mạnh rồi quay ra bàn thờ thắp hương, vừa thắp vừa dập đầu lạy, khấn bái. Tiếng hò hét, tiếng rú, ánh lửa cháy vàng rực hắt vào nhà sáng trưng cả nền đất, mùi hương khói khắp phòng, tiếng cụ dập đầu, tiếng cấu khấn lẩm bẩm, tạo nên cái không gian quái gở, mà ông H không thể quên được. Ông đứng trước cửa sổ nhìn về phía nhà chứa, vẫn cháy, như điên cuồng, ác nghiệt. Tối muộn hôm đấy, tầm 2 3 giờ sáng thì đám được dập, có người qua nhà đập cửa bảo cụ lên trên nhà lão xã trưởng có việc gấp. Lúc đấy trời bỗng đổ mưa to, sấm chớp ầm ầm, nhưng cụ vẫn mặc áo mưa, đội cái nón lên đầu, xỏ đôi guốc gỗ rồi vội vàng đi trong đêm, để cửa đấy. Và lúc cụ về, mặt cụ tái mét, đứng như trời trồng trước cửa, thở hổn hển. Hỏi cụ không nói, chào cụ cũng không thưa, lẳng lặng cởi áo mưa, mặc nguyên bộ quần áo nâu sờn đã thấm nước, đứng trước bàn thờ mặt mếu máo. Mãi sau này khi có nhiều chuyện xảy ra, cụ mới kể lại… Đêm đấy cụ không lên nhà xã trưởng, đi trên đường từ làng lên thị xã, có đoạn phải đi qua con đường cũ, 2 bên là ruộng lúa, và rặng tre. Trời tối mịt mù, mưa tầm tã, một mình trên con đường tối, cụ cắm đầu đi trong đêm, rặng tre bên đường xào xạc quật qua quật lại. Đi gần đến cuối đường, có đoạn dốc lên đê, thì có tiếng sấm nổ ngang trời, sáng trưng cả mặt đất, bất giác ngửng đầu lên thì bàng hoàng thay! Trước mặt cụ là một người đứng trên đê, cao to đầu đội mũ rơm, mặc áo lá rơm tua tủa. Bên dưới cái nón, là một khoảng không đen sì lộ rõ 2 con mắt và cái miệng sáng quắc đang nhìn cụ ngấu nghiến. Chưa kịp hoàn hồn thì có giọng nói vang lên từ phía người kia, ồm ồm, trầm trầm như tiếng sấm, vang tai nhức óc làm cụ choáng váng ! “ Ngươi quá to gan, cướp người khỏi luật giời! Nợ mạng, thì phải đền mạng! Rồi ta sẽ còn gặp nhau dài , mới tối nay thôi, ngươi đã mang thêm tội với một người!” Cụ ngã xõng xoài ra đất, miệng ấp úng, hai tay cào cào trên nên đất. Thoáng chớp nháy lên, người kia biến mất, để lại cụ trên con đường tối, ngơ ngác, kinh sợ, hốt hoảng quay đầu bỏ chạy về phía làng Vĩ. Trời vẫn mưa tầm tã, căn nhà cháy đen, cái xác nằm dưới sân đắp chiếu, lạnh ngắt… Chương 2: Đòi nợ – trả nợ – và đòi nợ… Đoạn I: Đòi nợ. Một đêm khó ngủ, ngoài trời mưa tầm tã, sấm kêu rả rích, rục rịch từ đằng xa trên bầu trời đêm, như lục đục kéo nhau về ổ, lâu lâu ngoảng lại cười vang sáng rực cả bầu trời. Cụ nằm trên giường quay mặt vào tường, thở đều đều, lâu lâu chép miệng rồi co người vào, cụ bà thấy vậy tỏ vẻ nghi ngờ nhưng không hỏi, mà để cho cụ nghỉ… Sáng hôm sau, bên căn nhà cháy có tiếng gào khóc thống thiết, vọng cả về phía nhà cụ. Đứng ở trên sân thượng, ông H cũng thấy chật ních bà con làng xóm túm tụm lại quanh một người đàn bà vật lên vật xuống bên cái xác cháy đen, thò ra cái tay đã mủn tro, chỗ đỏ chỗ đen dưới lớp chiếu cũ. Đấy là bà V, là người của làng, chồng mất trong chiến tranh, còn mình bà ở lại trồng rau nuôi thằng Đ. Nó cũng mới đầy 18, thuộc diện đi lính của làng nhưng nó khác thằng Y, hăm hở lắm và quyết tâm diệt giặc để trả thù cho cha nó. Bà V mất con như người điên dại khóc cả buổi sáng ròng rã, quằn quại, tóc tai rối bời, nước mắt chảy tràn trên mặt người đàn bà góa chồng tần tảo, lẫn cả bùn đất, sỏi đá li ti trên mặt. Nhìn cái cảnh đấy, ai làm phận cha mẹ cũng không khỏi xót xa mà ứa nước mắt. Bà ngất lúc gần về trưa, mọi người can ngăn bà ra, đàn ông trai tráng xốc nách bà lúc bà đã mệt lử, mắt dại đi, nước mắt khô thành lớp bóng lên trên da bà dưới ánh nắng chói chang, chân bà khụy xuống. Người ta chuyển bà đến, trạm y tế xã thì cụ đi theo cùng dòng người. Đặt bà V xuống liền lúc cụ nhận trách nhiệm chăm sóc cho bà V khỏi bệnh rồi bảo với mọi người về hết đi, để bà V tĩnh dưỡng, và bảo người làng nhắn với ông xã trưởng là, tiền thuốc thang ông ấy phải chịu. Ai hỏi thì cụ bảo là cứ bảo cụ G bảo nó thế, không cần biết. Ấy vậy mà không những có tiền thuốc, cụ còn được thêm ít đường với thịt, rau… Tuần đấy là tuần nước lên, Cửa Ông là vùng ven biển, nên dân làng hay có kiểu tính thời gian theo tuần nước, cứ sơ 7 ngày là nước lên, còn 7 ngày sau nước xuống, tính thế cũng là dân hay đi tắm, biết cao thấp để bơi đỡ dẫm phải hà khi nước xuống. Bà V đã nằm mê mệt được 2 hôm từ vụ cháy, cụ cũng ở miết trên trạm xá mà không về nhà, chỉ có cụ bà là mang cơm tới cho cụ thường xuyên, ngày chặp 3 lần đôi lúc cụ có chuyện thì cụ bà ở lại trạm xá cho cụ đi ra ngoài. Một lần cụ đi vào nhà xã trưởng có việc, cụ bà ở lại trông, luc về thấy cụ bà đứng ngoài cửa trạm xá, mặt xanh xao cụ mới hỏi thì cụ bà bảo, lúc nãy vừa quay mặt đi, lúc quay lại thì thấy bà V đang mở trừng mắt nhìn về phía cụ. Mắt đỏ ngầu, như muốn ăn tươi nuốt sống cụ. Cụ ông vào trong nhà thì thấy bà V vẫn nằm im như lúc cụ đi, bảo cụ bà là cứ hoang tưởng, nghe mấy con mụ ở chợ nó bàn tán rồi sinh ra nghĩ này nọ. Cụ biết chứ, cụ biết thừa là cụ bà nói thật, và cụ còn biết, đấy không phải là một trò đùa của ai đó. Tuần đấy, làng có thêm một đám ma nữa… Lão xã trưởng từ hôm đấy, ngoài lúc đưa đồ cho cụ, thì bặt tăm, không bén mảng qua cái trạm xá cho hay. Người làng ai cũng bảo lão là thằng vô tâm, dân làng có chuyện mà không đến chia sẻ, cảm thông, kể cho cụ thì cụ chỉ cúi mặt rồi lắc đầu. Tối đấy dân quân về làng chơi, họ về làng để thêm ít lương thực, cho binh lính nghỉ ngơi, và cũng tiện thể giáp mặt trai làng, cho trai làng thêm phần hăm hở ra chiến trường qua lời kể của các anh bộ đội dù chưa từng ra trận. Xã trưởng là người đặc biệt, lão phải có mặt trong cái tối đấy đón đoàn xe về làng. Lão với thằng con đạp cái xe đạp Liên Xô đi từ chặp tối, ông H cũng theo vài người trong làng lên huyện. Tiếng cười nói vang vang chíu chít trên đường làng đang độ, gió biển lùa vào quện với mùi đất, thơm đặc trưng, mằn mặn mà khoan khoái ra trò… Cái đường cho bộ đội vào là con đường chạy thẳng vào giữa huyện, hai bên phần là ruộng rau, phần là nghĩa địa chi chít những mộ. Ai cũng náo nức, hăm hở, cầm cờ đỏ sao vàng quẫy rợp dưới ánh đèn vàng trải thẫm trên còn đường đất. Hiếm có khi nào mà nơi đây xôm như vậy, ông H vui lắm, hòa cùng niềm vui của mọi người, ông chen lên trên gần đầu hàng người, xa xa mấy ngôi mộ thấp thoáng. Đối diện hàng bên kia đường là xã trưởng cũng cầm cờ đỏ sao vàng, mặc bộ áo nâu xanh sờn rách, túi thủng không khâu, cái mũ cối lấp lánh ánh ngôi sao vàng bên trên khuôn mặt hoan hỉ sao mà oai thế, biết bao nhiêu trai tráng mong khoác được bộ áo như lão, trong đấy, có cả anh Đ nữa. Nghĩ đoạn ông H chép miệng cái tạch, quay ra nhìn về phía xa xe đang chạy vào làng xình xịch. Đám đông im bặt, ông H trố mắt, lão xã trưởng đang ngoái đầu ra nhìn, cuối hàng, cờ quạt vẫn khua… Trước ánh đèn của chiếc xe tải chở bộ đội, là 2 bóng người đang lao ra từ phía bãi tha ma của huyện, theo sao là thằng Y con ông xã trưởng, dáng người thẳng đứng, mặt nhìn về phía trước hướng nó chạy, mặc nhiên không để ý đến chiếc xe đang lao tới, trước nó là một người cao chạc như nó, đen xì, dắt tay nó chạy đằng trước, phảng phất trong gió là cái gì đó bay lơ quơ, như tro! Cái bóng đen kéo thằng Y ra giữa đường thì thả tay, nhảy vào bụi mía trước mặt rồi biến mất bí ẩn, không làm động mía, lão xã trưởng chỉ kịp kêu ré lên : “ Làng nước ơi… “ tiếng xe phanh gấp lại, tiếng thịt người kẹp cuốn vào bánh xe, kéo lê đi trên nền đất kêu lẹp nhẹp, tiếng xương gãy răng rắc giòn tan đến rợn người, chiếc xe chầm chậm rồi dừng hẳn trước cổng huyện, trước ánh mắt của bà con, còn đang kinh hãi mắt nhìn vào mớ thịt kẹp nát dưới bánh xe. Thằng Y bị đâm, một bánh chèn qua đầu nó, não phọt ra lề đường, bánh kia quấn vào chân nó rồi lôi đi làm máu thịt bết bát, tạo thành một vệt dài trên con đường đất nào da nào xương. Mình nó còn nguyên, riêng từ thắt lưng chở xuống là nát bấy, lòi cả xương trắng ởn, còn cả phần chân văng ra bên lề đường, bàn chân dính với cổ chân bởi ít da và gân, lủng là lủng lẳng. Tiếng nôn ọe, hét, kêu gào đinh tai nhức óc, tiếng bộ đội trên xe nháo nhác bàn tán. Ông tài xế vẫn đang ngồi trê xe, máu bắn lên lên cửa kính trước mặt ông. Xã trưởng há hốc mồm như còn chưa tin chuyện, loạng choạng nhấc từng bước tới bên cái xác nát bấy, mồm ú ớ sằng sặc. Đúng cái áo trắng phau của thằng Y, ông H nhìn thấy lúc đang trên đường lên huyện mà nó mặc, giờ đã đỏ sẫm lại, cái màu đỏ c của máu khiến ông H bịt mồm ngây ngây buồn nôn. Lão xã trưởng rú lên một tiếng A .. a… kéo dài vang vọng cả bầu trời, rồi đổ vật ra, bọt mép chảy ra ướt nhẹp 2 cửa miệng… Cái xác kéo lê một đoạn dài chừng hơn 10 thước, không còn nhận hình người nữa, còn mỗi khúc giữa nằm trong gầm xe, bộ đội nhảy xuống lấy họng súng cho vào khểu ra. Máu liên tục chảy ra từ phần đầu bị dập nát, bê bết t







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Khoảng trống có một viên đá nhỏ

Khoảng trống có một viên đá nhỏChỉ đến khi có người phụ nữ khập khiễng đi đến, đậ...

Truyện Ngắn

03:24 - 23/12/2015

Tại sao biết?

Tại sao biết? Trong giờ học: - Thầy giáo: Con ...

Truyện Cười

19:56 - 26/12/2015

Ao nào?

Ao nào? - Ông nô: thưa thầy - Thầy: chuy...

Truyện Cười

20:46 - 26/12/2015

Con nhớ...

Con nhớ...Về bên gia đình hai ngày cuối tuần mà nó thấy nhan...

Truyện Ngắn

04:31 - 23/12/2015

Ấp trứng voi…

Ấp trứng voi… Có một anh chàng nọ nhà rất nghè...

Truyện Cười

19:36 - 26/12/2015