XtGem Forum catalog

Đọc truyện ma- Ma câm – Ma khóc dưới Hồ Tiên Đôn Full

thì nơi đây cũng tương tự như một Cừu Vưu, đã bị diệt vong từ lâu rồi. Thông Thiên Lĩnh không lẽ có mộ của người Cừu Vưu thật, nếu không thì sao ở đây lại xuất hiện nhiều tranh đá và đồ sành sứ như vậy, nhưng lại không thấy hài cốt, không lẽ đều chôn ở dưới đáy động. Nghĩ đến đây, tôi bất giác nhìn xuống dưới chân, ánh đuốc chỉ soi được một diện tích nhỏ, trong lòng động rộng lớn như vậy không tài nào nhìn rõ được.” Điếu bát nói: “Không thấy xác chết cũng không có gì lạ, cho dù trong động có quan tài xác chết thì giờ cũng hóa thành đất hết rồi.” Tôi thấy cũng có lý, lấy dũng khí tiếp tục tiến lên phía trước, phát hiện mảnh sành sứ trong động không phải là ít, đủ các thể loại họa tiết người và thú, đồ vật hình dáng đơn giản, thô sơ, họa tiết người rất dễ nhận và chủ yếu vẫn là người ba mắt. Nhiều đồ tùy táng và tranh đá như vậy, chứng tỏ rằng lòng động là một ngôi mộ cổ, cương thi thời cuối nhà Minh chẳng lẽ là do xác chết trong động biến thành? Xác chết xảy ra thi biến như vậy có liên quan gì đến rễ cây rồng trong động không? Mặt dày hỏi Điếu bát: “Phi cương là thứ gì vậy? Là người chết biết bay à?” Điếu bát nói: “Theo cách nói mê tín của người xưa, những cương thi để lâu trong mộ sẽ biến thành yêu quái, có thể thở, đi lại nhẹ như gió, đó là phi cương. Nhưng cũng chỉ những người dân ít học ở nông thôn thì mới tin vào những thứ này, anh cậu lăn lộn trong giang hồ nhiều năm chưa từng thấy yêu ma quỷ quái bao giờ…” Anh ta mới nói đến đây, bỗng có trận âm phong mang theo một mùi hôi thối thổi đến, ngọn đuốc suýt chút nữa bị tắt, tựa hồ như có một vật gì đó bay ngang qua, Điếu bát sợ quá ngã bệt xuống đất, kêu lên: “Phi cương ở Thông Thiên Lĩnh!” 4 Tôi và Mặt dày thấy tình hình bất ổn, cùng giơ cao ngọn đuốc về phía cơn gió âm kia, trong ánh sáng mờ ảo của ngọn đuốc, một khuôn mặt người chết đã khô đét hiện ra lơ lửng trong không trung, khuôn mặt thì giống như cương thi, màu da đỏ, hai hốc mắt sâu hoắm, miệng phát ra tiếng kêu “khè khè” khó nghe hơn cả tiếng mèo kêu đêm, cổ nó rất dài cứ lắc lư không ngừng mang theo từng trận gió âm. Mặc dù trước đó đã được cụ Chu kể về lai lịch của thôn Phi Thiên, nhưng vốn nghĩ trước đây người dân nhìn thấy loại cầm thú nào đó, chứ trên đời làm gì có phi cương. Phần lớn những chuyện về cương thi mà dân đào trộm mộ vẫn kể đều ở vùng Hoàng Hà nước sâu đất dày, mà đó cũng không hẳn là xác chết biết đi, chỉ do chôn sâu nên xác chết nhiều năm không phân hủy, tóc và móng tay vẫn tiếp tục mọc dài ra, nên khi bật nắp quan tài lên trông bộ dạng của xác chết rất đáng sợ, còn chuyện xác chết đi lại chỉ là người nói thì nhiều mà người gặp thì ít, cuối cùng có hay không cũng không thể biết chính xác. Theo lời các cụ, những xác chết hàng trăm năm mà biết đi thì gọi là Bạt, nghìn năm thì gọi là Hống. Bạt mọc tóc trắng hoặc tóc đen, Hống mọc tóc đỏ. Chỉ có Phật tổ mới có thể trấn áp được Kim mao Hống. Phi cương từ cổ chí kim lại càng kiếm thấy, đúng như Điếu bát nói, chỉ là cách nói mê tín của người xưa mà thôi, không thể tin được. Cũng giống như người xưa thấy nhật thực thì cứ nghĩ rằng thiên cẩu đang ăn mặt trăng, thực ra chỉ là vấn đề kiến thức mà thôi. Không chừng người dân nhìn thấy những con chim lạ ở trong rừng sâu lại cho rằng đó là phi cương. Không ngờ, chúng tôi lại gặp phi cương ở đây, cả ba gần như cứng đơ người, không đủ bình tĩnh để phân tích sao cương thi lại có thể bay được, huơ ngọn đuốc trong tay vài phát, rồi tiếp tục chạy về phía ánh sáng ở đỉnh động, hy vọng phía đó có lối thoát cho chúng tôi chạy ra khỏi nơi này. Điếu bát bình thường nói lý nói lẽ, đến lúc xảy ra chuyện thì nhát như thỏ đế, giờ phút này anh ta chỉ lo chạy thoát thân, hận một nỗi không mọc thêm vài cái chân nữa để chạy cho nhanh, quên cả đang ở trong lòng động, rễ cây chi chít, anh ta vấp ngã dúi dụi, mồm miệng be bét máu, còn gẫy mất hai cái răng cửa. Phi cương sợ lửa, vẫn do dự không dám tiến lại gần, một tay tôi đỡ Điếu bát dậy, một tay huơ huơ bó đuốc ra phía trước, bó đuốc đã cháy gần hết, bất ngờ dưới chân bị một lực gì đó vồ lấy khiến tôi ngã lăn ra giữa đống rễ cây, tôi buông bó đuốc ôm vội vào một chiếc rễ cây gần đó, Điếu bát thì đã sợ chết khiếp rồi nào còn tâm trí mà cứu tôi, điều không ngờ là Mặt dày rất trượng nghĩa đã chạy tới đỡ tôi lên một chiếc rễ cây, tôi kéo theo Điếu bát đã mềm nhũn cùng Mặt dày cố leo lên chỗ cao nhất của huyệt động. Bên trong lòng núi Thông Thiên Lĩnh, khắp nơi dày đặc rễ cây khô, bên ngoài là thành núi dày hàng trăm mét, đứng bên dưới lòng động nhìn lên thấy có ánh sáng, nhưng khi lên gần đến nơi mới thấy đó là những vật tròn tròn màu trắng giống như những chiếc đèn lồng, cả ba chúng tôi trợn mắt nhìn như đều muốn hỏi: “Đó là thứ gì?” Lúc này ngọn đuốc trong tay Mặt dày cũng sắp tắt, ngọn gió âm lại nổi lên, phi cương liền bay đến để vồ người. Nhờ vào ánh sáng trên đỉnh động, tôi thấy xung quanh có tới ba đến năm con phi cương, cứ như bầy chuồn chuồn mọc ra từ trong động vậy. Điếu bát gần như sợ vỡ cả mật, nằm bẹp dưới đất tay ôm đầu run như cầy sấy, mồm luôn miệng niệm Phật tổ phù hộ. Tôi không cam tâm buông tay chịu chết, ngặt nỗi giờ trần như nhộng, tay không tấc sắt, trong lúc vội vàng tháo luôn đôi giày dưới chân ném thẳng vào con phi cương đang bay về phía tôi. Mặt dày vốn tính hay giao chiến, giờ tình thế khẩn cấp, cầm lấy bó đuốc ném về phía bọn phi cương, chỉ nghe phịch một tiếng rơi trúng mặt một con. Nó ré lên, lùi lại phía sau chạy trốn, nhưng vì Mặt dày ném quá mạnh, bó đuốc bay thẳng lên phía trần động chạm vào đám đèn lồng trắng, thực ra đó là một lớp kén khô dễ cháy, gặp lửa liền cháy rực lên, lan sang cả đám rễ cây bên cạnh. Đám lửa rực lên bất ngờ, có một số con phi cương không tránh kịp giống như thiêu thân gặp lửa, thành một ngọn đuốc sáng rực lăn xuống đáy động, tứ bề trong động đều bén lửa, chúng tôi ở phía trên cũng không có nơi để nấp, hơi nóng ngày một mạnh hơn, thấy như tóc trên đầu chúng tôi cũng chuẩn bị bốc cháy tới nơi rồi, mồm miệng khô rát, cảm giác mỡ đang chảy qua lớp da, chúng tôi chắc mẩm sẽ chết ở chốn này: “Bị kẹt trong hang động, lên trời không lối, xuống đất không đường, chắc sẽ thành vịt quay mất thôi.” 5 Đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc, bỗng thấy trên đỉnh động một luồng áng sáng chiếu xuống, một người to béo đu trên sợi dây thừng đang xuống dưới động, chính là cậu Ngốc đã đẩy chúng tôi xuống giếng, cậu ta không nói lời nào, cắp lấy Điếu bát leo lên, động tác nhanh nhẹn không khác gì những chú khỉ. Tôi và Mặt dày trong lúc tuyệt vọng thấy có cứu tinh xuất hiện cũng quên luôn món nợ cũ với cậu Ngốc, nhanh chóng theo cậu ta đu dây thừng thoát ra khỏi hang động. Đám rễ cây khô trong Thông Thiên Lĩnh bị cháy khiến đất đá rơi xuống ầm ầm, ngọn lửa vẫn tiếp tục cháy sâu vào bên trong. Lúc chúng tôi trèo lên được đỉnh núi thì vừng đông cũng vừa hửng, gió núi thổi ù ù lạnh ngắt, cụ Chu cũng ở trên núi, chính ông cụ đưa cậu Ngốc tới cứu chúng tôi. Ba đứa nhìn thấy cụ Chu và cậu Ngốc thì cơn tức giận lại trỗi dậy nhưng vì trên người không có mảnh vải che thân, bộ dạng tệ hại hết mức nên có gì thì cũng đành để quay lại thành rồi tính sau. Cậu Ngốc cõng cụ Chu, dẫn đường cho chúng tôi xuống núi, về lại thôn Phi Tiên, lấy nước cho chúng tôi tắm rửa, rồi lại tìm mấy bộ quần áo cũ cho chúng tôi mặc, sau đó cả đám vào trong phòng cụ Chu. Lúc này, ông cụ mới kể cho chúng tôi nghe đầu đuôi câu chuyện. Vốn ở Thông Thiên Lĩnh có cây rồng, long khí rất vượng, nếu thi thể được chôn ở đây thì nghìn năm không bị phân hủy, là một mảnh đất phong thủy rất tốt. Thời Xuân Thu Chiếc Quốc, nơi đây từng có mộ cổ của người Cừu Vưu, bên trong cây rồng có loại trùng râu đỏ được người Cừu Vưu gọi là rồng đất, thờ phụng như thần. Nghe nói loại ấu trùng này sẽ nhả tơ làm kén trên cương thi, xác chết được bao bọn kỹ nhiều năm sẽ hồi sinh trở lại. Năm xưa có cương thi bay ra bên ngoài, vừa vặn lúc Ân dương đoan công Chu Ngộ Cát đi ngang qua bắt gặp, thấy đây không phải là người chết hồi sinh mà do bọn trùng râu đỏ mượn xác chết làm tổ để sinh ấu trùng, thấy chúng bay ra để hại người liền ra tay diệt trừ rồng đất, hiềm nỗi trong động có nước không vào được, cũng không thể dùng phép lửa. Chỉ còn cách xây thôn bát quái chặn phía ngoài chỗ nứt của ngọn núi, sau đó còn lệnh cho con cháu sau này ông chết thì dùng quan tài của ông để trấn long mạch, đợi khi mạch nước trong núi cạn, cây rồng chết khô thì xuống đốt hết kén của rồng đất để trừ hậu họa. Tối qua vì quá chén mà say bí tỉ, đến khi tỉnh dậy không thấy ba người đâu, hành lý vẫn còn trong phòng, sợ mọi người đi lạc lỡ kẹt trong thôn thì nguy, cụ liền gọi cậu Ngốc tới hỏi chuyện, nghe cậu ta khua chân múa tay kể lại mới biết chuyện mọi người tới Tổ miếu đã động tới giếng phong thủy của thôn không được tùy tiện mở ra, cậu Ngốc vì thấy mọi người định mở nắp giếng nên mới đạp cả ba người ngã xuống dưới. Cụ Chu nghe kể thì thất kinh, sợ là sẽ xảy ra án mạng, bảo cậu Ngốc xuống giếng xem sao, không thấy xác chết ở dưới, lại thấy nước giếng đầy trở lại đoán là ba người đã vào Thông Thiên Lĩnh, vội gọi cậu Ngốc lên núi mở cửa động đã bị phong tỏa hơn hai trăm năm nay, kịp thời cứu mọi người ra ngoài. Cũng may địa khí trong lòng Thông Thiên Lĩnh đã tan hết, gốc cây đã chết hẳn, nếu không thì hậu quả khôn lường. Mặt dày nghe kể thì bất bình: “Chúng tôi có gây sự với ai đâu chứ, khi không bị cậu Ngốc đá cho xuống giếng, nếu không phải chúng tôi cao số thì giờ này chắc đã toi rồi, chuyện lớn như vậy mà chỉ định vài câu nói để cho qua hết à?” Cụ Chu lại nói: “Chúng tôi cứ phải canh giữ ở đây là để chờ tới khi cây rồng chết hẳn, nhưng đã bao năm qua chẳng ai dám xuống dưới đó để thám thính tình hình, ba vị tráng sĩ lần này xuống động đã đốt hết đám kén của rồng đất, đây cũng chính là do tổ tiên linh thiêng phù hộ, người dân thôn Phi Tiên chúng tôi rất biết ơn các cậu.” Điếu bát lên tiếng: “Có tấm lòng đó là đã đủ. Cũng nói thật với cụ, chúng cháu là dân buôn đồ cổ, chuyến này đi cũng không dễ dàng gì, nửa đường lật xe, giờ đến cái quần cũng không có mà mặc. Vừa rồi đã giúp thôn ta một việc lớn như vậy, cụ cũng không nỡ để chúng cháu về tay không chứ ạ. Xem trong thôn có đồ gia bảo gì đó cụ có thể lấy ra vài thứ cho chúng cháu xem được không, chỉ cần là đồ có giá trị, chúng cháu sẽ mua, tuyệt không để cụ phải thiệt.” Ông lão lại nói: “Thôn chúng tôi cũng có đến 300 tuổi rồi, nhưng ở chốn rừng sâu núi thẳm này, có thứ gì lọt vào mắt ba cậu được, trước đây thì cũng có cổ vật do tổ tiên để lại thật, nhưng mấy năm khô hạn đói kém đều mang đi đổi lương thực cả rồi.” Nghe cụ Chu nói đem cổ vật đi đổi lương thực, chúng tôi tiếc đứt ruột, vì trông cụ thật thà chất phác không thể nói dối. Điếu bát vẫn chưa hết hy vọng: “Bộ ghế trầm hương còn trong thôn không cụ?” Cụ Chu nói: “Bộ ghế đó cũng không còn nữa, thế này đi, các cậu cứ xem trong thôn còn món gì nữa thì các cậu cứ lấy, trừ đồ trong Tổ miếu ra thì lấy thứ gì cũng được, không cần tiền, cứ coi như tôi cảm ơn các cậu.” Từ khi vào phòng của cụ Chu, tôi đã để ý đến món đồ sứ có hình vuông như kiểu tượng một con vật, đầu tròn, đuôi tròn, móng cong. Nó được đặt trong góc nhà, bụi bẩn không bắt mắt chút nào, nhưng tôi thấy như mình đã nhìn thấy thư như vậy ở đâu đó, tôi hỏi cụ Chu: “Cái kia là gì vậy cụ?” Ông cụ hơi ngạc nhiên, trả lời: “Là chiếc gối.” 6 Tôi nghĩ lại đúng là không sai, là chiếc gối sứ. Trong ngôi mộ cô gái người Khiết Đan cũng có một chiếc gối sứ hình động vật như vậy, chẳng trách tôi thấy quen quen. Ông cụ Chu sai cậu Ngốc mang chiếc gối lại đặt trên bàn, dùng khăn ướt lau sạch lớp bụi, bốn phía của chiếc gối đều có hoa văn chi chít. Mặt dày chẳng hiểu gì, hỏi tôi: “Gối cũng chỉ để dùng khi đi ngủ thôi mà, đúc hình động vật làm gì nhỉ?” Tôi giải thích: “Trước đây do mê tín mà người dân nghĩ rằng đêm ngủ mà hay gặp ác mộng là liên quan tới ma quỷ, gối hình động vật có thể xua đuổi tà ma, giúp chủ nhân ngủ ngon lành hơn.” Điếu bát thì luôn mồm khen đẹp: “Chiếc gôi này hay đấy, mỗi mặt của nó đều vẽ ba giấc mơ, mọi người xem, đây là Trang Tử mộng hồ điệp, đây là Lý Bạch ban ngày nằm mơ du ngoạn núi Thiên Lão, đây là Đường Minh Hoàng mơ du ngoạn Quảng Hàn Cung, đây là Triệu Giản Tử mơ du ngoạn Quân Thiên, đây là Tần Thủy Hoàng mơ giao chiến với Hải thần, còn có Lâm xuyên tứ mộng, Mẫu đơn đình, Hàm Đan mộng, Nam Kha mộng, Tử Thoa ký…” Cụ Chu giải thích: “Chiếc gối này gọi là gối âm dương, trên gối vẽ về mười giấc mơ, đó là mười giấc mơ nổi tiếng nhất từ xưa đến nay, trong đó còn ẩn chứa những huyền lý thiền cơ của đạo Phật, ví dụ như ‘Trang Tử mộng hồ điệp’ ý ám chỉ thật giả khó lường, ‘Hàm Đan mộng’ kể về câu chuyện chàng Lư Sinh vào ở trọ trong một điếm quán, trong lúc đợi tiểu nhị nấu cháo ngủ lúc nào không hay, trong giấc mơ Lư Sinh thấy mình trải qua cuộc sống vinh hoa phú quý sinh lão bệnh tử, tỉnh dậy thấy cháo vẫn chưa chín, từ đó thấu rõ hồng trần, ngộ đạo thành tiên.” Điếu bát cũng lăn lộn chốn chợ âm phủ nhiều năm, anh ta không làm những vụ buôn bán lớn nhưng cũng học được nhiều thứ, từ đời Tống, gốm sứ rất thịnh hành ở dân gian, ở những lò gốm thông thường hoặc lò nổi tiếng đều có, nhưng loại gối âm dương này thì lần đầu nhìn thấy, trước đây cũng chưa từng được nghe, anh ta phỏng đoán chiếc gối này xuất hiện khoảng cuối đời Minh, vì trong đó có hình Lâm xuyên tứ mộng, bắt đầu từ đời nhà Minh mới có. Chiếc gốm được nung ở lò gốm thường nhưng chất lượng không kém gì các lò nổi tiếng, trên đó còn có hình mười giấc mơ, kiểu gì cũng là hàng độc, anh ta ôm khư khư trước ngực không chịu bỏ xuống, hỏi thăm ông cụ Chu về lai lịch chiếc gối là do tổ tiên truyền lại hay đào được trong núi? Cụ Chu trả lời: “Chiếc gối này là do tổ tiên để lại. Âm dương đoan công Chu Ngộ Cát giỏi về giải mộng, nên đã để lại chiếc gối này, không thể xem thường chiếc gối cũ kỹ này, tuy không phải là đồ gốm ở lò nung danh tiếng, nhưng không thể có cái thứ hai như nó đâu, nếu các cậu không chê thì cứ cầm về.” Điếu bát do dự: “Trong thôn không còn thứ gì có giá hơn chiếc gối này ạ?” Mười giấc mơ trên chiếc gối, Mặt dày chưa từng nghe nói bao giờ, tôi cũng chỉ biết chừng một nửa nên chỉ ngồi im một bên lắng nghe, không nói được câu nào. Nhưng nghe cụ Chu kể một lúc, lại thấy hai đầu chiếc gối là phần đầu và phần đuôi của con vật, hai bên thành và phía trên mỗi bên đều có ba giấc mơ, tất cả là chín giấc mơ, còn giấc mơ cuối cùng chắc là ở phía dưới chiếc gối. Ngoài những giấc mơ của Trang Tử, Thiên Lão Sơn, Quảng Hàn Cung, Quân Thiên mộng, Hải Thần mộng và Lâm Xuyên mộng ra thì giấc mơ thứ mười cụ Chu không hề nhắc tới, lại được vẽ phía dưới gối, rất là bất thường. Tôi bải Điếu bát lật chiếc gối lên, chỉ thấy mặt dưới có hình một thành trì, phòng ốc nghiêm ngặt, phía dưới hồ còn có một cung điện, nhưng không phải trong thành, phía trước cung điện có tượng người đá và ngựa đá đứng quay mặt vào nhau, phía trước đường vào có một tấm bia đá rất lớn được con bí hí cõng trên lưng, tựa như lăng mộ hoàng tộc. Mặt dày hỏi Điếu bát: “Đại ca, đây là giấc mơ gì vậy?” Điếu bát trợn mắt lên nghiên cứu một lúc, nét mặt thể hiện rõ sự ngạc nhiên: “Cái này… chưa nhìn thấy bao giờ… làm gì có lăng mộ hoàng tộc ở dưới nước nhỉ?” Tôi cũng chưa từng nghe thấy có một thành trì nào nằm dưới nước cả, nếu thế chẳng phải có bao nhiêu người bị chết đuối sao, còn lăng mộ dưới đáy hồ thì càng chưa nghe nói bao giờ. Cụ Chu nói: “Hồ này là có thật, theo như tổ tiên của chúng tôi truyền lại, đây là giấc mơ của Âm dương đoan công về sự việc chiếc hồ bị lấp.” 7 Tôi hỏi: “Cụ có thể kể cho chúng cháu nghe được không, đúng là có cả thành trì bị chìm dưới đáy hồ thật ạ?” Điếu bát và Mặt dày cũng đồng thanh: “Đúng đấy, chúng cháu cũng muốn nghe.” Ông cụ Chu kể: “Chuyện dài lắm, các cậu mới thoát ra từ Thông Thiên Lĩnh, còn chưa ăn gì, chắc đói lắm rồi, tôi đi nấu cái gì ăn đã, vừa ăn vừa nói chuyện.” Nói rồi ông cụ tất tả đi làm mấy bát mì, cậu Ngốc cũng ăn cùng, cả hội quây quần lại nghe ông cụ kể chuyện. Cụ Chu kể, cuối đời Minh, khi Chu Ngộ Cát vẫn còn làm quan trong triều, chưa ẩn cư ở thôn Phi Thiên, ông trấn giữ ở khu vực hồ Hồng Trạch, thành Tứ Châu, lưu vực sông Hoài. Thời đó hồ vẫn chưa rộng như bao giờ, địa thế vùng đó chín núi mười tám sông, nhiều núi nhiều nước. Thành Tứ Châu thời xưa vốn là nơi trọng yếu, bị nhiều nơi tranh giành, thời Minh nhiều lần bị bọn thảo khấu tấn công nên thành được xây dựng rất kiên cố. Khi Âm dương đoan công điều binh tới thành Tứ Châu từng gặp một cơn ác mộng, ông nằm mơ thấy hai con rồng ở sông Hoàng và sông Hoài đánh nhau khiến Tứ Châu chìm trong biển nước, nhà cửa thành trì đều chìm sâu trong nước, quân và dân đều làm mồi cho cá. Ông vội trình tấu triều đình di dời quân dân vùng Tứ Châu để tránh nạn về sau. Hiềm nỗi trong triều có gian thần xàm tấu, triều đình không thèm để ý đến tấu trình của ông. Phần khác, quân dân thành Tứ Châu cũng không tin lời ông nói, Chu Ngộ Cát bị bức từ quan, ông tới ở ẩn tại thôn Phi Thiên. Ông đi khắp vùng Hoàng Hà và sông Hoài mới được biết, kiếp nạn này là do trên núi Hùng Nhĩ có một ngôi mộ cổ làm động đến long mạch của vùng khiến Hoàng Hà xâm lấn sang sông Hoài, thành Tứ Châu trong những năm tới tất gặp nạn. Ông đã cho vẽ và nung giấc mơ của mình lên gối sứ. Sau đó sự việc đã xảy ra đúng như vậy, cuối đời Minh xảy ra nhiều sự việc, đầu đời Thanh, nhánh nam sông Hoàng Hà bị lụt, ngập tràn sang cả sông Hoài rồi đổ ra biển, mưa lớn kéo dài hàng chục ngày, nước lụt ào ào dâng, khắp nơi ngập trong nước, quân dân thành Tứ Châu đều làm mồi cho cá, thành quách nhà cửa đều trở thành nơi ở của ba ba, thuồng luồng. Hồ Hồng Trạch, cái tên của nó đã nói lên tất cả, nó được hình thành sau trận đại hồng thủy đó, nhiều con hồ nhỏ đã thông với nhau sau trận lụt sông Hoàng Hà và sông Hoài. Không chỉ có thành trì Tứ Châu bị chìm sâu dưới đáy hồ mà còn có cả Tổ lăng của hoàng đế nhà Minh. Chu Ngộ Cát có tâm cứu giúp đã đem quân tới núi Hùng Nhĩ để đào ngôi mộ cổ kia, đáng tiếc thời cơ chưa đúng nên không thành công, lại thêm sự cố rồng đất ở thôn Phi Thiên nên việc đào mộ cổ đành phải gác lại. Sau khi Âm dương đoan công qua đời, thổ phỉ nổi lên khắp nơi, thiên hạ loạc lạc, con cháu của ông cũng đành cố thủ trong thôn, không thể tiếp tục công việc đào mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ. Chúng tôi càng nghe càng thấy ly kỳ, hóa ra trước đây Chu Ngộ Cát thống lĩnh quân đội đào hầm cũng đã từng đi làm cái việc đào mồ quật mả, được người ta gọi là Âm dương đoan công thì bản lĩnh giỏi đến chừng nào, dưới trướng lại có đạo quân chuyên nghiệp, đào ngôi mộ nhà Hán đó có gì là khó, tại sao lại không làm được? Ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ đó cũng trong dãy Thông Thiên Lĩnh sao? Ông cụ Chu nói: “Thực tình tôi không biết gì nhiều về ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ, chỉ biết nó cũng ở Dự Tây nhưng không phải ở núi Phục Ngư, Thông Thiên Lĩnh, mà là ở núi Hùng Nhĩ, Thảo Hài Lĩnh. Nghe các cụ ở thôn Phi Tiên kể lại, ở Thảo Hài Lĩnh trên núi Hùng Nhĩ có một ngôi mộ rất lớn, chôn rất nhiều tượng vàng quan ngọc, không biết chủ nhân ngôi mộ là ai, truyền thuyết lời đồn lan ra đủ kiểu nhưng không lời nào có căn cứ. Tương truyền, ngôi mộ này có từ thời Tây Hán, không khác gì một cung điện trong lòng đất, có thể là lăng tẩm của một vị chư hầu nào đó. Nhiều năm trôi qua, nước lụt tràn lan, khi nước ngập lên tận trên núi thì ngôi mộ cũng bị chìm trong nước. Nước lớn nước ròng theo con nước của hồ, cứ mỗi lần có những đợt hạn hán hàng trăm năm mới gặp một lần thì ngôi mộ lại lộ ra một ít, dân gian gọi ngôi mộ đó là Tiên Đôn, vì thế mà cái hồ này cũng được gọi là hồ Tiên Đôn. Năm xưa, khi Âm dương đoan công Chu Ngộ Cát định đưa quân đi đào mộ cổ, nhưng mặt hồ rộng mênh mông, hồ lại sâu, quân của ông chỉ giỏi đào hầm, đối với loại mộ dưới nước thế này thì họ cũng chịu, cuối cùng đành bỏ cuộc. Sơ đồ ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ đến nay vẫn được giấu trong gối Âm dương. Nhưng đã mấy trăm năm trôi qua, giờ địa hình địa thế không còn giống như cuối thời Minh nữa, nạn lụt Hoàng Hà đã qua, giờ có lấy ra cũng không tác dụng gì.” Tôi nghe thấy mà giật mình, nghĩ: “Cơn ác mộng trong bức họa tại ngôi mộ nhà Liêu cũng có tượng vàng quan ngọc, không lẽ là ở trong hầm ngôi mộ cổ ở núi Hùng Nhĩ?” Điếu bát nghe cụ Chu kể đầu đuôi câu chuyện về







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Đáng sợ nhất!

Đáng sợ nhất!Và đó chính là điều đáng sợ nhất!...

Truyện Ngắn

00:47 - 23/12/2015

Phụ nữ rất hay mất tập trung

Phụ nữ rất hay mất tập trung Hai tay thanh tra giao thông tán...

Truyện Cười

19:23 - 26/12/2015

Nụ hôn thoáng qua

Nụ hôn thoáng quaThế nhưng, lí do thực sự khiến cô tham gia lại là ...

Truyện Ngắn

00:53 - 23/12/2015

Cho voi ăn đậu

Cho voi ăn đậu Người quản lí vườn thú hỏi ba đứ...

Truyện Cười

19:12 - 26/12/2015

Đọc truyện ma- Truyện Ma 2015 – 3 Mẫu Truyện Ma Kể Lại Có Thật

Đọc truyện ma-  Truyện Ma 2015 – 3 Mẫu Truyện Ma Kể Lại Có Thật truyện 1: ma lai rút ruột Nhà em là người gốc Bắ...

Truyện Ma

10:24 - 10/01/2016