Old school Easter eggs.

Đọc truyện ma- Ma Só Si Tình

Khi được phân công phụ trách lai tạo giống cho đồn điền cao su, Điền ngại nhất là chuyện phải tìm chỗ trọ. Bởi nông trường chỉ định anh ở chung với nhiều người trong một ngôi nhà mới xây thì Điền ngán ngẩm, lắc đầu: – Tính tôi không chịu được sự chung đụng quá đông người, phải chi có nhà riêng, nhỏ cũng được… Tiêu chuẩn của công ty là như vậy, bắt buộc nhân viên phải tuân theo. Tuy nhiên, sau bữa cơm chiều hôm đó. A Tư, một thầy cai gốc người địa phương, đã kéo tay Điền ra ngoài và chỉ: – Cậu kỹ sư có thấy xóm nhà bên kia không? – Nhà của công nhân ở? – Đó là xóm cư dân địa phương, một số họ làm công nhân trong này, còn lại đi làm rẫy làm rừng và các nghề khác. Cậu kỹ sư có muốn qua ở bên xóm đó không? Điền nghe là thích thú liền: – Có được không? Người ta có cho mướn nhà à? A Tư cười: – Vùng này không có chuyện thuê mướn nhà. Người ta thích thì cho ở không thôi. Điền chán nản: – Vậy làm sao ở được. Bởi tôi mới tới, chưa quen ai ở đây, làm gì có được người thích hay ưa. A Tư cười khó hiểu: – Có người thích mà cậu kỹ sư không biết đó thôi! – Ai? – Cậu có muốn biết không? – Sao lại không! A Tư kéo tay Điền: – Giờ này còn sớm, vậy cậu theo tôi qua bên kia chơi. – Bên xóm nhà đó? – Phải! Ở đó cậu sẽ biết ai là người thích mình! Họ đi xuyên qua nhiều luống cao su thì tới xóm nhà tranh. Đúng hơn đó là những nhà sàn đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số. Lúc này A Tư mới nói: – Tôi ở đây. Nhà tôi chỗ có hai con trâu cột dưới sàn đó. Vừa bước lên sàn, Điền đã nghe có tiếng chân chạy rung rinh sàn nhà. A Tư cười bảo: – Nó mắc cỡ khi có đàn ông về nhà đó! A Tư có vợ và hai đứa con lên tám, chín tuổi. Họ không chào khách theo kiểu người Kinh, mà kéo nhau chạy biến vào nhà trong. A Tư phải lên tiếng: – Có khách quý tới nhà, Mèng Lan đâu không ra đón? Vợ anh ta nói vọng từ bếp: – Nó trốn rồi! – Đi kêu nó về đây, tôi có chuyện nói! Một đứa con của A Tư, chạy ra nói nhỏ vào tai bố, nhưng những lời của nó chẳng khác nào hét cho mọi người nghe: – A cô đâu có đi đâu, nấp trong nhà kia kìa! A Tư cười ngất: – Con trẻ chúng tôi như vậy đó, chúng không biết nói lén! Rồi anh quay vào trong nhà, lát sau nắm tay một cô gái đi ra. Vừa trông thấy cô nàng thì tim của Điền muốn loạn nhịp! Anh phát lúng túng: – Đây… đây là… – Nó là em gái tôi, tên là Mèng Lan, mà người Kinh các anh hay gọi là Mường Lan đó. 17 tuổi, chưa có đứa nào ngấp nghé! Nghe ông anh mình giới thiệu, cô gái thẹn đỏ mặt, quay người định chạy. Nhưng A Tư đã đoán trước nên nắm chặt cô ta lại, nghiêm giọng: – Ở lại nói chuyện đàng hoàng! Rồi anh quay sang Điền, bảo: – Người mà anh muốn biết có thích mình hay không! Điền không tin trong bản làng rừng rú này lại có một cô gái đẹp lạ thường như thế này. Mà lại là người thích mình. – Anh Tư nói… giỡn chi vậy! Tôi… tôi… A Tư cười lớn: – Anh là con trai người Kinh mà rụt rè như con gái. Rồi anh chủ động nắm tay em gái mình đến gần Điền: – Nó tới kiếm tôi ở chỗ làm, thấy cậu kỹ sư một lần mà về nhà cứ nhắc hoài! Con gái dân tộc một khi đã nhắc tới cậu trai nào thì coi như… yêu người ấy! Điền la lên: – Sao có chuyện đó được. Lỡ cô đây… không ưa tôi thì sao? Không ngờ vừa khi ấy cô gái lại vọt miệng nói: – Ai nói tôi không ưa? Câu nói bất ngờ của cô gái khiến cho Điền ngơ ngác. Anh thật sự lúng túng: – Cô… cảm ơn cô. Cô… A Tư nói chen vào: – Nó tên Mèng Lan, mà thôi, kêu Mường Lan cho dễ nhớ! Em gái tôi cũng không biết nói khác lòng mình. Thích thì nói là thích. Cậu kỹ sư thì sao, có thích nó không? Điền như gà mắc tóc: – Thì… thì… thích chứ! Nhưng mà… A Tư vỗ mạnh lên lưng em gái: – Mày không phải ê chề bởi bị từ chối đấy nhé! Sao không tạ ơn người ta đi! Mường Lan bất ngờ chụp vào bàn tay của Điền, cúi xuống hôn vào đó một cái, rồi vụt chạy vào nhà! Điền còn ngơ ngác thì A Tư lại nói: – Thủ tục coi như xong rồi đó. Cậu kỹ sư về lo chuẩn bị chuyển đồ qua đây đi. Điền lại một phen ngạc nhiên: – Đồ đạc gì? – Thì quần áo, đồ đạc của cậu đó. Coi như nhà này chấp nhận cho cậu tới ở rồi đó! Anh ta sợ Điền không hiểu nên giải thích thêm: – Nhà người Thượng, nếu muốn quyết định điều gì thì phải hỏi con vợ hay con đàn bà trong nhà, nó nói nó thích là nó đồng ý! Mường Lan thích cậu, tức là nó cho cậu ở nhà này! – Nhưng mà… A Tư nghiêm giọng: – Người Thượng ghét nhất là bị từ chối lòng tốt của mình. Cậu khó mà sống được ở đất này nếu cậu không đáp lại sự mời mọc của nó! Anh ta lấy ra chén rượu cần, mời Điền cùng uống: – Cậu phải say với tôi bữa nay, bắt đầu từ ngày mai thì khi tôi muốn mời cậu uống rượu thì phải xin phép. Tưởng anh ta nói chơi, nhưng Mường Lan nghiêm giọng nói: – Đúng là như vậy. Con trai người Kinh có sợ mà bỏ chạy không? Đã bắt đầu hiểu về tính cách của người thiểu số, nên Điền bớt sự ngỡ ngàng, anh bắt đầu dạn dĩ hơn trong nói chuyện và cũng biết đùa: – Chừng nào sợ thì chạy cũng không muộn! Cô nàng cười khúc khích: – Để rồi coi, chạy có thoát không! Tối hôm đó tuy chưa chính thức chuyển tới ở, nhưng do uống quá nhiều rượu nên Điền phải ngủ lại. Anh ngủ một giấc ngon lành mãi đến quá nửa đêm. Lúc Điền tỉnh giấc không phải do tự nhiên, mà anh cảm giác như có ai đó nắm chặt bàn chân mình và cào nhẹ vào đó, gây nhột khó chịu, mà nhột là việc mà Điền chịu đựng dở nhất, anh vùng kéo chân ra. Nhưng càng kéo thì như bị giữ chặt h hơn. Đến khi Điền vùng ra được thì nghe ai đó cười thành tiếng trong trẻo rồi vụt chạy rất nhanh ra ngoài cửa… Không suy nghĩ, Điền tức tốc đuổi theo ra ngoài, xuống cầu thang nhà sàn thì bắt gặp bóng người chạy không nhanh phía trước mình. – Mường Lan, cô này quá quắt thật! Vừa lẩm bẩm, Điền vừa đuổi theo nhanh hơn. Chỉ vài trăm thước thì bóng người chạy trước chậm lại và cuối cùng nhoài người về phía trước nửa như nằm xuống, nửa như bị ngã! Điền nghĩ là cô nàng muốn đùa với mình nên vừa chạy tới cũng ngã nhoài theo, chống tay, kề mặt mình rất gần mặt nàng ta, vừa hổn hển nói:- Cô này ác thật, nửa đêm mà bắt người ta chạy gần chết luôn! Nàng im lặng không nói gì. Điền gọi khẽ: – Mường Lan! Gọi đến lần thứ hai vẫn chưa thấy cô nàng động đậy. Điền hốt hoảng gọi to hơn lần nữa: – Lan! Và nhanh tay chụp lấy vai nàng kéo nàng nằm quay mặt trở lên, và… – Trời ơi! Trước mặt Điền không phải là Mường Lan, mà là một gương mặt xanh như chàm, đôi mắt không có tròng đen và ở miệng chiếc lưỡi lè ra gần cả tấc! Điền choáng váng và cố lắm cũng chỉ bò được vài bước rồi ngất đi… Sáng hôm sau, cũng chính Mường Lan đi rẫy sớm đã phát hiện ra Điền nằm bất động ngoài rừng. Cô nàng không ngại, đã cúi xuống đỡ anh dậy và hô to lên: – Cứu người với! Lúc A Tư và vợ chạy ra thì họ ngơ ngác hỏi: – Sao vậy? Mường Lan kể lại và giục anh mình: – Cho anh ta vào nhà đi, người không còn chút ấm nào! Điền được đưa lên nhà sàn và người lo lắng nhất là Mường Lan, cô nhìn anh mình như cầu cứu, xem làm cách nào đó giúp Điền tỉnh lại. A Tư bảo: – Phải giúp nó có lại hơi ấm thôi. Mày làm đi! Mường Lan sau một chút e ngại, đã bất thần nằm nguyên thân mình lên người của Điền, theo kiểu thân trùm lên thân. Quả nhiên chỉ sau một lúc thì Điền nhẹ cử động, lúc đó Mường Lan vẫn chưa hay, cô vẫn nằm một cách vô tư. Khi tỉnh hẳn, Điền vùng bật dậy thật nhanh, khiến cho cả thân thể Mường Lan bị hất tung sang bên! – Nó! Nó… Điền hốt hoảng, không kịp nhìn Lan, anh đã đứng lên tính chạy. A Tư phải níu lại và nói: – Cậu bị ngất ngoài rừng, chính con Mường Lan đã gặp và cứu cậu về đây! – Nhưng, chính là nó… – Là Mường Lan đó, nó phải dùng hơi ấm của mình để cứu cậu đó! Lúc ấy Mường Lan cũng vừa bật dậy, cô nhăn mặt: – Làm người ta đau gần chết! Đã trông thấy mặt Mường Lan rồi, nhưng Điền vẫn còn bị ám ảnh bởi gương mặt hồi đêm, anh bước lùi lại mấy bước, giọng run run: – Cô… cô không phải là… là con quỷ đó sao? A Tư cũng ngạc nhiên: – Cậu nói gì vậy, con quỷ nào? – Tôi… tôi bị… Mường Lan chợt lên tiếng: – Hay là anh bị… Vừa nói tới đó thì bỗng dưng cô nàng ngã lăn ra, người lạnh ngắt! A Tư hốt hoảng: – Mèng Lan, mày sao vậy? Anh và vợ cùng đỡ Lan dậy, nhưng cô nàng mắt nhắm nghiền, hơi thở yếu ớt… Sau tai nạn đêm hôm đó xảy ra, tự dưng Điền trở nên ít nói hẳn. Tuy cũng chuyển tới ở nhà A Tư, nhưng giữa anh và cô nàng Mường Lan như có một khoảng cách. Hai người tránh gặp mặt nhau, mà nếu có gặp thì cũng rất ngượng, không nói chuyện và chào hỏi. Điều này không lọt khỏi mắt A Tư. Một hôm, anh này kêu em gái mình ra và hỏi: – Có chuyện gì vậy? Lan cũng tránh cả việc trả lời anh mình, bằng cách bỏ chạy đi nơi khác. Suốt cả tháng trời như vậy. Một buổi tối, tình cờ A Tư bắt gặp Lan ngồi khóc một mình trong góc nhà, anh dò hỏi mãi thì cô mới nói được đúng một câu: – Người ta không cho nói! Thế thôi. Rồi Lan lủi mất trong bóng tối. Cả ngày hôm sau cũng không thấy cô nàng đâu. Hoảng quá, A Tư phải cầu cứu tới già Phang, được coi như thầy mo trong bản. Ông không cần phải suy nghĩ lâu, đã nói: – Phải đuổi ngay người lạ đó ra khỏi nhà thì con nhỏ mới trở về được! A Tư ngạc nhiên: – Người lạ nào? – Thì cái người khiến nó không dám về nhà! A Tư lẩm bẩm: – Cậu kỹ sư? Hỏi gì thêm ông già Phang cũng không nói. A Tư lo quá, cuối cùng ông đành phải đem chuyện nói với Điền. Chẳng ngờ chính Điền lại là người chủ động nói trước: – Chắc là tôi phải dọn trở về công ty ở quá, A Tư. A Tư ngạc nhiên thật sự: – Sao cậu kỹ sư có ý đó? – Nói thật, từ hôm dọn về đây đến giờ tôi thấy như mình đã gây ra một điều gì đó không phải, cho nên cô Mường Lan cứ tránh mặt hoài. Hồi tối qua, tôi đang ngủ thì có người tới đuổi tôi đi, dọa nếu còn ở lại thì họ sẽ không tha mạng! Hỏi thêm gì Điền cùng không nói, cứ lẳng lặng xách túi ra đi. Vợ A Tư đứng trong nhà nhìn theo và khẽ thở dài, quay vào một góc, nói rất khẽ: – Đi rồi! Chẳng biết chị ta nói với ai nhưng sau đó nghe có tiếng khóc nức nở trong ấy… Hồi lâu sau, khi A Tư từ ngoài vào thì bắt gặp ở góc bếp có chiếc áo thun của Điền, anh cầm lên và nói: – Cậu ta vội đi nên quên, để lát nữa đi làm tôi đem theo trả cho cậu ta. Nhưng bà vợ anh đã giằng lại và nói: – Cái này mà mất thì con Mèng Lan cũng sẽ không về! Chị ta giành lại và nhét nó lại đúng chỗ lúc nãy. A Tư tái mặt: – Chẳng lẽ con Lan đã… đã… Anh ta không dám nói hết câu, mà chị vợ cũng không dám đứng đó nữa, vụt chạy ra ngoài. Tần ngần một lúc, A Tư vừa bước đi vừa than một mình: – Giàng không còn thương nhà này nữa rồi! Và anh ta khóc. Chẳng hiểu vì sao! Điền tìm được nơi ở mới. Không phải khu tập thể trong công ty, mà nhà riêng. Có một người công nhân dư một căn nhà nhỏ cách văn phòng công ty hơn cây số, nằm bên đường nhựa chạy ra lộ cái. Tuy không khang trang lắm, nhưng chỉ cho một người độc thân như Điền ở. Anh dọn về đó có vẻ yên tâm, mặc dù trong lòng như có chút chút gì đó vương vấn, bồn chồn mỗi lần hướng về phía xóm nhà của A Tư. Ngay tối đó, để dỗ giấc ngủ. Điền ngồi uống rượu một mình, cửa nẻo đã gài chặt, nên anh chàng ung dung nhâm nhi, nghĩ nếu có lỡ say thì ngã đại ra sàn nhà mà ngủ cũng chẳng sao. Và anh đã như thế thật. Khi nhậu và lúc say nằm ngủ, Điền vẫn để nguyên bộ quần áo đi làm về. Nhưng sau một giấc ngủ vùi, lúc mở mắt ra với cái đầu còn nặng vì hơi men, bỗng Điền hết sức ngạc nhiên khi nhận ra mình đang nằm trên gối, mền hẳn hoi, và trên người anh cũng đã không còn bộ đồ đi làm nữa, thay vào đó là bộ đồ mặc ở nhà! Điền bật dậy rất nhanh, nhìn quanh một lượt và còn ngạc nhiên hơn nữa khi thấy một mâm cơm đã dọn sẵn trên sàn. Hơi nóng từ thức ăn còn bốc lên, chứng tỏ cơm mới vừa được dọn! – Ai trong nhà? Điền thốt lên và quay đi tìm. Ngôi nhà sàn tuy không lớn lắm, nhưng do ở một mình, lại không có bày biện đồ đạc gì, nên phải một lúc sau Điền mới tìm được khắp. Cửa nẻo vẫn gài chặt bên trong, sàn nhà, vách nhà cũng không có nơi nào trống để một người nào đó có thể lẻn vào. Lại càng không thể có chuyện ai đó nấp bên trong… Định không ăn mâm cơm dọn sẵn đó,nhưng vừa khi ấy tự dưng bụng Điền lại cồn cào, khó cưỡng nổi, nên cuối cùng anh đành phải ngồi xuống cầm đũa và nói như khấn trước khi ăn: – Của ai chẳng biết, đã có lòng với người độc thân này thì xin nhận. Ăn vào nếu có vấn đề gì thì cũng không dám trách. Điền ăn một cách ngon lành. Ăn xong, anh tự dọn vào một góc để đó. Lúc ấy anh mới kịp nhận ra, hầu hết những chén, tô và vật dụng đựng thức ăn không phải là đồ trong nhà mình! Mà tất cả những thứ đó nó trùng khớp đến lạ lùng những món phải đi mua sắm mà Điền đã liệt kê vào một tờ giấy khi dọn về nhà mới, chưa kịp đi mua sắm. Định ngày nghỉ sẽ làm việc này… Ăn no thì trong bụng Điền đã hết cồn cào. Điền nhìn đồng hồ tay thì thấy mới có hơn một giờ sáng, nên chẳng còn cách nào hơn là phải nằm lại chờ sáng. Tuy nói là chờ sáng nhưng có lẽ do cái bụng dễ chịu, nên vừa nằm một chút là Điền lại ngủ say. Đến khi gà gáy vang thì Điền mở mắt ra, và một lần nữa quá đỗi ngạc nhiên khi cả mâm chén bát đêm qua đã được ai đó rửa sạch! – Ai trong nhà tôi vậy? Nếu không ra thì từ bây giờ tôi phải bỏ đi, không dám ở nữa! Mặc cho Điền nói, chung quanh anh vẫn hoàn toàn im lặng. Sáng hôm đó khi đi làm Điền không nói lại với ai chuyện lạ ở nhà mình. Khi ra chỗ vạt rừng ươm cây giống, anh gặp A Tư ở đó, anh ta có vẻ ngại khi phải nói chuyện với Điền: – Anh ở chỗ mới có tốt không? Điền vui vẻ: – Cũng được, nhưng không được như ở nhà anh. Cô Mường Lan có khỏe không? Câu hỏi vô tình chạm vào nỗi ưu tư của A Tư. Anh ta thở dài: – Nó bỏ nhà đi từ bữa đó không thấy về. Chẳng biết là đi đâu nữa… Điền lo lắng: – Sao anh không nhờ người đi tìm lỡ có chuyện gì thì sao? A Tư lắc đầu: – Chắc là không sao. Điền tự trách mình: – Trong việc này có trách nhiệm của tôi nữa. Nếu tôi không dọn tới ở thì đâu có chuyện này… A Tư trầm ngâm một lúc rồi bảo: – Cái số của nó như vậy. Nhưng chắc là rồi cũng không có điều gì. Nó sẽ về thôi. – Nhưng anh và cô ấy đâu có bà con gì ở gần đây? Vậy cô ấy đi đâu, ở đâu? A Tư không tiện nói ra điều đang nghĩ trong lòng, anh ta chỉ lửng lơ: – Con gái xứ này khó mà chết vì hùm beo trong rừng lắm. Giàng không hại nó mà. Điền quả quyết: – Ngày mai chủ nhật, tôi sẽ cùng với anh và một số anh em khác tổ chức đi tìm cô ấy. Tôi phải tìm cho được Mường Lan về mới yên tâm. Mai mình đi nhé! Lời động viên của Điền không khiến cho A Tư phấn khởi lắm, mặc dù anh ta cũng gật đầu: – Được rồi, mai tôi sẽ báo cho cậu biết. Nhưng chuyện đi tìm Mường Lan vào ngày mai đã không thực hiện. Bởi ngay chiều hôm đó cô đã trở về. Nhìn thấy Mường Lan với nét mặt tươi tỉnh, không một chút mệt nhọc sau mấy ngày vắng nhà, vợ chồng A Tư muốn hỏi nhưng còn ngại, thì chính cô nàng đã tự nói: – Tôi về để lấy đồ đạc ra nhà chồng ở! Nói xong cô đi soạn một số đồ đạc riêng, rồi rút vào góc trong ngôi nhà ngồi một mình rất lâu. Theo phong tục của bộ tộc thì khi không còn cha mẹ, thì người vợ của anh ruột, tức bà chị dâu của Mường Lan sẽ đứng ra lo liệu chuyện hôn nhân của cô em gái. Nhưng ở đây, khi nghe Mường Lan tuyên bố như vậy thì chẳng nghe A Tư có ý kiến gì. Một lúc sau chị mới kéo tay chồng vào một nơi riêng, nói nhỏ: – Làm sao mình làm được việc đó, khi cô em này đâu có chịu nghe mình. Cô ấy có người bảo cho nghe rồi, cứ để cho người ta lo. Chị ta nói như vậy rồi lẳng lặng b� �� đi ra ngoài. A Tư hiểu phần nào nên cũng im lặng, để mặc cho Lan. Tối hôm đó bà vợ anh bảo: – Con Mèng Lan đã tìm được chỗ để “về nhà chồng” rồi đó! Sáng ra mới biết, nơi “về nhà chồng” của Mường Lan là cái góc ngôi nhà ông già của A Tư cất này xưa, dùng làm nơi chứa vật dụng lưu trữ làm mùa. Lan đóng kín cửa cầu thang không cho ai ra vào. A Tư muốn hỏi chuyện với em cũng phải đứng dưới đất nói vọng lên: – Mày làm gì cũng phải nhớ ông cha vẫn còn hồn phách ở đây, là máu mủ ruột rà, tao không bỏ mày được nghe chưa! Đối với người thiểu số thì những câu nói như vậy là đầy tình nghĩa, đầy trách nhiệm với nhau, nên chỉ cần nói bấy nhiêu đó rồi A Tư bỏ đi vào nhà. Anh dặn vợ hằng ngày phải cơm nước đầy đủ mang ra cho cô em và không được hỏi han bất cứ chuyện gì, nếu Mường Lan không hỏi. Nhưng chỉ được hai ngày, bỗng vợ A Tư chạy đi tìm chồng và báo tin: – Tôi lo cơm nước đầy đủ cho cô ấy, mình ăn gì thì cho cô ấy ăn như vậy, nhưng hai ngày rồi, bữa nào cô Mèng cũng bảo tôi dọn mâm giống như nấu cho người Kinh ăn, sao cô ấy lại quen ăn mấy thứ đó? A Tư trầm ngâm một lúc rồi đáp: – Thì ráng mà chiều nó đi. Bà đóng vai mẹ có con về nhà chồng mà! Chị Phèng Liu vốn là người tốt bụng, nên tuy có cực vì yêu cầu của cô em chồng, nhưng cũng ráng lo. Chị ta không quen nấu món ăn của người Kinh, cũng phải cố ra chỗ bếp công ty học cách nấu của mấy người đầu bếp ngoài đó. Lạ một điều là mỗi ngày Mường Lan chỉ ăn một lần vào buổi chiều tối. Buổi sáng và trưa thì không hề thấy cô nàng đâu. Ra nương rẫy thì thấy mọi việc đồng áng vẫn được Mường Lan làm chu đáo, chẳng biết từ lúc nào, bởi lúc A Tư và vợ ra dòm ngó thì chẳng hề gặp Mường Lan đâu. Chị Liu nói với chồng: – Cô ấy có chồng thật rồi. Vậy mình cũng phải tính việc xây nhà riêng cho cô ấy chứ. A Tư cũng đồng tình: – Phần đất phía bên kia bụi tre ngày trước tính xây cái nhà hội dòng tộc, nay mình xây cho nó cái nhà với số vật liệu dự trữ đó. Nhưng hỏi nó xem, nó có chịu không đã! Chị Liu bảo: – Cô ấy đời nào chịu nhận, mình cứ việc xây rồi giao sau. Nhưng nếu có ai hỏi việc này thì làm sao trả lời? A Tư bảo: – Tôi sẽ bảo mọi người là con Mèng Lan có lời hứa với con trai xứ khác, ở nhà riêng để chờ cưới. Phong tục người mình có điều đó mà. – Nhưng sau này biết lấy ai để trám vào chỗ con trai xứ khác đây? – Chuyện đó thì để rồi tính. Bộ bà không thấy bây giờ mình cũng đâu có giải quyết được gì trong chuyện của nó. Họ quyết định như vậy và âm thầm đi kêu người chuẩn bị cất nhà. Tuy nhiên đến bữa cơm chiều, khi chị Liu mang cơm ra thì nghe Mường Lan nói vọng từ trong nhà ra: – Xây nhà sao không xây kiểu người Kinh? Chị Liu giật mình:- Cô biết chuyện rồi sao? Lan nói rõ ý hơn: – Có xây thì xây nhà theo kiểu người Kinh, đừng xây nhà sàn người ta không chịu! – Người ta là ai? Mà làm sao mình xây nhà theo kiểu người Kinh ở giữa xóm thượng được. – Xây cho người Kinh ở thì phải theo kiểu của họ chứ. Chị Liu vô cùng ngạc nhiên: – Cô sẽ lấy chồng người Kinh? Lan gắt lên: – Đã lấy rồi chứ còn sẽ gì nữa! – Kìa, cô Mèng… Mường Lan ra nhận mâm cơm rồi đóng sầm cửa lại, giận dỗi: – Không thì thôi, đừng hỏi nhiều quá! Chị Liu chạy nhanh về kể cho chồng nghe, A Tư giật mình nói: – Lấy chồng người Kinh? Vậy sao bữa trước nó một hai đuổi cậu kỹ sư đi? Cậu cũng là người Kinh… Ngừng một lúc, A Tư nói: – Biết vậy lúc đó tôi nói thẳng ra ý mình, để cậu ấy đừng ra đi. – Ý gì? – Thì tôi có ý muốn ghép đôi cho cậu ấy với Mèng Lan nhà mình. Con Mèng Lan đầu tiên cũng thích cậu ấy lắm, chính nó đã xúi tôi mời cậu ấy về nhà đó chứ. Chẳng hiểu sao chỉ được một lúc thì lại xảy ra chuyện ghét nhau đến không muốn nhìn nhau như hai đứa nó? Chị Liu bảo: – Tôi thì lại nghĩ khác. Trong chuyện này có những điều như tôi nói với ông đó. Cứ để coi… A Tư đã được vợ cảnh báo một số điều, nhưng anh còn bán tín bán nghi, nên cho đến giờ này anh vẫn chưa nói ra. Kể cả việc riêng với kỹ sư Điền, đáng lý ngay hôm Điền dọn đi, anh cần phải nói một số việc cho Điền biết, nhưng chẳng hiểu sao anh lại thôi. Buổi sáng chủ nhật đẹp trời, Điền vừa tính thay đồ qua thăm nhà A Tư thì có tiếng xe hơi ngừng trước nhà. Do ở ngay trục đường lớn, nên xe cộ chạy qua khá nhiều nhưng ngừng ngay trước cổng thì ít khi. Nhìn ra thấy chiếc xe hơi nhà khá sang trọng thì Điền lại càng ngạc nhiên hơn. Anh nghĩ chắc là xe nào đó ngừng đổ nước hay nghỉ xả hơi gì đó nên cũng không bước ra. Tuy nhiên, vừa lúc đó có tiếng gọi đúng tên anh: – Điền ơi, anh có nhà không? Tiếng gọi thật quen, Điền phải bật dậy chạy ra ngay và anh kinh ngạc kêu lên: – Phương Dung! Cô gái vừa bước xuống xe và đang vẫy tay từ dưới đường khiến cho Điền vừa mừng vừa sửng sốt. Quả thật Điền không ngờ anh có người khách này tới đây. – Không mời người ta vào nhà hả? Mãi sững sờ nên Điền bị giật mình, lúng túng: – Vào… vào nhà đi. Trời ơi, sao em lại lên được đây? Phương Dung nheo mắt: – Vậy mới tài chứ! Cô quay lại dặn ai đó trên xe: – Chú cứ đi đi mai hay mốt ghé lại đón cháu cũng được! Người trên xe có lẽ là tài xế riêng của gia đình Phương Dung, sau một tiếng dạ, anh ta cho xe vọt đi ngay. Phương Dung tay xách va li, bước nhanh vào nhà, vừa đến gần Điền, bất ngờ cô nàng bỏ va li xuống, ôm







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Xóm cave

Xóm caveAnh dốt bỏ mẹ, bán trinh được vài chục triệu, bèo ...

Truyện Ngắn

08:20 - 23/12/2015

Đọc Truyện Ma – Bức Tranh Thảm Khốc

Đọc Truyện Ma – Bức Tranh Thảm Khốc Nhà Ông Thạnh ở ngay mặt tiền của đường phố lớn ...

Truyện Ma

08:58 - 10/01/2016

Đọc Truyện Ma – Quỷ Ám (Phần 1E)

Đọc Truyện Ma – Quỷ Ám (Phần 1E) Vị linh mục Dòng Tên vừa mỉm cười vừa đặt khai ă...

Truyện Ma

08:37 - 10/01/2016

Cha

ChaCha là người vĩ đại nhất trong cuộc đời của con....

Truyện Ngắn

05:54 - 23/12/2015

Đọc truyện ma- Bài Thơ Tình Nhuốm Máu

Đọc truyện ma- Bài Thơ Tình Nhuốm Máu Chào các thím! Lần đầu tiên em thử sức với thể l...

Truyện Ma

09:37 - 10/01/2016