Polaroid

Đọc Truyện Ma – Mộ Tình

ông được đứng gần thầy An như thế?    - Kìa, chị Diệu Hoa!    - Lui ra ngay! Nếu không thì đừng có trách!    Bỗng Thanh Thủy lui ra sau mấy bước, vừa lắp bắp nói:    - Cô… cô ấy! Chính cô ấy đã đánh em! Cô… cô…    An còn chưa biết phải làm gì thì đã bị cô nàng nắm tay kéo đi:    - Anh vào đây giúp em cởi mấy thứ quần áo lỉnh kỉnh này ra ngay với. Ai lại mặc hai ba lớp, nóng muốn chết!    An trì lại, ngượng đỏ mặt:    - Đâu được. Cứ để tôi…    Lúc này, nàng ta trừng mắt nhìn thẳng vào An:    - Đến lúc này mà anh chưa nhận ra em nữa sao?    Giọng nói thật là quen. An kêu lên:    - Trúc Quỳnh!    - Dữ hôn! Mới vắng có mấy ngày đã sinh tâm rồi!    An càng bối rối hơn:    - Nhưng mà… tại sao…    Thấy mọi người chăm chú nhìn mình, cô nàng gắt lên:    - Bộ chưa từng thấy phụ nữ sao, nhìn gì nhìn dữ vậy? Đi hết đi!    Đến lúc này thì một số người còn nán lại vì tò mò đã phải rút lui hết. Chỉ còn vợ chồng bá hộ Sang và con cái trong nhà. Ông bá hộ giờ mới lên tiếng:    - Đứa nào chạy đi kêu thầy Tư Núi tới coi! Sao có chuyện kỳ lạ thế này?    Diệu Hoa nghe nói vậy đã quay sang trừng mắt:    - Với bất cứ ai bước ra đi kêu thì phải bước qua xác chết của tôi!    Ông bá hộ Sang xưa nay chỉ quen quát nạt và ra lệnh cho thiên hạ, chớ ít khi phục tùng ai. Vậy mà trước cái quắc mắt đó, khiến ông sợ thất thần, câm như hến ngay! Kể cả bà cũng vậy.    Diệu Hoa nói như ra lệnh:    - Những gì liên quan tới sính lễ của Diệu Hoa đều không còn ý nghĩa gì nữa, hãy đem trả lại hết cho nhà trai!    Nói vừa xong thì cô ta lôi An đi vào nhà trong, trước sự sợ hãi của An và sự kinh ngạc tột độ của gia đình bá hộ Sang. Thậm chí mấy cô cậu học trò bạn Thanh Thủy cũng lo ngại. Họ bàn với nhau:    - Phải làm gì để cứu thầy An đi chớ, Thủy?    Thanh Thủy vẫn còn chưa hết bàng hoàng, cô lẩm bẩm nói:    - Hình như đâu phải chị Diệu Hoa?    Ở ngoài cổng rào có tiếng huyên náo. Cha mẹ chú rể và cả chú rể Tấn Đạt cùng chạy vào một lượt. Họ được tin báo cô dâu sống lại thì mừng rỡ chạy sang ngay. Đạt lên tiếng trước:    - Đâu? Vợ con đâu?    Bà bá hộ lúng túng:    - Nó… nó…    Nhà trai nhìn thấy Diệu Hoa đang nắm tay An kéo vào phòng thì sững sờ! Bà chủ Tự vốn là người mồm miệng nhanh hơn chân tay, nên la lớn cả xóm cùng nghe:    - Mấy người gả con gái chưa đưa dâu về nhà chồng mà đã rước trai về nhà cho nó rồi! Bớ làng xóm tới mà coi!    Trong lúc mọi người chưa kéo tới xem thì bỗng nhiên bà ta ngã lăn ra, miệng hộc máu tươi như bị ai cắt cổ! Tấn Đạt thấy mẹ bị như vậy thì hốt hoảng:    - Má ơi, má làm sao vậy? Má tôi…    Anh ta cũng đang sôi máu ghen, nên gào lên:    - Con dâm phụ, mày đã sinh tâm mà còn hại má tao nữa à.    Lời anh ta vừa dứt thì cùng lúc ngã theo mẹ. Tình trạng y như vậy. Ông chủ Tự còn đang bàng hoàng thì từ trong nhà Diệu Hoa đi ra. Cô lột hết đồ nữ trang sính lễ trao lại:    - Bác hãy cầm những thứ này về. Còn hai người kia nếu họ đừng nói bậy nữa thì lát nữa họ sẽ khỏe lại, tự đi về được. Không chết chóc gì đâu! Nhưng nên nhớ, Diệu Hoa mà ông bà coi là dâu đã chết rồi!    Nói xong, cô không đợi xem phản ứng đã bước nhanh vào nhà. Đi ngang qua chỗ Thanh Thủy đứng, cô ta nói:    - Cô cho thu xếp tang lễ lại đi. Ai có hỏi thì nói Diệu Hoa không còn là con nhà này nữa!    Và một lần nữa, cô ta nắm tay dẫn An đi thẳng vào phòng riêng. Thanh Thủy nhìn mấy người bạn học, hội ý:    - Mấy bạn có cách nào cứu thầy An không? Tội nghiệp thầy quá…    Lan nhanh nhảu:    - Tại sao mình không gõ cửa phòng để phá không cho chị bạn làm hại thầy An!    Họ làm ngay. Trong lúc gõ cửa, Lan đẩy hơi mạnh tay làm cho cánh cửa bật vào trong.    - Em xin lỗl! Em chỉ muốn gặp thầy An…    Nhưng khi nhìn vào trong thì chẳng có một ai! Căn phòng trống không. Thanh Thủy phải nói to lên:    - Chị đâu rồi Diệu Hoa?    Không có tiếng trả lời:    - Rõ ràng, họ mới vào đây mà?    Họ chạy khắp nơi tìm kiếm vẫn chẳng thấy bóng dáng Diệu Hoa và An đâu…    Vừa xách giỏ thức ăn bước từ bến đò lên, Liễu Huệ đã nghe ai đó gọi mình. Cô quay lại thì không thấy ai, nhưng khi bước đi thêm mấy bước nữa thì Huệ cảm thấy chiếc giỏ như bị ai đó nắm ghì xuống.    Nhìn lại thì Huệ vô cùng ngạc nhiên khi không còn thấy món đồ ăn nào trong giỏ.    - Ủa?    Liễu Huệ không tin vào mắt mình, nên cố xốc tìm. Vẫn là chiếc giỏ không. Những vật trong giỏ gồm quần áo sạch, thức ăn khô và một số giấy bút… Những thứ mà chính tay bà Phủ Vệ chuẩn bị và sai Huệ mang tới điền trang cho An. Hôm qua chính bà đã bảo rằng Trúc Quỳnh về trong giấc mộng bảo bà mang những món cần thiết đó. Bà nói với Huệ:    - Nó dặn mày tới đó đặt giỏ đó rồi đi về ngay, đừng la cà ở lại!    Liễu Huệ không tin điều đó, bởi lúc còn sống thì cô Quỳnh đối với nó khác nào chị em ruột. Sao lại có chuyện cấm đoán này? Huệ định bụng khi gặp An rồi cô sẽ tìm cách ra mộ thăm cô chủ rồi mới về…    Nhưng bây giờ mất hết đồ trong giỏ thì biết ăn nói sao với An. Huệ một lần nữa nhìn quanh xem có ai lấy cắp đồ của mình. Tuyệt nhiên không một ai. Con đường rẽ về phía điền trang là đường riêng, nên khách sau khi lên đến đã rẽ về hướng khác.    Mải suy nghĩ miên man mà đã tới điền trang lúc nào Liễu Huệ không hay. Khi thấy cổng rào không chốt, Huệ bước thẳng vào mà không lên tiếng hỏi.    - Kìa! Sao lại…    Liễu Huệ sững sờ khi thấy đang bày trên bàn là những món đồ của mình vừa bị mất. Không thiếu một món nào…    Còn đang ngơ ngác thì chợt Huệ giật mình quay lại, bởi có tiếng bước chân bước sau lưng mình.    - Cô là…?    Lúc ấy, Diệu Hoa đang mỉm cười nhìn thẳng vào Huệ:    - Con nhỏ thật vô tình. Mới có mấy tháng mà đã quên rồi!    Nghe giọng nói quen thuộc của Trúc Quỳnh, Liễu Huệ đảo mắt nhìn, tìm kiếm. Nhưng rõ ràng âm thanh vừa phát ra là từ miệng của cô gái này.    - Con quỷ thật là vô tâm. Đem đồ cho cậu chủ mà hớ hênh như thế, nếu không có ta thì còn gì!    Bấy giờ Huệ mới kịp trấn tĩnh:    - Cô là… chính cô…    Vừa khi ấy An từ trong bước ra, anh thật tự nhiên bước tới ôm vai Diệu Hoa.    - Sao cô cháu gặp nhau mà cứ trơ mắt nhìn như vậy? Trúc Quỳnh, em hãy…    Huệ kêu lên:    - Kìa, cậu An!    - Sao không chào ta, con quỷ!    Đúng kiểu nói đùa của Trúc Quỳnh lúc sinh thời!    Huệ không tin vào tai mình, cô hỏi lại:    - Cô vừa nói gì?    Diệu Hoa bất chợt chộp lấy cánh tay của Huệ siết chặt. Huệ đờ người ra, miệng lắp bắp:    - Cô cô là…    - Tao là Trúc Quỳnh đây, con khỉ!    An giải thích:    - Huệ ở lại đây chơi rồi tôi và Quỳnh sẽ giải thích thêm. Người này chính là Quỳnh đó!    Huệ cứ nghĩ nếu là Trúc Quỳnh hiện thân thì cơ thể phải lạnh buốt như xưa nay người ta vẫn nói, đã là ma thì người phải lạnh, không có sinh khí. Nhưng tay của Diệu Hoa thì bình thường như mọi người khác.    Biết là Huệ đang hoài nghi, Diệu Hoa kéo tay cô bé ra ngoài vừa nói:    - Đi ra đây rồi sẽ hiểu.    Cô ta dẫn Huệ đi thẳng ra chỗ phần mộ của Trúc Quỳnh. Huệ vô cùng kinh ngạc khi tên ghi trên bia không còn là Trúc Quỳnh như trước, mà đã thay vào đó là: Diệu Hoa!    - Sao lại thế này?    - Đừng ngạc nhiên. Thay hồn đổi xác là chuyện đã từng xảy ra. Cái xác trong phần mộ là của ta. Nhưng hồn là của cô Diệu Hoa, như vậy mộ này vừa là của Trúc Quỳnh vừa của Diệu Hoa. Nhưng ta thì không muốn chết, không muốn xa chàng, nên giờ đây vẫn là… Trúc Quỳnh!    Liễu Huệ vốn tính thật thà, cô đâu dễ chấp nhận:    - Làm sao như vậy được? Cô Quỳnh chết rồi! Cô Quỳnh nằm trong mộ này, không thể nào…    An kịp bước ra, giải thích:    - Ban đầu tôi cũng không tin, nhưng khi đi dự đám tang cô chị của một học trò, tôi đã chứng kiến tận mắt việc này, nên không thể phủ nhận được. Đây chính là hồn của Trúc Quỳnh. Cô ấy thác oan nên hồn phách không siêu thoát được, may gặp người con gái có cùng hoàn cảnh bị ép duyên tự tử, nên hồn của Quỳnh đã kịp thời mượn xác của người ấy mà sống lại!    Anh thuật lại chi tiết hơn chuyện đã xảy ra cho Huệ.    - Cô về thuật lại cho bà Phủ nghe, nhưng nhớ là không được đồn ra ngoài. Bởi chúng tôi chỉ muốn được yên ổn sống ở đây.    Dẫu không tin, nhưng trước lời xác nhận của An, Liễu Huệ đành im lặng đứng hết nhìn ngôi mộ rồi lại nhìn Diệu Hoa. Chốc chốc, Diệu Hoa lại nắm tay Huệ, giống như cử chỉ ngày xưa. Giọng trìu mến:    - Huệ hãy tin cô. Xưa nay cô không bao giờ nói dối Huệ.    Qua giọng nói, Huệ xác nhận chắc chắn là Quỳnh. Tuy nhiên cô làm sao quen được chuyện cô chủ mình. Trúc Quỳnh củng cố thêm niềm tin cho Huệ:    - Em ở lại đi, trưa nay cô sẽ nấu món canh rau tôm thịt mà thường khi cô vẫn nấu cho cả nhà ăn!    Đúng đó là món canh độc nhất vô nhị, bởi chỉ có Trúc Quỳnh mới nêm nếm đạt độ thơm, ngọt mà không một ai khác nấu được.    Do vậy, trưa hôm đó Liễu Huệ ở lại để dùng bữa trưa.    Ngoài món canh ngon tuyệt, còn có những món khác mà đã hơn chục năm ở chung trong nhà, Huệ đã được Trúc Quỳnh cho ăn. Hương vị không thể lẫn lộn với ai được. Thậm chí lúc ăn, tuy là trong lốt Diệu Hoa, nhưng từ cách ăn, cách cười nói đều giống y như Trúc Quỳnh!    Thấy Huệ cứ nhìn mình mãi, Diệu Hoa phải nhắc:    - Em phải ăn cho nhanh và no rồi còn về cho bà hay mọi việc chớ. Nhớ là chỉ mình mẹ ta biết thôi. Còn cha ta thì ta đã có cách cho ông hay sau. ° ° ° Khỏi nói thì cũng biết sự kinh ngạc của bà Phủ Vệ lên tới mức nào! Khi nghe Liễu Huệ thuật chuyện, lúc đó dù… trời đã tối, nhưng bà cũng đòi phải đi tới điền trang ngay! Huệ phải khuyên bà:    - Tối quá đã hết đò. Mà tự chèo thuyền thì đang là mùa nước lũ, một mình con không thể nào chèo được.    Tuy biết là lời khuyên đúng, nhưng bà Phủ vẫn đứng ngồi không yên. Đêm đó bà gần như thức trắng đêm, khiến cho ông Phủ phải gạn hỏi:    - Có chuyện gì làm bà như vậy? Hay là nhớ con Trúc Quỳnh…    Ông hỏi mà không đợi vợ trả lời, liền đó ông lại tiếp:    - Chẳng hiểu sao hai đêm rồi tôi đều nằm mơ thấy một đứa con gái lạ đứng ngay đầu giường cất tiếng gọi. Vừa gọi nó vừa khóc!    Bà bị kích động ngay bởi tiết lộ đó:    - Nó nói gì?    - Nó bảo là nếu tôi đừng khắt khe thì một ngày nào đó nó sẽ là… con gái của nhà mình!    Mọi chuyện hầu như trùng hợp với những gì Liễu Huệ kể cho nên bà Phú không thể giấu được, phải kể cho ông nghe. Bà hỏi:    - Ông có tin chuyện này không?    Ông Phủ sau vài giây suy nghĩ đã nhẹ gật đầu.    Thế là ngay sáng sớm hôm sau, vợ chồng Phủ Vệ cùng với Liễu Huệ đi chuyến đò đầu tiên lên khu điền trang.    Họ cũng giống như Liễu Huệ lúc đầu nhìn thấy Diệu Hoa. Tuy nhiên, khi nghe cô lên tiếng thì họ ngơ ngác:    - Con đây mà, ba má không nhận ra hình hài con, nhưng giọng nói cũng không biết nữa sao con là Trúc Quỳnh đây! Để ba má tin, con sẽ nói ra các thói quen của ba, của má, và những vết thẹo, nốt ruồi riêng trong người mà người ngoài không thể nào biết rõ được!  Cô kể vanh vách mọi chi tiết, đến đỗi ông Phủ Vệ phải lên tiếng.  - Quá đúng rồi!  An quỳ trước mặt họ, lễ phép nói:    - Thưa hai bác, nếu được phép thì từ lúc này con xin gọi là ba má.    Bà Phủ vốn dễ tính và thương An nên gật đầu ngay:    Riêng ông Phủ thì chỉ im lặng. Ông cứ dán mắt nhìn. Liễu Huệ giục:    - Mình ra ngoài mộ đi ông bà!    Họ cùng kéo ra phần mộ. Khi thấy tên trên bia đổi khác thì bà Phủ không hài lòng.    - Sao lại tên là Diệu Hoa?    Bấy giờ chính Diệu Hoa giải thích:    - Hồn con bây giờ đã trở lại dương thế rồi, thì sao lại có mộ bia mang tên mình được? Bộ ba má muốn con gái mình chết trở lại hay sao?    Hai ông bà hốt hoảng:    - Không! Không…    Bà nói:    - Thôi, xác của ai cũng được miễn là con trở về nhà với ba má là được rồi ba má sẽ giải thích sau với mọi người.    An muốn nói nhưng Diệu Hoa đã chặn lời:    - Tuy con đã mượn xác sống lại, nhưng đời con đã trót gắn liền với người con gái tên Diệu Hoa, cho nên mãi mãi con và An phải ở lại đây.    Ông Phủ ngạc nhiên, gặng hỏi:    - Sao lại ở chốn này? Con nên nhớ là ba má chỉ có mình con…    Diệu Hoa vội đáp:    - Nằm dưới mộ là thân xác của con. Hồn nhập vào Diệu Hoa có điều kiện: Con không thể sống xa phần mộ lâu quá một tuần. Do vậy, con và An sẽ sống ở đây, thỉnh thoảng tụi con về thăm ba má một lần. Cho đến khi nào con sinh con…    An nói rõ hơn:    - Theo điềm báo trước mà lúc nhập hồn vào Diệu Hoa, Quỳnh đã được biết: cô ấy sẽ sinh đôi ở lần sinh đầu tiên. Sẽ là hai đứa con gái. Và đến lúc đó thì một đứa sẽ ở bên nhà Diệu Hoa, còn đứa kia thì về sống ở nhà với ba má.    Bà Phủ la lớn:    - Sao có chuyện đó được? Nó sẽ là con cháu tôi mà!    Diệu Hoa nghiêm giọng:    - Cái gì cũng có cái giá của nó. Con hồi dương được là qua xác người khác, vậy nên cũng phải trả nghĩa cho người ta một giọt máu chớ! Như vậy vong hồn Diệu Hoa nằm trong xác con dưới mồ mới yên ổn, tiêu diêu được. Vả lại, tụi con đã thề nguyền với nhau trước ngôi mả này rằng: từ nay về sau xem đây là ngôi mộ chung. Ngôi mộ tình. Ngày sau khi tụi con chết thì cũng xin ba má cho mai táng chung ngôi mộ này.    Không thật sự hài lòng, nhưng ông bà Phủ cũng phải chấp nhận. Riêng Liễu Huệ thì tình nguyện:    - Ông bà cho phép con từ hôm nay được ở lại chốn này. Con sẽ sống với cô Trúc Quỳnh như xưa.a







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Cuộc thi mỹ thuật quốc tế..

Cuộc thi mỹ thuật quốc tế.. Cuộc thi mỹ thuật quốc tế lấy đề...

Truyện Cười

19:03 - 26/12/2015

Dạy bơi

Dạy bơi Trong phòng thay quần áo ở bể bơ...

Truyện Cười

22:25 - 26/12/2015

Gia sư khó tính

Gia sư khó tínhCó chuyện gì nào cô bé, em cứ khai thật ra rồi có ...

Truyện Ngắn

11:28 - 23/12/2015

Câu chuyện ổ bánh mỳ và lão già kỳ quặc

Câu chuyện ổ bánh mỳ và lão già kỳ quặcMột người phụ nữ nọ có thói quen nướng bánh mì cho...

Truyện Ngắn

23:40 - 22/12/2015

Cái đích của yêu thương

Cái đích của yêu thươngKhi người ta yêu lính thì thật lãng mạn, nhưng khi...

Truyện Ngắn

05:26 - 23/12/2015