Old school Swatch Watches

Đọc truyện ma – quỷ ám ( Phần 1)

nói là, tôi cũng không biết nữa, tự nhiên tư tưởng ấy bủa lấy tôi… cái chết có ý nghĩa thế nào. Tôi muốn nói đến cái chung cuộc – sự chung cuộc – cứ như tôi chưa hề nghe nói đến điều ấy bao giờ…” Nàng lắc đầu: “Ôi Chúa, cái điều ấy quả cứ ám ảnh tôi! Tôi có cảm giác như mình rơi khỏi một hành tinh chết bầm nào đó với vận tốc hàng triệu dậm một giờ”. “Toàn chuyện rác rưởi đâu không. Sự chết là một niềm an ủi” Dennngs khịt khịt mũi. “Với tôi thì không, Charlie ạ”. “Ồ, người ta sống qua con cái của họ”. “Thôi dẹp đi. Con tôi không phải là tôi”. “Đúng, tạ ơn Trời. Một mình là quá đủ rồi”. “Tôi muốn nói là anh hãy nghĩ đến điều ấy, Burke ạ! Không hiện hữu mãi mãi. Thật là…” “Trời đất ơi! Tuần tới đây cô cứ việc chưng cái mông của cô ra ở buổi uống trà trường đại học, có lẽ mấy ông tu sĩ đó có thể an ủi được cô đấy”. Ông giằn cái y đánh “rầm” lên bàn. “Làm ly nữa đi”. “Anh biết không, tôi không biết là họ uống rượu đấy”. “Ừ, thì cô ngốc”. Mắt ông đờ đẫn hẳn. Phải chăng ông ta đã đi đến chỗ không còn quay lại được nữa? Chris thắc mắc. Nàng có cảm tưởng là nàng đã làm ông chạm nọc. Có đúng thế không? “Họ có đi xưng tội không?” nàng hỏi ông. “Rượu đâu?” “Làm chút cà phê nhé?” “Đừng có ngu ngốc. Tôi muốn uống rượu nữa”. “Uống cà phê đi”. “Bảo nghe, nào. Một ly cuối cùng rồi lên đường”. “Uống loại Lincoln Highway hé?” “Thứ đó dở tệ, tôi thù ghét những thứ uống tồi tệ. Nào, mẹ kiếp, rót đi!”, ông đẩy chiếc ly qua quầy rượu và nàng rót thêm gin vào đó. “Tôi nghĩ có lẽ tôi nên mời vài kẻ trong đám họ đến đây”. “Mời ai?” “Ồ, bất cứ ai”. Nàng nhún vai. “Mấy ông tai to mặt lớn, anh biết rồi đấy, mấy ông linh mục chứ còn ai”. “Rồi họ sẽ chẳng chịu bỏ đi đâu, họ là một lũ cướp đoạt khốn kiếp mà”. Ông nói nhừa nhựa, vừa nốc rượu ừng ực. Chà, anh ta sắp nổi khùng lên rồi! Chris nghĩ thế và liền thay đổi đề tài, nàng giải thích về vụ kịch bản và dịp may sắp được đạo diễn phim. “Ừ, tốt”, Dennings lẩm bẩm. “Tôi sợ quá”. “Ồ, chỉ nói tầm xàm. Em bé ơi, cái trò trong nghề đạo diễn là làm sao tạo cho cái công việc chó chết đó một vẻ như là khó khăn lắm vậy. Hồi mới làm đạo diễn lần đầu, tôi có biết mô tê gì đâu, thế mà bây giờ tôi đã như thế này rồi, cô xem. Chỉ là trò con nít”. “Burke, xin thú thật với anh, lúc này họ đã mời tôi làm đạo diễn rồi đó, thế mà thật sự tôi cũng chưa dám chắc là mình có đạo diễn được bà ngoại tôi băng qua đường không nữa đây. Tôi muốn nói đến mặt kỹ thuật ấy”. “Ối chào, cứ vất hết các thứ đó cho người biên tập, cho người quay phim và thư ký phim trường, cưng ạ. Cứ chọn những người giỏi và họ sẽ đưa cô đến thành công. Điều quan trọng là biết sử dụng đào kép, và thế là cô trở nên tuyệt vời, đúng là tuyệt vời trong công việc đó. Chẳng những cô có thể bảo họ cách di chuyển và đọc lời đối thoại, mà cô còn dư khả năng biểu diễn cho họ xem nữa. Hãy nhớ lại tài tử Paul Newman và phim Rachel, phim Rachel đấy nhé, và chớ có hoảng lên như thế”. Nàng vẫn còn vẻ hoài nghi. “Chà, về cái món kỹ thụật này”, nàng lo âu. Dù say hay tỉnh, Dennings vẫn là nhà đạo diễn ưu tú nhất trong nghề. Nàng cần được ông khuyên bào. “Chẳng hạn?” Ông hỏi nàng. Trong ngót một tiếng đồng hồ, nàng dọ dẩm đi vào các điểm rắc rối, các gút mắc đến tận cùng chi tiết. Các dữ kiện thì dễ dàng tìm thấy trong các sách giáo khoa rồi, nhưng nàng lại không có đủ kiên nhẫn để đọc sách. Thay vào đó nàng đọc chính con người. Bản tính ưa tra hỏi, nàng khai thác con người, vắt họ kiện cạn để tìm hiểu. Nhưng sách vở thì không thể nào vắt ép được. Sách vở cứ trơn tuột như lươn. Sách cứ bảo “Tuy nhiên” với lại “rõ ràng là” trong khi chúng chẳng rõ ràng tí nào, thế mà mớ văn chương quanh co uẩn khúc lại chẳng bao giờ bị ai thách thức hết. Chúng không bao giờ bị chặn lại vì những lời thuyết phục khôn khéo. “Hượm đã, tôi lú lẫn rồi đây. Làm ơn nhắc lại cho tôi nghe điều ấy được không?” Sách cũng không bao giờ bị ghìm chặc lại, hay bị bắt buộc phải vặn vẹo hay bị mổ xẻ ra manh mún. Sách cũng giống như thể Karl. “Cưng ạ, cô chỉ cần tìm cho ra một chuyên viên cắt cúp thông minh là xong hết”, nhà đạo diễn cười khằng khặc, kết thúc câu chuyện. “Tôi muốn nói một người thực sự hiểu biết hết các cánh cửa của mình ấy”. Ông ta trở nên duyên dáng và sôi nổi, và dường như đã vượt qua điểm nguy hiểm đang đe dọa ông. “Xin lỗi bà chủ. Bà cần điều gì ạ?” Karl đứng cung kính ở cửa văn phòng. “Kìa, xin chào Thordike”, Dennings cười khúc khích. “Hay là Heinrich? Tôi không làm sao nhớ rõ tên đó”. “Tên tôi là Karl”. “Thì đã hẳn là thế. Mẹ kiếp, tôi quên mất. Kể cho tôi nghe đi Karl, có phải cái sở mà anh nói với tôi là anh làm cho bọn Gestapo ấy có tên là sở giao tế công cộng, hay là giao tế cộng đồng phải không. Tôi tin là có sự khác biệt”. Karl vẫn lễ phép nói. “Tôi chẳng làm cho sở nào hết. Tôi là người Thụy Sĩ”. “Ừ phải, dĩ nhiên là thế”. Nhà đạo diễn cười ồ ồ. “Và anh chưa bao giờ đi chơi ném trái lăn với Goebbels đấy chứ, tôi thiển nghĩ?” Karl, trơ trơ như đá, quay sang Chris. “Anh chưa hề bay chung với Rudolf Hess đấy chứ?” “Bà chủ cần điều gì ạ?” “Ồ, tôi cũng chẳng biết nữa, Burke ạ, anh muốn uống cà phê không?” “Tôi đếch uống!” Nhà đạo diễn vùng đứng dậy, hùng hổ sải bước ra khỏi phòng và ra khỏi ngôi nhà. Chris lắc đầu, quay lại Karl. “Nhớ ngắt điện thoại”. Nàng ơ thờ ra lệnh. “Vâng, thưa bà, còn gì nữa không ạ?” “À, có lẽ lấy cho tôi một ít Sanka nữa. Rags đâu rồi?” “Ở dưới phòng giải trí. Tôi gọi cô ấy nhé?” “Ừ, đến giờ đi ngủ rồi. Mà thôi, chờ tí đã, Karl. Đừng bận tâm. Tôi muốn đi ngó con chim đó một chút. Cứ đi lấy hộ tôi Sanka đi”. “Vâng, thưa bà”. “Và lần thứ không biết mấy mươi, tôi xin anh thứ lỗi cho Burke”. “Tôi không hề để tâm”. “Tôi biết. Chính điều đó đã làm anh ta bực”. Chris đến lối hành lang dẫn vào ngôi nhà, mở cánh cửa vào cầu thang dẫn xuống tầng hầm, rồi bắt đầu xuống thang. “Kìa, chào cô gái, cô làm gì dưới đó thế? Xong con chim chưa?” “Rồi mẹ ạ. Mẹ đến xem đi. Xuống đây mẹ, xong đâu đấy rồi”. Căn phòng giải trí được lát ván và trang hoàng rực rỡ. Giá vẽ. Tranh sơn dầu. Máy hát. Dãy bàn chơi trò chơi và một bàn để nặn tượng. Mấy dải cờ hoa đỏ trắng còn sót lại từ bữa tiệc của đứa con trai vị thành niên của người thuê nhà trước đây. “Chà, tuyệt thật”. Chris reo lên lúc con gái trao cho nàng bức tượng. Nó vẫn chưa khô hẳn và có vẻ như một “con chim băn khoăn” được quét sơn màu cam, trừ cái mỏ được tô mỗi bên thành từng sọc xanh lục và trắng. Một túm lông vũ được dán vào đầu chim. “Mẹ thích nó không?” Regan hỏi. “Ồ, cưng của mẹ, mẹ thích, thích lắm. Đặt tên cho nó chưa?” “À há!” “Tên gì cho hay bây giờ?” “Con chả biết”, Regan nhún vai. “Để mẹ xem, để mẹ xem nào”, Chris nhịp mấy đầu ngón tay lên răng. “Mẹ không biết nữa. Con nghĩ sao? Con nghĩ sao về cái tên ‘Con Chim Ngớ Ngẩn’ hở? Đơn giản chỉ là Con Chim Ngớ Ngẩn”. Regan cười rúc rích, tay đưa lên miệng che mấy chiếc kẹp ngàm răng. Gật đầu. “Chim Ngớ ngẩn thắng lớn! Mẹ sẽ để nó lại đây phơi cho khô đã, rồi mẹ sẽ đưa chú ta về phòng mẹ”. Chris đang đặt con chim xuống thì nàng trông thấy BÀN CƠ. Sát một bên, trên bàn… Nàng quên là mình có một bàn cơ. Gần như cũng tò mò về chính bản thân mình như nàng hiếu kỳ muốn tìm hiểu về những người khác, nàng đã mua bàn cơ đó, thoạt tiên coi nó như một phương tiện khả dĩ bộc lộ những manh mối về tiềm thức nàng. Nó chẳng được tích sự gì. Nàng có sử dụng bàn cơ đó một đôi lần với Sharon và một lần với Dennings, kẻ có biệt tài lèo lái con “cơ” bằng nhựa dẻo (có phải anh là kẻ đã đẩy con “cơ” đi không, hở ông mảnh?) bằng cách nào đó mà tất cả mọi “cơ giáng” đều là những lời tục tĩu, rồi sau đó lại trút trách nhiệm về điều đó cho “mấy hồn ma!”. “Con cầu cơ đấy à?” “Vâng”. “Con biết cách chơi sao?” “Ồ, hẳn biết chứ mẹ. Đây này, con chỉ mẹ xem”. Cô bé đến ngồi bên bàn cơ. “Mẹ cho là con cần phải có hai người, cưng ạ”. “Không cần đâu mẹ. Con vẫn cầu một mình suốt ấy thôi”. Chris kéo một chiếc ghế. “Nào, hai mẹ con ta chơi đi, được chứ?”. Một chút lưỡng lự. “Vâng, được thôi”. Cô bé đặt mấy đầu ngón tay lên con cơ màu trắng và lúc Chris đưa tay ra đặt vào vị trí của mình, chợt con cơ di chuyển thật nhanh đến vị trí trên bàn cơ có ghi chữ “KHÔNG”. Chris mỉm cười, nhìn con, bẽn lẽn. “Mẹ à, con muốn chơi một mình hơn”. “Có phải con muốn nói thế không? Con không muốn mẹ tham gia chứ gì”. “Ồ không, con muốn chứ. Chính Đại úy Howdy nói không đó”. “Đai úy nào?” “Đại úy Howdy”. “Cưng à. Đại úy Howdy này là ai vậy?” “Ồ, mẹ biết đó. Con hỏi, còn ông ấy thì trả lời”. “Ra thế?” “Ông ấy tử tế lắm”. Chris cố không cau mày lúc nàng cố cảm nhận một nỗi ưu tư mơ hồ chợt đến. Con bé yêu bố nó thắm thiết, vậy mà chưa bao giờ có phản ứng nhãn tiền nào về việc bố mẹ nó ly dị. Và Chris không ưa nổi điều đó. Có lẽ con bé có khóc trong phòng riêng mà nàng không biết. Nhưng Chris sợ là con bé bị dồn nén và một ngày nào đó, những tình cảm của nó sẽ bộc phát dưới một dạng tai hại nào đó. Nó chọn một bạn chơi trong cái tưởng tượng. Nghe ra không lành mạnh chút nào. Sao lại “Howdy?” Gọi thay cho tên Howard, bố nó chăng? Khá gần cận. “Làm thế nào mà con không tìm ra được một cái tên đặt cho chim, thế rồi đùng một cái con làm mẹ choáng cả người vì một cái tên như là ‘đại úy Howdy?’ Sao con gọi ông ta là Đại úy Howdy?” “Bởi vì tên ông ta là thế chứ sao nữa?” Regan cười rúc rích. “Con nói ai?” “Thì ông ấy”. “Hẳn rồi”. “Thì hẳn”. “Ông ta còn nói gì với con nữa?” “Chuyện này chuyện nọ”. “Chuyện gì?” Regan nhún vai. “Thì nói chuyện thôi”. “Chẳng hạn?” “Để con làm cho mẹ xem. Con sẽ hỏi ông ta vài câu”. “Hỏi đi”. Mấy đầu ngón tay đặt trên con cơ. Regan nhìn chăm chú xuống bàn cơ với đôi mắt căng thẳng vì tập trung. “Đại úy Howdy, ông có cho là mẹ tôi đẹp không?” Một giây… năm… mười… hai mươi. “Đại úy Howdy?” Thêm nhiều giây nữa. Chris kinh ngạc. Nàng những mong con gái nàng sẽ đẩy con cơ đến ô chữ “Có”. Trời ơi, chuyện gì thế này? Một sự hằn thù vô ý thức chăng? Chà, thế thì điên rồ quá. “Này đại úy Howdy, như thế là không được lịch sự lắm đấy nhé”. Regan khiển trách. “Cưng ạ, chắc ông ta ngủ rồi”. “Mẹ nghĩ thế?” “Mẹ nghĩ là con nên đi ngủ”. “Đã đến giờ rồi sao?” “Nào bé con! Lên đi ngủ!” Chris đứng dậy. “Ông ta thật điên khùng”, Regan lẩm bẩm, rồi theo mẹ lên cầu thang. Chris ủ con vào giường rồi ngồi một bên. “Cưng à, chủ nhật được nghỉ, con muốn làm gì không?” “Gì mẹ?” Lần đầu tiên khi hai mẹ con đến Washington, Chris đã nỗ lực tìm bạn cho Regan chơi đùa. Nàng có tìm được một đứa, một bé gái tên July mười hai tuổi. Nhưng gia đình July đã đi nghĩ lễ Phục sinh, và Chris đâm ưu tư vì bây giờ Regan phải thui thủi một mình. “Chà, mẹ không biết nữa”, Chris trả lời. “Thì một điều gì đó. Con có muốn đi ngoạn cảnh không? Hoa anh đào, có lẽ phải đấy! Đúng rồi, năm nay hoa nở sớm. Con có muốn đi xem hoa không?” “Có chứ, mẹ”. “Rồi tối mai đi xem phim. Sao?” “Ôi, con yêu mẹ quá!”







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Những ngón tay

Những ngón tay Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem ...

Truyện Ngắn

23:30 - 22/12/2015

Đọc truyện ma- Bố Em

Đọc truyện ma-  Bố Em Chap 1 – trong vòng 49 ngày nếu tắt hương sẽ khô...

Truyện Ma

09:41 - 10/01/2016

Bác sĩ thông minh!

Bác sĩ thông minh! Một ông chồng rất lo lắng về vợ ...

Truyện Cười

18:46 - 26/12/2015

Đọc truyện ma- Duyên ma

Đọc truyện ma- Duyên ma Hôm ấy trời mưa như trút nước. Cơn mưa nặng hạt ...

Truyện Ma

09:43 - 10/01/2016

Bài học kinh nghiệm…

Bài học kinh nghiệm… Một gã trẻ tuổi gặp một &...

Truyện Cười

14:30 - 26/12/2015