80s toys - Atari. I still have

Đọc truyện ma- Quỷ dữ ở quê Bình Định

huyết phục không được, cô thử đủ cách, từ giả bị ma nhập, đến khóc lóc đòi tự tử, rồi giận không gặp ông… Cuối cùng ông cũng phải bỏ, từ chối hết mọi người đến xem tướng, quyết lên thành phố lập nghiệp đặng về cưới vợ… Thời ấy chưa có điện thoại, ông Ba tích góp mua được cái máy ảnh phim, lên thành phố làm cộng tác viên cho báo Bình Định. Ông còn làm thơ, viết văn, dịch thuật. Nói chung là đa tài. Gái theo thì cứ hàng đàn, nhưng ông chẳng để mắt đến ai. Ông có người yêu rồi. Yêu là như thế, khi đã yêu ai thì cho dù bạn thấy gái đẹp đến đâu cũng chẳng bằng con ghệ ở nhà Thấm thoát đã qua 5 năm, ông Ba làm ăn khá lắm, tích cóp được một số vốn nho nhỏ. Ông đầu tư vào ngành gỗ, rồi tới tháng người ta gửi tiền cho ông, còn ông thì theo đuổi nghệ thuật. Cái xí nghiệp gỗ nằm trong khu tập thể Bông Hồng, hồi đấy đám con nít tụi em hay gọi thế thôi, chứ tên doanh nghiệp cũng chả rõ là gì. Nhớ hồi nhỏ cứ chạy sang đá banh, trốn tìm ở đó đó. Oz lâu lâu gãy roi cũng chạy sang đó xách về. Cả cái xí nghiệp lớn, mất đi vài cây gỗ bỏ đi cũng chẳng sao, nên chả ai quản. Lấy được cứ lấy, không lấy thì cũng đem vứt đi. ****************** Sau khi đã ổn định tài chính, ông Ba mới nghĩ đến việc cưới vợ. À há, lên đây làm ăn 5 năm, cuối cùng cũng có ngày ngồi xe con về làng rước dâu. Nghĩ đến đây ông hớn hở ra mặt. Ông chạy đôn chạy đáo đi đăng ký, đi mua nhà, hợp thức hóa v…v… đến khuya mới về đến nhà. Hồi đấy, ông Ba vẫn còn ở nhà trọ. Nhà trọ ông nằm ở đường Ngô Mây, đoạn gần chợ Khu 6, trong hẻm. Ông ở lầu 3, trên ông còn 2 lầu nữa. Khiếp, hồi đấy có cái nhà 5 lầu là giàu lắm, nhà em hồi đó còn là nhà ván . Nội tiền trọ phòng của ông Ba đã là 2tr/tháng, bằng tiền lương bz e rồi. Thế mới biết ông ý giỏi kinh, chẳng bằng cấp đếch gì cả, thế mà tiền kiếm cứ như nước. Tắm giặt, ăn uống xong, ông đi ngủ. Vắt tay lên trán. Ha, còn chưa mua được nhà, vẫn kiếp nhà trọ dài dài. Cái hợp đồng kia không biết tụi nó có ký không. Chuyện cưới hỏi phải về quê một lần, cũng 5 năm rồi chưa gặp L. Không biết cô ấy ra sao… Nhiều chuyện để suy nghĩ khiến ông không ngủ được, ra lan can hóng gió. Chợt ông giật mình. Cho đến bây giờ ông vẫn không quên được cái khoảnh khắc ấy: Một bóng người rơi từ trên lầu trên xuống, hai mắt mở to nhìn ông cười tà dị! 30′ sau, công an ập đến. Toàn khu bị phong tỏa. Sáng hôm sau có kết quả. Nạn nhân là một nam sinh tự tử vì thất tình. Đến khổ, yêu đương làm gì, công cha mẹ dưỡng dục hơn 20 năm chưa trả đã nhảy lầu vì gái… Ông chủ nhà than thở. ****************** Tối, ngồi một mình trong phòng. Ông Ba nhớ lại ánh mắt của người thanh niên tối qua. Nó như vờn qua lại trong đầu ông suốt một tuần. Hành nghề trừ ma hơn 20 năm chưa bao giờ ông bị ám ảnh như lúc này. Không được rồi, hôm nay ngày mười bốn tháng bảy! Ông Ba bật dậy lục đồ nghề. Tự dưng ông ớn lạnh. Quay ngoắt lại không thấy ai. Lúc này cần bảo trì thanh tỉnh, ông vừa nhẩm một đoạn kinh phật, vừa lục tìm bùa chú. Dán ở cửa, ông thở phào. Xong. Đêm nay ở nhà là yên. Hinh ơi! Tiếng bà già nhà bên. Ông đi ra ngoài lan can nhìn xuống. Người qua lại, tuyệt không thấy bà già đâu. Ông giật mình! Đoán ra nguyên nhân, ông ngẩng đầu lên. Trước mặt cách ông tầm 5m là một người con trai máu me đầy mặt nhìn ông. Chợt ông mê man… Cốc… cốc… Ông Ba giật mình thấy mình đang đứng trên lan can! Hoảng hồn, ông nhảy lùi vào nhà thở hổn hển. May quá, có người cứu. Ông ra mở cửa. L! Sao em lên đây? Em nhớ anh quá. Hai người ôm chầm lấy nhau. Tỉ tê một hồi, ông mới biết là ở nhà bảo L lên thăm ông, tiện bàn chuyện cưới hỏi. Vui quá, ông kéo L ra ngoài đi chơi, quên béng vừa xảy ra chuyện gì… Đến tầm 11h, ông đưa L về nhà bà con gần đó. Vì khuya rồi nên không dám vào ngõ, ông tạm biệt cô L rồi về nhà. 11h đóng cửa rồi, ông phải ngồi đợi một lúc mới có người ra mở cửa. Ngáp ngáp, ông lên lầu. Chẳng hiểu sao ông lại lên đến sân thượng! Quái, rõ ràng mình mới lên có 1 lầu, còn 4 lầu nữa? Nhìn lên trên, ông ba thấy cậu thanh niên lúc chiều. Ánh mắt tà dị khiến ông thất thần. Người đó giơ tay vẫy vẫy. Ông lại mê đi… – Anh! Ông ba chợt tỉnh lại. Còn một bước nữa là ông ngã xuống dưới lầu. Ngước lên: Bóng người kia đã biến mất từ bao giờ. Mồ hôi vã ướt lưng áo. Ông vội vàng bước lùi lại. Ông ngoại em đứng trước cổng nhà, hét vọng lên: – Mày làm gì đó Bảy? Xuống mở cửa cho anh. – Đợi em chút… Ông ngoại em lên báo tin. Ở quê xảy ra chuyện. Ông Ba nghe xong rụng rời, nước mắt chảy đầy mặt… Số là cô L hôm qua ngộ độc thức ăn, đến chiều tối thì đau dữ dội, cả nhà nháo nhào đi kiếm thầy thuốc nhưng không cứu được. Cô đã qua đời tối hôm qua. Thì ra lúc chiều tối là cô L cứu ông Ba. Lúc khuya cũng là giọng cô L. Yêu, chính là khi âm dương cách biệt vẫn quan tâm và nhớ về nhau… Part 7: Cái miễu. Truyện này em mới nhớ lại, mẹ hồi đó có kể cho em nghe chuyện ông ngoại thời trẻ. Cái này cũng ở quê em, nhưng hồi lâu lắc rồi. Các bác còn nhớ cái miễu thiêng, lúc nhỏ ông Ba trốn nhà vào đó lấy đồ cúng ăn chứ? Hồi đó ông em mới hơn hai mươi. Chắc vào khoảng năm ba mươi bốn mươi… Thuở ấy chiến tranh, người ngã xuống không phải ít. Trong đó trai tráng quê em đi lính cũng nhiều. Hòa bình một số người về, một số không về được. Để tưởng nhớ, làng lập cái đền. Nói là đền thì hơi quá, chính xác nó là cái miễu cũ, nhỏ thôi. Cử thêm một chú bộ đội bị cụt chân do mảnh bom trông coi quét dọn. Nói một chút về cái miễu. Nó vốn là nhà của một cụ già trong làng. Trước cả nhà cụ bị ngộ độc gì ấy, mỗi cụ thoát, còn vợ con chết cả. Cụ sống một mình, chả hiểu buồn chán hay sao đó, một ngày kia người ta thấy cụ vác túi ra khỏi làng. Cứ nghĩ là cụ đi chơi một hai ngày rồi về, mãi không thấy. Qua nhiều năm căn nhà chính thức bỏ hoang. Mà vị trí lại đẹp, ngay giữa làng. Thôi bỏ cũng phí, thế là trai tráng bỏ công tu chỉnh lại, rồi nhang đèn. Nhà nhà đến đó thắp nhang. Một thời gian miễu khá nhộn nhịp, nhưng sau đó thì thưa dần. Thời đó có mấy ai dư dả để mà ngày nào cũng đi thắp hương khấn vái? Lo ăn chưa xong. Vài chục năm sau thế chiến II nổ ra, cái miễu trở thành nơi cúng vái của các mẹ, các chị có chồng con đi lính. Rồi tiện thể người ta cúng vái các linh hồn liệt sĩ ở đó luôn. Bên cạnh cái miễu là giếng làng. Nước sinh hoạt của cả làng là đây. Nước sông chỉ dùng để tưới cây, hay chăn nuôi, còn ăn uống tắm rửa phải sạch sẽ, mới chống được bệnh. Những năm này bệnh tật liên miên, mà thầy thuốc không nhiều, để mắc bệnh thì rất phiền toái. Ông cố em chủ ý xây cái giếng này để mọi người có nước sạch dùng tránh bệnh tật vớ vẩn. Điều đáng nói ở đây, cái miễu này từ khi lập ra, đã được xác nhận là miễu linh. Còn linh thế nào thì để part sau *************** Năm đó ông ngoại em còn chưa lấy bà ngoại. Thanh niên trai tráng, hồi đó tuổi này tay bồng tay bế rồi, nhưng ông đi du học nên tư tưởng thoải mái, dù gái hay trai, chỉ hai là đủ Mặc cho người nhà thúc dục ông vẫn phơi phới, thanh niên trai tráng, cưới vợ sớm làm gì? Tổ chuốc trách nhiệm, cứ thế này tự do muốn làm gì thì làm, còn không thoải mái sao? Ông ngoại em không lanh lợi như ông Ba, cái đấy trời sinh, chỉ có học vấn và tầm nhìn. Ông ít nói, trầm tĩnh, không tham vọng. 5 năm tiếp cận nền văn minh khác không khiến ông mất đi gốc rễ và định kiến. Ông về làng phụ cố coi gia sản. Tính ông dễ gần, lại hay giúp người nên dân thương lắm. Thấm thoát đã hơn chục năm từ ngày lập miễu. Miễu này qua thời gian, vô số chuyện khiến mọi người kháo nhau: Miễu linh. Dân làng tuy không còn đến cúng bái nhiều như xưa, nhưng nhang đèn hoa chuối vẫn đầy đủ. Chú bộ đội được phân giữ miễu luôn hoàn thành trách nhiệm của mình, cho đến khi mất. Chú trúng gió mất. Đêm đấy chú uống rượu với mấy ông trong làng, về đến miễu lăn đùng ra đi-văng ngủ. Sáng có mấy cô trong làng tới thắp nhang mới biết. Lại qua thêm 2 tháng… Ào… Cảm nhận dòng nước mát lạnh xối từ trên đầu xuống, cô H phát ra tiếng rên nhẹ kiều mỵ, cả người run run hưởng thụ. Hôm nay cô đi ăn giỗ xa, về đến nhà cũng đã khuya. Đi đường cả ngày bụi bặm bám đầy mặt. Tính sạch sẽ, cô xách gàu ra giếng làng múc nước tắm. Bình thường mấy cô trong làng vẫn ra đây xối nước, kỳ cọ. Các bác đừng hiểu lầm, vẫn mặc quần áo nhé, bác nào gạch bậy bạ em phồng tôm phát chết luôn . Hôm nay trăng tròn. Xung quanh tiếng côn trùng kêu rả rích. Cách đó tầm 30m lại là cái miễu linh, kết hợp với màn đêm thật khiến người ta sợ hãi. Cũng có hơi ớn lạnh, nhưng cô H ngày ngày vẫn ra miễu thắp nhang. Sợ là mấy người xấu sợ, chứ mình cả đời không làm gì trái lương tâm, sợ cái gì? Nghĩ vậy cô trấn tĩnh lại, múc gàu nước cuối cùng. Tõm… Cô H thấy có gì đó không đúng. Quái lạ. sao gàu nước lại nặng thế này? móc trúng cái gì à? Cô buông gàu, lại kéo lên. Vẫn nặng. Hay là vướng vào cái gì? Trời đêm, trăng sáng nhưng chỉ đủ để thấy miệng giếng. Cô kéo thử, thì ra vẫn lên. Chắc là cành cây thôi-cô H thầm nhủ. Ráng kéo lên được một khúc, cô buông gàu hét lên thành tiếng! Một bàn tay gầy gò bám vào miệng giếng, một gương mặt đàn ông nhe hàm răng trắng ởn đang cười với cô! Cô H ra sức chạy, chạy mãi, quay đầu lại thì chẳng thấy gì nữa. Nhưng cô vẫn cố hết sức chạy về nhà. Sáng hôm sau người ta chẳng tìm thấy cái gàu của cô ở giếng, mà là ở trong cái miễu… *************** Người bạo miệng thì bảo thần hồn nhát thần tính, kẻ nhát gan thì sợ ma quỷ. Mỗi người một kiểu, dạo đấy cũng chẳng ai ra giếng ban khuya nên không có chuyện gì xảy ra. Rồi sự việc cũng chìm đi, hàng ngày người ta vẫn ra múc nước tắm rửa bình thường cho đến khi… Đêm đó là hội làng gì đó, em cũng chả rõ lắm chuyện cả thế kỷ trước, nhưng mà ông cố đang ở trên tỉnh, nên ông ngoại là con cả đi thay. Ông nốc rượu, ông mời, ông say… Làng cử một người đưa ông về nhà. Ông chân nam đá chân chiêu liểng xiểng, đến cái giếng, thấy sẵn gàu nước của ai bỏ quên, người thanh niên dừng lại múc nước rửa mặt. Ông ngoại thì ú ớ hát mấy câu không rõ nghĩa. Chợt ông im bặt. Người kia rửa mặt xong quay lại thấy ông đang ngã ngồi dưới đất, nhìn về phía cái miễu. Anh vội nhìn theo hướng ông ngoại nhìn. Ủa, có gì đâu? Vẻ mặt ông ngoại như là gặp cái gì khủng khiếp lắm. Đột nhiên ông hét to rồi chạy về phía đình làng. Người kia cũng chạy theo, mặc dù chẳng biết tại sao ông ngoại lại có hành động như thế. Chợt nhớ đến câu chuyện mấy hôm trước của cô H, anh toát mồ hôi lạnh. Đình làng nằm ở đầu làng, còn cái miễu nằm giữa làng, cách nhau khoảng mấy cây số. Đình làng vốn là nơi thờ tổ, thờ phật, còn cái miễu lập ra để thờ vong, thờ các bác. Ông ngoại tuy rằng sợ điếng hồn, tỉnh cả rượu, nhưng nhờ vậy mà thanh tỉnh. Đình là nơi thiêng liêng, ma quỷ bất xâm. Chỉ cần tới được đó là an toàn, có gì mai tính tiếp. Vừa nghĩ ông vừa quay đầu lại. Ông giật nảy mình khi thấy một người đàn ông tóc xõa, trần truồng bò theo ông sát nút, còn người thanh niên kia thì không thấy đâu. Nghĩ rằng người kia bị hại, ông cắn răng chạy nhanh, thì con ma cũng tăng tốc. Được một lát, đuối sức, chạy không nổi nữa, con ma lại chạy chậm lại. Dường như có liên hệ gì đó… Ông ngoại lóe lên một suy nghĩ. Ông dừng hẳn lại nhìn con ma. Đến giờ ông mới có cơ hội nhìn kỹ nó. Là một người đàn ông, tóc xõa, khắp người phù thũng, làn da trắng bệch. Đôi mắt thống khổ, nụ cười cùng với hàm răng khủng bố khiến lòng ông ngoại em run lên từng hồi. Suy đoán của ông ngoại em, sai! Con ma vẫn tiếp tục lao tới. Ông cuống cuồng lao đầu chạy, chạy mãi, chạy cho đến khi té lăn ra, ông quay lại nhìn. Đập vào mắt ông là khuôn mặt của nó… – He…he… Ông ré lên một tiếng rồi bất tỉnh… Sáng hôm sau người ta phát hiện ra ông ngoại nằm trên bậc thềm của đình làng. Ra là ông đã chạy tới đình rồi. Trên vai ông là vết cào. Chuỗi hạt ông đeo cũng không cánh mà bay. Anh thanh niên kia thì rõ ràng chạy theo ông ngoại nhưng sáng hôm sau lại tỉnh dậy ở bờ sông… Từ hôm đó không còn ai gặp lại con ma nữa. Người ta bảo rằng con ma bị diệt vì phạm vào đất thánh (tức là vào phạm vi đình làng). Có người thì bảo vì nó động vào chuỗi ngọc phật của ông ngoại nên thần hình câu diệt. Còn có lời đồn rằng con ma vẫn chưa chết, nó chỉ quanh quẩn đâu đó trong làng trị thương và chờ cơ hội báo thù… Anh Cường vừa đi vừa hát. 3 ngày nữa gia đình anh sang hỏi cưới chị Vân. Chưa bao giờ anh thấy yêu đời hơn lúc này. Anh vui đến phát rồ, cứ nhìn anh ngồi lẩm nhẩm chuyện vào Nam lập nghiệp, nuôi dạy con cái, lớn lên làm gì, rồi về hưu 2 vợ chồng dắt nhau về quê dưỡng già, ai cũng cười. Đúng là yêu làm con người ta thay đổi… Anh Cường là con của chú Lưu, nhà có hơn 10 mẫu đất, thuộc dạng giàu có, của ăn của để. Sau cách mạng về cắt đất chia cho dân, chẳng biết làm cách nào, chú Lưu vẫn giữ được 2 mẫu. 20 nghìn mét vuông với dân thành phố là con số không tưởng, nhưng với dân quê những năm 70 của thế kỷ trước, nhiêu đó chỉ tạm đủ sống. Chú Lưu đem bán, rồi một thân một mình vào Nam lập nghiệp. Đi biền biệt mười mấy năm, chú quay về, xây nhà, cưới vợ, làm chân nha sĩ cho xã. Nói chung cuộc sống cũng dư dả, riêng về việc con cái thì lại hiếm. Chú sinh ra anh Cường đâu năm 87, 88 gì đó, rồi từ đó tịt tới giờ. Đi khám thì phát hiện chú Lưu không thể có con nữa. Vì vậy chú cưng anh Cường như cục vàng. Anh Cường lớn lên trong sự cưng chiều đó nên đâm hư, nhậu nhẹt chơi bời đàn đúm, cờ bạc bê tha. Anh học hết lớp 9 rồi nghỉ, đi làm thợ hồ mấy năm, chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào lại được làm chủ thầu nhận xây nhà cho người ta. Năm đó hình như anh mới 20 tuổi. *************** Tuy anh Cường phá phách, đi làm có tiền cũng tiêu pha vô độ, nhưng bản chất anh vẫn là người tốt. Gặp ai khó khăn anh đều giúp đỡ, chơi với anh em thì phóng khoáng. Anh lại đẹp trai nên lắm người để ý, nhưng anh chả vừa ý cô nào. Yêu thì tới, không yêu thì thôi, không nên làm khổ đời con gái ng ta. Anh bảo vậy. Chả thế mà đến năm 20 tuổi anh vẫn độc thân: Đã 20 mùa lúa trổ bông Chưa 1 lần sờ mông ai đó Và cũng qua rồi từng ấy mùa khoai sọ Chưa 1 lần này nọ với ai kia. Nhưng anh Cường chẳng quan tâm. Gái gú là phù du, thầy u mới là tất cả. Anh thương ba má. Đi đâu cũng xem thử có thuốc chữa đau lưng cho ba, thuốc trị trĩ cho má không. Cứ 1 tuần về thăm nhà 1 lần, cho ba má đỡ nhớ. Bởi có hiếu nên cho dù anh phá phách cũng chẳng ai có ác cảm với anh được. (Mỗi tội ông này tự nhiên quá, vồn vã quá, mình về quê chơi mấy lần trước cũng ngán, nói chung là ko hợp tính em các bác ạ) Chuyện phát sinh từ 1 lần về thăm nhà. Anh Cường đi nhậu khuya về, trời bỗng mưa lớn nên anh chạy vội vào mái nhà gần đó thì thấy 1 cô gái đứng trú mưa. Thấy cô nàng cũng xinh. Con trai máu me, rượu vào, lời ra. Bắt chuyện được một lát đỡ mưa, anh đưa cô gái về tận nhà… *************** Chị Vân là người xóm dưới. Cụ thể là làng em chia làm 2 xóm: Xóm trên ở sát bờ sông, còn xóm dưới cách xóm trên một con đường cắt ngang. Hồi đó nhà dân xây loạn, đường ngoằn ngoèo lại lắm ngõ, nhìn từ trên xuống như con rết ấy. Nói chung cái này em chẳng rõ lắm, nhưng hình như phân ra là Tam Quan Bắc với Tam Quan Nam thì phải? Gọi xóm trên xóm dưới mãi đâm quen mồm Trở lại với anh Cường, sau lần đầu gặp chị Vân, anh chẳng thể nào quên được hình bóng người con gái ấy. Chợt chàng trai 20 tuổi nhận ra cái sự thật mà bình thương nghe thấy anh chỉ nhếch môi cười khẩy: Nhất kiến chung tình, anh đã yêu! Quá trình yêu đương cũng khá khó khăn. Chị Vân cả ngày bị nhốt ở nhà may quần áo, mỗi buổi chiều muộn mới được rảnh rỗi. Cứ giờ đấy mà người nhà bước ra cửa là thấy mặt anh Cường. Trúng ba chị Vân khó khăn, mấy lần xách chổi, suỵt chó rượt, anh Cường vẫn không nản. Riết rồi ông già cũng chán, thôi kệ mẹ nó. Tao ko cho con Vân ra ngoài là được. Anh Cường tức khí ra mua ngay cái điện thoại, nhờ người chuyển vào cho chị Vân. Đêm đêm 2 người rủ rỉ tâm tình với nhau, mãi đến khi ông già chịu thua, anh Cường mới được công khai gặp chị. 1 năm rưỡi yêu thương, anh và chị quyết định đi đến hôn nhân. Mà 3 ngày nữa chính là ngày đó. Anh Cường như phát rồ, chạy đi khoe khắp nơi. May là cơ bản hình ảnh với khâu tổ chức đã xong. Tối nay, nhậu! Mai nghỉ lấy sức mốt còn chiến đấu, đừng làm mất mặt cánh đàn ông nhá! – Mấy người bạn anh đá lông nheo – Mới vào chiến thì dạo đầu trước, rồi móc, rồi vét máng đã… (đoạn này hơi bậy, em cắt, mấy bác thông cảm ) Hôm nay anh Cường uống say quá. Nhưng vẫn nằng nặc đòi về một mình. Anh đi lảo đảo, chân nam đá chân chiêu. Chợt một luồng gió mang nước lạnh đập vào mặt khiến anh rùng mình. Trời đổ mưa. Anh chạy vào mái nhà gần đó tránh mưa. Một cô gái đứng sẵn ở đó. Anh ngắm cô: Mắt to, 2 mí, mũi dọc dừa, môi mỏng, da trắng, nói chung là tuyệt! Ơ, quê mình có gái xinh thế này cơ à? Chắc dân QN về chơi? Anh bất giác nhớ tới chị Vân. Hoàn cảnh cũng khá giống. Chợt anh cười, vừa ngắm cô bé đó, vừa cười. Cô bé như cảm thấy có ng đang nhìn mình, ngẩng đầu lên. Anh cười cái gì? Anh cười vì vui, khi được gặp cô bé xinh đẹp như em. Anh đừng nói dối, anh cười nhìn đểu lắm. Ơ thật à? Anh tưởng con gái thích zai đểu? Hì…hì… hứ, ko có đâu… Mưa mãi không tạnh, anh Cường với cô bé mới quen cũng chẳng để ý điều đó. 2 người mải đắm chìm trong câu chuyện của họ, mà quên mất mọi thứ xung quanh. Đến gần sáng, những hạt nước cũng dần thưa đi. Cô bé cũng phải về, nhưng nhất quyết không chịu để anh Cường đưa về. Ờ thế có chuyện gì không liên can tới anh nhá, hehe. Em có học võ đó. Cô bé huơ huơ tay, rồi đỏ mặt chạy đi. Anh Cường nhìn theo cô tới khi bóng dáng nhỏ bé biến mất hẳn trong làn mưa… Ngày hôm sau, anh và cô bé lại gặp nhau. Cũng chỗ cũ. Chẳng biết cô bé như nào, nhưng rõ là anh Cường muốn gặp lại cô. 2 người kéo nhau ngồi nói chuyện đến khuya. Lần này anh Cường đòi đưa cô bé về, nhưng vẫn không được… Mai là ngày quan trọng. Chị Vân mới đây còn chạy sang hỏi anh Cường chuẩn bị xong chưa. Chị đương nhiên là vui. Nhưng chị thấy anh Cường kỳ kỳ thế nào. Anh không còn nhảy nhót như 2-3 ngày trước. Cũng chẳng thấy anh hứng thú gì cho ngày mai. Nhưng chị cũng chẳng để tâm lắm, vì chị đang hạnh phúc. Con người ta khi hạnh phúc tột bực thì sẽ dễ dàng bỏ qua những chuyện nhỏ không vui. Chị đi về, sau khi gửi lại cho anh nụ hôn, cùng lời nhắn: Mai trả em đó. Anh Cường phì cười. Đồ con nít. Anh giơ tay lên dọa đánh. Chị le lưỡi chạy. Chị Vân về rồi, anh Cường lại nhớ tới cô bé ấy. Anh hoảng sợ nhận ra rằng cô bé mới quen đã chiếm một phần quan trọng trong tim anh. Anh không phải là người không biết suy nghĩ. Anh biết nếu không dứt ra thì sẽ là một điều cực kỳ sai lầm trong đời. Anh quyết định đi gặp cô bé tối nay, và mời cô đến dự đám cưới của anh ngày mai… *************** Trăng sáng, mặt nước phẳng lặng chợt gợn sóng vì có 2 cái chân nhỏ xinh đang khua khua. Hôm nay cô bé xinh hơn mọi ngày. Tóc dài thả ngang lưng, váy hồng viền xanh, kết hợp với khuôn mặt cô lại chẳng thấy dịu dàng tý nào, trái lại tăng thêm phần tinh nghịch. Anh Cường đang gãy lưỡi giải thích vì tới trễ. Suốt nửa tiếng, cô bé chỉ bĩu môi, hứ. Trông đáng yêu làm sao. Anh biết cô bé có cảm tình với mình. Anh cũng, ừ, có… một chút. Biết nói thế nào bây giờ. Mình lại trở thành kẻ bắt cá 2 tay. Anh cười khổ, rồi theo yêu cầu của cô bé, anh kể chuyện. Ngưu lang chức nữ, Từ Dung công chúa, cô bé như say mê nghe từng câu từng chữ của anh. Chợt anh Cường cảm thấy một khối mềm mại áp lên tay. Như bị điện giật vậy. Cái cảm giác giống lần đầu nắm tay chị Vân. – Yêu em nhé. – Cô bé thỏ thẻ. – Anh… không xứng. – Anh có yêu em không? – … – Nếu anh không yêu em, em sẽ nhảy xuống sông cho anh xem. – Em dám à? Ấy khoan, anh… Ừ, yêu em, được chưa? – Anh la hoảng khi thấy cô bé đứng phắt dậy, định nhảy xuống sông. – Thế anh có muốn ở bên em suốt đời không? – Cô lại ôm anh. – … . – Trả lời mau! – Cô gắt. – Có, nhưng… – Thế là được rồi. – Cô đưa tay lên chặn miệng anh – anh phải nhớ những gì anh đã nói đó. – Nhớ, nhưng… Anh Cường chợt thấy một bên tay trống vắng. Anh quay lại tìm cô bé nhưng chẳng thấy đâu. Chợt anh lạnh mình khi nghe tiếng cô vọng bên tai. – Anh phải nhớ những gì anh đã nói đó. Anh hoảng hồn. Anh chạy thục mạng về nhà trong tiếng cười trong vắt như chuông bạc… Hôm sau, hôn lễ như dự tính được khởi hành. Anh Cường sau khi trấn tĩnh đã bỏ chuyện hôm qua sang một bên. Anh vốn không tin vào ma quỷ. Huống hồ trên cổ anh là sợi dây chuyền nanh hổ của một người dân tộc tặng. Người đó nói có cái này không sợ ma quỷ. – Bây giờ người mình yêu là Vân, chỉ Vân thôi.- Anh thầm nhủ.







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Đọc truyện ma – Bùa thề sống chết

Đọc truyện ma –  Bùa thề sống chết Câu chuyện về bùa thề như một bản tình ca huyễn ...

Truyện Ma

10:19 - 10/01/2016

Chỉ còn lại trong kí ức...

Chỉ còn lại trong kí ức...Thôi thì xem như một kí ức đẹp. Trách sao tôi khôn...

Truyện Ngắn

10:44 - 23/12/2015

Sợ quá phải về

Sợ quá phải về - Thế nào, chuyến đi nghỉ trên r...

Truyện Cười

22:52 - 26/12/2015

Biết “cúi xuống” mới là trưởng thành, biết "hạ mình" mới là cao thủ

Biết “cúi xuống” mới là trưởng thành, biết "hạ mình" mới là cao thủBất luận là người có dã tâm nào đi nữa, khi đứng t...

Truyện Ngắn

10:07 - 23/12/2015

Thi điều khiển voi..

Thi điều khiển voi..  Có cuộc thi điều khiển voi giữa...

Truyện Cười

22:21 - 26/12/2015