XtGem Forum catalog

Đọc truyện ma- Tơ Đồng Rỏ Máu

Văn. Nếu Na Lan suy đoán đúng, thì việc Mễ Trị Văn bị hại từ sớm là rất nặng nề, đến nỗi nửa đêm là phải lủi ra hố sâu để hành hạ động vật cho hả dạ, và nhiều năm sau tiếp tục trả đũa các cô gái tiếp cận lão. Cái từ then chốt là sớm. Sớm bị tổn thương, thường thấm thía nhớ lâu. Sớm bị người thân cận bạo hành làm hại, lớn lên sẽ bạo hành với người thân cận. Diều này có thể giúp lý giải các vụ cưỡng bức dâm bất thành. Nhưng giải thích ra sao về các vụ “ngón tay khăn máu” ? Với nhiều vụ án cưỡng dâm xong xuôi, nhiều vụ án bắt cóc giết người, thì sẽ giải thích ra sao ? Bắt đầu từ sự suy đoán bên trên, rồi đi sâu hơn. Giả sử suy đoán này là đúng, thì Mễ Trị Văn hồi niên thiếu đã bị người thân làm hại, anh ta phải đục thủng tường, trốn ra ngoài ngôi nhà ngục tù ấy nhưng lại không thể bỏ đi hẳn. Thế thì, kẻ gây nên tội ban đâu chỉ có thể là người nhà. Cha mẹ Mễ Trị Văn. Hôm nay, ngày cuối tuần trong một mùa xuân uể oải, sau mấy ngày sương mù khủng bố, mặt trời đã hiện ra, dân chúng liền hớn hở nhẹ nhõm, thậm chí không buồn tháo khẩu trang, cứ thế ào ra khỏi nhà đi chơi, đi mua sắm. Đại học Giang Kinh cũng không ngoại lệ, từ sáng sớm, các đôi nam nữ, các chàng trai cô gái ăn mặc sặc sỡ đã tràn ra kín khu Văn Viên rộng đến 12 héc ta, chưa đến 12 giờ trưa họ đã đi khắc thành phố tô điểm cho sắc xuân vừa quay trở lại. Na Lan ngưỡng mộ ngắm nhìn phong cảnh bên ngoài và những bóng người vui vẻ dưới nắng xuân, khẽ thở dài, cầm di động lên định gọi cho Sở Hoài Sơn thì nhận ra hai tin nhắn của anh ta gửi đến. Là hai cái tên. Mth, Mễ Dũng Liên. Cô nhắn lại: Là người vốn ở thôn Mễ Gia? Sở Hoài Sơn: Đúng. Na Lan: Tìm họ như thế nào? Địa chỉ? Sở Hoài Sơn nhanh chóng nhắn hai địa chỉ đến. Bỗng có người gõ cửa ký túc xá. “Tôi, Trần Ngọc Đống đây!” Na Lan mở cửa, ngạc nhiên nhìn người đàn ông. Trần Ngọc Đống không định bước vào, nên nói luôn, “Nào, chúng ta đi tìm một người.” “Ai ạ?” “Dọc đường tôi sẽ nói.” Ông đã quay người bước đi. Na Lan hào hứng, “Vừa khéo, cháu cũng đang định đi tìm người. Có lẽ hai chú cháu cùng đường cũng nên.” Trần Ngọc Đống mở sổ tay. Quả nhiên, địa chỉ ông ghi cũng trùng với địa chỉ trong mẩu tin nhắn. Đó là nơi ở của một ông già tên là Mễ Dũng Liên. Trên xe buýt, Na Lan hỏi Trần Ngọc Đống, “Sở Hoài Sơn liên lạc với chú à?” “Không. Sao nào?” “Khéo quá! Chú và anh ta thần giao cách cảm thì phải? Sau khi xác định được Mễ Trị Văn là sản vật của thôn Mễ Lung thì chú và anh ấy cùng đi tìm người cũ của thôn, và cùng tìm đến ông Mễ Dũng Liên này.” Na Lan giải thích. Trần Ngọc Đống “Thế à?” Rồi nói, “Không chỉ một người, tôi còn tìm thấy một người nữa tên là mth.” “Sở Hoài Sơn cũng nhắc đến. Có cần đi gặp người này không?” “Cứ gặp Mễ Dũng Liên trước đã. Mth kém Mễ Trị Văn hai tuổi, họ cùng trang lứa, chắc ông ta không nhớ nhiều về thôn Mễ Lung và cha mẹ của Mễ Trị Văn. Mễ Dũng Liên là thế hệ trên Mễ Trị Văn, năm nay đã 80 tuổi, hẳn ông ta hiểu rõ các chuyện ở thôn Mễ Lung.” Na Lan hỏi, “Sao chú tìm ra họ?” Cô đoán Sở Hoài Sơn không ra khỏi nhà nhưng anh ta hay tìm trên mạng, thư viện… cộng với các chiêu lạ của mình, còn Trần Ngọc Đống thì dùng cách truyền thống. “Quả là không dễ. Thoạt đầu tôi nghĩ họ Mễ ở Giang Kinh và vùng lân cận không nhiều, bèn nhờ một học trò đang làm ở Phòng Hộ tịch thành phố tìm giúp. Cô ta lọc ra hơn bốn mươi người. Tiếp tục sàng sẩy, lựa những người phù hợp, tức là độ tuổi trên 50, được 16 người. Sau đó tôi nảy ra sáng kiến, đến Phòng Hồ sơ, tra cứu danh sách dân chúng di dời sau khi dốc Mễ Lung trở thành di tích khảo cổ trọng điểm.” Na Lan đã hiểu ra, mỉm cười, “Xem ra, thôn Mễ Lung có di nhưng không dời!” Cái thôn bỏ hoang ấy không có tiềm lực khai thác thành nhà ở để bán, nên nó đã thoát khỏi vận hạn bị giải phóng mặt bằng. “Nghe nói dân chúng đều chuyển vào thành phố Giang Kinh.” “Đúng thế. Và họ dời đến thành một cụm tập trung, 19 hộ họ Mễ chuyển đến ba tòa nhà lớn ở khu Tân Giang, thuộc khu tập thể Sở Dân chính, Sở Y tế và Sở Thủy điện. Sau hơn ba mươi năm, già nửa số hộ họ Mễ đã chuyển đi, một số người cao tuổi đã qua đời. Xem xét các hộ ở ba tòa nhà và đối chiếu hộ tịch, chứng minh thư phù hợp với Mễ Trị Văn, thì chỉ còn hai người là Mễ Dũng Liên và mth.” “Gia đình Mễ Trị Văn thì sao ?” Trần Ngọc Đống lắc đầu, “Không có bất kỳ ghi chép nào về Mễ Trị Văn. Quản lý hộ tịch ngày xuu7a chưa có máy tính, nên cũng thường thất lạc tài liệu. Chứng minh thư lúc bị bắt của Mễ Trị Văn là đồ giả.” Na Lan kinh ngạc, “Thế thì… rất có thể lão không phải là Mễ Trị Văn?!” “Có thể.” Trần Ngọc Đống cười nhạt. “Chứng minh thư giả, họ tên cũng có thể là giả, nhưng hồ sơ bệnh án thì là thật, cháu cũng nhìn thấy rồi. Lão vào nhà đá nhiều lần, song vào bệnh viện còn nhiều hơn, cho nên hồ sơ y tế rất đầy đủ. Nếu là tên giả, thì cũng tức là mấy chục năm qua lão đều dùng tên giả này.” Nhà Mễ Dũng Liên ở gần khu tập thể cũ của Sở Y tế, gồm hai gian liền kề rộng chừng 60 mét vuông. Trần Ngọc Đống bước vào và nói rõ mục đích thăm viếng, câu đầu tiên Mễ Dũng Liên bật ra là, “Ngần ấy năm rồi, sao bây giờ các vị mới tìm đến tôi?” Trần Ngọc Đống hỏi thăm tuổi, ông già nói mình đã 83. Vóc người ông gầy mảnh, lại chịu khó tập dưỡng sinh nên trông chỉ như gần 70 tuổi. Nhà ông nuôi đủ thứ chi cảnh, cá vàng… trên bàn trải tấm giấy với hình vẽ dang dở, thoáng nhìn hình như là vẽ con ngỗng béo. Ông cho biết bà vợ sang câu lạc bộ người cao tuổi chơi mạt chược, và định pha trà mời khách. Trần Ngọc Đống nói, “Bác đừng bày vẽ. Chúng tôi chỉ nói ít phút rồi đi ngay. Bác định liên lạc với công an từ khi nào?” “Khoảng 13 năm trước.” Ông Mễ Dũng Liên nghiêng đầu nghĩ ngợi, “Có lẽ cách đây 12 hoặc 13 năm. Già rồi, năm này năm nọ không nhớ rõ được nữa. Nhưng đó là một lần Mễ Trị Văn giở trò lưu manh rồi bị bắt.” Xem ra, ông biết Mễ Trị Văn là kẻ phạm tội nhiều lần. Trần Ngọc Đống hỏi, “Sao hồi đó bác không tìm chúng tôi?” “Đến gặp các anh thì tôi biết nói gì nhỉ? Tôi quen thằng nhãi lưu manh ấy, đúng là ‘húc ba đời!’” Ông ngồi xuống cái ghế mây. Na Lan mỉm cười, “Chắc lần trước gặp nhau, Mễ Trị Văn mới chỉ là một đứa trẻ con, nên ông vẫn quen gọi là thằng nhãi lưu manh! Bây giờ Mễ Trị Văn gần 60 rồi.” Ông già hơi kinh ngạc, “Phải đấy! Đúng, đúng là đã rất nhiều năm. Thực ra tôi vẫn đợi các vị đến tìm, tôi sẽ kể cho các vị nghe… thằng nhãi ấy đến nông nỗi như ngày nay, không ai ngờ và cũng không ai lấy làm lạ cả.” Na Lan biết, một tội phạm cưỡng dâm chưa “xong việc” nhu Mễ Trị Văn thì công an chưa cần đi sâu tìm hiểu kỹ làm gì. Nếu Mễ Trị Văn không ngỏ ý muốn gặp cô, không chủ động nói là có liên quan đến vụ án “ngón tay khăn máu” thì quá khứ quái dị thời niên thiếu của lão không khui ra. Trần Ngọc Đống nhắc, “Mong bác gợi mở cho chúng tôi.” “Tại sao nói không ai ngờ hắn lại biến thành như ngày nay? Nói thật lòng, con người đi ra từ thôn Mễ Gia không nên biến thành như thế! Mễ Gia ở nơi khác tôi không biết nhưng Mễ Gia ở Giang Kinh chúng tôi tuy chỉ làm nghề nông và cũng buôn bán nhỏ nhưng tự cổ chí kim việc dạy dỗ con cháu luôn rất chú ý cả đức lẫn tài. Cha Mễ Trị Văn là Mễ Trị Huân, thầy giáo trường trung học của xã, hiểu biết và đạo đức, cầm kỳ thi họa đều giỏi. Mẹ hắn là Hoàng Tuệ Trân , sắc nước hương trời, hạt nhân văn nghệ từ xã lên đến huyện, hát hay múa đẹp, có tài diễn kịch nói.” Cây bút vô hình trong óc Na Lan bắt đầu đặc tả, Mễ Trị Văn kế thừa năng khiếu văn nghệ của cha mẹ, ham học sách, những biểu hiện gần đây khi nằm trên giường bệnh giống như một diễn viên non nớt nhưng muốn bước vào cánh cửa lớn của khoa Biểu diễn Học viện Kịch nghệ và Học viện Điện ảnh Trung Quốc. Ông già Mễ Dũng Liên nói, “Tại sao lại nói không lấy làm lạ? Ai cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ gia đình Mễ Trị Văn. Tôi kém cha hắn 2 tuổi, dịp Tết một năm nọ tôi nhìn thấy cả nhà họ ba người đứng ở cổng nhà chụp ảnh, như cô em tôi thường nói thì, tôi thèm rỏ dãi ra! Nhưng gia đình họ có chút vấn đề, Mễ Trị Huân là ông giáo trường trung học xã, trường cách thôn mười mấy cây số, ông ta đạp xe đi về, đôi khi muộn quá ngủ luôn ở trường không về nhà nữa. Hoàng Tuệ Trân thi thoảng phải lên xã thậm chí lên huyện vào buổi tối để tập tiết mục văn nghệ, nên phải đem theo cả Mễ Trị Văn. Thành thử sinh hoạt nhà ấy khá lộn xộn. Có lần tôi đã khuyên nên chuyển hẳn lên thị trấn mà ở, vừa gần trường vừa gần nơi tập văn nghệ… nhưng hộ khẩu khó làm, kinh tế cũng bí, nên ruốt cuộc họ cũng không thể đi khỏi cái thôn Mễ Lung.” Ông già thở dài. Hai vị khách không nói gì, biết rằng câu chuyện vẫn còn tiếp tục. “Mễ Trị Văn giống bà mẹ, trông rất trắng trẻo tuấn tú nhưng thể lực không tốt, gầy nhẳng da bọc xương, lại mắc bệnh co giật, thinh thoảng ngã lăn ra sùi bọt mép ngất xỉu. Chắc là vì thế mà hồi bé nó rất ít nói, ít cùng bọn trẻ nô đùa hay chạy như điên trên dốc. Nhưng nghe nói ở trường nó học rất giỏi.” Na Lan chợt hỏi, “Thể lực kém, không hòa nhập, liệu có phải cậu ta bị bọn trẻ bắt nạt không?” Ông già đăm chiêu, “Điều này thì không nghe nói đến. Thôn chúng tôi nhỏ, cùng với ba thôn khác, có chung một trường tiểu học, lũ trẻ đều quen nhau cả. Hồi đó con người thuần phác, không nghe nói có ai bắt nạt nó.” Chứng tỏ tính cách hung bạo của Mễ Trị Văn là do gia đình không hài hòa tạo nên, phải thế không? Dù cha mẹ loạc choạc tách biệt, đâu đến nỗi tạo thành tổn thương nghiêm trọng cho con cái? “Đại khái là khi Mễ Trị Văn hiểu biết sự việc thì mâu thuẫn giữa cha mẹ trở nên gay gắt, hai vợ chồng cứ lủng củng với nahu mãi, rồi đến một hôm Hoàng Tuệ Trân ra đi, bỏ lại chồng con, đi hẳn.” Tất cả im lặng, chỉ còn tiếng con oanh vàng trong lồng chích chích mấy tiếng. Na Lan lặp lại, “Đi? Chủ động bỏ đi?” Mễ Dũng Liên nói, “Hoàng Tuệ Trân bắt rể ở chốn văn nghệ, dù chỉ là đoàn văn công huyện, nhưng hình như cũng dính chuyện dan díu nam nữ, cô ấy có nhan sắc, dù đã có con nhưng vẫn xinh tươi như gái 18, hẳn phải có khối kẻ thèm rỏ dãi, đoán rằng họ đều là những kẻ có nanh có mỏ ở huyện. trước khi cô ta bỏ đi, từng có chiếc xe Jeep đưa cô ta về thôn, nghe nói là một xếp trên huyện. Thấy không, cái chuyện mèo mả gà đồng có từ năm sáu chục năm trước! Các vị nói xem, một phụ nữ như thế lại bỏ chồng con, bỏ quê cha đất tổ, thì có kỳ lạ không? Cho nên, tất nhiên là chủ động ra đi, đem theo cái xắc du lịch và một số áo quần và đồ trang sức. Thời đó rất hiếm chuyện bắt cóc giết người!” “Bà ấy đi đâu?” Na Lan hỏi. Gia đình không tình thương, cha mẹ bất hòa, đêm khuya trốn ra ngoài, cái hố sâu, sát hại động vật, xả giận… “Chịu không biết, không ai biết. Dân thôn chgu1ng tôi đều đoán chắc là có vị xếp to bố trí cho cô ấy ra thành phố lớn. Cha của Mễ Trị Văn từng lồng lên đi tìm một thời gian, dân thôn cũng giúp nghe ngóng khắp nơi, nhưng sau khi ông ta chết thì không ai để ý đến cái chuyện đó nữa.” Trần Ngọc Đống xen vào, “Mễ Trị Huân chết? Chết như thế nào?” “Sau khi vợ bỏ đi, ông ta phải đạp xe về nhà hằng ngày để chăm sóc Mễ Trị Văn. Rồi một tối đang trên đường đi thì bị chiếc xe vận tải khí tài quân sự đâm chết.” Na Lan lẩm bẩm, “Thế là Mễ Trị Văn thành trẻ mồ côi.” Ông già nhận xét, “Một gia đình đang yên lành rồi thành ra tan tác, con cái tốt đẹp sao được?” Trần Ngọc Đống nói, “Hồi đó nếu cha mẹ đều mất, lại không có ông bà họ hàng nuôi nấng, thì trẻ con phải vào trại mồ côi.” Ông già lại thở dài, “Trên huyện không có trại mồ côi, hồi đó chỉ thành phố Giang Kinh mới có. Cho nên Mễ Trị Văn là người đầu tiên ở thôn Mễ Lung được về thành phố.” Nhà phúc lợi nhi đồng thành phố Giang Kinh có tên cũ là Cô nhi viện Giang Kinh, thời xa xưa nó là Cô nhi viện Đức Bà do giáo hội tổ chức ra, nằm ở tô giới Pháp cũ, thuộc khu Văn Viên, cách Đại học Giang Kinh không xa, hơi chếch bên kia là nhà thờ lớn của Thiên chúa giáo. Vào ngày cuối tuần, nhà phúc lợi tấp nập khác thường, nhiều nam nữ thanh niên tình nguyện, có vẻ như sinh viên, nhân ngày nghỉ đến làm từ thiện thì phải. Để ông Trần Ngọc Đống tạm đứng chờ, Na Lan bước đến cổng nhà phúc lợi. Một sinh viên đeo kính trắng tươi cười hỏi, “Em là tình nguyện viên của trường nào? Đánh dấu vào tờ danh sách này đi!” Thì ra mình vẫn bị đàn em nhìn nhầm là sinh viên lớp dưới, cô hơi đắc ý. Nhưng chợt nhớ ra mấy năm nay sinh viên Đại học Giang Kinh toàn gọi các bạn gái như thế, dù hơn hay kém tuổi, cô bèn mỉm cười, “Anh có quen những người làm ở nhà phúc lợi không?” Anh ta nói, “Tôi ở hội sinh viên Đại học Y Giang Kinh, đã tổ chức hoạt động tình nguyện ở đây ba năm, rất quen biết nhà phúc lợi.” “Anh có biết ai là nhân viên lâu năm ở đó không?” “Sao lại hỏi… cô làm công tác gì?” Na Lan khẽ nói, “Tôi ở Sở Công an.” Anh sinh viên lắp bắp, “Chà… tôi không… không nhận ra.” “Tôi nghe đây.” Anh ta nghĩ ngợi rồi nói, “Nhân viên thâm niên nhất ở đó có lẽ là chị Triệu.” Na Lan cau mày, “Chị Triệu?” “Đúng mọi người đều gọi bà ấy như thế… à tôi quên chưa nói, gọi là chị Triệu nhưng thật ra là một bà già đã ngoài 80.” “Thì ra là vậy.” Na Lan hơi thất vọng. “Tức là đã nghỉ hưu, đi đâu tìm bà ấy đây?” Anh ta cười, “Ở ngay nhà phúc lợi. Bà ấy là cựu giám đốc, về hưu vẫn ở lại. Nghe nói bà ấy vốn là trẻ mồ côi được các xơ ở Cô nhi viện Thiên chúa giáo nuôi dạy. Không có nhà riêng. Cô nhi viện là nhà của bà ấy.” Vừa gặp ông Mễ Dũng Liên ngoài 80 tuổi, giờ lại đi gặp chị Triệu ngoài 80 tuổi, Na Lan cảm thấy hôm nay là ngày của các cụ già thì phải! Nghe sinh viên kia kể, sau khi nghỉ hưu bà Triệu vẫn ở lại nhà phúc lợi cũng vì bà không thể xa đám trẻ mồ côi. Nhà phúc lợi chăm sóc bà chu đáo, để bà tiếp tục sử dụng căn buồng xép đã ở mấy chục năm. Căn buồng bé tẹo, kê cái giường và vộ bàn ghế, ngoài ra chỉ còn chỗ cho ba người vừa khéo chứa được thêm Na Lan va Trần Ngọc Đống. Khuôn mặt bà Triệu đầy nếp nhăn của một người già đã trải bao phong sương suốt tám mươi năm, nhung bà vẫn tỉnh táo xởi lởi, nói năng rành mạch. Lưng hơi còng nhưng động tác cử chỉ vẫn gọn ngàng dứt khoát, xem chừng là người rất tháo vát. Miệng nói, tay thi thoảng mân mê cây thánh giá trước ngực. Bà dẫn cả hai ra sân, vừa đi vừa nói chuyện. Trần Ngọc Đống nói ý định của mình. Bà Triệu băn khoăn, “Ngày trước không biết quản lý hồ sơ một cách khoa học, nên tư liệu về bọn trẻ mồ côi hơi lộn xộn, lại trải qua mấy lần biến động… tư liệu cách đây năm mươi năm chắc chắn là không còn nữa.” Na Lan đưa ra bức họa khuôn mặt Mễ Trị Văn của Sở Công an làm. “Bà còn nhớ người này không?” Cô đành thử vận may, dù biết rằng bà đã từng thu nhận nuôi dưỡng vô số trẻ mồ côi. Bà Triệu mỉm cười, “Tôi vẫn nhớ những đứa trẻ đã từng ở cô nhi viện này.” Bà cầm bức họa, rồi sờ túi áo lấy cặp kính lão ra nhìn một lúc, nét cười trên mặt phai dần. Na Lan hỏi, “Bà nhận ra người này à?” “Mễ Trị Văn.” Bà thở dài. “Mấy năm trước nghe nói nó phạm tội, hình như là cưỡng dâm giết người.” “Nhưng chưa thành” Na Lan bổ sung một chi tiết khách quan. “Xem ra, ảnh máy tính tái tạo khá chính xác. Trí nhớ của bà cũng rất tốt nữa.” “Có những đứa trẻ có đặc điểm gì đó, nên càng dễ nhớ. Mễ Trị Văn… nó rất gầy, nhưng không phải vì ăn uống thiếu chất. Hình như hoàn cảnh gia đình nó không hay mấy. Không hiểu sao lại gầy như thế. Và, cậu bé này rất tài hoa, nó biết kéo đàn nhị.” “Tài thật!” Na Lan khẽ nói. Xem ra thập bát ban nhạc cụ cổ truyền, Mễ Trị Văn đều tinh thông. “Thật ra không chỉ đàn nhị, nó còn biết chơi cổ cầm, đàn tranh, thổi sáo. Nhưng hồi đó cô nhi viện chỉ có đàn phong cầm phương Tây và một cây đàn nhĩ cũ kỹ đứt dây. Nó không biết chơi phong cầm, bèn đem sửa cây đàn nhị, thinh thoảng đem ra chơi vào dịp Nguyên đán, Trung thu hoặc Tết thiếu nhi 1-6, hễ cô nhi viện tổ chức liên hoan văn nghệ thì Mễ Trị Văn đều lên sân khấu biểu diễn. Nó chơi bản nhạc Nhị tuyển ánh nguyệt rất hay… Về sau tự nó mày mò rồi cũng chơi được đàn phong cầm, cho nên mỗi khi các cháu tập hát hợp xướng đều không cần mời nhạc công bên ngoài vào đệm đàn nữa.” Trần Ngọc Đống hỏi, “Có lẽ các thầy cô giáo đều rất mến Mễ Trị Văn?” “Đương nhiên nó được coi trọng, nhưng tính tình nó rất kỳ quặc, không bao giờ nói chuyện hoặc chơi cùng các bạn. Thể dục buổi sáng hoặc các giờ rèn luyện thân thể, nó đều tách riêng một chỗ, ngồi nghệt ra. Mắng nó, phạt nó vô số lần cũng không ăn thua. Vì ở ký túc xá nó không bao giờ hé răng nên bị các bạn đặt cho biệt hiệu ‘thằng câm’, và không tránh khỏi đôi khi bị bắt nạt.” Na Lan thầm cảm thán, lại một vết thương thời niên thiếu, và lại thêm một lý do để xả giận. Cô hỏi, “Mễ Trị Văn ở cô nhi viện bao lâu, sau đó được người ta nhận nuôi hay trưởng thành trong cô nhi viện rồi vào đời tự kiếm sống?” “Nó mất tích.” Na Lan kinh ngạc. Bà Triệu dừng bước, hơi ngẩng đầu, nghĩ ngợi một lát rồi lại nói, “Khi vào cô nhi viện, nó khoảng 10, 11 hay 12 tuổi gì đó, ở chỗ chúng tôi bốn đến năm năm. Tức là vào năm 15 hoặc 16 tuổi, một hôm bỗng không thấy nó đâu nữa. Mấy món đồ dùng cá nhân lèo tèo của nó cũng biến mất.” “Tức là bỏ đi, có kế hoạch hẳn hoi. Trước đó các bác không nhận ra dấu hiệu gì à?” Trần Ngọc Đống hỏi. “Một đứa trẻ quanh năm không nói một câu như thế, ai biết nó nghĩ gì, hay định làm gì.” Trần Ngọc Đống lại hỏi, “Mễ Trị Văn có thể đi đâu, các bác cho là thế nào? Đến nhà họ hàng chẳng hạn…” Bà Triệu lắc đầu, “Chúng tôi đã đến thôn Mễ Lung tìm hiểu, không đả đụng tời vụ mất tích, chỉ đến xem sao. Không thấy nó đâu, cũng không bỏ công sức đi tìm thêm nữa. Những năm tháng ấy… là một thời kỳ rất đặc biệt. Chắc cô gái này không thể ngờ, bấy giờ cách mạng văn hóa mới bắt đầu chưa lâu, trẻ con mười mấy tuổi đầu đã ngồi tàu hỏa đi khắp đất nước, lên rừng xuống biển, liên kết móc nối nhau làm bừa. Sau khi giám đốc cô nhi viện bị đánh đổ thì nơi này như rắn mất đầu, bọn trẻ con đứng ra chỉ mặt đấu tố giáo viên chúng tôi, hỗn loạn hết mức! Cho nên chẳng ai bận tâm cũng chẳng ai đào sâu xem xét vụ mất tích của Mễ Trị Văn nữa.” Na Lan hỏi, “Mấy năm trước nghe tin Mễ Trị Văn biến thành tội phạm cưỡng dâm, bà cảm thấy thế nào?” Bà Triệu trầm ngâm. Rồi lặp lại câu nói lúc nãy, “Nó là thằng bé rất kỳ quặc.” Na Lan và Trần Ngọc Đống ra khỏi nhà phúc lợi, cả hai đều thấy nặng nề vì chuyến đi gần như vô ích. “Các vị chờ đã!” Bà Triệu bước ra cổng nhà phúc lợi gọi họ. “Tôi vừa nhớ ra một chuyện có lẽ sẽ hữu dụng với hai vị. Hồi mới vào cô nhi viện, Mễ Trị Văn mang theo chiếc radio của nhà, cứ cách một ngày nó lại mở ra nghe một lúc. Về sau tôi để ý thấy rằng nó nghe một vở kịch nói. Hồi ấy người ta thường xuyên phát đi phát lại vở kịch này, về sau không phát nữa thì nó cũng thôi.” Kịch nói! Na Lan thầm nghĩ, Mễ Trị Văn nghe giọng nói của bà mẹ. “Đó là vở kịch nói của Tào Ngu, tên là Nhà, chuyển thể từ tiểu thuyết của Ba Kim.” Sở Hoài Sơn nói qua điện thoại. Anh ta xem kho dữ liệu kỹ thuật số về báo chí-điện ảnh, tìm thấy bảng kê tiết mục của Đài Phát thanh Nhân dân Giang Kinh những năm 1964-1965, thứ Bảy hàng tuần có chương trình “Cửa sổ văn nghệ” phát từ 7 đến 8 giờ tối. Thời đó họ đã nhiều lần phát băng ghi âm vở kịch nói Nhà. Nhà ra đời từ những năm 40 của thế kỷ trước, đã có vô số đoàn kịch đưa lên sân khấu. Băng ghi âm vở diễn phát trên Đài Phát thanh Nhân dân Giang Kinh dạo ấy, là do đoàn kịch thành phố kết hợp với các hạt nhân văn nghệ cơ sở biểu diễn năm 1960. Na Lan nói, “Chắc chắn Hoàng Tuệ Trân có tham gia biểu diễn.” “ Chỗ tôi có bảng diễn viên đây. Hoàng Tuệ Trân sắm vai Minh Phượng.” Hồi trung học Na Lan từng đọc các tác phẩm Nhà, Xuân, Thu, còn nhớ Minh Phượng là một nhân vật bi kịch trong đó. “Có thể lý giải được hành vi của Mễ Trị Văn. Mẹ bỏ nhà ra đi, cậu con trai lên mười chắc chắn rất nhớ mẹ. Minh Phượng trong vở kích nói có lẽ là kỷ niệm duy nhất Hoàng Tuệ Trân để lại, vì thế cậu ta mới nghe đi nghe lại qua radio.” Na Lan lẩm bẩm nói ra cảm nhận của mình. Rồi lại hỏi, “Có cách gì kiếm được bản ghi âm đó không?” Sở Hoài Sơn nói, “Tôi đã thử gọi điện hỏi thư viện, phòng hồ sơ, đài phát thanh, nhà hát kịch, đều không được. Cô cần bản ghi âm làm gì?” “Chỉ tò mò thôi. Tôi muốn nghe giọng bà ấy, nếu được gặp người thì càng hay.” Di động bỗng “tinh tang”. Một tấm ảnh đã được gửi đến. Tấm ảnh đen trắng cũ, một cô gái xinh tươi trong sáng, trang điểm kiểu thời Dân quốc. Na Lan hỏi, “Bà ấy… là mẹ Mễ Trị Văn?” Đã biết còn hỏi. Cô chăm chú nhìn khóe miệng của Hoàng Tuệ Trân, rõ ràng là có nét cười nhưng mép không nhích lên mà lại hơi trễ xuống, chi tiết này thể hiện vẻ







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Xin thêm

Xin thêm Một buổi sáng đầu năm, một người...

Truyện Cười

19:36 - 26/12/2015

Hứa Chử đi học…

Hứa Chử đi học… Lại nói về Hứa Chử Hứa Chử là 1...

Truyện Cười

23:28 - 26/12/2015

Chiêm bao gì mà cười

Chiêm bao gì mà cười Có anh sợ vợ, một hôm ngủ trưa, ...

Truyện Cười

22:46 - 26/12/2015

Đi bụi

Đi bụiỞ đâu cũng được, nhà là nơi có người thương.....

Truyện Ngắn

06:03 - 23/12/2015

250 franc cho một câu hỏi ngớ ngẩn

250 franc cho một câu hỏi ngớ ngẩn Một thanh niên đi xem bói. Anh n...

Truyện Cười

19:03 - 26/12/2015