Đọc truyện ma- TUYẾT ĐOẠT HỒN Phần 1

i nhà nhỏ tối đen. Không ai biết tại sao nó có màu đen. Quét sơn đen? Bị lửa cháy rừng hun? Do người sống trong đó đốt lửa sưởi ấm? Hay là gỗ ban đầu đã có màu đen? Lịch sử ngôi nhà gỗ chẳng có quá nhiều nét bí hiểm, có thể nhận ra từ kết cấu của nó: chỉ là ngôi nhà gỗ như hàng nghìn ngôi nhà khác dựng trong rừng núi Trường Bạch, là nơi thợ đốn cây hoặc thợ săn tạm trú. Nó tồn tại ở đây bao nhiêu lâu rồi? 50 năm? 100 năm? Hay 300 năm? Không ai biết. Ngôi nhà đen đã ở ngay trước mặt. Tại sao nó lại xiêu vẹo? Tim An Hiểu dường như ngừng đập: ngôi nhà đen, xiêu vẹo, giống hệt ngôi nhà của mụ phù thủy trong câu chuyện ma hái sen! Rành rành là Ian muốn dùng câu chuyện ấy để cảnh báo cô tuyệt đối chớ dại dột, ngôi nhà này lành ít dữ nhiều! Nếu không phải Ian vừa từ Giang Kinh về huyện nghỉ đông, chưa trở lại thị trấn, thì chắc chắn anh sẽ vội chạy về ngăn cô đừng làm chuyện này. Làm gì có chuyện đó! Chỉ là bịa đặt, lừa bịp? Ai lại đi tin cái truyền thuyết ở vùng sông nước chẳng hề liên quan gì đến miền núi Trường Bạch này? Ngôi nhà xiêu vẹo, chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên! An Hiểu tin rằng tối nay sẽ gặp Thạch Vi, Thạch Vi sẽ cho cô biết sự thật về vụ treo cổ. Nếu cô có gan bước vào ngôi nhà đen đang ở ngay trước mặt. Nhưng, nếu “sẽ đưa ngươi đi chết thay” là đúng, thì sao? Từ thị trấn đến đây, An Hiểu đi xe đạp mất hơn nửa giờ, sau đó đi bộ xuyên rừng cây hơn một giờ, đã rất nhọc, bây giờ quay đầu bỏ cuộc thì đâu phải là tính cách của cô? Kể ra cũng lạ, lẽ ra sẽ rất mệt, nhưng lúc này cô thấy mình vẫn dồi dào sức lực. Cửa ngôi nhà, thực ra không đáng gọi là cửa, chỉ là vài mảnh ván ghép lại. An Hiểu mím môi đẩy, cửa mở ra, phía sau treo tấm chăn chiên màu đen, chắc là để che gió lạnh lọt qua các khe ván hở. Sau tấm chăn đen, tối như hũ nút! Tim đập nhanh khác thường. Dường như có một bàn tay vô hình dẫn hướng luồng sáng đèn pin, nó chiếu đúng vào cái xà ngang chính giữa nhà – nơi Thạch Vi đã từng buộc chiếc thắt lưng da để treo cổ. Khổ quá, mình đâu có muốn rọi đèn vào đây? An Hiểu lia đèn sang bên, mắt nhắm nghiền. Suốt một năm qua, hình ảnh cái xác lạnh lẽo của Thạch Vi đung đưa qua lại đã vô số lần hiện ra trong những cơn ác mộng của cô, kể cả giấc ngủ ngày. Bây giờ cô không muốn thấy lại hình ảnh đó nữa. Nhưng đúng vào lúc lia đèn pin sang bên và nhắm mắt lại, thì dường như cô thấy dưới cái xà ngang ấy có một thứ gì đó. Nói chính xác hơn, cô thấy một người bị treo ở đó! Lý thuyết quang học trong môn vật lý học từ thời cấp III nói về hiện tượng hình ảnh tạm lưu lại ở võng mạc, khiến An Hiểu run run. Không, không thể! Cô lập tức mở to mắt. Lẽ nào hình ảnh có thể tạm lưu trong mắt suốt một năm? Sao ở đây lại có người? Cô không chiếu đèn vào xà ngang nữa, trong này vẫn đủ sáng để nhìn rõ ở đây chỉ có một mình cô. Cô chỉ thấy một mình cô. Để xác nhận lại cho chuẩn, An Hiểu từ từ chiếu đèn lên xà ngang. Trên đó không có gì hết. Buồn cười thật, mình đến để “thăm” Thạch Vi, muốn cô bạn đã khuất sẽ “nói” cho mình biết sự thật về cái chết, mà mình lại sợ nhìn thấy “thứ lạ lùng”, thì mình còn hèn hơn cả Diệp tiên sinh thích rồng[1'>! [1'> Điển cố: Diệp tiên sinh tỏ ra rất thích rồng, nhà treo vô số tranh vẽ rồng, rồng thật biết chuyện bèn bay đến thăm, Diệp tiên sinh nhìn thấy rồng thật thì sợ chết ngất. Ý nói “giả vờ, ra vẻ ta đây”. An Hiểu lia đèn sang chỗ khác. Đúng lúc ánh đèn rời đi, cô lại nhìn thấy xác một phụ nữ treo trên xà ngang! Bản năng khiến cô lùi lại phía tấm chăn đen treo ở cửa, gần như quên cả hít thở! Cái xác ấy có mãi tóc xõa quá vai, mặc áo nhung màu vàng, quần bò côn, chân đi bốt da có viền hoa ở mép ống. Đúng là trang phục của phụ nữ. “Thạch Vi…” An Hiểu lẩm bẩm. Có điều, đó không phải trang phục của Thạch Vi. Khi treo cổ, Thạch Vi mặc áo nhung màu rượu boóc- đô, váy da màu đen. Vậy thì truyền thuyết nói thế là đúng! “Thạch Vi…” Lúc này quá gấp, An Hiểu không biết nên nói gì nữa. “Suỵt…” Thạch Vi bảo cô hãy im lặng. Giọng Thạch Vi hình như từ nơi rất xa truyền đến, nghe rất huyền hoặc. An Hiểu đã có thể nhìn rõ hơn, thấy đầu Thạch Vi hơi đưa về phía trước, mái tóc đen nhánh xõa che gần kín khuôn mặt. Trông cô hệt như lúc treo cổ năm ngoái. “Cậu nói đi, thực ra cậu… Cậu à, gần đây tớ…” An Hiểu định giải thích cặn kẽ để Thạch Vi không cảm thấy đột ngột vì gặp cô ở đây. Nhưng cô bỗng cứng lưỡi. Cổ họng ngắc lại, cô nghẹn thở. Chiếc đèn pin rơi xuống đất. Nhưng rồi Thạch Vi cũng nói: “Tớ đợi cậu đã lâu…” Thạch Vi từ từ ngẩng mặt. Kinh ngạc, khiếp sợ, ngạt thở, An Hiểu cảm thấy đôi mắt mình như sắp vọt ra khỏi hốc mắt. Chân cô đang rời khỏi mặt đất. Cô từ từ lên cao. Cô hãi hùng cúi xuống, chỉ nhìn thấy ánh đèn pin trên mặt đất chiếu vào chân mình, quần bò côn cùng đôi bốt da có viền hoa ở mép ống. Trong khoảnh khắc cuối cùng An Hiểu vẫn còn ý thức về sự tồn tại, cô bỗng nhớ ra chính mình đang mặc áo nhung màu vàng. Phần dẫn 3 “Tuấn Nhạc, Tuấn Nhạc! Con có nghe thấy không?” Người phụ nữ khóc, gọi con. Vì cố kìm nén nên nghe như tiếng hít thở khốn khổ của một bệnh nhân hen khi đang lên cơn. “Gọi thì ích gì?” Tiêu Thự lau mồ hôi trán, rồi bắt đầu xé chiếc sơ-mi đang mặc. “Tim vẫn còn đập, nó vẫn còn thở, sẽ không sao đâu. Mau băng bó ngay cho con!” Anh cũng cố nói khẽ, tuy bình tĩnh hơn nhưng giọng anh vẫn hơi run. Nằm dưới sàn là Tiêu Tuấn Nhạc, 16 tuổi, con trai Tiêu Thự và Đồng Thị Lâm. Tiêu Thự nói đúng: con trai họ vẫn còn thở. Anh dùng cả răng cắn lẫn tay xé chiếc sơ-mi, rồi bắt đầu sờ đầu và mặt con. Gian gác không có điện, cơn bão tuyết khiến cả ngôi biệt thự mất điện chứ không riêng gì gian gác này. Anh sờ thấy đám máu thịt bê bết. Là mặt, là cổ, hay là vai Tuấn Nhạc? Vết thương nặng hơn anh tưởng rất nhiều. “Không biết cô út và Đại Mao… thế nào rồi?” Trong bóng tối, Tiêu Tự đang cố băng bó cho con trai một cách vô ích. Anh nhận ra máu rất nhiều thấm ướt các mảnh vải băng bó. Anh hỏi vậy chỉ nhằm giúp vợ anh phân tâm một chút, đừng tiếp tục thút thít nữa, sẽ chẳng khác gì dụ sát thú mò đến. Đồng Thị Lâm nói: “Lúc nãy lên gác, hình như nghe thấy tiếng kẹt cửa, chắc cả hai đã chạy thoát ra ngoài nhà rồi.” “Thật vớ vẩn.” Tiêu Thự thở dài. “Gió tuyết lớn, giá rét như thế mà chạy ra ngoài thì khác nào tìm đến cái chết?” “Nhưng chúng ta ở đây… thì an toàn à?” Chắc hẳn ánh mắt người vợ đang nhìn về phía cửa ra vào. “Cửa đã khóa chặt rồi.” Tiêu Thự chỉ có thể nói chắc điều này. “Khóa chặt rồi thì bọn chúng không thể vào hay sao?” Hình như vào những lúc hệ trọng, Đồng Thị Lâm toàn nghĩ theo lối bi quan. Tiêu Thự cố gắng nói nhỏ nhất, và cũng nghiêm khắc nhất: “Cho nên ta đừng nói những lời vô ích nữa, kẻo sẽ dụ chúng tìm đến! Có lẽ nếu ta may mắn, khi chúng truy tìm cô út và Đại Mao xong, thì chúng đi luôn. Ta chỉ việc chờ đến khi trời sáng thì sẽ ổn cả.” Bên ngoài kia gió đang rú rít như chó sói hú, Đồng Thị Lâm nghe thấy mấy tiếng kêu thảm thiết vọng vào, cô út và Đại Mao gặp nạn chăng? Cô út và Đại Mao gặp khốn thì tức là mình gặp may à? Là tiếng kêu thét hay tiếng gió, tiếng gió rùng rợn? Chờ đến sáng thì mọi việc sẽ ổn thật không? Người vợ không nói gì nữa, cả căn phòng im ắng hết mức. Đứa con trai đang nguy kịch từng phút từng giây. Hai vợ chồng bị giày vò từng giây từng phút. Rất lâu sau đó, căn gác vẫn yên tĩnh. Hình như nỗi khiếp hãi bị tấn công đã rời xa ngôi biệt thự nằm trong miền băng tuyết này. Hai vợ chồng Tiêu Thự đang chung một ý nghĩ: có lẽ mình đã gặp may, nguy hiểm qua thật rồi. Đúng vào lúc này, ngoài cửa có tiếng chân bước khe khẽ. Từng bước từng bước, đi lên từng bậc cầu thang rồi tiến lên gác. Đồng Thị Lâm tay bưng lấy miệng định kêu mà không thành tiếng. Vài giây sau, từ căn gác vọng ra những tiếng rú thê thảm, tiếng giãy giụa, tiếng thân người đổ vật xuống sàn nhà. Chương 2: Tuyết Vây Tôi là Na Lan. Tôi và mấy người bạn đi trượt tuyết, chúng tôi ở trong một ngôi nhà gỗ. Các bạn lần lượt biến mất, chỉ còn lại mình tôi. Đến chân núi Trường Bạch, lần đầu tiên trong đời nhìn thấy tuyết lông ngỗng rơi, như truyền thuyết vẫn nói. Ở Giang Kinh và quê tôi cũng có tuyết nhưng bông tuyết chỉ to bằng móng tay là cùng; tuyết miền đông bắc khô và xốp, từng mảnh từng mảnh trắng tinh, nhẹ nhàng bay lả tả; nếu tôi không đang đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn, nếu tinh thần tôi không căng thẳng gần như sắp nát tan, thì tôi nhất định sẽ ngắm nhìn vạn vật qua cửa sổ tận hưởng cảm giác trong sáng yên bình. Tiếng mở cửa khiến tôi giật mình đứng dậy, vùng hông và đầu gối bên trái bỗng đau nhói. Vết rách ở cơ bắp chân đã được băng bó qua loa giần giật nhức nhối như bị hàm răng sắc nhọn của một con thú nhỏ đói bụng hung hãn đang ra sức bập sâu vào da thịt tôi. Ý nghĩ này khiến tôi run bắn. Anh công an Triệu Sảng – thường được gọi là “lão Triệu” – bước vào. Thực ra anh đâu có già, chắc anh chỉ trạc tuổi tôi, nhưng ở cái đồn công an nhỏ chỉ có hai công an thường trực này thì anh hiển nhiên là hàng “sư phụ”. (Anh thứ hai chỉ như cậu học trò vừa tốt nghiệp phổ thông). Hai tay Triệu Sảng ấp cái cốc giữ nhiệt[1'>, những hạt tuyết đọng trên mũ bông đang bị hơi nóng làm tan chảy rỏ giọt. [1'> Cốc có nắp, tựa như cái phích nhỏ. “Hết cách! Người ở bưu điện và phòng điện tín đều nói hết cách rồi. Ở chỗ họ, dây điện thoại cũng đứt, chúng tôi dùng chung một tuyến đường dây, nên ai cũng như ai. Ba chục năm mới có trận bão tuyết lớn thế này, đến giờ đã có điện là rất may rồi. Tôi vừa bảo cậu Trịnh đi tìm bác sĩ Cùng, lát nữa sẽ đến ngay thôi.” Triệu Sảng đưa tôi cái cốc giữ nhiệt. Trà nóng! Tôi vừa đi hơn hai mươi tiếng đồng hồ trong tuyết, bây giờ được nhìn thấy cốc trà nóng ngát hương! Tôi cầm cốc nhưng không uống. Triệu Sảng lấy làm lạ: “Sao không uống đi? Môi cô khô nẻ thế kia, phải uống nước bù vào ngay đi?” “Vẫn ổn… dọc đường đi tôi đã ăn tuyết rồi.” Tôi không dám nói thật lý do không uống là vì tôi không dám uống. Anh ta ngớ ra, nhưng cũng không “vạch trần” rằng: đi đường dài trên tuyết, chưa đến bước đường cùng thì đừng ăn tuyết, nó làm cơ thể tốn calo để làm tan chảy, sẽ rất hại sức khỏe. Nếu Triệu Sảng biết rõ tình cảnh của tôi những ngày qua, chắc anh sẽ hiểu tại sao lúc này tôi không thể tin bất cứ ai. Anh bước đến bàn làm việc lấy ra cuốn sổ ghi chép, nói: “Có lẽ chúng tôi chưa thể nhanh chóng liên lạc với Giang Kinh, với đội trưởng Ba mà cô nói. Lúc nãy cô nói là muốn trình báo vụ án, bây giờ nói cụ thể đi?” Tôi im lặng bao lâu không biết. Đầu tôi mụ đi, hơi chóng mặt, hậu quả của chuyến đi trên tuyết với cái bụng đói meo, hậu quả của cuộc sống trong ngôi nhà gỗ kia; phản ứng của tôi lúc này là đờ đẫn chưa từng có. Cho đến khi Triệu Sảng lại hỏi: “Cô nói cô là Na Lan…” Tôi là Na Lan, cùng vài người bạn đi trượt tuyết, chúng tôi ở trong một ngôi nhà gỗ. Trận bão tuyết ghê gớm đã khiến chúng tôi bị kẹt trên núi. Trong mấy ngày, các bạn tôi lần lượt biến mất. Chỉ còn lại mình tôi. Chương 3: Mặt Quỷ Có lẽ tiếng kêu của Thành Lộ vào lúc sáng sớm là màn mở đầu của chuỗi bất hạnh. Lúc này nghĩ lại, thấy rằng toàn bộ kế hoạch đi trượt tuyết trong kỳ nghỉ rõ ràng là một sai lầm cực lớn. Tiếng kêu liên hồi chuyển thành tiếng khóc thút thít đứt quãng, tim tôi chùng xuống, mặc dù chỉ mặc áo ngủ, tôi vẫn lao ra khỏi phòng chạy như bay sang phòng Thành Lộ và La Lập Phàm. Lúc này mới tờ mờ sáng, đèn trong phòng vẫn sáng, tay Thành Lộ đang cầm một tấm ảnh, ảnh chụp chung mọi người cùng tham gia kỳ nghỉ này. Tôi cũng có tấm ảnh như thế, người chụp ảnh là Giản Tự Viễn đã in cho chúng tôi mỗi người một tấm. Trong ảnh có Thành Lộ cùng chồng là La Lập Phàm, Giản Tự Viễn, tôi và hai người nữa. Thành Lộ một tay bưng miệng, cố nén để không khóc to hơn. Tôi cầm lấy bức ảnh trong tay chị, tim tôi khi nãy chùng xuống bây giờ lại đập nhanh dữ dội: trong ảnh vẫn là mấy người chúng tôi nhưng riêng Thành Lộ đứng giữa, khuôn mặt vỗn dĩ mỉm cười có nét hơi buồn nhưng vẫn rất duyên, thì nay bị thay bằng một cái đầu người mặt quỷ! Gọi là mặt quỷ, vì cái đầu ấy có mái tóc trùm kín cả khuôn mặt, tóc đen thấp thoáng vài sợi bạc, lờ mờ thấy đôi mắt không có con ngươi. Bàn tay tôi cầm ảnh, run run, đầu tôi hơi nhức. Tôi ngẩng nhìn La Lập Phàm, nói khẽ nhưng có phần gay gắt: “Mong rằng không phải trò đùa của anh.” La Lập Phàm cũng bực tức đáp trả: “Tôi không vô duyên đến mức ấy đâu!” Tôi nhận ra ánh mắt anh lướt qua tôi rồi nhìn ra cửa. Tôi học khoa Tâm lý, nhưng con người ngày nay rất thông minh, chẳng cần biết tâm lý học cũng hiểu ánh mắt đưa ra xa phản ánh những tâm tư phức tạp. Có phải ánh mắt chớp chớp liên tục tức là đang nói dối? Tôi cho rằng suy luận như vậy là cực đoan, nhưng chí ít ánh mắt như vậy cũng thể hiện sự kém thành thật. Huống chi vợ chồng Thành Lộ và La Lập Phàm, trai tài gái sắc, giữa họ đang có một lớp băng mỏng, rất dễ rạn nứt và tan chảy bất cứ lúc nào. Tôi ôm choàng Thành Lộ, nói nhỏ: “Chị đừng sợ, đừng bận tâm làm gì. Chắc đây chỉ là trò đùa của ai đó. Bất cứ ai cũng có thể dùng photoshop làm ra như thế.” “Ai? Ai mà độc địa thế này?” Thành Lộ khóc gần như đã khản giọng, kiệt sức. Lẽ nào chỉ vì một tấm ảnh bị “bôi nhọ”? Chỉ có tôi biết gần đây Thành Lộ rất khác thường; từ hôm vào ở ngôi nhà gỗ, chưa đến ba ngày Thành Lộ đã khóc chục lần. Quan hệ giữa chị ấy và La Lập Phàm giống như tiếng thét của người mới tập trượt tuyết, đứng trên dốc tuyết dốc nhất hú một tiếng rồi trượt xuống. Có thể là ai? Tôi lướt nhìn mọi người trong bức ảnh, cố đoán. Hầu như ai cũng mang theo máy tính xách tay, nên chỉ cần biết vài thao tác photoshop cơ bản, rồi lên mạng tải về một tấm hình, là có thể làm được. Trong nhóm chúng tôi chỉ có Giản Tự Viễn là “chuyên nghiệp” hơn cả về việc này: ba-lô chứa mát ảnh Nikon D700 với một lô ống kính các cỡ, và cả máy in xách tay nữa. Nếu nói ai là “nghi can” số một thì chỉ có thể là anh ta, chỉ cần “nhấc” mặt Thành Lộ đi rồi thay thế, sau đó in ra bằng thứ giấy ảnh y hệt. Tôi hỏi La Lập Phàm: “Giản Tự Viễn đưa anh ảnh này à?” Anh cười nhạt: “Hắn ky bo có hạng, hắn chỉ đưa cho Thành Lộ một tấm, nói rằng chúng tôi là vợ chồng, cầm một tấm là được rồi.” “Kìa, ảnh tôi gửi vào hộp thư của anh là nguyên bản rồi! Sao anh lại nói xấu tôi?” Giọng Giản Tự Viễn từ bên ngoài bay vào. Giản Tự Viễn cũng đang mặc đồ ngủ, khuy áo cài lệch trên dưới trông rất thộn, mái tóc thì bù xù. Miệng anh ta hôi rình nhưng cứ thích áp sát người ta để nói chuyện, nhất là đối với nữ giới. Tôi cố ý đứng nhích về phía sau La Lập Phàm, rồi hỏi: “Tôi nhớ rằng, hôm đó anh khoe cái máy in xách tay và bóc tệp giấy ảnh mới, anh có thể đếm lại xem có bị thiếu không?” “Ý cô là gì?” Giản Tự Viễn chẳng hiểu ra sao. Tôi hơi do dự, rồi vẫn đưa tấm ảnh cho anh ta. Anh ta lấy làm lạ, hỏi: “Gì thế?” Mặt ngái ngủ, dù đã đeo kính nhưng anh ta nhìn mãi mới nhận ra khuôn mặt Thành Lộ bị thay bằng cái mặt quỷ, “Ôi chao…” anh ta kêu lên rồi lùi lại mấy bước, gặp cái ghế dài bèn ngồi luôn xuống, miệng há hốc, thở hổn hển. “Kẻ nào… mà mất dạy thế nào?” Sau một lúc im lặng, Giản Tự Viễn chửi rủa. Tôi nói lại yêu cầu vừa nãy: “Liệu tôi có thể đi cùng anh, đếm lại tệp giấy ảnh xem có thiếu tờ nào không?” Giản Tự Viễn đứng bật dậy: “Cô định sắm vai nữ Sherlock Holmes chắc? Cô nghi ngờ tôi à?” Tôi thở dài, gắng bình tĩnh ôn hòa: “Không phải là nghi ngờ anh, tôi chỉ muốn biết liệu có ai đó lấy trộm giấy ảnh của anh không? Nếu đúng là có người thó giấy ảnh rồi in trộm bằng máy tính của anh, thì chúng ta sẽ cùng gắng nhớ lại xem ai trong chúng ta đã lẻn vào phòng anh rồi làm cái trò khỉ này?” Kẻ làm cái “trò khỉ” phải có thời gian lẻn vào phòng Giản Tự Viễn để in ảnh, lại phải có thời gian lẻn vào phòng Thành Lộ để đánh tráo tấm ảnh. Điều tra hai khoảng thời gian đó thì sẽ phát hiện ra kẻ vô duyên ấy. Nhưng tôi cũng cảm thấy dù là ai bày trò thì cũng không dễ gì truy tìm cho được. Giản Tự Viễn đành lắc đầu: “Được thôi! Tôi dẫn cô sang xem, nhưng xin nói trước: tôi in cả thảy 4 tấm ảnh chụp chung, và in cho mình ba tấm ảnh chụp cảnh rừng thông và tuyết để thưởng thức. Tức là tôi đã dùng 7 tờ giấy in ảnh; cả tệp giấy có 20 tờ, vậy sẽ còn lại 13 tờ.” Tôi đi theo Giản Tự Viễn rồi vào phòng anh ta, tệp giấy ảnh đang nằm trên bàn, hai chúng tôi cùng đếm. Cả thảy có 13 tờ! “Vậy là tấm ảnh tầm phào ấy không dùng máy in của anh để in ra.” Tôi xem lại tấm ảnh, nó chỉ là giấy in ảnh bình thường, chẳng khác gì các tờ giấy in ảnh của Giản Tự Viễn đang nằm trên bàn. “Cho tôi xem ba tấm ảnh phong cảnh của anh được không?” Giản Tự Viễn cười nhạt gật đầu: “Được, được! Tức là vẫn còn nghi ngờ nhau!” Anh mở ba-lô lấy ra cuốn album ảnh bình thường, rút ra ba tấm ảnh phong cảnh. Tôi còn nhớ: một tấm chụp cảnh tuyết xa xa, hai tấm chụp cảnh tuyết bên bìa rừng nguyên thủy. Đầu tôi hơi đờ ra. Ngoài Giản Tự Viễn ra, ai có thể có máy in đồng bộ để in được ảnh này? Tôi chợt nhận ra trong phòng lúc này chỉ có hai chúng tôi, bèn hỏi: “Anh bạn cùng phòng với anh đâu rồi?” Giản Tự Viễn nói: “Cậu ấy khó hiểu quá, trời chưa sáng đã biến mất.” Anh hạ giọng nói tiếp. “Mấy hôm nay cậu ấy thường xuyên biến mất khá bí hiểm. Tôi ngờ rằng cậu ấy đang làm chuyện khuất tất gì đó.” Tôi dần cảm thấy chuyến đi trượt tuyết này là một sai lầm quá lớn, bèn buông một câu: “Ta thu xếp rồi ra về thôi!” Tôi vội ra khỏi phòng Giản Tự Viễn rồi chạy về phía phòng Thành Lộ, vừa chạy vừa gọi: “Chúng ta đi thôi! Đi khỏi đây ngay!” Ở hành lang tôi chạm trán La Lập Phàm mặt hầm hầm, đỏ gay. Anh nói: “Đi à? Đi đâu?” Anh chỉ ra ngoài cửa sổ. Ngoài kia, mênh mông tuyết dày. “Dù tuyết lớn đến mấy cũng đi khỏi đây!” Tôi tiếp tục bước, khi đi ngang qua anh thì bị anh ngăn lại. “Vừa nãy đài và ti-vi đều nói, sau trận bão tuyết bất ngờ thì đường xuống núi cũng đã bị lấp kín, bãi trượt tuyết ngừng hoạt động, các du khách ở khu nghỉ dưỡng dưới chân núi đều đã sơ tán, khu nhà gỗ chúng ta đang ở coi như bị cô lập, ta đành tìm cách duy trì mấy hôm vậy.” Tôi định nói: anh đùa hay sao. Nhưng sắc mặt anh và tình hình tuyết ngoài kia cho thấy anh không hề cường điệu. Không thể ngồi chờ chết, tôi thầm nghĩ, cách nghĩ rất không được khen ngợi. Tôi nói: “Nhưng ta nên gọi điện cho tổng đài, báo với họ rằng chúng ta có 7 người, để họ đừng quên chúng ta.” “Điện thoại hỏng, tôi vừa thử gọi rồi, không có tín hiệu.” Thành Lộ tay cầm chiếc điện thoại không dây vốn đặt trong phòng, bần thần đứng ở cửa, khuôn mặt vẫn còn những vệt nước mắt chưa khô. Chắc chị ấy gọi điện cho cha mẹ để kể khổ! Trên núi không có sóng di động, chỉ có thể dùng điện thoại có dây dẫn. Nhức đầu. “Na Lan sao thế? Cô không sao chứ?” Thành Lộ chạy đến đỡ tôi. Thì ra tôi đã chống hai tay vào tường từ lúc nào không biết, tôi sắp ngã sụp xuống. “Không… không sao. Em chỉ hơi nhức đầu. Chắc là vì đêm qua gió bão khiếp quá, toàn ngủ chập chờn.” Tôi lí nhí giải thích. Càng lúc càng cảm thấy bất an. Lần này đến lượt Thành Lộ an ủi tôi: “Không sao. Tôi cũng muốn đi khỏi đây, chắc là tại bão tuyết… may mà vẫn có điện.” Đúng vào lúc này thì bóng đèn phía trên nhấp nháy rồi tắt phụt. Chương 4: Rạn Nứt Thành Lộ là chị họ của tôi, sau khi tốt nghiệp đại học được phân về Bắc Kinh công tác. Chị có người anh trai hơn chị 12 tuổi, tên là Thành Tuyền. Anh và cha mẹ anh – tôi gọi là bác trai bác gái – đều là “chỗ dựa”, là những người thân duy nhất của tôi ở Giang Kinh. Nghe nói Thành Tuyền hồi nhỏ rất nghịch ngợm khó bảo, từ sau 10 tuổi trở đi, không những không khá hơn mà càng quậy hơn nữa. Hai bác đã ở tuổi trung niên, bí quá, bèn “thử một chưởng” xem sao, kết quả rất mỹ mãn: hai bác sinh được một cô con gái xinh xắn nõn nà. Theo như Thành Tuyền “tố giác” thì Thành Lộ từ nhỏ ngoan ngoãn linh lợi, rất được cưng chiều nâng niu như một báu vật, người vốn hơi yếu nên lại càng được thương; hai anh em được đối xử khác xa nhau, như giữa kẻ ăn mày và nàng công chúa. Nói quá đáng! Hai bác tôi đương nhiên phủ nhận. Một đứa trẻ quen được chiều chuộng tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến tính cách sau này. Thành Lộ từ nhỏ đến khi trưởng thành sống rất êm đềm phẳng lặng, khi chị đến tuổi yêu đương, cha mẹ chị mới bắt đầu thấy ngán: vì Thành Lộ quen sống như công chúa, nên chị cũng đòi hỏi “đối tác” phải có đẳng cấp hoàng tử. Hậu quả đương nhiên là mệt mỏi! Sau bao lần không bén duyên ai, sau bao phen nước mắt ngắn dài, Thành Lộ đã bước qua tuổi 27, mấp mé ranh giới của “bà cô”. Hai bác tôi vốn không được khỏe, đầu lại càng bạc nhanh, sốt







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Tôi không chạy đi đâu

Tôi không chạy đi đâu Có 2 chị em nhà nọ cũng có nhan ...

Truyện Cười

20:28 - 26/12/2015

Chúng ta ly hôn đi

Chúng ta ly hôn điTôi đang chăm chú xem ti vi thì anh lên tiếng: "Ch...

Truyện Ngắn

04:42 - 23/12/2015

Thành công

Thành công Đội bơi lội tỉnh nọ vừa đi thi đ...

Truyện Cười

21:43 - 26/12/2015

Làm ăn..

Làm ăn.. Tới tuổi trưởng thành, chị em nh...

Truyện Cười

22:34 - 26/12/2015

Con xin xuống ạ…

Con xin xuống ạ… Một anh trộm vào nhà một đôi vợ ...

Truyện Cười

18:45 - 26/12/2015


Disneyland 1972 Love the old s