Tiếng đàn núi

ượu suông) mấy ông bạn quê xuôi cảm thấy ngần ngại vì nếu ở quê họ mà như thế rất có thể sẽ bị người ngoài chê cười nghĩ là đám thanh niên này nghiện rượu mất. Nhưng ở đây nhìn xung quanh cũng toàn thấy có cả các cụ và thanh niên xúm lại theo từng nhóm để uống rượu suông và hãm rượu bằng nước lã cứ ai gọi chai nào trả tiền chai đó. Vinh béo nhớ lại kiểu bán rượu này giống như kiểu bán hàng ở căng tin của trường Đại học văn hóa Hà Nội mà Vinh đã từng đến đó chơi thấy cứ ai gọi gì phải trả luôn tiền nấy. Vinh để ý những nhóm bên cạnh có một ông cụ vừa nâng chén rượu vừa lau nước mắt nghẹn ngào, Vinh vỗ nhẹ vai Bàn Minh theo dõi ông cụ nói câu tiếng Tày: " Bạc ni mí chừ ni pỉ nọong náo, bạc ni tôm ni nhả sày". Minh dịch lại câu nói cho các bạn biết nghĩa là : Bác chạy không phải là chạy anh em đâu, bác chạy đất chạy cỏ thôi". Minh biết ông ấy cũng nghèo lắm, anh em họ hàng đều rời quê đi vào Lâm Đồng, Đắc Lắc gì đó có lẽ ông cũng chuẩn bị dọn đi cùng anh em nên nói với mọi người như thế.


Trong nhóm bạn học cùng hồi cấp một, hai với Minh thì có Phương (dân tộc Tày) là một trong những người bạn thân nhất. Nhà Phương gần trường nên những hôm lao động buổi chiều biết Bàn Minh nhà xa trường nếu về xong chiều sẽ không kịp quay lại trường lao động nên Phương thường mời bạn về nhà mình ăn cơm rồi chiều lao động luôn. Bố mẹ Phương cũng tốt tính hiền lành và quý Bàn Minh như con, do nhà đông anh em hoàn cảnh khó khăn nên Phương học dở rồi đi làm thuê ở Mỏ Thiếc Tĩnh Túc nhưng thu nhập thấp quá sau đó vào tận Sài Gòn kiếm việc khác vài năm sau trở lại quê lấy vợ và đã có con. Về quê chuyến này ra chợ gặp lại nhau Minh thấy Phương già và gầy đen đi rất nhiều. Mời nhau vài ly rượu suông nhắc lại những kỉ niệm cũ rồi Bàn Minh nói:


- Từ thời mình học với nhau đến giờ quê mình chả có gì thay đổi là bao mày nhỉ?


- Ừ, biết sao được. Đất thì cằn cỗi, dân nghèo vẫn hoàn nghèo. Mày xem ai có tí tiền thì họ đã đi kiếm mua chỗ khác rồi chuyển đi. Mày thì may mắn được đi học trường Nội trú rồi được đi học cử tuyển chứ như bọn tao nếu học được mãi bố mẹ cũng có đủ điều kiện cung cấp đâu mà cho đi học mãi được.


- Ừ, ngoài hoàn cảnh ra tư tưởng của các cụ lúc nào cũng chỉ nghĩ con gái đi học thì sau này mang cái chữ về nhà chồng mất, con trai đi học cũng chẳng đến lượt con mình làm quan nên chỉ cần cho con học sơ sơ là đủ thế mới chán ...


- Hì, mày học Đại học rồi sau này về xem làm thế nào thay đổi được tư tưởng các cụ thì được thôi.


- Biết thế nhưng liệu một mình tao có làm nên trò trống gì không ...


Nét mặt Bàn Minh lại thoáng buồn, Minh nhìn xa xăm một cách mông lung về phía chân trời xa rồi từ từ quay lại rủ các bạn tiếp tục nâng ly.


Phiên chợ tan, bốn chàng sinh viên mỗi người một quê ấy lại dẫn nhau ngược dốc về nhà "thằng con núi" . Họ đi theo những lối mòn, đi qua những đám nương ngô trên sườn đồi, những khóm ngô càng lên sườn đồi cao thân ngô càng thấp lè tè. Đúng như người miền núi thường nói, ruộng tốt phần trên, rẫy tốt phần dưới. Nghĩa là thường thì ruộng bậc thang những đám ở đầu trên cùng tiếp giáp với đồi núi, khi mưa nước lũ trôi dạt các chất mùn đất, lá cây từ trên đồi xuống ruộng sẽ tốt hơn những đám bên trên, nương rẫy thì ngược lại, lâu năm bị xói mòn dần, phần đất thịt dồn về phía cuối nên càng lên cao đất càng xấu. Ở đây do canh tác lâu năm đất đã bị xói mòn, những cây ngô lá hơi vàng còi cọc, râu ngô đã đen nhưng bắp ngô chỉ to bằng ngón chân cái . Đã có nhiều gia đình trong bản bị mất mùa nhiều năm nên phải di cư đi nơi khác kiếm kế sinh nhai, nhà bác Dùng cũng đang chuẩn bị chuyển cư nhưng chưa bán được nhà đành phải dỡ mang cột, kèo lên xếp trong hang khô dưới chân núi.


Buổi chiều đẹp trời trên sườn đồi của vùng đất nghiêng nghiêng dưới chân núi ấy không khí thật thoáng đãng. Trên nương cờ ngô phơ phất trên nền xanh của lá ngô, ánh lá xanh vàng loáng lên dưới ánh mặt trời rồi trở màu sẫm huyền bí trong vô vàn tiếng lá chạm vào nhau xào xạc, mỗi khi cơn gió lao xao thổi về.


***


Biết mấy bạn cùng đi chơi nhà Minh đang quay lại trường, Bàn Tăng quê Tuyên Quang nhắn tin hỏi Bàn Minh: -" Đã xuống đến nơi chưa, về quê có quà gì không?"


Bàn Minh nhắn lại: - "Có tý rượu ngô, mày có thưởng thức thì qua đây làm tý!"


Biết được hoàn cảnh của nhau Bàn Tăng "OK" rồi rủ cả Ngân quê Điện Biên nữa ra chợ mua được vài quả trứng gà tàu và con cá rô vài lạng đem sang góp vui cùng. Bố mẹ tích gom có được trên dưới một triệu đồng cho Bàn Minh cầm đi, phải tiêu tiền xe tiền ăn dọc đường, xuống đến phòng trọ còn vài trăm nghìn Bàn Minh vội vàng ra chỗ ký nợ thức ăn thanh toán và kiêm lấy luôn tý cá khô, rau cỏ, còn lại vài đồng sắm dầu gội xà phòng xong đã hết sạch, về phòng đến lúc bắt tay vào nấu nướng mới biết là mình đã hết dầu ăn mà quên không sắm. Bàn Minh chạy ra quán cô Tâm mà mọi lần hay ký nợ mì tôm để kiếm ký lấy chai dầu nhưng cô đã đi vắng đóng cửa, Minh thở dài nghĩ cách quay lại quán thức ăn với ý định tìm rau dưa chua để nấu canh cá còn trứng sẽ luộc chấm súp nhưng rau dưa đã hết, Minh lại thở dài giãi bày tâm sự với chị Hồng bán thức ăn, hiểu được hoàn cảnh chị gợi ý cho Minh lấy tý thịt mỡ để rán cho ra mỡ rồi rán cá, thế là giải quyết được vấn đề. Lúc lên mâm vẫn theo thói quen phong cách ở quê, Ngân thường hất chút rượu ra ngoài trước khi uống chén đầu, nó giải thích với các bạn về ý nghĩa của cử chỉ này là đối với người dân tộc Thái của bạn trước khi ăn uống phải nhớ đến những người đã khuất, hất chút rượu ra ngoài nghĩa là đã dành phần cho những người ở cõi Âm. Mọi người lại rôm rả kể cho nhau nghe về những phong tục tập quán riêng của quê mình...


***


Sau lần về quê ấy những lần sau và lần sau nữa Bàn Minh vẫn thăm dò tin tức đứa em con dì ruột nhưng đều vô vọng, đứa em đã mất tích mãi mãi không trở về, mỗi lần nhắc đến dì chỉ biết khóc trong tuyệt vọng coi như nó đã chết rồi.


Bàn Minh đi học xa, còn lại các em gái ruột đều đã đi lấy chồng, ở nhà còn lại thằng em trai thất học ở cùng bố mẹ. Khó khăn chồng chất lên khó khăn mà gia đình ông Bàn Sơn vẫn cắn răng chịu đựng. Bệnh đau răng không còn xa lạ với ai, thường những ai bị đau thì đi chợ huyện nhổ nếu ai tiếc tiền hay túng quá phải ở nhà chịu đựng. Ông Bàn Sơn cũng không ngoại lệ, mới sau trận mưa rào nhưng trời oi bức cộng với những tiếng muỗi cứ vo ve bên tai khiến người bình thường còn khó ngủ chứ nói gì như người đang đau răng như ông. Ông nằm trên chiếc giường hẹp, chiếc màn rách nhiều chỗ, chỗ rách to kéo dồn dùng vỏ bo buộc lại chỗ rách nhỏ thì kệ đấy, chiếc chiếu cõi cũ lưa thưa muỗi có thể dí vòi từ dưới xuyên qua những khe lớp chiếu rách cắm vào người ông bất cứ lúc nào, ông lăn đi lăn lại thi thoảng lại gãi chân gãi cổ vì muỗi đốt ngứa. Ông cảm nhận như con sâu răng đang cắn lấy từng mảnh xương hàm dưới gốc răng của mình. Bực quá ông dùng chiếc khăn mặt nồng nặc mùi mồ hôi của mình phất đuổi muỗi và lẩm bẩm: "Tổ cha chúng mày, tại chúng mày bé quá nếu chúng mày lớn thì ông bắt được dùng dây thừng chói hết vào cột nhà..."


Bà vợ nằm bên trong ngăn vách phì cười bảo: "Ông điên mất rồi à ..."


Ông Sơn càng thấy bực hơn nhưng nghĩ lại câu nói của mình cũng hơi buồn cười.


Đời ông quanh năm làm lụng vất vả, suốt hơn nửa cuộc đời ông gắn liền với việc lên nương ngửi đất, ngửi cỏ ngắm giun, khom lưng đội mưa nắng, cuộc sống vẫn đói nghèo vậy. Thương đau bệnh tật gắn liền với kham khổ đều dồn đến với ông nên trông ông già trước tuổi cũng là lẽ thường. Thời gian cứ trôi theo màn đêm rồi gà đã gáy canh hai canh ba ông vẫn chưa thể chợp mắt được giây phút nào, ông rên rỉ lăn đi lăn lại làm cho giát giường nứa kêu kèn kẹt, ông nhớ đến cái chum đất nung đặt ngoài chân vách hình như vẫn còn rượu, ông dậy thắp đèn dầu đi múc một bát uống vài ba ngụm rồi múc đầy bát mang đặt để đầu giường với ý định ngậm dần cho tê mồm tê miệng để giảm đau. Vừa buồn ngủ vừa mệt nên được vài ngụm rượu phê phê cộng với ngụm đang ngậm trong mồm tê lợi tê lưỡi nên ông cũng thiếp đi. Ngụm rượu trong mồm nóng dần lên rồi cái đau trở lại làm ông thức tỉnh và nhổ ngụm rượu rồi ngậm lấy ngụm khác, cứ thế ông ngậm từ ngụm này đến ngụm khác mà trời vẫn chưa sáng, đôi khi ông vừa thiếp đi thì miệng hở làm rượu chảy ra ướt cả chiếu mà ông vẫn chưa được giấc nào lành bực quá ông nảy ra ý định xử lý chiếc răng cho khỏi đau nhưng không biết giải quyết bằng cách nào cho hợp lý. Ông nhớ hồi cha ông còn sống có kể đã từng xử lý chiếc răng bị đau bằng cách dùng đầu đũa đục thẳng vào lỗ rỗng của chiếc răng cho vỡ ra từng mảnh vứt đi nhưng chảy máu rất nhiều, nghĩ đến phương pháp của cha có vẻ không ổn nên ông dùng vỏ cây bo buộc thắt chặt chiếc răng đau, đầu dây còn lại buộc vào chiếc đũa sử dụng chiếc đuã theo kiểu đòn bẩy để bẩy nhổ răng nhưng không thành công vì lần thì bị tuột, lần thì gãy đũa ông lại nghĩ cách khác. Ông nghĩ sẽ dùng dùi sắt đốt nóng dí thẳng vào chiếc răng làm chiếc răng nóng lên sẽ làm con sâu răng bị chết, ông đứng dậy chui ra khỏi màn cầm chiếc đèn dầu đi về phía bếp, phần vì thiếu ngủ mệt mỏi hoa mắt phần vì say rượu nên ông loạng choạng vấp vào thanh củi gần bếp và ngã sõng soài chiếc đèn dầu quăng xuống đất tắt ngóm, ông lổm ngổm bò dậy sờ trong túi áo lấy túi thuốc lá kiếm bao diêm quệt cháy soi tìm chiếc đèn, chiếc đèn đã vãi hết dầu ra nền nhưng may chưa bị vỡ. Ông tìm chai dầu hỏa ở bên chân vách đổ vào đèn rồi tiếp tục công việc tìm cách phá chiếc răng sâu. Ông nhóm bếp đốt nóng dùi rồi đi kiếm mảnh gương giắt bên vách để soi nhìn và dí dùi vào răng, khi dí ngọn dùi chưa tới răng thì ông chợt thấy có cái gì đó vừa lạ vừa quen cứ ẩn hiện trong mảnh gương, hình như có cả người mặc áo tang trắng bốp làm ông giật mình. Ông nhìn kỹ mới biết đó là bức tranh của thằng Minh con trai ông treo ở gần đầu giường khiến ông phải tò mò.


Quanh năm bận rộn với công việc, thời gian ông cũng chỉ tính bằng mùa nương rẫy, hai vợ chồng ông một chữ bẻ đôi không biết nên từ khi con trai đi học lên cao Nhà trường biếu lịch Tết hai vợ chồng ông cũng chẳng ngó tới làm gì. Nghe nói con trai đi học có tham gia thi vẽ ước mơ gì đó được giải thưởng, dịp Tết nó về quê có mua tặng ông một đôi giày cao cổ làm quà để cho ông đi rừng cho tiện, ông còn bảo mày đi học thiếu tiền tiêu ăn học còn mua giầy cho tao làm cái gì cho tốn, nói vậy nhưng ông cũng cất đôi giầy cẩn thận để lúc đi đây đi đó còn có cái mà xỏ chân, ông chẳng quan tâm Bàn Minh đã vẽ gì như thế nào mà được giải gì đó, ông chỉ biết tờ giấy đó thằng con phô tô mang từ đâu về treo ở gần đầu giường ông, giờ tình cờ nhờ có mảnh gương nhỏ bé cũ kỹ trên tay soi phản lại mới làm ông để ý và phát hiện trên tờ giấy ấy hình như có người mặc áo tang lại còn treo gần đầu giường ông nữa làm ông phải giật mình, ông nghĩ nếu thằng Minh mà vẽ trang phục tang lễ treo ở đó thật thì ông sẽ xử lý cái thằng bố láo này một trận. Đang băn khoăn ông cúi xuống nhìn chiếc dùi đã từ màu đỏ trở lại màu nâu chì, ông đặt mảnh gương và chiếc dùi xuống cạnh bếp, cầm chiếc đèn dầu lại gần ngắm kỹ bức tranh thì mới nhận ra khung cảnh trong đó chính là quê hương làng bản của ông, ông chỉ nhận ra khung cảnh đồi núi quen thuộc xung quanh còn làng bản thì có những ngôi nhà khác có những con đường khác, hình ảnh người mặc áo trắng mà ông tưởng áo tang thì đang cầm xi lanh và những lọ thuốc Tây trên tay đi bên cửa của ngôi nhà xây, nhìn xuyên qua song cửa sổ thấy bên trong ngôi nhà có những bóng điện và cánh quạt gió treo trên trần, bên cạnh những ngôi nhà ấy có cả cột sắt cao và nhọn hoắt mà ông nghe người ta nói là cột chống sét gì đó như ông đã từng thấy ở thị trấn. Ngoài ra còn có những ngôi nhà xây khác có cột cờ cao, lá cờ đỏ sao vàng năm cánh đang bay phấp phới ở đầu sân, giữa sân có những đứa trẻ mặc áo trắng đeo khăn quàng đỏ xếp hàng ngang hàng dọc chỉnh tề. Có đường cái đi qua giữa bản và có cả ô tô đang chạy, có dây điện kéo từ các cột xi măng xuống mọi nhà, trướccửa mỗi nhà đều có xe đạp, xe máy, có bể nước làm bằng xi măng...


Ông ngắm bức tranh mà ngớ người ra, chiếc răng đang đau tự nhiên như cái đau biến đâu mất. Ông nghĩ chắc thằng Minh muốn làng bản hiện tại thay đổi như trong bức tranh? Đúng là cái thằng đẻ thiếu tháng làm cho mình bất ngờ, hồi mẹ nó mang bầu do ăn uống thiếu thốn nó mới được bẩy tháng mà đã đẻ non cứ tưởng nó sẽ không sống nổi thế mà giờ nó làm những điều mình không thể nghĩ tới. Các em của nó và những người cùng lứa với nó đã làm bố làm mẹ hết rồi, còn nó đã hơn hai chục tuổi mà không chịu lấy vợ ai ai cũng đồn là ế vợ rồi thế mà nó cứ bỏ ngoài tai và quyết tâm đi học mãi. Thảo nào nó bảo vẽ ước mơ gì đó. Cũng may là nó vẽ chứ nó viết thì ông cũng chẳng biết đọc. Ông lẩm bẩm: "Bấy lâu nay ai cũng nghĩ học làm cúng tế còn kiếm được miếng ăn, ngụm uống chứ học chữ nhiều thì cũng chỉ tốn công sức mà cái chữ chẳng ăn được. Thì ra mày lại nghĩ khác, vậy là tao hiểu rồi. Thế thì mày cứ học đến già kệ mày vậy...".


Trong chuồng gà trống lại vỗ cánh gáy canh tiếp theo, trời tờ mờ sáng ngoài rừng chim bắt đầu cất tiếng báo hiệu một ngày mới. Cơn gió nhẹ thoảng bay qua làm ngọn đèn dầu trên tay ông lắt lay rồi tai ông như ù đi và ông nghe như đâu đó "tiếng đàn núi" lại văng vẳng ngân lên như gần như xa.


Bàn Hữu Tài










Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Mẹ của chị ruột cũng mất

Mẹ của chị ruột cũng mất Cô gái đến cơ quan với đôi mắt h...

Truyện Cười

22:05 - 26/12/2015

Liều thuốc độc cho mẹ chồng

Liều thuốc độc cho mẹ chồngCháu không thể dùng chất độc tác dụng nhanh để đầu...

Truyện Ngắn

03:16 - 23/12/2015

Bạn già

Bạn giàĐến bây giờ mới nói câu Xin lỗi. Liệu có qu...

Truyện Ngắn

09:38 - 23/12/2015

Và tôi bật khóc

Và tôi bật khócTôi vẫn ngồi im không nói gì khi vợ chồng tôi được...

Truyện Ngắn

03:33 - 23/12/2015

Đọc truyện ma – Thần đang nhìn ngươi đấy ( Chương 31 – 35)

Đọc truyện ma –  Thần đang nhìn ngươi đấy ( Chương 31 – 35) CHƯƠNG 31 Đèn đỏ của hệ thống giám sát đường dây...

Truyện Ma

22:23 - 09/01/2016


Disneyland 1972 Love the old s