Lần mò cả buổi, cuối cùng Nammới mở được chiếc két sắt cũ của cha mình ra. Anh thở phào và tự cho mình cái quyền ngả người ra ghế sofa nghỉ lưng một lúc.Sở dĩ Nam quyết phải mở cho bằng được cái két sắt nàv là do lá thư để lại của cha, ông căn dặn rất kỹ: “Bằng giá nào con cũng phải giữ cho được cái tủ sắt trong phòng của ba. Nó không chứa tiền bạc gì hết, mà trong đó chỉ có một thứ mà ba muốn trao tận tay con. Nó sẽ do con sở hữu và quyết định làm gì với nó thì làm, miễn ba được ngậm cười nơi chín suối là đủ! Ba kỳ vọng ở con…Từ ngày cha mất, Nam hầu như quán xuyến hết mọi công việc vốn trước đây thuộc về ông Thanh Long, cha mình. Kể cả những công việc mà anh rất ghét như trông coi việc kinh doanh các cửa hàng, điều hành các công ty. Là con người có bản lĩnh, phóng khoáng, thích hoạt động, tự do nên khi được cha gọi về và ấn vào tay tờ di chúc, Nam đã phát hoảng với trách nhiệm trước mắt! Anh muốn từ chối, nhưng ngay sau đó thì cha anh mất. Mà trong nhà thì Nam là người nối dõi duy nhất còn lại.Sau một lúc nghỉ mệt, Nam bật dậy và bắt đầu mở hẳn chiếc tủ ra theo khóa số. Cánh cửa tủ sắt vừa bật ra thì Nam hơi bất ngờ trước bức tượng duy nhất nằm bên trong!Đã biết trước là bên trong không có tiền, nhưng Nam lại bất ngờ về bức tượng cũ kỷ này. Là người không sành về đồ cổ, nên khi cầm bức tượng lên, nhìn trên dưới mấy lượt Nam vẫn không hiểu nó thuộc niên đại nào, gốc ở đâu. Cuối cùng anh đặt nó lại trong tủ, định đóng cửa tủ lại và để đó…Tuy nhiên, khi dùng sức xê dịch chiếc tủ sát vào tường thì chợt Nam nghe một âm thanh phát ra từ bên trong, giống như một tiếng thở dài!- Gì vậy?Nghĩ mình nghe lầm, nên Nam lại đẩy tủ thêm lần nữa và lần này cũng thế, Nam lại nghe kèm theo tiếng thở dài là một tiếng nấc!- Ai?Nam lại tưởng ai đó nấp trong phòng hay từ ngoài cửa sổ! Nhưng khi nhìn kỹ thì chẳng phát hiện gì, anh còn đang hoang mang thì cánh cửa tủ sắt nặng nề bỗng mở ra, giống như có người kéo!Và tiếng thở dài lần nữa phát ra từ trong ấy! Nam nhìn thấy bức tượng đang nằm trong tư thế ngã nghiêng, đầu chạm vào vách tủ, chẳng khác một người bị ngã va đầu vào tường!- Phải chăng…Nam nghĩ ngay tới sự linh thiêng của những bức tượng cổ mà lâu nay anh đã từng nghe kể, anh bước tới và nhẹ nhàng đỡ bức tượng cho ngay ngắn lại và đóng cửa két sắt lại một cách nhẹ nhàng.Sau đó thì không còn nghe âm thanh kỳ lạ kia nữa!Nam cố hiểu ý nghĩa bức thư của cha, nhưng nghĩ mãi mà vẫn chưa thể nào hiểu nổi. Tại sao cha lại căn dặn anh kỹ như vậy với một bức tượng cổ. Hay là chúng có giá trị lớn đến đỗi dược cất giữ cẩn thận đến vậy?Không tìm được câu trả lời thỏa đáng,Nam cứ để nguyên đồ như vậy nằm lim dim, tính lát sau sẽ đi thay quần áo và ăn cơm chiều. Nhưng chỉ được một lúc thì cơn buồn ngủ kéo đến…Nam ngủ một cách ngon lành.° ° ° Khi Namgiật mình tỉnh giấc thì lại vô cùng sửng sốt khi thấy ngồi giữa phòng mình là một người phụ nữ mặc bộ áo choàng màu đen! – Ai? Nam hỏi vừa dứt thì người đó từ từ quay mặt lại. Một gương mặt quen thuộc, khiến Nam kêu lên:- Mẹ!Đúng! Trước mặt anh là bà mẹ đã quá cố từ hơn mười năm trước!Nam chồm lên, nhưng anh bị dội ngược trở lại như bị ai đó kéo ghì rất mạnh. Vẫn không rời mắt khỏi mẹ mình, Nam lại gọi:- Mẹ! Mẹ về thăm con phải không?Bà mẹ anh không lên tiếng mà ở hai khóe mắt bà có hai dòng lệ tuôn ra. Gương mặt bà cực kỳ đau khổ khiến cho Nam nhìn thấy phải đau lòng theo. Anh lại lên tiếng:- Mẹ có điều gì dạy con phải không?Bà vẫn im lặng không nói gì, nhưng lần này lại đứng lên, đi về phía chiếc két sắt và định đưa tay thò vào tủ. Bỗng bà bị bật trở ra, người lảo đảo…- Mẹ! Mẹ có sao không?Tiếng kêu của Nam hơi lớn, đồng thời anh bước tới và vô tình chạm phải chiếc ghế làm nó ngã ngang, gây ra một tiếng động khác. Khi Nam nhìn lại thì mẹ anh không còn ở đó nữa!- Mẹ!Không có chút dấu vết nào để lại. Nam bàng hoàng đứng thừ ra một lúc rồi thở dài… Anh bước lại chỗ tủ sắt và càng kinh ngạc hơn khi bức tượng không còn ở trong tủ!Lúc này Nam mới thật sự lo. Ai đã lấy bức tượng đi? Mẹ anh đột ngột hiện về liệu có liên quan gì tới chuyện này?Trong nhà còn có mấy người giúp việc và Chú Tám, tài xế, nhưng không muốn họ biết gì về chuyện này, nên Nam không gọi họ dậy. Anh cứ chong đèn như vậy đến sáng, không hề chợp mắt thêm chút nào…Vừa mờ sáng…- Cậu Hai ơi, cậu thức dậy chưa?Tiếng Chú Tám lái xe bên ngoài, Nam hỏi vọng ra:- Có gì không Chú Tám? Bữa nay chú có thể nghỉ ngơi, tôi không đi…- Có chuyện này cậu ơi, cậu bước ra coi.Nam vừa mở cửa ra thì chú tài xế chỉ tay ra sân, giọng lo lắng:- Hồi tối này khi đi ngủ tôi đã cho xe vào ga-ra cẩn thận, khóa cả cửa ga-ra nữa, vậy mà vừa mới đây tôi thức dậy đã thấy chiếc xe nằm ở ngoài sân kìa. Máy xe còn nóng như mới chạy về, tôi muốn hỏi cậu coi hồi đêm có đi xe không?- Đâu có! Tối qua đến giờ tôi đâu có ra ngoài.- Vậy tại sao…Nam bước hẳn ra chỗ chiếc xe, anh quan sát kỹ và công nhận lời nói của chú tài xế là đúng, chiếc xe mới vừa ngừng máy, còn nóng. Anh mở cửa xe và càng ngạc nhiên hơn khi bắt gặp ở ghế lái còn để lại một chiếc lắc tay của phụ nữ và cạnh đó còn có một chiếc khăn tay thêu chữ Hồ Điệp với con bướm màu. Chìa khóa xe còn gắn ở công tắc.- Chiếc chìa khóa!Chú Tám chạy vào trong nhà lấy ra xâu chìa khóa đưa cho Nam coi:- Chìa khóa tôi giữ còn nguyên ở đây!Nam cầm cái xắc tay lên xem, anh kêu khẽ:- Của mẹ!Năm năm trước khi mất, mẹ anh còn xài cái xắc này. Nó còn là món quà Nam nhật mà cha anh đã tặng cho mẹ. Mà Nam nhớ không lầm thì ngày tẩn liệm mẹ, chính cha anh đã đem cái xắc này theo, ông còn nói với Nam:- Đây là vật mẹ con thích nhất, ba đem theo cho bà ấy!Hai năm sau khi bà mất thì cha cũng qua đời. Ngày tẩn liệm cho cha, chính Nam đã phát hiện ra trong tày ông còn nắm chặt một vật mà anh biết chắc chắn đó không phải là của mẹ. Đó là chiếc khăn tay thêu mấy chữ Hồ Điệp với con bướm nhiều màu sắc! Sở dĩ Nam biết chắc đó không phải là chiếc khăn của mẹ là bởi mẹ không bao giờ xài khăn tay, mẹ cũng không phải tên là Hồ Điệp.Hai vật chôn theo cha và mẹ khác huyệt nhau, cách xa thời điểm với nhau, sao giờ này lại ở chung trên xe là sao?Nam hỏi lại chú lái xe:- Chú chắc chắn là cổng ngoài vẫn còn khóa chứ?- Dạ còn. Tôi mới coi lại đây cậu. Tôi cũng hỏi mấy người làm khác, họ quả quyết là không hề mở cửa.Suy nghĩ rất nhanh, Nam dặn:- Không được bàn tán gì chuyện này. Để tôi âm thầm xác minh lại.Anh cầm lấy cái xắc tay và chiếc khăn đi trở về phòng ngủ. Nhìn chiếc khăn tay còn mới nguyên, không ai nghĩ nó là vật từng khâm liệm vào quan tài và nằm dưới lòng huyệt mộ mấy năm trời? Cũng như chiếc xắc tay này, nó được chôn còn lâu hơn nữa, vậy mà vẫn còn y như đang được sử dụng!Tò mò, Nam mở luôn cái xắc ra, bên trong trống rỗng, chỉ có duy nhất một mảnh giấy nhỏ ghi dòng chữ: Hồ Điệp, cây số 5, tỉnh lộ 25.Bất chợt Nam hiểu ra, anh kêu lên:- Mẹ!Rồi như nghe lửa cháy, Nam phóng ra sân, vừa gọi chú tài xế:- Chú Tám, lấy chìa khóa xe cho tôi!Chú Tám ngơ ngác:- Cậu đi đâu vậy cậu Hai, để tôi lái cho…Nhưng Nam đã gạt ngang:- Không, để tôi tự lái. Chú ở nhà giữ nhà. Có ai hỏi thì nói mai tôi mới về.Anh rồ máy phóng đi như bị ma đuổi. Hình ảnh gương mặt đau khổ của mẹ đang hiện ra trong tâm trí Nam, chốc chốc lại nhòe đi bởi ánh mắt long lên như giận dữ của bà khiến Nam đâm lo. Và mối lo đó lại xoáy vào cái tên Hồ Điệp mà cho tới lúc này Nam chỉ mới nghe chứ chưa hề biết đó là ai…Tiếp Nam trong ngôi nhà rộng lớn, không khí vắng lạnh, là một người đàn ông tuổi trung niên. Ông nhìn Nam có vẻ dò xét một lúc rồi mới hỏi thẳng:- Cậu tìm người tên Hồ Điệp với mục đích gì? Và cậu biết gì về chị tôi?Nam ngạc nhiên:- Hồ Điệp là chị của chú? Vậy bà ấy bây giờ ra sao?- Ý cậu muốn hỏi chị tôi còn sống hay đã chết chứ gì?- Dạ, đó là điều cháu muốn biết.Người đàn ông dựa người ra sau thành ghế salon, vài giây sau mới nói, giọng hơi chùng xuống:- Chưa chết!Nam mừng rỡ:- May quá! Vậy có thể cháu xin gặp được không?- Cậu chưa nói rõ với tôi cậu gặp để làm gì? Và cậu là ai mới được?- Dạ, cháu là… con trai ông Thanh Long, người chủ đồn điền cà phê trước kia ở huyện này.Vừa nghe Nam nói, ông ta bật thẳng ngưới lên, nhìn sững Nam một lúc rồi chợt thở dài:- Đúng là oan gia! Điều này không ngoài dự đoán của tôi rồi…Nam ngạc nhiên:- Ông muốn nói…Sợ ông ta chưa tin hẳn, nên Nam móc trong túi lấy ra chiếc khăn tay có thêu hình con bướm:- Đây là bằng chứng của bà Hồ Điệp.Không cần nhìn vào vật chứng, người đàn ông lại thở dài:- Chuyện đời bất cứ điều gì càng muốn lãng quên đi thì nó luôn bị khơi lại. Đã hơn năm năm rồi còn gì…Ông ta lặng lẽ đứng lên và đi thẳng ra nhà sau. Nam ngồi đó chờ…Anh chờ rất lâu vẫn chưa thấy chủ nhà trở ra, mà trời bên ngoài thì đang tối dần. Một lúc, quá sốt ruột. Nam đứng lên và cất tiếng gọi:- Chú ơi, chú!Không nghe tiếng trả lời. Nghĩ là nhà quá rộng, có thể người ta chưa nghe, nên Nam lại gọi lớn hơn:- Chú ơi!Lần này đáp lại Nam là một điệu kèn kỳ lạ, mà vừa nghe Nam đã phát rùng mình! Nghe qua một đoạn nữa chợt anh kêu lên khẽ:- Bản nhạc ma!Lời thốt của Nam tuy rất nhỏ, nhưng hình như có người đã nghe, nên một giọng lạnh lùng vang lên:- Sao gọi là nhạc ma khi người chơi còn sống?Nam quay nhìn bốn phía vẫn không thấy người vừa lên tiếng, anh phải hỏi:- Ai vậy?Điệu nhạc lại vang lên, lần này rất gần, như ngay phía sau lưng của Nam. Anh còn có cảm giác như có tiếng động của ai đó… Nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng. Ngôi nhà lúc đó đã hoàn toàn chìm trong bóng tối. Càng nghe tiếng kèn Nam càng nhớ tới cha, bởi đã nhiều lần khi đang ngủ, ông vội thức giấc và bàng hoàng hỏi Nam:- Con cố nghe tiếng nhạc kia không? Của ma đó!Do vậy, Nam cứ bị ám ảnh với loại kèn này… Và nó chỉ chấm dứt từ khi cha anh chết. Mà sao bây giờ nó lại vang lên ở đây? Bất giác anh gọi lớn:- Ba!Không ngờ lại có tiếng hồi âm:- Cuối cùng thì con cũng đã tới!Ngoài sức tưởng tượng của Nam, nên phải gần nửa giây anh mới thảng thốt kêu lên:- Ba! Sao ba lại…- Sao ba lại ở đây phải không? Con hỏi mà không nhớ rằng, chính con đã đưa ba tới đây!Từ trong bóng tối, một chiếc xe lăn từ từ nhô ra, tiến đến gần bên Nam. Anh nghe cả hơi thở quen thuộc:- Ba!Anh định chụp lấy vai người ngồi trên xe lăn, nhưng đá bị ngăn lại:- Ba đã là người cõi khác. Một hồn ma già nua, không đủ sức hồi Nam, con chạm vào sẽ lập tức làm tan biến chút tồn tại mong manh mà thôi! Hãy nghe ba nói…- Sao ba lại ở đây?- Ba không ở đây, mà ba theo chiếc khăn tay con vừa mang tới. Chính người chủ chiếc khăn mới là người sẽ cho con biết tại sao con phải tới chốn này. - Nhưng… Nam nghe một tiếng thở dài trong bóng tối: - Ba hiện giờ cũng như con thôi, khó lòng mà gặp được người ấy… Nam hơi lớn tiếng: - Ba đang bị người trong nhà khống chế phải không? - Chẳng ai khống chế ba ở đây cả. Mà người khống chế chính là… Ông vừa nói tới đó thì nghe vang lên một tiếng lớn, hình như chiếc xe lăn bị ngã đổ. Nam hốt hoảng: - Kìa, ba! Anh lao tới và đỡ chiếc xe đang lăn kềnh lên. Chiếc xe trống không! - Ba! Ba đâu rồi? Chợt ánh sáng bừng lên sáng choang cả gian phòng. Người đàn ông lúc đầu xuất hiện đúng lúc với chiếc đèn măng-sông trên tay. Ông ta lạnh lùng bảo Nam: - Ba cậu nói rồi, ông ấy mỏng manh như sương khói. Thương cậu nên ông mới hiện về, nhưng bây giờ người ta không cho nữa, nên ông lại trở về với cát bụi rồi… - Không, ba tôi! Người đàn ông đưa tay chỉ về phía chiếc xe lăn: - Cậu xem, hình như trên xe có vật gì kìa! Nam thấy trên đó là chiếc khăn tay mà lúc nãy anh đưa cho chủ nhà xem chưa kịp lấy lại, anh chưa kịp hỏi sao nó lại nằm trên xe lăn của ba anh thì anh đã vội cầm lên xem. Có mấy chữ hiện ra trên chiếc khăn: Con đã để mất vật mà ba cố ý để lại cho con rồi, làm sao con có thể giúp gì cho ba! Rồi con cũng sẽ chẳng còn gì… Hãy tìm lại cho được! Bất giác Nam kêu lên: - Bức tượng! Người đàn ông chủ nhà không hiểu Nam nói gì, nhưng không hỏi lại, mà một lần nữa bỏ vào trong, sau khi để lại chiếc đèn. Nam đọc lại lần nữa những chữ trên chiếc khăn, anh nhận ra đó là nét chữ của cha mình. Chẳng hiểu ông viết lúc nào mà nét mực còn mới nguyên. Sau một hồi ngẫm nghĩ, chợt Nam hiểu ra, anh nói: - Mẹ! Chính mẹ! Anh nhớ đêm hôm đó mẹ xuất hiện trong phòng, rồi khi bà đi thì bức tượng cũng biến mất theo. Mà trong việc này thì lờ mờ, hình như hiện ra bóng dáng của mẹ ngày càng rõ… Phải chăng… Nam không dám nghĩ tiếp, nhưng trong đầu anh biết phải làm gì. Anh nói với vào trong: - Cháu không cản nữa, xin phép chú, cháu đi đây! Anh vừa bước ra cửa thì từ trong lại vọng ra tiếng kèn kỳ lạ lúc nãy. Chừng như giữa người thổi kèn với cha anh không phải là một. Hay đúng ra, theo Nam nghĩ, người nào đó cố ý trỗi lên tiếng kèn đó là để cho anh và cha anh nghe! Nghĩ vậy nên Nam dừng lại lắng nghe. Hình như người thổi kèn biết được có người đang lắng nghe thì hứng khởi lên, càng thổi càng da diết, càng như ru lòng người… Không thể không hỏi, nên dù không nhìn thấy ai trong nhà lúc đó, nhưng Nam vẫn hỏi vọng vào: - Tôi muốn nghe nữa vào một hôm nào đó, vậy có được không? Anh nói xong thì bước đi mà không cần nghe câu trả lời. Lúc ấy ánh sáng trong ngôi nhà bỗng vụt tắt, trả nó về với bóng tối cố hữu… ° ° ° Đã khá lâu rồi kể từ ngày đi du học trở về, Namchưa về thăm ngôi nhà cũ, nơi có phần mộ cha mẹ. Vừa thấy anh thì bà xẩm già Lý Anh đã reo lên: – Cậu Hai về kịp lúc quá, tôi chờ cậu Hai quá trời! Cô Hòa là người Tàu, nhưng đã sống lâu đời với gia đình anh, nên bà hầu như nói tiếng Việt rành không thua bất cứ người bản xứ nào. Bà cũng chính là người đã từng chăm sóc anh, nuôi nấng từ miếng sữa, miếng cơm thuở anh còn nhỏ. Thời ấy mẹ anh luôn đi đây đi đó lo kinh doanh, nên mọi việc nhà đều do một tay Cô Hòa. - Sao cậu không về qua nhà? Câu hỏi cũng là lời trách, nên Nam nhẹ giọng: - Dạ, con xin lỗi vú, do con bận quá. - Bận gì thì cũng về thăm mồ mả ông bà chứ. Chỉ vì vắng cậu mà xảy ra bao nhiêu chuyện, già này làm sao lo cho kham! Nam ngạc nhiên: - Chuyện gì vậy vú? Bà thở dài: - Liên tục xảy ra chuyện. Hết bà rồi lại tới ông. Người nào cũng quấy động lên không ai chịu nổi! Nhất là bà, chẳng hiểu sao từ mấy hôm nay bà lồng lộn lên dữ quá, cứ cúng vái bao nhiêu trên bàn thờ bà đều quăng xuống hết và hồi nửa đêm qua còn ném luôn cả những thứ thờ trên bàn thờ ông nữa! Mà tôi biết chắc việc ném đồ thờ trên chỗ thờ của ông không phải do ông làm, mà là… do bà. Cậu biết tính nộ khí xung thiên của bà lúc con sống mà, khi giận lên thì bà bất kể trời đất! Nam bước vào coi thì quả như mô tả của bà. Đặc biệt là ở phần mộ của ông đaèng sau vườn, hầu như những chữ trên mộ bia đều bị xóa be bét! Vừa xem qua thì Nam đã phần nào hiểu, anh lắc đầu ngán ngẩm: - Con người ta một khi máu ghen nổi lên thì còn kể gì nữa! Cô Hòa ngạc nhiên: - Cậu nói gì vậy, ai ghen? - Thì mẹ con chứ còn ai. - Nhưng, bà chết rồi, mà ông cũng đã mất, vậy ghen với ai? Nam đột nhiên hỏi: - Vú biết có ai quen với ba con tên là Hồ Điệp không? Cô Hòa giật mình: - Cậu cũng biết sao? - Vú biết? Cô Hòa bỗng hạ thấp giọng, như sợ có người nghe được: - Người ấy là người tình của ông từ mười năm trước! - Vú biết bà ấy bây giờ ở đâu không? - Ở gần đồn điền cũ của ông. Lâu quá rồi tôi không nghe tin. Bà ấy trẻ hơn mẹ cậu nhiều tuổi, nguyên là hoa khôi một trường đầm ở Đà Lạt thời ấy! Nghe bà tiết lộ những điều chứng tỏ bà biết khá nhiều về người đàn bà kia, Nam kéo bà ra một chỗ vắng, hỏi tới: - Vú biết gì nữa, nói hết cho con nghe đi! Cô Hòa sau một lúc trầm ngâm, đã kể tiếp: - Thời bà còn sống, lúc cậu đi du học thì đã nhiều lần bà từng làm dữ lên vì chuyện này! Bà ghen ông với cô đó, và nếu không ngăn kịp thì có lần bà đã tạt acid vào mặt cô ấy rồi! Nghe nói lần đó chính ông đã hứng trọn một lon acid vào lưng thay cho cô gái kia! Nam bất giác kêu lên: - Trời ơi! Cô Hòa giọng đầy xúc động: - Ngày đó giữa ông và bà căng thẳng lắm. Ông bị acid làm phỏng nguyên cái lưng, phải nằm bệnh viện khá lâu, vậy mà ở nhà bà vân không để yên, vẫn tiếp tục… Bà kể tới đó thì ngừng lại như ngại… Bỗng Nam tiếp lời bà: - Vẫn không buông tha người phụ nữ kia sao? Rồi người ấy thế nào? Cô Hòa nhẹ lắc đầu: - Tôi không dám biết tiếp câu chuyện… Hơn nữa, thời ấy tôi còn phải lo cho bệnh tình của ông ở bệnh viện. Tôi tính gửi thư qua cho cậu, nhưng ông chủ nhất quyết không cho, còn dặn là phải giấu biệt luôn, đừng bao giờ kể cho cậu nghe câu chuyện này! - Sao cách đây ba năm con về mà đâu có nghe ba con nói gì chuyện ấy? Lúc đó mẹ con mới vừa chết. Mà sao lúc mẹ con mất ba con không cho con hay, mà đợi khi làm tuần 49 ngày con mới được báo tin? Cô Hòa lại lắc đầu: - Chuyện đó là do ông. Theo ý ông thì không muốn cậu phải phân tâm, bởi năm đó là năm cậu thi tốt nghiệp. Bà ngừng nói, như vẫn còn sợ điều gì đó… Nam phải gắt lên: - Vú giấu con nhiều lắm. Chuyện vú không nói thật thì con không hỏi vú nữa, tại sao mẹ con chết? Đúng là gây khó cho bà vú, bà phải ngập ngừng một lúc rồi mới nói lơ lửng: - Gieo gì thì gặt nấy thôi! - Vú nói vậy là sao? Ai gieo, ai gặt? Cô Hòa bất ngờ hỏi: - Theo cậu thì ai là người gieo trong vụ này? Nam nhìn vào bà rồi một lúc mới trả lời: - Mẹ con là người gieo quả! Cô Hòa đáp thật nhỏ: - Cậu nói không sai. Chính bà đã tiếp tục gieo tội, dẫu lần trước đã gây ra thương tật lớn cho ông chủ, vậy mà khi ông chủ còn nằm trong bệnh viện bà lại tiếp tục đi lên đồn điền, và… hậu quả là… Bà nói tới đây thì có lẽ quá xúc động đã nghẹn ngào… Nam phải lay vai bà hỏi: - Hậu quả thế nào? Giọng của Cô Hòa đẫm trong nước mắt: - Cô tên Hồ Điệp đó nhận trọn một ca acid! - Trời ơi! Lần này tiếng kêu của Nam vừa thảng thốt vừa đau đớn! Anh lặng đi một lúc, mới run run giọng nói: - Ác giả ác báo mà! Cô Hòa nói tiếp: - Tôi nói gieo gì gặt nấy là thế này: sau khi gây ra vụ việc tày trời đó được gần một năm, thì ông chủ xuất viện về nhà và hay tin! Giữa ông bà đã nổ ra một trận cãi long trời lỡ đất và cả hai đều bỏ nhà đi. Đến hai ngày sau thì tin dữ dội về, bà chủ trong lúc trở lại nhà cô Hồ Điệp để “đào mồ cuốc mả” cô ấy thì chẳng may, trong lúc giận quá mất khôn, bà đã tự lái xe và lao xuống vực! Đọc truyện ma – Bức tượng truy oán Phi lại lặng người đi khá lâu. Hồi sau, anh buông một câu: - Chuyện nhà con rối rắm quá! Anh tiếp tay với Cô Hòa dọn dẹp lại hai bàn thờ. Trong lúc dọn, anh giật mình khi nhìn thấy bức tượng mà anh bị mất mấy hôm trước! - Vú, vật này sao ở đây? Cô Hòa ngạc nhiên: - Vật gì? Khi Nam lấy bức tượng đưa lên thì bà lại càng kinh ngạc hơn: - Vật này… cách đây trên ba năm, khi ông chủ còn sống thì tôi thấy… hình như tôi thấy… nó nằm trong phòng riêng của bà chủ! À mà phải rồi, lúc ông bà cãi vã nhau dữ dội thì cũng xoay quanh bức tượng này! Khi bà chết rồi thì nó biến đâu mất tiêu, bây giờ lại thấy ở đây. Mà mấy hôm nay ngày nào cũng đốt nhang cho ông bà, mà tôi có nhìn thấy nó đâu? - Nó ở chỗ của con! Câu nói của Nam khiến Cô Hòa tròn mắt nhìn anh: - Nó bị ai lấy mang về đây sao? Tôi không có à… Nam nói khẽ đủ cho bà vú nghe: - Mẹ con lấy! Rồi anh đột ngột hỏi: - Vú có biết gì nữa về bức tượng này không? - Nhiều thì không biết, nhưng tôi biết nó từ một ông thầy tướng số người Hoa, tên Lưu Tường. Nam sáng mắt lên: - Ông ta là thế nào với ba mẹ con? Cô Hòa im bặt, sắc mặt bà hơi biến đổi và Nam nhìn thấy ngay: - Có chuyện gì sao vú? - Có… Bà im lặng thêm một lúc nữa, rồi đột nhiên hạ giọng: - Người đó là đầu mối của mọi rắc rối! Chính ông ta đã bán tượng ấy đầu tiên cho bà chủ, rồi sau lại chuyển cho ông chủ… Nam cau mày: - Đây là bức tượng cổ quý giá lắm sao? Cô Hòa lắc đầu: - Tôi không biết có quý hay không, nhưng… hình như nó được làm phép hay yểm bùa sao đó! Nam ngạc nhiên: - Làm phép là sao? - Điều này tôi cũng không rõ. Nhưng có lúc bà giữ nó kỹ lắm, rồi khi qua tay ông nó cũng được ông giữ như báu vật! Nhưng từ khi ông chết thì tôi không còn thấy nó đâu, chẳng biết ông cất chỗ nào. Thì ra là ở chỗ cậu. - Vú biết nhà lão Lưu Tường gì đó không? Cô Hòa lại tỏ ra căng thẳng, rồi đột nhiên bà nói: - Chắc cậu biết mẹ cậu vốn là người gốc Hoa chứ? Nam gật đầu: - Dạ biết. Nhưng có liên quan gì tới vụ này sao? Có. Ông Lưu Tường là một người Hoa, từng là… người yêu cũ của mẹ cậu lúc bà chưa lấy chồng! Lời tiết lộ này không khiến Nam sửng sốt. Anh chỉ im lặng rồi vụt đứng lên, tay giữ khư khư bức tượng. Cô Hòa hỏi: - Cậu tính sao? Nam vẫn không nói gì, anh hỏi lại: - Vú có chìa khóa phòng riêng của mẹ con k