Polaroid

Đọc Truyện Ma – Cái Chết Bí Ẩn

ăn ngon lành, đó là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực đáng thương của nàng. Có lẽ chuyện ghê gớm nhất đã xảy ra là khi chảo mỡ bị bắt lửa trên bếp. Trong cơn sợ hãi điên cuồng, nàng đã dập tắt được ngọn lửa. Tay nàng bị bỏng nhiều chỗ. Không phải sự đau đớn làm cho nàng sợ. Điều làm nàng sợ là ngọn lửa lan quan đồ đạc. Con gấu sẽ bị thiêu sống, ý nghỉ đó làm nàng phát ốm. Nàng vắt óc tìm một giải pháp nếu chuyện đó xảy ra thật. Nàng chợt nhớ tới Harry, người chồng cũ của nàng (nàng quên hắn nhiều năm qua) có một khẩu súng lục. Nàng lên lầu, tìm thấy nó trong tủ cũ của Harry. Nàng thấy an tâm. Vật này sẽ đem đến cho con gấu cái chết nhanh chóng, không đau đớn. Một ngày nọ, lò sưởi bị sụp. Việc sữa chữa nó không trong khả năng của nàng. Thế là cà phê cho con gấu đem đó được pha thêm thuốc ngủ. Ngày hôm sua, khi nó đang say ngủ bì thuốc, nàng lấy khăn trải giường phủ kín cái chuồng, kê những đồ đạc không dùng sát cửa chuồng rồi gọi thợ xây. Những người thợ không hề biết chỉ cách đó vài thước có một sinh vật đã từng là người, đang ngủ say. Mùa hè năm đó, tôi chẳng có việc gì, hơn nữa, tôi mới mười sáu tuổi. Cha mẹ tôi chết trong một tai nạn xe hơi cách đó vài tháng. Tôi đi choi với ông nội tôi ở Wilton Falls. Ông nội tôi là một quan tòa. Ông thường dùng túp lều nhỏ ở đó vài lần vào mùa thu trong những cuộc săn bắn nhưng năm nay ông đi sớm cùng tôi. Có lẽ ông nghĩ rằng thú câu cá và những trò chơi trong rừng sẽ tốt cho tôi, giúp tôi quên đi chuyện bất hạnh. Tôi ở trong rừng cả ngày hôm đó, chỉ có mình tôi. Khi tôi đi ngang qua khu vườn có hàng rào bao quanh của gia đình Winters, lúc đó đã mục nát. Tôi đạp thử vào dây thép gai. Nó bung ra. Nhanh nhẹn, tôi nhảy qua và rơi vào khu vườn im lìm. Một ngôi nhà cổ kính có vẻ tiêu điều hiện ra trước mặt tôi. Tôi ngạc nhiên. Có ai trong đó không nhỉ? Có lẽ không vì trông có vẻ hoang phế quá. Tôi đi loanh quanh dò xét và tôi bỗng thấy một cái nắp bằng gỗ đã mục trên bãi cỏ sau nhà. Trong hầm tối thui. Giây lát sau, tôi mới nhận ra có ánh đèn leo lét. Thẳng ngay bên dưới có một cái gì trông giống như cái chuồng. Có cái gì thù lù trong đó. Một cái bóng? Không, hình như nó cử động. Thình lình, tôi thấy một đầu tóc rối bù, một cặp mắt trắng dã, thất thần, ghê rợn mà tôi chưa bao giờ trông thấy. Tim tôi như muốn rớt ra ngoài. Không thể tin được! Tôi cứng người như thể bị cặp mắt đó giữ chặt. Cái đầu bờm xờm quay đi và tôi thoát! Tôi chạy, chạy như điên giữa ánh nắng gắt của buổi trưa hè, trên bãi cỏ của khu vườn ma quái. Nhảy qua những dây thép gai, mặc cho những gai nhọn xé rách áo quần, da thịt. Tôi chạy chậm dần khi gần đến túp lều của ông tôi. Tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi chẳng còn bé bỏng gì, mười sáu tuổi rồi cơ đấy! Thế mà chạy như thỏ… nhưng hình ảnh đôi mắt đó hiện lại trong đầu làm tôi cứ toát mồ hôi. Ông tôi đang lúi húi bên bếp khi tôi vào. - Cháu đã về đấy à… ông đang không biết cháu ở đâu… sắp ăn rồi… Tôi đứng im, lưng dựa cửa, thở dốc: - Ông ơi… Cố trấn tĩnh, nhưng giọng tôi cứ run. Ông tôi quay lại. Mắt ông loang loáng: - Chuyện gì vậy cháu? Sao cháu hoảng hốt vậy? Tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh nhưng không được. - Ông ơi, ai sống trong ngôi nhà ở bìa rừng kia vậy? – Ông tôi nhíu mày. - Ở bìa rừng… à… nhà Winters… có chuyện gì vậy? – Cháu vừa ở đó về, cháu thấy… - Ở đó? Xung quanh có hàng rao mà? Cháu không leo rào vào nhà người ta đấy chứ? - Nhưng hàng rào thép gai mục nát hết rồi… cháu không thấy có bảng cấm – à, có lẽ bị mất rồi… nhưng ở đây ai cũng biết đó là khu vực của gia đình Winters. - Nhưng cháu không biết. Cháu nhìn vào cửa một nắp hầm… có cái gì trong đó giống như cái chuồng… có một người đàn ông… Ông tôi kéo một cái ghế lại bên bàn, ngồi xuống ôn tồn: - Cháu kể đầu đuôi cho ông nghe nào… cháu nói cái gì? Cái chuồng? Một người đàn ông? Tôi kể lại. Ông tôi có vẻ không tin. - Cháu thấy thật chứ? Không tưởng tượng chứ? Ai cũng biết bà Winters sống ở đó một mình. Cuội đời bà ta thật bi thảm. Chồng bỏ, con trai chết trận. Ông không muốn những tiếng đồn không tốt về bà ta lan khắp nơi do cháu của ông bịa ra, điều đó sẽ xúc phạm ghê gớm đến bà ấy. - Không, cháu nói thật mà! Ông đến mà xem… Có lẽ lời lẽ thành khẩn của tôi làm ông tơi ngạc nhiên. Ông đứng dậy. - Được, đi, nhưng ông không thích trò này chút nào. Ông tin chắc cháu chỉ tưởng tượng. Đêm đó, cả tỉnh Wilton bàng hoàng. Cảnh sát cưa ổ khóa cho Harry ra ngoài bầu trời tự do. Giờ đây, hắn đã là một ông già mắt kém, chân run. Người nữ quản lý thư viện dịu dàng kia được đưa vào một “nhà bảo vệ”, lời yêu cầu duy nhất của nàng là “con gấu” phải được chăm sóc cẩn thận. Khi người ta hứa sẽ trông nom hắn, nàng mới chịu đi. Thật ra, cả hai đều được đưa đến nhà thương điên của tỉnh. Cả tỉnh ồn ào cho đến hai tuần sau. Báo chí địa phương đăng những hàng tít lớn: “Người chồng bị nhốt trong cũi 30 năm”. Bên dưới hình tôi, họ viết: ‘Cậu bé dám nhìn vào ngục tối của mụ phù thủy”. Dưới hình của Harry: “Ông lão bị nhốt trong cũi 30 năm”. Và dưới hình Mariam: “Mụ phù thủy của tỉnh Wilton Falls. Mụ biến chống mình thành một con gấu”. Đó là chuyện rắc rối cho tôi. Tự nhiên, tôi trở thành một vị anh hùng! Nhưng khi nhìn kỹ những bức ảnh của ông bà Winters, tôi thấy lạ lạ. Cả hai đều có nét mặt như con nít khi bị dẫn đi. Mariam được đưa vào nhà thương điên của quốc gia. Nhưng xử trí với Harry lại là cả một vấn đề. Những bác sĩ tâm thần chẳng làm gì được. Ông ta không nói năng gì. Sau cùng, họ kết luận rằng trí não ông ta trở nên đần độn vì những năm tháng dài bị giam trong chuồng. Ông ta hoàn toàn vô hại, có thể được trông nom riêng. Nhưng thế nào là “trông nom riêng”? Người ta phản đối việc giam lỏng ông ta ở một nơi vì họ cho rằng những năm còn lại trong đời, ông ta đáng được hưởng “tự do” như… Người ta bàn bạc nhiều về việc ấy. Cuối cùng, Harry được trả về nhà cũ. Một nhóm người xung phong được thành lập, thay phiên hàng ngày, từng người đến trông nom ông già, đem thức ăn đến, đem áo quần ông ta đi hiệu giặt… Nhiệm vụ của họ cũng có cả việc “nhân hóa” ông ta. Nhưng họ thất bại hoàn toàn vì Harry chẳng màng nói chuyện với BẤT CỨ AI. Thế sự tự do của Harry có ý nghĩa gì đối với ông ta trong những ngày cuối cùng của cuội đời ông ấy? Cũng lại tôi khám phá ra lần nữa. Bất hạnh thay! Một đêm tháng tám nóng bức, sáu tuần sau khi ông ta được thả về nhà cũ, tôi trở lại nơi đó, quyết định ghé qua nhà để coi ông ta ra sao. Khi tôi đến thì căn nhà tối đen trừ ánh đèn yếu ớt hắt lên từ dưới tầng hầm. Tôi nhớ lại những lời đồn là căn nhà không bị xáo trộn một thứ gì, không một đồ đạc gì được đụng đến. Họ nói… ngay cả giường ngủ cũng không có ai nằm. Phải chăng sau những năm ấy, Harry chỉ có thể ngủ ngon giấc trong cái chuồng cũ của ông ta? Có phải ông ta trở lại đó hàng đêm? Rón rén, tôi bò đến bên nắp hầm. Qua ánh sáng yếu ớt, tôi nhận ra cái chuồng. Kế bên cửa chuồng là cái ghế đu mà Mariam vẫn ngồi. Ngay sau đó, tôi nhận ra cái bóng bên cạnh là Harry. Ông ta ngồi trên sàn, cằm gác lên tay ghế. Tôi ngạc nhiên… có một hình ảnh mơ hồ lãng đãng trong đầu, tôi không nhớ ra, bất chợt nó hiện rõ. Trong phòng ngủ của ông nội tôi có một bức tranh tựa đề “Kẻ than thở của người chăn cừu”. Đó là một bức tranh vẽ hình một con chó u sầu ủ ê nằm cạnh quan tài của chủ nó vừa chết, một người chăn cừu. Sự liên tưởng hình ảnh đó với cảnh tưởng dưới kia làm đau nhói tim tôi. Tôi không thể nhìn thêm nữa. Nhưng khi tôi sắp đứng dậy thì cái bóng khốn khổ kia cử động. Cái đầu rối bù ngước lên, miệng há ra. Một tiếng gào ma quái, rùng rợn. Tôi đưa tay bịt chặt tai lại. Nhưng tôi vẫn nghe. Nó khóc, khóc lớn hơn. Tiếng khóc xé ruột, đau buốt tim gan, tiếng khóc khao khát, tiếng khóc ước ao của một con gấu đã được thuần hóa đòi lại người chủ dịu hiền của nó. Tôi bỏ chạy. Khi thoát khỏi khu vườn ma quái đó, tôi chạy như kẻ mất hồn dưới ánh trăng. Lần này tôi cũng bị rượt đuổi bởi sự khủng khiếp. Nhưng sự khủng khiếp lần này do chính tôi gây ra và tôi biết mình không bao giờ thoát được. Sáng hôm sau, người ta tìm thấy Harry nằm chết trong chuồng. Họ nói do bệnh tim. Sau đó tôi thường thấy những cơn ác mộng trong giấc ngủ. Có lẽ tôi la hét nhiều, nói nhảm nhiều. Vì thế, một sáng nọ, lúc ăn điểm tâm, ông tôi bảo tôi: - Theo ông thì cháu không nên có mặc cảm tội lỗi gì về việc ấy. Nó phải như thế thôi. Tôi gật đầu: – Vâng, cháu hiểu… Nhưng tôi vẫn sống như kẻ trong mơ. Ông tôi lo lắng cho tôi hơn. - Đã đến lúc phải xóa tan cái bóng đen trong đầu cháu rồi đấy. Ông sẽ đưa cháu đến thăm bà Mariam. Tôi đi một cách miễn cưỡng. Nhưng cuộc viếng thăm lại hóa tốt. Bà Mariam vui thích khi có bạn, bà trò chuyện thật vui vẻ. Bà đã biết CON GẤU của bà đã chết. Bà nói rằng bà buồn lắm nhưng bà nói thêm như một triết gia là dù sao nó cũng đã quá già. Rồi thật bất ngờ, bà nói nếu nó còn sống và còn ốm lần nữa, bà sẽ cho nó ngủ mãi mãi. Ông tôi liếc nhìn tôi đầy ngụ ý. Rõ ràng, tôi chẳng cần thêm chứng cớ gì để biện minh cho việc tôi tố giác bà Mariam là sai về… mặt nhân đạo. Theo ông tôi thì cuộc viếng thăm đó thật tốt đẹp. Nhưng theo tôi, ở mặt khác nó ngược lại hoàn toàn vì bà Mariam là người tử tế, tốt bụng. Bà nói trông thấy tôi, bà nhớ đến con trai bà. Bà mong tôi đến thăm bà thường xuyên. Thật ngạc nhiên, tôi nhận lời sẽ làm vui lòng bà. Tôi giữ lời hứa. Phải đó là cách xoa dịu mặc cảm tội lỗi của tôi? Vì tôi đã phá vỡ cuộc sống thích hợp của vợ chồng họ? Tôi không biết, nhưng tôi biết một điều là trong những cuộc trò chuyện với bà ấy, tôi đã HIỂU TẤT CẢ những nguyên nhân dẫn đến sự cầm tù Harry. Tôi nói với ông tôi: – Bà ấy không hẳn là diên đâu, không hoàn toàn điên, trừ việc CON GẤU… chính Harry đã gây nên chứng điên cho bà ấy… Ông tôi nhìn tôi thở dài: - Vậy là cái bóng đen đó vẫn còn lởn vởn trong đầu cháu! Mariam được đưa về tỉnh, không phải ở nhà thương điên nữa. Thà vậy đi, thấy lòng mình nhẹ nhõm. Tôi vẫn đến thăm bà ấy nhưng thưa dần. Rồi tôi tốt nghiệp đại học, đi làm, lập gia đình, dọn đi xa. Những cuộc thăm viếng giờ chỉ còn là những thư từ, những thiệp mừng năm mới và bây giờ… Tôi nhìn lại bức thư trong tay. Vậy là từ đây chẳng còn viết thư cho bà ấy nữa. Chẳng còn ân hận nữa. Mariam đã trả xong món nợ của bà cho xã hội và xã hội đã vừa lòng. Về phần tôi, RIÊNG TÔI, tôi ao ước được sống lại những ngày hè năm đó, được sống lại vào đúng cái lúc tôi nhìn vào cặp mắt của Harry. Lần này, tôi sẽ nhìn vào cặp mắt gần lòa của ông ấy và sẽ lặng lẽ bỏ đi.Tâm chùi hai tay vào áo blouse trắng, nhanh nhẹn đi sang phòng cấp cứu bên cạnh. Nàng thấy Nhân đang đứng bên chiếc giường sắt khám bệnh màu trắng. Trên giường có người nắm bất động dưới ánh đèn trắng xanh. Lại gần người yêu, ghé mũi vào cổ chàng hít mùi nước hoa đàn ông hiệu Fahrenheit mà nàng rất ưa thích, Tâm khẽ hỏi: - Anh tính sao với cái xác này, anh Nhân? Tâm và Nhân là hai sinh viên nội trú của bệnh viện liên- xã tại một tỉnh nhò bờ biển Bắc- Âu. Họ là đồng nghiệp và cũng là người yêu của nhau. Mỗi khi tới phiên trực đêm, họ xin trưởng toán cho họ vào chung danh sách, để được gần nhau khi làm việc. Nhân không quay lại nhìn Tâm, mà khẽ nói cho nàng đủ nghe thấy: - Người này mới chết được hơn một giờ. Xác hãy còn hơi ấm. Nhân điện chưa tắt hẳn ở tế bào tim. Tâm mỉm cười ranh mãnh: - Anh lại tính hù ông gác cửa mới chứ gì. Nhưng, người ngày chết thường do bệnh hoặc tuổi già, hay chết vì nguyên nhân đặc biệt, hở anh? - Chết thường. Không có gì đặc biệt đâu. Đừng lo! - Thôi em ở đây. Anh chạy đi kiếm con mèo mọi khi của bác lao công ở cuối bệnh viện. Trong khi chờ đợi, em tháo dây buộc người chết, rút hết kim chích ở tay chân ra, sửa sang lại chiếc áo bệnh viện cho ngay ngắn giùm anh nhé. Anh sẽ trở lại đây trong mười lăm phút nữa. Xác chết là một thiếu phụ trạc bốn mươi tuổi. Trên tấm bảng bệnh viện có ghi: Bệnh tim. Mặt xác chết chưa xanh hẳn. Mái tóc nâu xước ngược để lộ chiếc trán ngắn. Mắt nhắm nghiền. Hai dòng lệ khô chạy dài từ kẽ mắt xuống hai bên sóng mũi khá cao. Miệng mím chặt, môi dưới cong lên đẩy môi trên, hai mép trễ xuống, mang lại vẻ nuối tiếc vô vàn. Bờ ngực phẳng, bất động. Bụng lép kẹp. Hai cánh tay để xuôi hai bên đùi thon thả với nửa dưới của cặp đùi lộ ra khỏi vạt áo bệnh viện. Hai đầu gới hơi co lên. Hai cẳng chân dài và đôi bàn chân nhỏ nhắn có ngón cong queo ghi tàn lực cuối cùng của người xấu số trước thần chết. Tâm xoay giường cho cạnh bên trái hướng về cửa ra vào khép hờ. Ngoài cửa, bên trái là hai cánh cửa sắt sơn xanh đóng chặt, bên phải là hành lang chạy dài chừng mười thước trước khi gặp hành lang khác cắt ngang. Từ đó đi về bên trái là hướng nhà xác, đi về bên phải là tới quầy của người gác bệnh viện khuất sau tường hành lang. Trước khi đến quầy của người gác một quãng, có cái cửa kính trên gắn tấm bảng sắt ghi ba chữ “Phòng Thí Nghiệm”. Phòng này có cửa thông với phòng cấp cứu, chỗ có xác chết đang nằm trên giường. Qua khỏi quầy sẽ tới cái cửa có hai cánh bằng sắt sơn xanh. Bên ngoài cửa là một hành lang nhỏ có cửa kính dày nhìn ra sân bệnh viện. Cửa này mở đóng bằng nút bấm theo hệ thống điện tử chạy từ trong quầy. Nhân từ hành lang ngoài đi qua phòng thí nghiệm vào phòng cấp cứu, tay ôm con mèo đen mắt xanh lè. Chàng kéo một chiếc bàn thấp tới gần giường có xác chết. Đặt con mèo cho hướng đầu về giường xác chết, hai tay vẫn giữ chặt con vật, Nhân hất hàm ra hiệu cho Tâm. Nàng lẹ làng đi ra mở rộng hai cánh cửa phía trái giường xác chết, rồi đứng nấp bên ngoài cửa. Nhân “Suỵt!” thật mạnh, bàn tay phải đạp vào lưng con mèo, bàn tay trái đưa thẳng ra phía xác chết. Con mèo gào một tiếng sắc nhọn, nhún hai chân sau, nhảy vọt qua xác chết, chạy biến trong hành lang. Xác chết ngồi vụt dậy, xoay người, tút xuống đất. Hai chân loạng choạng, hai cánh tay giơ lên như lấy thăng bằng, xác chết đi từng bước ngắn và cứng ngắc về phía cửa. Khi xác chết vừa bước ngang thành cửa, Tâm ló đầu, xoay người đi nhanh về phía tay mặt. Xác chết giật mạnh một cái như được tiếp thêm điện, đi nhanh theo Tâm. Tới đầu hành lang, Tâm từ từ quẹo tay mặt một lần nữa, chạy lẹ về phía quầy cùa người gác bệnh viện. Xác chết chạy theo. Tới cửa phòng thí nghiệm, Tâm lẹ làng đẩy cửa bước vào, đóng sập ngay lại. Xác chết sẵn trớn chạy luôn qua mặt cửa phòng thí nghiệm, tới quầy của người gác bệnh viện. Đó là một người đàn ông trung niên, tóc hoa râm, bụng phệ, đang đứng sau quầy. Nghe tiếng chân chạy, hắn ta nghiêng đầu ngó ra. Hắn mở to hai mắt khi thấy trong ánh đèn. Neon lạnh lẽo một thân hình ngất ngư mắt nhắm nghiền, mặt mũi méo mó xanh xao, hai tay giơ ra đàng trước, hai chân đi đất cứng đơ bước mau, xăm xăm nhào về phía quầy. Hắn ta la lớn: - Đứng lại! Xác chết vẫn sấn tới. Người gác bước ra khỏi quầy, hai tay cầm hai đầu cây gậy, giơ ra đàng trước cản đường. Xác chết đâm sầm vào cây gậy, hai cánh tay ôm ngang eo người gác, đầu gục lên ngực hắn ta, mớ tóc nâu tung lên. Im lặng! Người gác há miệng, kêu không thành tiếng. Hắn mất thăng bằng, ngã ngồi xuống đất. Xác chết đổ theo, đè lên người hắn, bất động. Sau nữa phút bàng hoàng, không thấy gì lạ, người gác vùng lên, đẩy xác chết sang một bên. Hắn lồm cồm bò dậy, loạng choạng ra đứng dựa vào quầy, thở hổn hển. Đôi mắt hắn lạc thần hướng về xác chết cong queo trên sàn đá cẩm thạch trắng xám. Vừa lúc đó, hai sinh viên bác sĩ mặc blouse trắng đi tới. Một người chỉ xác chết, hỏi: - Ai mang xác này ra đây? Làm chúng tôi kiếm hoài! Thôi, ta chịu khó khiêng để vào nhà xác cho yên chuyện đi. Nam sinh viên nắm hai nách xác chết. Nữ sinh viên cầm hai chân xác chết. Họ lanh lẹ mang xác chết đi, để mặc người gác trố mắt nhìn theo. Sáng sớm hôm sau, Nhân đưa Tâm về tận nhà bằng xe mô- tô. Chào hỏi mẹ của Tâm xong, Nhân từ biệt Tâm, về nhà nghỉ, để chiều còn vào bệnh viện làm việc. Mẹ của Tâm dọn thức ăn sáng cho con gái. Trong khi ăn, Tâm kể cho mẹ nghe sự đùa nghịch của nàng và Nhân đêm trước. Bà mẹ nghe xong, mắng yêu cô con cưng, kỷ niệm duy nhất của bà với người chống quá cố: - Các co nghịch ngợm quá! Coi chừng hồn ma nào thiêng nó báo oán cho thì chết đấy! Tâm uống ngụm cà phê sữa, chúm chím cười: - Đó chỉ là cái xác không hồn, còn rớt lại chút ít nhân điện. Làm sao mà trở lại báo oán được, hở mẹ? Bà mẹ chiều con gái, không trách móc nữa. Bà Tâm nhẹ nhàng nói: - Con ăn xong, ra nằm ghế xích đu nghỉ. Mẹ sẽ nói cho con biết về quỉ nhập tràng. Tâm thích thú gật đầu: - Mẹ kể cho con nghe đi. Con thích những chuyện đó lắm. Hơn nữa, để coi có giống những điều con đọc trong sách hay không. Trong bộ áo ngủ mỏng màu hồ thủy, Tâm nằm thoải mái gọn gàng trên chiếc ghế xích đu. Bà mẹ kéo ghế ngồi sát cạnh con gái. Bà âu yếm ngắm nàng một vài giây, rồi giơ cả hai bàn tay có ngón nhỏ dài ấm áp vuốt tóc, sờ má, nắm hai bàn tay nhỏ bé mềm mại của con gái bà. Tâm ngước cặp mắt vô cùng trìu mến, chiêm ngưỡng gương mặt phúc hậu của người mẹ thân yêu, mang thêm vào vết nhăn của thời gian. Nàng mỉm cười, từ từ khép lại đôi mi có hàng lông dài cong, tỏ ý rất sung sướng. Những cử chỉ này đã được hai mẹ con trao đổi với nhau từ khi Tâm còn thơ dại. Tiếng bà mẹ êm dịu, ru hồn người con gái đã hơn hai chục tuổi mà chưa rời được mẹ: - Mẹ thấy xác chết lần đầu tiên khi ông nội của mẹ mất. Cụ nằm như ngủ. Hai bàn tay chắp lại để trên ngực. Hai ngón tay cái được buộc lại bằng nhiều vòng vải trắng. Hai ngón chân cái của cụ để song song cũng được quấn kỹ lưỡng với nhau bằng sợi dây đỏ to bằng chiếc đũa. Ban đêm, cửa phòng để xác chết được khép kín, có mầy người con trai thức canh gác cẩn thận. Chó mèo trong nhà bị nhốt lại. Mẹ hỏi người lớn lý do gì phải buộc chân tay người mới chết, canh gác ban đêm, và nhốt chó mèo lại. Mẹ được trả lời: “Người mới chết dễ trở thành quỉ nhập tràng nếu có con vật nào nhảy qua. Xác chết sẽ sống lại, đi đứng, chạy đuổi lung tung một chập trước khi ngã xuống chết luôn. Nhà nào có người thảnh quỉ nhập tràng bị coi là vô phước. Buộc chân buộc tay là làm cho xác chết sống lại không cử động được, và người nhà kịp thòi kiềm chế xác chết sống lại đó.” Tâm ngắt lời mẹ: - Xác chết cử động được chẳng qua là do điện từ con vật tiếp xúc quá gần với cơ thể làm gia tăng cường độ nhân điện còn rớt lại ở thành ngoài tim. Cơ tim co giật, làm cơ thể hoạt động trở lại trong khoảng thời gian ngắn. Xác chết cử động, nhưng chẳng còn ý thức được gì hết. Không phải ma quỉ đâu, mẹ à! Bà mẹ vẫn kể đều đều: - Tùy từng trường hợp chết mà quỉ nhập tràng phát tác khác nhau. Lành nhất là chết bệnh, chết già. Các loại xác chết khác, như chết vì tự tử, tai nạn, trúng gió, bị ám sát, tàn sát, vân vân…, đều có thể thành quỉ nhập tràng dữ dằn hơn kém khác nhau. Tâm hỏi, giọng hơi giễu cợt: - Dữ dằn như thế nào hở mẹ? - Quỉ nhập tràng thứ dữ rất mạnh, đuổi bắt người ta, làm cho người ta sợ quá bị mất trí hoặc đừng tim mà chết. Tuy nhiên, như vậy chưa dữ lắm đâu, con ạ. - Có loại quỉ nhập tràng dữ hơn thế, hở mẹ? Dữ nhất là loại nào, mẹ có biết không? Bà mẹ ngần ngừ, rồi nói: - Người bị cưỡng hiếp chết mà thành quỉ nhập tràng là loại quỉ dữ nhất. Xác có quỉ nhập tràng nhập vào sẽ rất mạnh, đuổi theo, bóp chết người ta. Dao, búa, súng đạn không làm gì được. Chiều hôm đó, Tâm vào bệnh viện, kể cho Nhân nghe những điều mẹ nàng cho biết buổi sáng. Nhân nghe xong, bào người yêu: - Chắc mình thôi không chơi nghịch kiểu đó nữa, em ạ. Tâm lắc đầu quầy quậy: - Cứ chơi. Sợ gì. Anh mà bỏ cuộc là em giận đấy! Nhân nhìn vào mắt Tâm, nói nhỏ nhưng quyết liệt: - Chơi như vậy ác lắm, em ạ. Mình chấm dứt đi. Tâm vùng vằng: - Đâu còn tri giác, cảm giác nữa mà ác! Em cứ chơi. Anh không chơi, em sẽ kiếm người khác chơi với em. Nói rồi, Tâm quay ngoắt đi, bỏ Nhân lại một mình. Chàng lắc đầu, thở dài ngao ngán. Quá thương người yêu, cuối cùng Nhân phải chiều theo ý nàng. Tuy nhiên, chàng cố tình cho nàng biết trễ những xác chết trong bệnh viện. Hơn nữa, chàng đập tay vào lưng con mèo mạnh hơn mọi khi, cho nó nhảy vọt cao quá khoảng tiếp xúc cần thiết để truyền điện cho xác chết. Kết quả là những xác chết đó không thành quỉ nhập tràng được. Sau vài lần, Tâm để ý. Nàng bắt bẻ, ra lệnh cho người yêu: - Anh chậm chạp và làm ăn không chính xác chút nào! Anh phải canh chừng phòng cấp cứu và nhà xác, để biết sớm những bệnh nhân hoặc







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Thần trùng bắt người audio mp3

Thần trùng bắt người audio mp3Liên tiếp những người trẻ tuổi trong khu tôi bị bi...

Truyện Ma Audio

21:33 - 28/12/2015

Đám đông nhỏ bé

Đám đông nhỏ béKhông vì những điều như thế này mà người ta thôi s...

Truyện Ngắn

10:04 - 23/12/2015

Đọc truyện ma- Ăn nhầm thịt ma

Đọc truyện ma- Ăn nhầm thịt ma Những truyện mình kể sau đây là những truyện hoà...

Truyện Ma

09:49 - 10/01/2016

Vova khó ngủ

Vova khó ngủ   Một hôm cả lớp đi cắm trại, đế...

Truyện Cười

22:46 - 26/12/2015

Hoãn thế nào…

Hoãn thế nào… Ông nọ có cô “con gái rượu”, khô...

Truyện Cười

20:11 - 26/12/2015