óc nhìn như đầu bút lông chấm mực, ai nhìn thấy yếu tim cũng phát buồn nôn. Đám đông nghịt nãy giờ đã tan, còn lại một nhúm toàn đàn ông xúm quanh cái xe vận tải. Xem đến đấy thì ông H đang đóng tượng, bị đẩy ra, bộ đội bảo trẻ con không được xem nữa, ông cũng về luôn vì chả còn gì cả. Kinh hãi đủ rồi. Về thuật lại cho cụ nghe, cụ vã hết mồ hôi, răng nghiến ken két và nhau, tay nắm chặt, vịn miếng vải hai bên đầu gối. Cụ bảo cụ bà đưa ông H về nhà, thắp hương cũng bái cẩn thận rồi ra đây trông bà V, cho cụ về Khấn. Đêm đấy trong làng bàn tán xôn xao lắm, ai cũng biết chuyện thằng Y bị xe bộ đội cán chết, vài người biết chuyện còn thêm vào là thằng Y bị ma dắt đi, có người còn nói là thằng dắt nó là cái xác thằng Đ bị chết cháy, đắp chiếu vẫn còn đang niệm, chưa chôn cất, ai nghe cũng thấy rờn rợn, cái nhà bị cháy vẫn im lìm từ hôm đấy. Đoạn 2: Quỵt nợ. Ông HÙng kể đến đấy thì thở dài, khoanh chân trên ghế đoạn nói tiếp, giọng khò khè : “ Hồi đấy tao cũng suýt chết, cũng may là chưa phải số…” “ Hừm…” Vụ tai nản xảy ra đã hơn một ngày trời, cái xác nát bươm đã được quấn chiếu mang đi, mảng da thịt vương vãi ở đường, phần thì xúc đi, phần thì được nhặt cho vào lọ, có mảng sọ bị văng ra trôi xuống mương vướng theo ít não, đỏ lòm cả một khoảng mương. Lão xã trưởng bất tỉnh nhân sự nằm trên trạm xá huyện, được bác sĩ chăm coi riêng, cái xe đạp Liên Xô dựng trước cửa. Quên mất không nói các bác là nhà cụ em, ngoài ông H còn 3 bà nữa. Ông H là con út, được 2 cụ cưng chiều lắm, từ bé đã được ăn ngon hơn người khác, chăm chút, dạy bảo ra trò. Tối hôm tai nạn, cúng xong thì cụ gọi ông H vào chửi té tát, 3 bà ở gian trong nghe mà rung cầm cập. Cụ còn bảo : “ Từ giờ trở đi tao cấm mày bước chân ra khỏi nhà vào ban đêm! Mày nghe rõ chưa? Mày có muốn như thằng Y không hả, mày trả lời cho tao nghe…” vừa mắng cụ vừa cầm cái roi tre quất vào mạng sườn ông H, tay véo tai, tay quất lia lịa. Ông H bật khóc mếu máo, mấy hồi thì cụ ngưng, mặt nhăn vào bảo : “ Tao có mỗi mày, mày mà có mệnh hệ gì thì tao với mẹ mày chết mất con ạ” giọng cụ mếu máo. Bóng tối ngoài sân vẫn lởn vởn, gió hiu hiu nhẹ xào xác đám lá cau trên cao, như ai đang dõi mắt nhìn cảnh dạy con… Nhà ông có cái giếng to, bên cạnh có cây cau to, cao vút năm nào cũng cho quả, mà có ăn đâu, đem bán lấy vài hào, trước còn sống thì cụ cố ăn, giờ chả ai ăn nữa. Tuần đấy nước xuống, đêm xuống trời oi bức ngột ngạt, cụ khiêng cái chõng trong nhà ra nằm ngoài hiên trạm xá nằm phe phẩy quạt. Nhâm nhi li trà, châm điếu hút phì phèo. Bà V nằm đã được ngót hơn 5 hôm, nghĩ lại những chuyện vừa xảy ra, cụ đang nằm bỗng chống dậy, lấy tay kéo khay ấm chén đang có chén trà nóng hổi vào bên chõng. Cụ xoay người rót trà lên cốc, đoạn tính nhâm nhi cho minh mẫn. Bỗng có cơn gió thôi qua, chén trà nóng hổi trên tay cụ khẽ vang tiếng “ tách” nhìn kĩ dưới ánh đèn trạm xá tờ mờ thấy đường nứt chạy tứ ngón tay trỏ đang tì vào thành chén xuống. Cụ ném văng chén trà rồi bỏ chân cuống cuồng tìm dép, đạp cả vào tách trà nóng đổ ra chân. Không dép, cụ hối hả chạy về trong đêm. Đêm đấy trời không trăng nhiều mây, đường quê tối om vang tiếng cụ chạy thở hổn hển, chân lạch bạch chên nền đất lẫn sỏi đá gồ ghề. Chạy đến cửa gần đến cửa, qua khe cửa, cụ thấy trong cửa nhà mở toang, cây đèn dầu trên cửa sổ vẫn leo lắt, mở cửa sông vào thì cụ giật mình. Trước mặt cụ là một cái một người đen xì đang trèo lên thành giếng, tay người đó dắt theo ông H đi đằng sau, mặt ông H như người mất hồn, miệng luôn lẩm bẩm điều gì đó, cụ lao đến thì người kia nhảy luôn xuống giếng, kéo theo ông H từ ngoài giếng rơi vào trong. Bất giác tiếng ông H hét toáng lên, cụ lao tới chộp lấy chân ông H, mồm gọi toang cả nhà dậy. Người ông H nhỏ nhỏ, mà lúc đấy cảm tưởng như đang kéo đá tảng từ dưới giếng lên, tay cụ nổi đầy gân guốc, mặt đỏ ửng lên nín thở. Cụ bà chạy ra hiên, thì bỗng ông H nhẹ tênh, cụ ngã kéo ông H lên như hụt sức, ngã ra đất thở hồng hộc như con trâu vừa cày ruộng dài. Ông H nằm bên cạnh cụ, khóc tu tu, mồm miệng run bần bập, răng lợi đập vào nhau rung cầm cập, mặt tái mét. Ông H kể lại, lúc đang ngủ trong nhà thì nhìn thấy cụ đi vào gian trong, nhìn ông H rồi đưa tay ra vẻ như bảo ông cầm tay cụ. Cầm vào thì thấy người choáng váng, mắt mũi tối sầm lại không nhớ gì hết. Đến lúc mở mắt ra thì người đang ở trong giếng, trước mặt là một người đen gì, nhìn rõ cái tròng mắt sáng quắc và hàm răng trắng ơn ởn đang bám chặt vào tay ông kéo xuống, nửa người đó đã ngâm trong nước, nửa người còn lại cố choãi lên kéo ông H… Lúc soi đèn vào cổ tay ông H tối hôm đấy, thấy nhem nhuốm tàn tro, có mùi hôi thối, khó ngửi đến buồn mửa. Cụ ôm ông H chặt vào lòng, vuốt tóc, cụ bà nghe kể thế thì khóc, rồi than vãn, cái nhà bị ma ám, nó đòi mang con mình đi, cụ ông thở dài, chép miệng liên hồi… Đoạn 3: Đòi nợ. Khất nợ. Tối hôm đấy cụ với cụ bà ngồi nói chuyện, cụ bà khóc thút thít. Ông H nghe loáng thoáng thấy cụ ông nói gì đấy về chuyện thằng Y, rồi ý rằng nếu cứ tình hình này thì thôi chuyển sang làng khác sống là tốt nhất. Cụ bà đang khóc chỉ gật đầu rồi lại bưng mặt khóc, tay quệt nước mắt đều đều, đều đều… Hôm sau, từ sáng sớm cụ lên trạm xá thăm bà V, hàng ngày cụ vẫn mớm cháo cho bà, càng ngày bà càng gầy rộc đi, mặt xanh xao, bủng beo như lá chuối cuối mùa. Chuyện tối qua còn chưa dứt, thì có tin báo về làng ngay trưa hôm đấy. Rằng lão xã trưởng mới chết sáng nay, người ta đi làm đồng từ tờ mờ sáng nghe tiếng lão ú ớ khục khặc trong trạm xá, bác sĩ mở cửa vào thì đã thấy lão ngồi ở trong góc tường, đầu gục xuống chân tay buông thõng. Qanh cổ lằn lên hình hai bàn tay, bê bết tro bám quanh, giường chiếu xộc xệch như vật lộn, lão chết lưỡi thè ra tím ngắt, mặt trắng bệch, mắt mở trừng trừng thần sắc kinh hãi. Cụ nghe truyện xong đứng im, có tiếng nuốt nước bọt từ cổ họng cụ vang ra, ông H đứng dưới đất, kéo kéo áo cụ mãi cụ mới định thần, vội dắt tay ông H về. Chiều hôm đấy cụ về làng, để cụ bà lên trạm xá trông bà V còn cụ về nhà. Đến nhá nhem tối thì cụ lên trạm xá, ông H cũng đi theo cụ lên cùng. Lúc đấy trời rất oi, ếch nhái kêu ộp oạp bên ngoài phía bên kia đường đối diện trạm xá. Ri rỉ tiếng dế kêu râm rân nghe vui vui, tiếng người trong làng nói chuyện xôn xao, một buổi tối hè đặc trưng nơi miền quê nghèo đói. 3 người ăn cơm trên trạm xá, để 3 bà ở nhà ăn cơm một mình. Cụ bảo tối nay ông H ngủ cùng cụ, còn cụ bà ăn cơm xong thì tí về trông 3 bà. Đang dở bát thì trời đổ cơn mưa to, mưa như trút nước, kèm theo sấm chốc lát lại vang lên chát chúa, cơn mưa dai dẳng đến tận khuya, trong trạm xá có cái áo mưa của cụ, nhưng nghĩ thế nào, cụ bảo cụ bà ở lại, không về nữa vì trời mưa bão nguy hiểm. Tối đấy lúc đóng cửa đi ngủ, cụ bà nằm cạnh bà V còn cụ ông nằm với ông H. Trời vẫn rào rào nặng hạt, lâu lâu lóe sáng, nhưng cả 3 người dần dần chìm vào giấc ngủ trong cái trạm xá lạnh lẽo… Đoàng! Tiếng sấm vang lên đánh ngang trời rọi sáng cả gian trạm xá nhỏ, cụ và ông H đều bị tiếng sét đạp dậy. Bỗng cụ hốt hoảng quay xuống hỏi ông H : “ Mày quên khóa cửa hả?” Ông H đáp : “ Rõ ràng là con khóa rồi. Chõng trên trống không, bà V và cụ bà đều biến bất, cụ vọt qua người ông H nhanh như cắt lao ra cửa, chạy đi trong đêm mưa bão không dép, không áo mưa, không nóng. Ông H cũng tất tả chạy theo cụ, cụ chạy ra ngoài cửa đứng lại một khấc, phân vân thì chép miệng chạy về phía nhà xã trưởng, theo sau là ông H. 2 cha con chạy dọc qua con đường tối đầy sói đá, miệng thở phì phò nhưng chân không dừng. Từ xa, ánh chớp sáng lên, 2 người nhìn thấy bà V đang nắm tay cụ bà dắt lên trên triền đê, cạnh đấy là rặng tre đang lồng lộn lên trong cơn mưa rào cuối hạ. Đang chạy tới thì sét đánh ngang trời! Tiếng sét sắc lẹm như nhát dao chém vào lớp giáp sắt của người lính vang lên choang, rõ to. Bất thình lình cụ dơ chân đạp ra sau về phía ông H rồi quay người nói giọng cứng ngắc : “ Mày về ngay!”. Phía trước cụ là một người đội nón lá, mặc áo rơm khô đan từ lá cọ, chùm kín từ vai xuống tận chân. Bên dưới cái nón lá, là khuôn mặt đen sì, sáng quắc 2 con mắt và cái miệng đang thở, có làn khói từ trong đấy bay ra, phập phùng cuốn theo gió mưa. Ông H quay đầu chạy về trạm xá, xa xa trên triền đê, bóng cụ bà và bà V đã khuất dạng, còn lại giữa đường là cụ ông và người kia, nói chuyện. Sét vẫn dồn dập đánh dọc ngang, đường tối mịt, mưa như trút nước, rặng tre quằn quại trong cơn dông, ướt sũng, đau đớn… Ông H chạy về nhà một mạch, tối hôm đấy không dám đi ngủ gian ngoài một mình, phải ngủ với các bà. Khoảng hơn canh giờ sau thì cụ ông và cụ bà lững thững đi về, mặt tái dại, người ướt như chuột lột. Chả ai nói ai, lẳng lặng thay quần áo đi ngủ. Trời ngớt mưa, bớt sấm, đêm lành lạnh… Đoạn 4: Trả nợ. Sau hôm đấy, cụ như người khác, lần đầu tiên trong tuần, cụ cười. Nụ cười của cụ hiền hậu mà hơi thoảng buồn, sáng hôm đấy cụ không ra trạm xá nữa, thấy lạ ông H hỏi thì cụ đáp : “ Bà H khỏi rồi, sang làng khác sống rồi”. Quái lạ, một người đàn bà vừa tỉnh lại sau cơn mê dài, mất con, để cái nhà lại đấy tuy có nghèo rách, mà đi trong đêm, trước khi đi dẫn theo cụ bà. Tuy nhỏ nhưng ông H biết cụ nói lảng đi, cũng không hỏi nữa. Chuyện trong nhà bỗng dưng yên lành hẳn, chỉ có điều dân làng kêu ca. Rằng lâu lâu, đêm oi ả, họ vẫn nghe tiếng lửa cháy lách tách bên nhà chứa, tiếng gào rú văng vẳng hun hút trong đêm. Lại có người thấy trong từ trong nhà có bóng người đi ra sân đứng, đoạn rồi biến mất, tiếng cười lầm rầm hun hút trong gió biển, thổi vào từ ngoài khơi trong những tuần nước lên, nghe đâu như tên cụ G… Một buổi sáng 2 năm sau đấy. Ông H và cụ đi tắm sớm ở biển, lúc lên bờ thì ông H chếnh choáng suýt ngã 2 tay quơ quơ trong không khí. Cụ tóm được tay ông H nhưng lúc đấy người ông đã ngả hẳn ra sau, rơi xuống biển, còn cụ ngã theo đầu đập xuống nền đất. Ông H luống cuống lên bờ thì cụ đã ngồi dậy từ bao giờ, 2 cha con đi về nhà cười nói vui vẻ, như không có chuyện gì xảy ra… Lúc về nhà, cụ kêu mệt rồi nằm vật ra giường, cụ bà nghĩ bụng chắc phải gió, nên vội bưng nồi nấu cháo loãng, đoạn bảo ông H ra chợ mua ít muối với cá khô, còn các bà ở nhà trông nồi cháo với trông cụ. Lúc về đến nhà thì thấy mọi người xúm quanh cụ, mắt cụ đờ đẫn những cụ vẫn nhân ra ông H. Cụ gọi ông H đến bên giường, thều thào giọng mệt mỏi, đôi chỗ bấp búng vài câu. “ Nếu hôm nay mà bố qua khỏi, thì bố ở với chúng mày lâu nữa, còn nếu lát nữa mà lịm dần, thì số bố đã hết, bố phải đi rồi. Nhưng có chuyện này bố phải nói với các con, để các con biết rằng nhà mình từng có lỗi với người khác, lỗi lớn các con ạ…” Cả nhà khóc òa, ông H cũng sụt sịt… – Tiếng sét đánh giòn tan trên nền trời thẫm, cụ đứng thằng người đối diện với người mặc áo mưa kia. Tiếng nói ồm ồm vang vang ngày nào vọng ra từ dưới chiếc nón : “ Có nợ, thì phải trả, người cao số không trả được nợ, thì để người xấu số trả thay.” Cụ lấy hết can đảm nói với sang phía người kia : “ Nếu phải đền mạng thì lấy mạng của tôi, tôi cao số, tôi biết, nhưng tôi hẹn ngày 2 năm nữa, cho tôi 2 năm, tôi sẽ trả hết, trả bằng mạng tôi!” Người kia đứng im một lát rồi cất tiếng cười khanh khách, khô khốc và lạnh lẽo, biết vụt mất. Cụ sững sờ một lúc rồi chạy về hướng cụ bà, qua khỏi khóm tre thì thấy cụ bà nằm ở giữa đường, phía trước bà V đang chạy, chạy như điên dại, không ngoái đầu lại nhìn. Đánh thức cụ bà dậy, 2 người thất thểu về trong đêm… Nói rồi cụ bảo : “ Con nhấc tay bố lên mà… mà… x…e ..em” Ông Hùng nhấc lên, thì đường sống của cụ bị mất đoạn cuối, chỗ tay da đấy bị xóa đi, không có cả vân tay, trắng bóc. Nói được thêm vài điều trăn trối thì cụ lịm dần, bên tai cụ chảy ra dòng máu đen đặc quánh. Cụ đi. Cái chết của cụ nhẹ nhàng, nhưng để lại cho ông H nặng trĩu buồn phiền, vì ông là người gián tiếp gây ra cái chết của cụ, nỗi đau không thể tả xiết. Chương 3: Kết. Ông H kể đến đấy đã gần 3 giờ sáng, mẹ em nghe chăm chú, mặt không biến sắc, vẫn bình thản. Ông H nói rằng đến đấy là hết rồi, chỉ nên biết thế thôi, còn lại thì không đáng quan tâm. Mẹ giục 2 chị em lên nhà ngủ, còn ông H vẫn ở dưới nhà nói chuyện với mẹ, thì thầm, lầm bầm tới sáng. Ông H được chẩn đoán là ung thư vòm họng. Điều trị tại khoa ung bướu bệnh viện Bạch Mai. Cả nhà ai cũng sửng sốt, riêng ông H là tưng tửng. Ông còn nói là đã chơi thì chơi cho trót, ông toàn uống bia rượu với hút thuốc lào ở cổng bệnh viện. Y bác sĩ khuyên ngăn thì ông bảo : “ Đằng nào tao chả chết, chúng mày có được trả tiền niệm xác tao đâu mà sốt sắng thế.” Những ngày cuối cổ họng ông sưng to, có phần da đã tróc ra, lở loét, ông không nói được nữa, lúc cả nhà em lên thăm, ông ú ớ. Biết em thương ông, ông cười rồi xoa đầu em, họng vang tiếng ư ử nước mắt ứa ra. Nhìn cảnh đấy em đau lòng lắm, cũng không cầm được nước mắt. Ông nằm đấy liệt giường trong 2 hôm… Mấy ngày sau mẹ em nhận được tin, vội vàng lên viện. Về mẹ kể lại rằng ông H không biết kiếm đâu ra banh xe lam, đã cứa cổ tự vẫn trong đêm, máu lênh láng chảy khắp sàn viện trào ra từ cổ, từ mồm. Chắc tại ông đau quá. Nhưng điều đáng ghê rợn, là trên cổ tay phải cầm banh xe lam của ông, có vết tay, vừa đúng bàn tay trái của ông, bác sĩ cón nói rằng, vết tay đấy bám chặt, quệt tay vào thì thấy có viền và bụi bám, là tro… Phần 5: Lạng Sơn. Năm 2003, gia đình em có một lần đi thăm Lạng Sơn, huyện Đình Lập. Bác em bôn ba tại Đức bao năm trời rồi về Việt Nam, tính mở trang trại trên Lạng Sơn vì tuổi thơ gắn liền với nơi đây, muốn tạo dựng lại sự nghiệp ở đây rồi tĩnh dưỡng tuổi già ở đây. Nằm cách trung tâm Đình Lập 3km về phía Tiên Yên ( thuộc tỉnh Quảng Ninh) là một bản nhỏ tên là Còn Đuống. Ở đó có 2 người chị của bà ngoại em đang sống, đã cao tuổi, một người làm giáo viên tên D, và bà còn lại tên Th. Trong tuần đầu tiên, 3 mẹ con em ở tại nhà bà Hòa, vì hồi đó mùa lũ, chưa thể lên trang trại bác em ở trên cao, rất nguy hiểm. Nhờ vậy mà em biết được nhiều chuyện rất kì lạ nơi đây qua lời kể của bà Th – một người mù cả 2 mắt từ khi còn bé. Còn Đuống nằm bên kia một con suối so với giao lộ chính dẫn vào trung tâm Đình Lập. Điện của bản được cấp bằng một đường dây bé tẹo, bằng đúng đường dây điện bình thường dưới Hà Nội, vậy nên bản chả có mấy ai dùng đổ điện nhiều, có mỗi đèn thắp tò mò trong đêm, họa huần thì có thêm cái vô tuyến. Đợt đấy vừa nghỉ chân được một hôm thì trời mưa tầm tã như trút nước, nặng hạt, lành lạnh. Mọi người ngủ sớm vì mệt, riêng em thì thấy phấn chấn, bà Th ngồi trên giường nhai trầu, thấy vậy em lân la hỏi bà chuyện nơi đây. Bà kể nhiều chuyện, mồm nhai trầu chop chép, đỏ cả mép, nhìn ra hàm răng đen kịt như như lớp gỗ đen phết thêm sơn bóng. Bà kể từ hồi bà về làng, ở căn nhà dựng nhà sàn lợp lá, tối đến cáo, cọp mò vào bản trộm gà, dân làng đánh bẫy được lột da treo đầy trên căn gác, rồi có thời quạ bay về đậu kín trên dọc cây sung trước làng, phân quạ rải trắng cả một vùng, rồi … Bà Th bị mù, mù từ hồi 10 tuổi. Cụ thấy mắt bà bị đỏ sưng tấy lên một đợt, nghĩ bụng chắc bệnh nhẹ lại thêm biết chữa bệnh nên chủ quan. Sau đấy thì bà không thấy đường nữa, mắt khô sần sùi, lìm lịm mờ dần rồi tắt hẳn ánh sáng. Cụ buồn lắm, nhưng bà Th có hiếu, chỉ bảo cụ rằng không sao đâu. Đến nay đã 60 tuổi, vậy bà đã sống hơn năm chục năm không có ánh sáng. Thế nhưng lạ thay, bà D là giáo viên, đi dạy ở vùng sâu vùng sa, còn bà Th ở nhà quán xuyến hết mọi việc, chăn gà, nuôi chó, nấu cơm, hồi trước thì mang đồ xuống suối dặt hồi chưa có nước máy về bản và kì dị hơn cả là vào sâu trong rừng lấy củi lúc trời hanh khô. Nhìn mặt em ngơ ra như ông tượng, bà mới bảo rằng lúc đi vào rừng, cảm tưởng như có đường sáng trước mặt, cứ đi theo rồi vào đến rừng phảng phất mùi gỗ, bà biết. Thấy em phân vân bà bắt đầu kể : “ Chuyện mắt tao có gì đâu mà, rừng núi này còn nhiều cái sợ hơn tao à”. Chầm chậm, đều đều, vang tiếp chóp chép, ngoài trời vẫn mưa tầm tã, tầm tã… Chương 1: Những bản làng không biết sợ. Đoạn I: Đồi thông Trang trại bác em nằm trên núi Vua, một trong những ngọn núi cao nhất của tỉnh Lạng Sơn, kém Mẫu Sơn. Đường lên núi có thể đi từ Còn Đuống, nhưng đường gập ghềnh, gồ ghề lại thêm dốc nữa nên chỉ có những người dày dặn kinh nghiệm mới dám đi đường đó, còn lại thì trẻ con hay phụ nữ vào rừng làm ruộng hay lấy củi thì đi đường khác, vòng qua bên kia núi, xuyên qua một đồi thông um tùm. Dân làng có thói quen chăn thả trâu bò trên núi, cột dây vào gốc cây rồi để đấy, tối mịt mới lấy về. Người ta kể lại rằng, nhưng hôm trăng sáng gió về, có nhiều bóng người đi lại trong rừng thông, văng vẳng tiếng nói cười râm ran, lâu lâu có tiếng tru hú rờn rợn… Người già trong bản nói với người bản rằng, trên đấy từng có vụ giáp lá cà giữa quân ta và quân Trung Quốc, chém giết nhiều vô kể, xác chết trồng chéo lên nhau phủ kín cả một mảng đồi, vậy nên thông mới xanh tốt như ngày hôm nay. Truyền miệng từ xưa kể lại rằng, những người đi qua đó vào những hôm sáng trăng vào chập tối, hay bị ma đi theo, nghe tiếng bước chân đằng sau, tiếng nói nửa ta nửa tàu thoang thoảng. Có người đi rồi mà không về, dân bản vào tìm thì thấy chết bên bờ suối, mặt trắng bệch không còn chút thần sắc… Đồi thông cũng là nơi bà Th và nhiều người khác đi lấy củi, vì nhựa thông rất dễ cháy, gỗ thông khô làm mồi lửa thì bén mạnh nên đỡ tốn giấy nhóm. Bà Th có lẽ là người đi vào rừng đó nhiều nhất, đến tận bây giờ. Bà kể rằng đã nhiều khi bà gặp người trong rừng, không phải một người mà nhiều người đứng rải rác, to tiếng với nhau, đánh nhau, đôi khi cười nói rả rich trong rừng thông. Có một buổi lâu rồi, khi bà D vắng nhà, bà Th một mình vào rừng thông kiếm củi. Hôm đó trăng sáng, bà đi trong lúc xế chiều, gió man mát, mùi gỗ rừng thơm nừng nực bốc ra từ những thân cây thông ứa nhựa đặc quánh. Thoáng chốc đầy gùi, định bụng ra về thì có tiếng người gọi lại. Quay đầu về hướng tiếng vọng tới, thì bà thấy trên nền đen kịt hình một người, toàn thân sáng rực không thấy mặt mũi, nhìn dáng hình tựa hồ như mặc quần áo giáp. Người đó ra hiệu vẫy tay, ý bảo bà đi theo. Bà Th không sợ ma quỉ, hiếm khi nhìn thấy người nên bà rảo bước đi theo, người đó cứ đi đằng trước, lâu lâu lại ra hiệu cho bà theo. Bà cũng không ngờ rằng, nó dắt bà vào chỗ chết. Đang rảo bước thì bỗng bước hụt, cả người bà trượt xuống dưới rồi rơi thõng xuống, đầu đập vào vật gì cứng ngắt ngất lịm đi. Lúc bà tỉnh dậy thì đang nằm ở nhà, có người đi chăn trâu buổi sáng thấy bà nằm ở dưới vực liền gọi người làng ra kéo bà lên. Chân tay bà bị gãy, mặt mũi xây xát, đầu chảy máu tong tỏng. Hôm đấy ông trưởng bản đến thăm rồi nói lại với bà rằng, bọn nó là ma của Tàu, chết trong chiến tranh. Trước lúc chết bọn nó được lệnh phải sống chết với quân ta, nhưng chưa hoàn thành nên muốn trở về làm ma đất nó, thì phải có hồn người mình thế chỗ, vậy nên bà mới bị nó dẫn vào chỗ chết. Bà nói rằng bà còn gặp bọn nó nhiều lần nữa trong suốt quãng đời sau, có đứa nói cả tiếng Việt với bà, có đứa còn theo bà về tới gần bản, nhưng bà không theo, bà còn chửi lại bằng tiếng tàu… Đoạn 2: ******** Bản này xưa kia rất hay bị cọp cáo về trong đêm, toàn mò vào gầm nhà sàn để bắt gà. Nhiều con cọp to còn vồ cả trâu bò nếu cột ở ngoài. Hồi đấy có chuyện về con cọp trắng thành tinh, một lần bắt thịt được người, mùi thịt người làm nó nhớ mãi. Từ đấy nó hay rình ở đường, thấy người đi làm đồng về dắt theo trâu bò thì chỉ vồ người, không động tới trâu bò. Nó to bằng con trâu đực trưởng thành, lông vằn vện bóng mượt, tiếng gầm ào ào làm trùn chân những người nghe thấy. Cả bản họp lại đánh bẫy, cho trâu bò ra dụ ở giữa đường nhưng bất thành, sau người trong bản phải tự nguyện ra làm mồi nhử nó. Hôm đấy tầm xế chiều, người đó lững thững đi ra giữa đoạn đường vắng, ở bụi rậm gần đó trai tráng, trưởng bản phục sẵn, người cầm nỏ, người cầm thuổng, xẻng, mã tấu. Người kia đi được một đoạn, thì trong lùm cây bên kia đường lao vụt ra một cái bóng khổng lồ bằng con trâu. Con cọp lao tới nhanh đến nỗi người kia mới quay ra thì răng cọp sắc nhọn đã ngập sâu vào cổ người kia, máu trào ra òng ọc nhuốm đỏ cả bộ râu ông hùm. Tiếng cồng chiêng vang lên choang choảng, dân đổ ra từ mấy phía tới chỗ con cọp, tên bay vut vút về phía nó. Bị bao vây, nó vẫn không nhả người kia ra, mà vùng lên chạy, lôi theo cái thân người đang giẫy giẫy mất máu trên nền đất. Có người bắn trúng một phát