Duck hunt

Đọc truyện ma – Kẻ Thù

Matlin đã đánh bã con chó. Chúng đóng vai Hiệp sĩ rừng xanh Robin Hood phải khôn khéo bênh vực kẻ yếu, người bị áp bức và chó. Chúng cho là chúng đang bàn tới công lý. Chúng đang đợi đêm tới. Chúng nói tới vũ khí – những thứ duy nhất mà chúng có – những khẩu súng nhựa. – Trời đất! – Ngài đừng lo. Sẽ không có gì ngyy hiểm đâu. – Anh định sẽ làm gì? – Ngăn chặn chúng. * * * Bà Somers đang nấu ăn chiều thì Mike gõ cửa. – Ồ, ra là ông. Có chuyện gì vậy? – Tôi mong bà cộng tác để giúp đỡ Freddy. Bà ấy vênh mặt lên nói lớn: – Freddy sẽ ăn tối, rồi đi ngủ đúng giờ thường lệ. Với Freddy chỉ có vậy. Ông còn muốn nói thêm gì nữa đây? – Tôi muốn được rủ cháu về ngủ ở nhà tôi tối nay. Bà ấy cự liền: – Tôi không thể nào làm như vậy được. – Ông thẩm phán sẽ bảo đảm mà… – Xin ông nghe đây. Tên ông là gì nhỉ – Russell; đây không phải là nhà tôi. Freddy cũng không phải là con tôi. Tôi chịu trách nhiệm với ông bà Titus. Ông và tôi lại chưa quen nhau. Theo tôi thấy, Freddy có can hệ gì đến ông? Russell hỏi đanh thép: – Phòng cậu ấy đâu? Bà Somers sửng cồ, giọng nghi ngờ: – Tại sao ông phải biết? – Cậu ấy để súng nhựa ở đâu? Bà ấy buột miệng trả lời – Trong nhà phụ, phía sau. Mike cho bà ấy biết hết chuyện. Bà ấy châm chọc: “Thật là chuyện con nít. Ông đâu có hiểu biết gì về con nít, chàng thanh niên? Freddy sẽ đi ngủ một mạch cho đến sáng. Chắc chắn sẽ như vậy. – Có thể bà nói đúng. Tôi cũng mong được vậy. Bà Somers hất toẹt khoai nghiền vào chảo rán. Môi bà run lên vì tức giận. Bà ấy bực mình vì không dám chắc sự việc sẽ suông sẻ như lời mình nói. Anh ta lại tin rằng mình làm được như vậy. Russell quan sát đường phố rồi băng sang nhà ông Matlin. Chính ông ấy ra mở cổng. Không khí trong nhã tù hãm, khét mùi dầu mỡ cũ. Mọi thứ đều ở trong tình trạng phải chống đỡ tạm thời và tuyệt vọng. Nhiều thứ lẽ ra đã phải sửa chữa tu bổ, nhưng không. Căn nhà thì quá lớn. không đủ sức, không đủ tiền để tu sửa bảo trì. Đơn giả là quá khả năng. Bà Matlin không đi lại được. Ai cũng có thể thấy bà ấy đã phấn đấu hết sức. Bà ấy nhìn thẩn thờ, như thể phải lo lắng điều gì thường xuyên, chiếm chín phần mười năng lực của bà. Cô May Matlin khấp khểnh đi vào, ngồi xụp xuống, không còn sinh khí. Russell mở lời đầy nhiệt tình: – Cụ Matlin ạ, tôi không biết tình trạng căng thẳng giữa cụ và bọn trẻ bắt đầu như thế nào. Tôi đoán chúng vì tỉnh nghịch quấy phá cụ. Chúng có vẻ khoái chí lắm. Anh mỉm cười, cố tỏ tình thông cảm với cụ. Cụ Matlin nhìn Russell hể hả: – Dĩ nhiên là chúng khoái rồi. Cô gái tật nguyền nói: – Chúng gọi cháu là mụ phù thủy, rồi giả vờ là sợ cháu. Chúng là những thằng quỉ. Cháu khiếp chúng quá. Ông cụ Matlin nháy mắt bồn chồn với bà cụ ngồi trong xe lăn, rồi nói với Russell bằng một giọng rên rỉ: – Sự thật chỉ là chúng chơi ranh ma độc ác. Vợ ông nói lí nhí: – Thật tệ quá, tôi nghĩ tình hình còn nguy hiểm nữa. – Mẹ ơi, mẹ đừng lo gì cả – Cô con gái nói với một giọng cương quyết tự tin, khác hẳn. Con không để chúng phá mẹ đâu. Không đứa nào sẽ dám làm phiền mẹ cả. Ông Matlin chặn lời con: – Im đi May, con sẽ làm mẹ con sợ đấy. Dĩ nhiên đâu có đứa nào phá mẹ con được. Russell nói nhỏ nhẹ: – Dĩ nhiên có nguy hiểm đấy bà Matlin. Chính vì vậy mà tôi phải qua đây. Ông cụ Matlin trố mắt kinh ngạc: – Cái gì? Nguy hiểm gì vậy? – Xin cụ tin theo lời khuyên của tôi, hôm nay ông đi ngủ ở nơi khác. Khi đi cố đánh động cho bọn trẻ biết. Cụ Matlin chồm lên vì bị chạm tự ái: – Không! Sao ông lại khuyên tôi như vậy được. Dù bất cứ biến cố nào, tôi cũng không ra khỏi nhà tôi – Giọng ông cất lên cao hơn – Ngoài ra cũng không khi nào tôi để vợ con tôi một mình. Bà Matlin góp ý một cách lo lắng: – Mẹ con tôi tự lo liệu được mà, ông. Russell nói cho họ biết câu chuyện của bọn trẻ dưới gốc sồi, về súng nhựa. Ông cụ Matlin thốt lên sửng sốt: – Đúng là bọn quỉ sứ, chúng hoàn toàn… Bà Matlin run rẩy – Ôi, anh Earl, hay tốt hơn là chúng ta đi cả đi. Cụ Matlin giận đỏ mặt tía tai: – Chúng ta sở hữu chủ ngôi nhà này, chúng ta đóng thuế, chúng ta phải có quyền. Cứ để mặc chúng. Xem chúng có thê làm trò đó không? Lúc đó thì luật pháp phải lên tiếng. Thật là loạn, suy đồi quá rồi. Tôi không làm hại con cho đó. Bởi vậy, tôi thách… Ông tỏ ra quan trọng và ngốc nghếch, như ông thẩm phán đã nói, mặt tím đen, đôi mắt thẫn thờ long lên. Russell đứng dạy và từ tốn nói: – Tôi chỉ đề nghị cụ vậy thôi, vì đó là cách giải quyết êm đẹp nhất. Nhưng xin bà Matlin đừng lo, vì tôi… Bà lo lắng nói: – Nhưng súng nhựa có thể làm mù… – Hoặc còn tệ hơn nữa – Russell đồng tình với bà – nhưng tôi đã nghĩ tới… – Đừng nói – ông Matlin gầm lên. Ông không thể đến đây dọa vợ tôi! Bà ấy không được khỏe, ông không có quyền. Ông đứng gậy, dạng hai bàn chân thẳng góc nhau lấy thế. Hai cánh tay ngắn, mập dang ra, ngấn thịt dưới cằm rung lên: – Xéo ra ngoài! Ông trông thật tức cười. Không hiểu Ruselll và bà cụ trong xe lăn có cảm thông nhau không. Dĩ nhiên Russell phải bước ra ngoài. May Matlin lò cò theo, ở cửa cô nói: – À! dẫu sao thì ông cũng đã báo cho chúng tôi biết trước. * * * Russell lại đi băng băng trên vỉa hè. Bóng dài của cảnh vật theo ánh tà dương nhảy nhót trên đường. Những căn nhà cổ đồ sộ nhuốm nắng vàng có đường nét dịu dàng hơn, cạnh những tàu lá xanh. Anh tới chỗ cây sồi lớn. Anh cũng ngồi xổm xuống. Những chùm tia vàng nghiêng, xuyên qua tán lá chiếu được tới những cành nhỏ bên dưới. Anh hỏi: – Chuyện của các em đến đâu rồi? Freddy Titus cứng người, im lặng. Phil Bourchard cố ra vẻ bình tĩnh trả lời: – Cũng được ạ. Ánh nắng chiếu qua cặp mắt kính cú vọ, rọi vào mắt cậu làm cậu hấp háy. Russell mở miệng định nói, anh ngập ngừng. Chuông đồng hồ quanh vùng điểm giờ ăn tối. Những tiếng gọi nhau í ới ngân lên như chuông. – Mẹ tớ gọi – Ernic Allen tuyên bố – Tạm biệt. Gặp lại, Freddy. – Tạm biệt. Tiếng hú gọi của bà Somers cũng vang lên hòa theo. Đến lượt Freddy cũng đứng lên, người thuỗn ra. – Tốt đẹp chứ Freddy? Mấy tiếng thường dùng ở cửa miệng người Mỹ, có nghĩa bớt buồn chưa hay dễ chịu chưa. – Tốt đẹp. Freddy trả lời ngay bằng hai tiếng đó nên chàng thanh niên còn nói gì được nữa. Anh hé môi rồi lại ngậm lại. Freddy đang băng qua sân cỏ vào cửa sau nhà. Có một cái tô sành dưới vòm cửa sau. Hai ống quần chẽn của cậu bó sát hai mắt cá bước qua tô. Mike Russell quan sát kỹ rồi với điệu bộ như vung tay, anh bước lên thềm nhà ông thẩm phán. Ông thẩm phán mở cửa: – Sao, anh bạn đã nói chuyện với bọn trẻ chưa? Russell chưa trả lời. Anh ngồi xuống. Thẩm phán đứng trước mặt anh: – Toàn bộ việc này, quan trọng nhất là phải giải thích cho chúng hiểu – Mike trả lời thiểu não – Tôi không thể giải thích được gì. Tôi mở miệng ra mà chẳng có ý nào cả. Tôi chưa thân thiên được với chúng. Có lẽ tốt hơn, tôi nên… – Ngài định nói gì ạ? – Sao còn hỏi, cho cậu ấy biết lẽ phải và sự thật. – Sự thật chỉ là con chó đã chết. – Nhưng chẳng có bằng chứng nào chứng tỏ ông Matlin đã giết nó. – Nhưng cũng chẳng có bằng chứng nào tố cáo kẻ lang thang. Chuyện đó lôi thôi quá. – Anh muốn ám chỉ cái gì? – Thẩm phán ơi, những đưa trẻ nghi đúng hơn chúng ta. Thẩm phản bác lại: – Vô lý. Cô bé đã thấy xác con chó trước khi ông Matlin về nhà. Mike buồn bã nói: – Không có chứng cớ ngoại phạm cho việc đánh bã. – Vậy thì anh cho là cụ già nói dối à? Mike thở dài: – Những người nói dối. Làm sao bọn trẻ sẽ hiểu được sự thật và những lời nói dối? Với các bà như bà Page và đám trẻ, sự thật chỉ là cái ý định chủ quan của họ thôi. Bà ấy nói, cậu ấy nói: “tôi không nói láo, tôi cố gắng trung thực. Đừng có gán tội cho tôi là nói láo”. Thưa ngài, khi nào thì ta bắt đầu? Việc này chính là cái chúng ta bàn trong bữa ăn trưa vừa rồi. Đó là LẦM LẪN, điều Ngài và tôi đều tin là kẻ thù. Loài nguời đã được bảo đi bảo lại trong đau khổ ngậm ngùi như vậy, bài học cay đắng chỉ rút ra được sau hàng triệu năm. Chàng thanh niên bung mình ra khỏi ghế. – Chúng ta biết, nói thật không chỉ là thiện chí. Nói thật là việc rất khó khăn. Nói thật là một kỹ năng cần luyện tập, là một kỹ thuật, một cố gắng liên tục. Nói thật đòi hỏi óc suy luận, cần biết quan sát. Nói thật cần khiêm tốn và tự xét mình. Nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Tại sao ta không nói những điều này cho bọn trẻ biết? Tại sao người ta bị kết chặt với nhau trong những cơn giận dữ, mỗi bên rủa nhau là nói láo? Tại sao người ta không nhận ra ngay là chúng ta rất dễ lầm, chứ không phải dễ dàng độc ác. Tại sao các cậu ấy có ý định dùng bạo lực? Vì Freddy không tự nghĩ: “Khoan đã, mình có thể lầm không?” Cậu ấy không được giáo dục một tập quán tốt như vậy. Nhưng các người hùng thì có sẵn. bắp thịt cuồn cuộn, trái tim hùng dũng, tay lăm lăm khẩu súng, chỉ biết chấp nhận mù quáng cái ‘nghĩa’ do tác giả sắp đặt sẵn. Xin lỗi Ngài. – Tất cả những điều đó đều có thể đúng – Ông thẩm phán nghiêm trang nói. Cảnh sát cũng học được bài học ấy. Họ… – Họ không quan tâm đâu. – Anh nói sao? – Họ không quan lâm đúng mức, thưa Ngài. Không ai trong chúng ta quan tâm đúng mức về con chó. – Tôi thấy rồi. Vâng, tôi hiểu là tôi chẳng hề có ý nghĩ xem con chó bị sao – Ông đưa tay năng nâng kính kẹp mũi. Mike xoa xoa vầng trán buồn phiền: – Nếu không biết làm gì mà ngồi ngắm cửa sổ nhà cậu ấy suốt đêm cũng chẳng ích gì. – Tại sao anh không xem cái gì đã xảy ra cho con chó nhỉ? Nét mặt chàng thanh niên thay đổi hẳn, anh nói nhỏ: – Cái ta cần dạy cho Freddy là chính cậu ấy phải yêu cầu việc đó. Chỉ cần cậu ấy yêu cầu, chỉ cần cậu ấy muốn biết. Một già, một trẻ nhìn nhau: quá khứ và tương lai lồng vào nhau. Mike nói: – Ta làm ngay trước khi trời tối. * * * Bữa ăn tối cho trẻ con chỉ khoảng hai mươi phút. Khi cô gái y phục nâu, tóc vàng nhạt, để trần, bước ra khỏi chiếc xe mui trần thể thao. bọn trẻ đã tập trung chỗ trũng cỏ dưới gốc sồi. Cô ấy đến chỗ bọn chúng và ngồi thụp xuống đất: – À Freddy này, có phải Bones là con chó nhỏ của em mà em tả trong bài luận không? – Vâng, thưa cô Dana. Giọng Freddy run run uất hận, như thể muốn tỏ ra là không cảm động, nhưng cô giáo hiểu ngay đó là tiếng khóc của Freddy. Bởi vậy cô không nói được lời nào nữa. Cô ngồi bệt xuống đất, và thực sự cô bắt đầu khóc. Cảm xúc lây lan là sự việc giản dị nhất trên đời. Đầu tiên, một cậu nhỏ nhất nhõng nhẽo, sau đó Freddy Titus nghiêng qua cô. Cô đưa tay đỡ đầu em rồi cuối cùng em ngồi gọn trong lòng cô. Russell đang ở trong nhà nghỉ mát sau vườn, thấy vậy anh nhắm mắt lại và cầu xin Chúa trời. Nhấp nháy, anh đã vắt chân qua rào, đến theo bờ cỏ: – Xin chào, tôi là Mike Russell. – Tôi, Lillian Dana. Cô rất nhanh nhẹn và thông minh. Nước mắt của cô là thật. Mike nhanh nhảu nói: – Này các bạn nhỏ, các bạn biết ta phải làm gì rồi chứ? Ta phải phá vụ án này. Bọn trẻ ngước những bộ mặt thiểu não lên. Mike cố tình nói chậm rãi: – Vụ này giống như một vụ án mạng, nó là một vụ sát nhân. – Vâng. – Freddy ngồi dậy, lau khô mắt – và kẻ sát nhân là già Maltin. – Chúng ta phải chúng minh việc ấy. Cô Dana thấy mặt cậu bé đanh lại, cậu chẳng còn phải chứng minh gì cả, ánh mắt cậu nói lên điều đó. Mike cũng biết. Cô ngả người qua cậu bé: – Nhưng chúng ta phải tránh lầm lẫn để rồi mang tiếng Bones. Bones là con chó ngoan. Đáng xây cho nó một tượng đài. Mắt Freddy long lanh, chớp luôn. Mike nói như thầm cám ơn: – Tùy chúng ta có muốn tìm ra sự thực, bằng nghiệp vụ thám tử đàng hoàng, để Bones được an lòng. – Ít nhất ta phải làm được cho Bones như vậy – Cô Dana nói trầm tĩnh và quả quyết. Freddy ngẩng mặt lên. Mike nhanh nhảu tiếp: – Cái khó là người ta biết sai về sự việc. Lắm khi người ta không nhớ rõ. Họ lầm lẫn. Freddy lại nói: – Già Matlin nói láo. Russell vui vẻ đỡ lời: – Nếu ông ấy làm thì ta phải dẫn chứng. Chúng tôi đã có kế hoạch, xin cô Dana hợp tác, giúp đỡ. Fred, cậu và vài bạn đến mấy nhà quanh đây phỏng vấn vài câu. Nên chọn những em khôn lanh nhất. Tìm ra sự thực khó lắm đó. – Mike nói như khích các cậu. Cô Dana hỏi bằng một giọng trầm bổng: – Sau đó thì ta làm gì? – Sau đó các em và cô, nếu cô vui lòng… Cô Dana giật mình đứng thẳng: – Tôi? Tôi là cô giáo, ông Russell ạ, tôi đâu có là cảnh sát. – Không làm trước khi trời tối. – Ôg định sẽ làm gì? – Trò hơi bẩn. Cô giáo cắn môi lưỡng lự: – Trò lén lút thọc mạch, không nên làm. Russell đồng ý: – Vâng, cô có thể mất việc. Cô giáo trẻ không đến nỗi xấu. Đôi mắt thanh tú, đôi mày nghiêm nghị, lại thêm cái lúm đồng tiền trên má nữa chứ. Cô khoát tay: – Thôi được, tôi sẽ đề cập tới mỹ cảm trong văn chương hay đề tài nào đó. Sẽ hỏi những câu hỏi nào? Cô có sẵn tập ghi và cây bút chì thô ra khỏi ví, trông có vẻ tinh ranh và có khả năng. Giờ đây, khi cả bọn tụ tập lại, bầu không khí âm mưu bí mật ấm lên dần. Russell cảnh báo họ: – Việc sẽ công phu tỉ mỉ lắm đấy. Anh thảo ra vài câu hỏi: – Rồi, đừng có để ai lỡm mình, cho một câu trả lời tưởng là đúng nhưng thật sự là sai đấy. Anh tóm tắt lại: – Hỏi tại sao họ biết điều đó. Lấy những bằng chứng thực. Nhưng đừng đến nhà cụ Matlin. Để tôi đến đó cho. – Cháu không sợ ông ấy – Cánh mũi Freddy phồng lên. – Tôi nghĩ là tôi mới có nhiều dịp tìm ra câu trả lời ở đó. Ta cần tìm ra câu trả lời, phải không nào? Freddy nuốt nước bọt: – Và nếu kết quả lại hóa ra…? – Nó sẽ hóa ra đúng theo cách sự việc xảy ra. – Russell vừa nói vừa xoa đầu cậu bé tóc vàng khuyến khích – Chọn phụ tá của em cho chiến vào, nhớ đấy. – Em chọn Phil Emic. Các cậu chưa được phân công tác đứng im phụng phịu khi cô giáo và ba đứa chẳng lớn hơn bao nhiêu đứng dậy. Cô Dana nghiêm trang nói: – Việc này khó đấy, ông Russell ạ. Dù chưa biết ông là ai, nhưng cũng cám ơn ông đã mời tôi tham dự vào vụ này. Anh cúi nhìn cô giáo, ôn tồn nói: – Tôi cũng chỉ là người lạ ở đây nhưng cô lại là bạn và cô giáo của Freddy. Nét đau khổ thoáng qua mắt cô. – Cô biết, cô đang dạy học đấy. Cô ngẩng đầu cao: – Được rồi, các em, cô sẽ cầm sổ tay và bút chì. Freddy, lau mặt đi. Phil bỏ áo vào trong quần. Bây giờ chúng ta tổ chức, phân công… Gần chín giờ tối, cô giáo và mấy cậu bé đã mệt nhoài, mới trở về đến nhà ông thẩm phán. Russell, với vẻ mặt căng thẳng, đưa tay nhận mấy tờ giấy từ tay cô giáo. Cô Dana lên tiếng: – Khoan đã, thưa thẩm phán, làm ơn cho chúng tôi phỏng vấn vài câu. Emic Allen rụng hết cả răng cửa, bước lên đầu. – Hôm nay Ngài có trông thấy con Bones không? – Cậu tỏ ra đã nắm vững kỹ thuật hỏi các câu hỏi lập lại. Ông thẩm phán gật đầu. – Ngài thấy nó bao nhiêu lần và khi nào? – Một lần. Ờ… ngay trước ngọ. Nó băng qua sân cỏ nhà tôi, đi về hướng Đông. Những cậu bẽ chăm chú ghi vào sổ tay. Rồi Freddy môi hé mở, căng thẳng hỏi: – Làm sao mà Ngài biết được giờ ạ? – Được, hừm… để tôi nghĩ đã. Tôi đứng nhìn ra cửa sổ đợi đón khách của tôi. Ngay sau đó ông ấy tới. Mike nhắc: – Một giờ kém năm, thưa Ngài. Fleddy xoay người hướng về Mike: – Làm sao mà ông biết chắc như vậy? – Tôi xem đồng hồ của tôi. Tôi đã được tập quen đến sớm hơn năm phút khi được mời dự tiệc. Các cậu gật gật đầu đồng ý, cô giao ghi vào sổ tay. Thẩm phán xác nhận lại ra chiều suy nghĩ: – Như vậy là tôi nhớ lầm. Đúng ra là trước một giờ một chút. Tới phiên Phil Bourchard: – Ngài có thấy ai vào đường xe hay sân cỏ sau nhà cụ Matlin không ạ? – Tôi không thấy ai. – Ngài có ra ngoài nhà hay nhìn về hương đó không ạ? – Có, tôi – khi chúng ta rời bàn ăn thì mấy giờ nhỉ, Mike? – Hai giờ ba mươi ạ. Freddy Titus xen vào: – Làm sao mà ông biết giờ chính xác thế ạ? – Vì tôi muốn biết mình co thể nấn ná lại thêm ít phút mà vẫn giới hạn trong phép lịch sự không? Russell nháy mắt chúc mừng cô Dana đã thành lập được nhóm thám tử này, và Freddy đóng vai kiểm tra thời gian chính xác. Phil tiếp tục thẩm vấn ông thẩm phán: – Ngài có thể đoan chắc không có ai lảng vảng ở sân cỏ sau nhà cụ Matlin vào lúc đó không ạ? – Trong tầm mắt tôi nhìn được thôi. Freddy nói ngay: – Ngài thẩm phán không thể nhìn xa được, nhiều cây quá. Chúng ta không thể mong ông ấy đoan chắc điều đó được. Bọn trẻ ngước nhìn cô giáo, cô đánh dấu vào sổ. – Cám ơn Ngài thẩm phán. Ngài có bà nấu bếp chứ ạ? Chúng tôi cần phỏng vấn bà ấy. Ông thẩm phẩm đứng dậy, cúi đầu chào: – Xin mời đi lối này. Russell nhìn theo họ, ánh mắt anh lại bình thản, mượt như nhung. Anh bắt gặp cái nháy mắt của ông thẩm phán. Anh ngồi xuống xem mấy tờ giấy cô giáo đã đưa. Xem xong tờ nào, anh đưa cho chủ nhà tờ đó. Giật mình, anh ngước lên, Lillian Dana đang đứng ở cửa quan sát mặt anh. – Anh có nghĩ rằng… Mike?” Một tờ giấy cong xuống trong tay ông thẩm phán. – Chúng ta không thể ngừng được. – Cô giáo lo âu cho họ biết. Russell gật đầu đồng ý rồi quay sang thẩm phán: – Có lẽ chúng ta cần vài viên chức cao cấp giúp đỡ, thưa Ngài. Ông thẩm phán đứng dậy. – Xin Ngài cho biết Matlin chơi golf ở đâu? Và số điện thoại của Đội Thu gom Phế liệu. Không, cô Dana ạ, chúng ta sẽ không bỏ dỡ vụ này, manh mối chỉ hướng nào, ta phải theo hướng đó. Cô đồng ý: Gần mười giờ, những người hàng xóm lục tục kéo đến. Ông thẩm phán ân cần tiếp họ. Ông cảnh sát trưởng tới. Bà Somers mặt mày nghiêm trọng, ngơ ngác, trong bộ đồ nhiễu. Cụ Matlin. Bà Page. Ông và bà Daugherty. Ông và bà Baker và cô Diane Bourchard. Cô Diane Bourchard, 16 tuổi. Họ bâng khuâng nhìn vào nhóm người nhỏ, vài cậu học trò và cô giáo tóc vàng nhạt. Người đến sau cùng là chàng thanh niên Russell, theo một hành lang tối. Nhận được dấu hiệu đồng ý của thẩm phán, anh khai mạc buổi họp. Anh bắt đầu: – Chúng tôi đang điều tra về cái chết lạ lùng của một con chó. Thưa ông cảnh sát trưởng Anderson, chúng tôi biết quí sở đã từng điều tra rất thành công, biết rằng các ông rất bận và vài người trong chúng tôi nóng lòng không đợi được. – Russell liếc vào kính cửa sổ tối đen. – Giờ đây, Ngài có sẵn lòng giúp chúng tôi không? Ông cảnh sát trưởng nói bao dung: – Sẵn lòng nên tôi mới tới đây. Chính ông thẩm phán, có uy thế mới triệu tập được buổi họp hợp pháp và có ý nghĩa này. Nếu không có cụ thẩm phán ưu tư nghiêm nghị ngồi chung với mấy đứa trẻ ngây thơ, quang cảnh còn ra thể thống gì. – Cám ơn Ngài. Bây giờ, ai trong chúng ta cũng muốn biết cái gì đã xảy ra cho con chó. Trước hết, chúng ta loại bỏ giả thiết người lang thang. – Bà Page đã bắt đầu khó chịu. Russell mỉm cười với bà – Bà Page nhìn thấy một ông đi theo đường xe nhà ông Matlin sáng nay. Một xe tải của Đội thu gom giẻ và giấy đậu trước nhà ông Daugheny lúc mười giờ bốn mươi hai phút. Người đàn ông mặc đồng phục có vẻ luộm thuộm, đi xuống nhà chứa dụng cụ, sau nhà xe, để lấy túi phế liệu mang ra xe. Sự thật là vậy, thưa bà Page. Vậy mà bà Page cũng đỏ mặt tía tai lên – Ông công nhận đang có mặt ở đấy. Ý nghĩ của bà về ông ta, không phải là nói dối, mà chỉ là nghĩ lầm. – Russell quay mặt lại thính giả chính – Bây giờ nói đến con chó làm những gì buổi sáng đó và chúng tôi đã làm có kết quả rất tốt. Khi anh trình bày những hoạt động liên tục của con chó, vài khuôn mạt đã tươi cười khi mường tượng con chó nhỏ đang lon ton trong khu phố. Mike tiếp: – Lúc một giờ, Bones băng ngang nhà Ngài thẩm phán sang chỗ bọn trẻ đang đá bóng bên nhà bà Allen. Từ lúc này, không ai thấy con Bones trên hẻm Greenwood hay trên đường Hannibal. Nhưng, cô Daine Bourchard mới khỏi viêm họng nên ở nhà, không đi học. Sau khi ăn trưa, cô ngồi dưới vòm cửa, trông thẳng vào sân cỏ sau nhà cụ Matlin. Cô đang đợi giờ tan học, hy vọng có bạn cùng lớp đi ngang qua. – Chẳng những cô thấy con Bones mà còn cả con Corky của ông bà Daugherty nữa, chúng đùa giỡn ở sân cỏ sau nhà ông Matlin, vào khoảng hai giờ chiều. Xin quí vị cho biết ý kiến, nếu có bã độc để ở đây thì liệu con Corky có tìm thấy và ăn không? Ông Daughelty nêu ý kiến: – Có thể con Corky sẽ ăn lắm, nhưng cám ơn trời, nó đã không ăn phải. – Ông liếm môi, rồi buột miệng – Corky là con chó biểu diễn. Russell dịu dàng tiếp: – Nhưng Bones còn quí hơn một chút, nó là bạn của người. Bởi vậy chúng tôi quan tâm. Ông Daucherty nhìn quanh, giận dữ: – Thật mắc cỡ. Bà Baker nói: – Vâng, đúng nó là bạn của người. Nó là một người bạn của tôi. Ông Daugherty nổi cáu, càu nhàu: – Nói tiếp đi, xem ông còn tìm ra cái quỉ quái gì nữa? – Ông Matlin ra khỏi nhà đi chơi golf lúc mười một giờ ba mươi phút. Vậy quí vị thấy, cụ Matlin chắc không có thể để bã lại. Ông Matlin nhanh nhảu nói ngay: – Tôi khẳng định là tôi không đánh bã. Tôi cũng đã nói vậy trước đây. Tôi hết chịu nổi cái trò ám chỉ úp mở này rồi. Tôi không hề nói







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Người phụ nữ thực sự

Người phụ nữ thực sự Vova đứng dưới sân nhà tập thể g...

Truyện Cười

21:10 - 26/12/2015

Lầm

Lầm Tiết sinh vật - Cô: Minh hãy cho...

Truyện Cười

19:08 - 26/12/2015

Điệu múa thiên thần

Điệu múa thiên thầnAnh im lặng, nhỏ cũng im lặng, cứ như mọi chuyện x...

Truyện Ngắn

11:33 - 23/12/2015

Nhỏ Bọ Cạp

Nhỏ Bọ CạpCậu ấy nói thích em, vậy mà mấy ngày sau e...

Truyện Ngắn

12:19 - 23/12/2015