ngang đang xảy ra. Quá thất vọng với cuộc đời ở trần thế này, cụ Lộc đã quyết tâm từ rã cõi đời này. Cụ đã một mình đi lên một ngọn núi cao, sau đó cụ Lộc tự tay móc mắt mình ra trước như thể không muốn phải nhìn thấy cái cảnh đời oan nghiệt trước khi chết, sau đó mới cứa cổ tự tử. Thế nhưng ngay khi cụ Lộc tự tay móc hai con mắt mình ra, do quá đau đớn và mất nhiều máu nên cụ đã ngất lịm đi. Cụ Lộc đã tỉnh dậy lúc đầu cứ ngỡ là mình đã chết và xuống đến Âm Tào Địa Phủ, thế nhưng cái cảm giác đau đơn ở hai hốc mắt đã khiến cụ nhận ra rằng mình vẫn còn sống. Cụ Lộc Ngồi dậy đưa hai tay sờ lên mặt thì thấy mình đã được băng bó, kế theo đó là tiếng một người đàn ông mà cụ Lộc tin là người đã cứu mạng mình. Lúc đầu cụ Lộc nằng nặc đòi ân nhân cho phép mình được chết để rời xa khỏi cái thế giới đầy tội lỗi này. Thế nhưng sau nhiều lần khuyên bảo và giảng dạy đạo lý của cuộc sống, ân nhân này đã giúp cho cụ Lộc thoát khỏi cái ý định tự tử. Thêm vào đó, nhận ra rằng cụ Lộc là người có trai tim nhân hậu, ân nhân này đã truyền cho cụ Lộc một thứ phép thuật được gọi là “con mắt âm dương” nói là con mất âm dương vậy thôi chứ trên thực tế thì cụ Lộc có thể kêu gọi ma xó hay như người âm và nhờ họ nói cho mình biết chuyện gì sắp xảy ra hay như tai kiếp của một người để cụ có thể giúp người ta chánh được. Nói là vậy chứ cụ Lộc không bao giờ nói rõ hoàn toàn chuyện gì sẽ xảy ra, cụ chỉ bày cho những người đến coi bói cách ứng phó đồng thời khuyên bảo người ta nên ăn ở ra làm sao. Nhiều người gặp hoàn cảnh nghèo khó đến gặp cụ xin chỉ bảo thì cụ nhất mực không lấy tiền, còn với những kẻ giầu sang phú quý hay ác bá thì cụ lấy nhiều tiền lắm. Thế nhưng những đồng tiền mà cụ Lộc lấy của những kẻ ác bá giầu có đều dùng để từ thiện hay như cúng bái để tạ ơn các vong linh đã giúp mình. Chẳng trách mà nhiều người rất yêu mến cụ Lộc và họ thường lui tới dâng hương giúp cụ cúng bãi những vong hồn lạc long còn luẩn quẩn tại trần thế này. Nghe xong cái câu chuyện về cuộc đời của cụ Lộc thì cả ba người họ Ngô đều phải ớn lạnh mà rợn tóc gáy. Xong câu chuyện thì bà Thoa hỏi: – Vậy cô cho tôi hỏi tại sao cụ Lộc chỉ coi bói vào buổi chiều tối thôi? Cô bán nước đáp: – Nghe đâu cụ bảo rằng chỉ có coi vào giờ đó thì người cõi âm mới hoạt động mạnh và nhanh nhẹn mà thôi. Bà Thoa hỏi: – Nếu vậy thì cụ ra đây làm từ năm giờ chiểu hả cô? Cô hàng nước vui vẻ đáp: – Dạ vâng bà ạ. Bà Thoa gật đầu, thế rồi cả ba người đứng lên giả tiến nước rồi ra về để báo tin cho mọi người còn đang đợi ở nhà. Tối hôm đố, bà Thoa và hai người đàn bà kia đã quay trở lại chợ đêm. Quả nhiên là chợ đêm đông vui và náo nhiệt hơn hẳn. Chiếc xe đò dừng ở cửa chợ, bà Thoa và hai người kia nhanh nhanh tiến lại về phía cây đa. Từ xa xa, bà Thoa đã nhìn thấy một ông cụ đầu gần bạc hết đeo một cặp kính đen, trên người mặc bộ áo dài đen với cái quần dài trắng đang ngồi ngăy ngắn. Cô gái bán nước đang cầm ly trà nóng sang đưa cho ông ta. Càng lại gần, bà Thoa càng cảm thấy lạ là tại sao cụ Lộc không bầy biện đồ đạc hành nghề ra mà chỉ ngồi đó bên cạnh cái rương gỗ mun đen nhỏ như thể đang đợi một ai đó. Cả ba người bước đến trước mặt cụ Lộc, bà Thoa cất tiếng: – Chào ông, tôi đến đây là … Chưa nói dứt câu thì cụ Lộc lên tiếng: – Bà có phải là bà Thoa đến tìm tôi hồi sáng đúng không? Nghe hỏi vậy thì hai người nhà họ Ngô kinh hãi há hốc mồm, bà Thoa thì còn muôn phần ngạc nhiên hơn nữa, bà lắp bắp: – Sao … sao ông biết tên tôi? Cụ Lộc Vớ lấy cái gậy, ông ta đeo cái rương bé ngang vai đứng lên mà nói: – Có người báo cho tôi, chúng ta đi thôi, không có cũng trễ rồi. Cả ba người vô cùng ngạc nhiên hơn nữa, thế nhưng họ cũng chỉ biết dắt cụ Lộc ra chiếc xe đò mà trở về ngôi nhà của ông Tú. Về đến nơi, người nhà họ Ngô nhìn thấy cụ Lộc thì nghi ngờ lắm vì họ không tin là ông ta có thể giúp được gia đình họ. Cụ Lộc được đưa đến gian nhà trính nơi để bàn thờ tổ dòng họ Ngô, vào đến nơi, cụ Lộc để cái rương xuống và xin phép người nhà cho mình được thắp hương trước. Xong xuôi đâu đó, cụ ngồi xuống đất ngay trước bàn thờ tổ, con cháu họ Ngô thì bu đầy xung quanh. Cụ Lộc bắt đầu nói: – Tôi biết hôm nay mọi người mời tôi đến là để giúpviệc gì. Người nhà Ngô nghe thấy vậy thì hết sức ngạc nhiên và bắt đầu khâm phục cụ Lộc, cụ nói tiếp: – Gia đình muốn biết đang có chuyện gì xảy ra với gia đình và nguồn gốc của hai con vong quỷ kia đúng không? Người nhà họ Ngô nghe đến hai chữ “vong quỷ” thì lạnh gáy, thế rồi người con trai thứ nói: – Dạ vâng, mong cụ giúp cho ạ. Cụ Lộc gật đầu, thế rồi cụ Lộc bầy ra ba cái chén nhỏ cũ kĩ bảo người nhà đổ đầy vào ba bát đó ba thứ muối, gạo, và đất ngoài vườn. Cụ Lộc để ba bát ngang nhau trước mặt và bát đất để giữa. Sau đó cụ lấy ra hai cây nến để hai bên cạnh ba cái bát. Xong xuôi đâu đó, cụ Lộc bảo tất cả trẻ con và những ai dưới ba mươi tuổi ra ngoài đóng cửa lại. Sau khi trong phòng chỉ còn lại toàn những người trên ba mươi tuổi, cụ Lộc nhờ họ thắp hai cây nến lên, thế rồi cụ lấy trong cái rương ra ba cây nhang và đốt lên. Thứ nhang này của cụ Lộc lạ lắm, nó không hề có mùi gì mà chỉ tạo ra một thứ khói đặc trắng lắm. Tiếp theo, cụ Lộc nhờ người nhà tắt hết đèn đi. Sau đó cụ nói: – Bây giờ tôi muốn gia đình mình ngồi thu chân lại, cằm tựa lên hai đầu gối, tay thì vòng ra ôm lấy hai chân. Bây giờ tôi sẽ gọi ma xó lên trước và nhờ nó kể lại coi có chuyện gì đã xảy ra, mong mọi người giữ nguyên trạng thái, tuyệt đối không la hét, nói chuyện, hay là làm bất cứ một thứ gì. Người nhà họ Ngô nghe thấy vậy thì lạnh xương sống mà im bặt, chỉ có bà Thoa ngồi đầu nói: – Vâng thưa cụ. Đợi mấy giây, thế rồi cụ Lộc hỏi: – Mọi người đã chuẩn bị xong chưa? Người nhà họ Ngô đáp: – Rồi ạ. Cụ Lộc nói: – Tôi xin phép được bắt đầu. Nói xong, cụ Lộc bắt đầu mò mẫm trong rương và lôi ra một quả bầu bé khô đã được khoét ruột. Không biết bên trong quả bầu chứa gì mà cụ Lộc cứ cầm quả bầu lắc tạo nên những tiếng “lách cách”, miệng cụ thì đọc to một thứ tiếng gì đó không ai hiểu. Cụ Lộc vừa đọc, tay cầm quả bầu lắc hết đưa lên trên rồi lại sang hai bên. Chưa đầy một phút, ở một góc nhà bỗng xuất hiện một bóng người mặc quần áo vải đẹp lắm hiện ra. Người này đứng lên đi lướt qua người nhà họ Ngô đang ngồi mà đến trước mặt cụ Lộc. Người nhà họ Ngô bị con ma xó này đi lướt qua thì có cảm giác giật giật ở gáy như có điện, khi họ nhìn thấy cái bóng mờ ảo của con ma xó mặc bộ đồ vải này thì kinh hãi mà run lên bần bật. Con ma xó quỳ trước mặt cụ Lộc nói: – Cụ cho gọi con ạ? Cụ Lộc lúc này mới dừng tay lắc, quay qua nhìn nó mà nói: – Thật là phiền con quá, con có thể cho ta biết có chuyện gì đang xảy ra tại căn nhà thở tổ của dòng họ Ngô được không? Con ma xó vẫn quỳ ở trước mặt cụ Lộc, nó im lặng một lúc, thế rồi nó chống hai tay xuống đất cúi đầu mà nói: – Mong cụ thứ lỗi cho, chuyện này con không thể nói ra. Cụ Lộc lúc này vô cùng ngạc nhiên, vì đây là lần đầu tiên có con ma xó mà cụ gọi lên mà nó không giám kể về chuyện của người nhà. Người nhà Ngô nghe thấy con ma xó nói vậy thì họ cũng hơi thất vọng. Cụ Lộc hỏi: – Tại sao con lại không thể nói được chứ? Con là ma xó của gia đình nhà ông Tú, tất cả những chuyện gì đã và đang xảy ra con phải là người biết rõ nhất chứ? Con ma xó này vẫn cúi đầu, giọng nó run rẩy: – Mong cụ thứ lỗi, con không thể nói ra. Thấy con ma xó này nhất quyết không nói, cụ Lộc cũng không ép, cụ nói: – Con không thể nói ra chắc cũng có lý do của riêng con. Thôi ta không ép con nữa, con đi đi, ta cám ơn con. Con ma xó lúc này mới đưa hai tay lên chắp lại cúi đầu mà nói: – Cám ơn cụ đã hiểu cho con, con xin được cao lui. Nói rồi con ma xó này đứng lên đi lại về góc nhà ngồi xuống mà từ từ biến mất. Người nhà họ Ngô lúc này thì ngồi đờ người ra cứng lưỡi mà nhìn cụ Lộc như không tin vào mắt mình. Cụ Lộc đợi con ma xó kia biến mất hẳn mới nói: – Ma xó của gia đình không chịu nói ra chắc có nguyên nhân gì đó, vậy bây giờ tôi sẽ mời một vong linh lưu lạc về hỏi họ cho ra lẽ vậy. Nói xong, cụ Lộc để lại quả bầu nhỏ vô trong rương, lần này cụ lấy ra ba đồng xu và hai cái bát con con. Cụ Lộc bỏ ba đồng tiền vào, sau đó cụ úp hai cái bát vừa khít vào nhau mà xóc nhanh miệng lẩm rẩm tiếp một thứ tiếng gì đó nhưng bé hơn. Lần này phải mất độ năm phút, từ cánh cửa ra vào gian nhà trính bỗng có một vong nữ ăn mặc rách rưới đi xuyên qua bước lại trước mặt cụ Lộc mà quỳ xuống. Người nhà họ Ngô nhìn thấy vong nữ này thì càng muôn phần khiếp đản hơn nữa. Đầu tóc cô ta rũ rượi, trên người mặc một bộ quần áo cũ kĩ nhầu nát. Vong nữ quỳ xuống nói: – Cụ gọi con có gì chỉ bảo ạ? Cụ Lộc lúc này mới ngừng xóc bát, cụ ân cần đáp: – Ta có chuyện muốn nhờ con. Vong nữ nói: – Xin cụ cứ nói ạ. Cụ Lộc nói: – Trước tiên cho ta hỏi con từ đâu tới? Vong nữ đáp: – Dạ con ở cái hổ ngay giữa làng ạ. Nghe thấy vậy thì vợ chồng người con trai thứ hai lại tuôn rơi nước mắt khi nghĩ tới đứa con gái của mình. Cụ Lộc gật đầu, thế rồi cụ nói: – Con có thể kể cho ta nghe coi có chuyện gì đang xảy ra với gia đình nhà họ Ngô không? Vong nữ này nhìn cụ Lộc có vẻ lưỡng lự như không muốn nói. Cụ Lốc nói tiếp: – Người nhà họ Ngô thực sự đang rất bế tắc, ta mong con hãy kể cho ta nghe để ta có thể giúp họ thoát khỏi cái tai ương này. Như vậy cũng là một công đức đó. Ta hứa sau khi con kể ra, ta sẽ bảo họ cúng bái con đầy đủ để con không phải chịu đói khát giá lạnh bên hồ nữa. Vong nữ nghe vậy vỗi cúi người mà nói: – Thưa cụ ý con không phải vậy, con không đòi hỏi gì đâu ạ … chỉ là … Cụ Lộc nhìn vong nữ này hỏi ân cần: – Chỉ là vì cái gì? Con có thể nói ra không? Vong nữ cúi đầu ngẫm nghĩ một lúc, thế rồi cô ta thẳng lưng nói: – Nếu con nói ra cái này sẽ có kẻ đến hại con. Nếu con nói ra, con chỉ xin cụ bảo người nhà họ Ngô xây cho con một ngôi nhà nhỏ bằng đá ven hồ để con có thể ẩn náu mà không sợ bị kẻ khác hãm hại. Cụ Lộc gật đầu nói: – Được ta hứa với con. Vong nữ cúi đầu: – Cám ơn cụ, nếu cụ đã hứa, vậy con xin được kể. Người nhà họ Ngô ngồi đó chăm chú lắng nghe vong nữ này kể lại đầu đuôn ngọn ngành. Bà Thoa không biết từ lúc nào đã tuôn rơi lệ, ngồi đây nghe vong nữ kể lại mọi chuyện thì trước mắt bà lại hiện ra cái hình ảnh ngày nào. Sau khi kể xong câu chuyện, cụ Lộc cho vong nữ lui và cớm ơn cô ta. Ngay khi vong nữ này biến mất. Cụ Lộc nói: – Vậy là mọi chuyện đã rõ, gia đình có thể cho tôi tá túc lại một đêm được không? Sáng mai tôi sẽ có cách giúp gia đình. Người nhà họ Ngô nghe xong thì không ai nói câu gì, họ chỉ thất thểu đứng lên bật đèn và tản mát đi ra ngoài, có lẽ bây giờ sau khi biết rõ mọi chuyện, họ cũng chả còn bận tâm gì nữa rồi. Bà Thoa lúc này mới quệt nước mắt nói: – Cụ cứ ở lại đây, ngủ trên sập này. Sáng mai tôi sẽ chuẩn bị tiền công và gọi xe đò đưa cụ về nhà. Cụ Lộc cúi đầu cảm tạ, người nhà họ ngô ai về phòng người đó không ai nói với ai một câu gì, phải chăng họ vẫn còn quá thất kinh trước câu chuyện mà vong nữ kia kể lại. Đêm nay trăng sáng vành vạch, cụ Lộc không ngủ được mà mò mẫm đi ra ngoài sân ngồi. Hai con chó nhà ông Tú lúc này mới chạy lại mà ngôi bên cụ ta. Cụ Lộc vuốt ve cả hai con chó, thế rồi như nhận ra điều gì đó, cụ Lộc nói: – Thất đáng buồn thay là ta và các người cùng chung một số phận… đúng là ý trời mà… Bà Thoa nằm dưới bếp cố ngủ mà không sao ngủ được. Nằm trên giường, tay vắt lên trán mà hai hàng nước mắt bà lại tuôn rơi. Bà nằm đây mà nhớ bà chủ lắm, thế rồi những hình ảnh hôm nào lại hiện về. Phần 6: Ả Đào. … Lúc ông Tú còn Trẻ … Nghề làm vải của dòng họ Ngô này xuất phát từ thời ông của ông Tú, nghe đâu thời đó do công nghệ pha mầu và nhuộm vải chưa được cải tiến, nên những thước vải do nhà họ Ngô làm ra bán cũng chỉ tàm tạm mà thôi chứ không hẳn là đến mức nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Đến đời cha đẻ của ông Tú thì công nghệ nhuộm vải có được củng cố một ít, thế nhưng mà cái điểm máu chốt để nổi tiếng vẫn nằm ở việc pha chế mầu. Điều này cũng khiến cho gia đình ông Tú phải đâu đầu khi mà nghề làm vải này càng ngày càng xa xút vì người dân thời đó vẫn coi vải đẹp để may quần áo là một thứ hàng xa xỉ mà không mấy ai có thể mua được. Nói về cha đẻ của ông Tú, là một người rất tốt bụng, thương yêu con cái và cũng có nhiều mối quan hệ, chỉ có điều ông ta là người gia giáo và rất cổ hủ. Nhớ cái hồi đó ông Tú còn đang ở độ tuổi hăm mấy, cũng được cho ăn học đàng hoàng. Có một điều mà không ai có thể nhìn nhận ra ở ông Tú mà chỉ có mỗi cha ông ta nhận ra đó là ông Tú rất đa tình và tuy còn nhỏ tuổi, ông Tú thường đi coi đàn hát và chết mê chết mệt với mấy cô ả đào tươi rói. Đã nhiều lần cha của ông Tú lên lớp và mắng chửi ông Tú rằng sắc là một con dao nhọn hai lưỡi, làm thằng đàn ông nên chuyên tâm vào việc gây dựng cơ nghiệp tiền đồ. Và chỉ có khi nào tiền đồ rộng mở, cơ nghiệp thành công thì lúc đó muốn làm gì thì làm. Ông Tú nhiều lần cũng có cãi lại cha mình lắm, thế nhưng vẫn không được kết quả gì và ông Tú luôn bị cha mình chi phối, mắng chửi và quản lý rất chặt. Để rồi cuối cùng, cha ông Tú khi không còn lời nào nói với ông Tú nữa, ông ta đã bảo rằng sau này ông Tú sẽ nối nghiệp nghề làm vải, cho nên nếu ông Tú có thể đưa cái nghề vài của gia đình lên đến mức nổi tiếng gần xa thì lúc đó ông Tú muốn làm gì thì làm. Ông Tú nghe thấy vậy thì chấp nhận lời đề nghị đó của cha mình và bắt đầu lao đầu vào việc tìm hiểu để cải tiến công nghệ pha mầu nhuộm vải. Thế nhưng thời gian thấm thoát trôi qua, cha ông Tú ngày một già đi và ngay cả ông Tú cũng đã gần ba mươi mà vẫn chưa tìm được cách cải tiến công nghệ pha mầu. Quá chán nản, ông Tú quyết định đi chơi xa một chuyến để cho khuây khỏa đầu óc. Thế nhưng có lẽ số phận an bài, trong một lần lên đến một phố huyện gần làng, ông Tú tình cở để mắt đến một gian hàng nhỏ của một người đàn bà bán mầu nhuộm. Ông Tú tiến tới cầm từng bịch mầu bột lên coi thì như không tin vào mắt mình, mầu sắc của những túi phẩm mầu này phải nói là đẹp vô cùng, rất sống động và chúng dường như có sức làm mê hoặc lòng người vậy. Ông Tú cứ đứng đó mà ngắm nhìn những túi phẩm mầu một cách mê mẩn, thấy vậy, bà bán hàng mới hỏi: – Cậu thích mấy túi phẩm mầu này chứ? Chúng đẹp lắm có phải không? Ông Tú lúc này thì như người tỉnh cơn mê, ông ta quay qua nhìn bà bán hàng mỉm cười gật đầu, thế rồi lại chăm chú ngắm nhìn những mầu sắc sống động này. Ngắm nhìn thêm một lúc, ông Tú quay ra hỏi: – Bà cho tôi hỏi, làm sao bà có thể pha chế ra được những mầu sắc sống động làm mê hoặc lòng người như vậy? Bà bán hàng mỉm cười nói: – Cậu quả là người có đôi mắt tinh đời, không lẽ cậu cũng làm nghề gì mà có liên quan tới pha chế mầu? Ông Tú mỉm cười, thế rồi ông đáp: – Chả giấu gì bà, gia đình tôi vốn làm nghề buôn bán vải. Thế nhưng mà chúng tôi đang hết sức đau đầu về việc pha chế thuốc nhuộm. Nghe đến đây, bà bán hàng cười lớn bà ta nói: – Quả là duyên trời, duyên trời đã đưa cậu tới cửa hàng này… Thế rồi bà bán hàng tiến tới gần ông Tú nói nhỏ: – Cậu thích những mầu sắc này chứ? Ông Tú có hơi ngạc nhiên, ông ta nói: – Tôi thấy chúng quả thức rất là đẹp… Bà bán hàng hỏi tiếp: – Cậu có ý định mua phẩm mầu của tôi chứ? Ông Tú lưỡng lự một chút, thế rồi ông ta nói: – Tôi có ý định mua nhiều lắm, liệu bà có làm kịp với số lượng lớn không? Bà bán hàng cười lên hanh hách, bà ta lắc đầu nói: – Ý tôi không phải là thế… mà là nếu cậu muốn, tôi sẽ bán cho cậu công thức pha chế mầu … cậu thấy sao? Ông Tú lưỡng lự một lúc, thế rồi ông ta nói: – Nếu vậy thì bà muốn bao nhiêu tiền ? Bà bán hàng ghé vào tai ông Tú nói nhỏ giá cả mà bà ta đưa ra. Ông Tú nghe xong thì giật thót người, ông ta nói: – Sao giá cao quá vậy? Hơn thế nữa làm sao mà tôi biết chắc được công thức này sẽ giúp cho nghề vải nhà tôi trở nên nổi tiếng chứ? Bà bán hàng mỉm cười nói: – Cậu đợi tôi một chút. Nói rồi bà bán hàng này chạy vào trong nhà. Một lúc sau bà cầm một mảnh giấy đưa ra cho ông Tú. Ông Tú mở ra coi thì thấy bên trong là công thức pha chế một thứ nước gì đó, ông Tú nhìn bà bán hàng nói: – Cái này đâu phải là công thức pha mầu đâu? Bà bán hàng nhìn ông Tú mỉm cười một nụ cười gian trá, bà ta nói: – Ông nói đúng, đấy không phải là công thức pha chế mầu, nhưng chỉ cần thêm vài giọt vào mỗi thùng phẩm mầu trước khi nhuộm vải, ông sẽ có được mấu sắc như mình mong muốn. Ông Tú nghe xong thì mừng rỡ lắm, thế nhưng như nhớ ra điều gì đó, ông Tú nhìn bà bán hàng nghi ngờ: – Vậy bà muốn giá cả bao nhiêu? Bà bán hàng đáp: – Vẫn là giá đó. Ông Tú mặt thất vọng gập từ giấy lại đưa về phía bà ta nói: – Bà thông cảm, giá quá cao… tôi không thể … Chưa kịp nói hết câu thì bà bán hàng đã chặn tay ông Tú lại, bà ta mỉm cười nói: – Vậy đi, hãy cầm tờ giấy này về và làm theo lời tôi. Nếu quả thật nó có thể giúp nghề vải nhà ông nổi tiếng hơn thì lúc đó ông giả tiền tôi cũng chưa muộn, còn nếu nó không giúp được gì thì coi như ông không nợ tôi gì cả. Ông Tú nghe thấy bà bán hàng nói vậy thì ngạc nhiên lắm, ông ta hỏi: – Bà có chắc không? nhỡ tôi không thành công mà quỵt tiền của bà thì sao? Bà bán hàng lúc này mới nắm chặt lấy tay ông Tú, ông Tú có thể cảm nhận được một luồng điện chạy qua tay mình. Bà bán hàng nói: – Tôi tin tưởng ông. Ông Tú còn quá ngỡ ngàng và sốc với cái nắm tay đó, thế rồi ông Tú gật đầu cầm tờ giấy thu lại tay mà nói: – Thôi được rồi, tôi hứa với bà. Nếu thành công tôi sẽ trả tiền đầy đủ cho bà. Nói xong ông Tú cất tờ giấy chào tạm biệt bà bán hàng quay đi thì bị bà ta gọi lại. Ông Tú quay đầu nhìn bà ta ngơ ngác, bà bán hàng mắt gườm gườm nhìn ông Tú nói: – Tôi còn một điều muốn nhắc nhở ông. Ông Tú quay hẳn người tiến lại nói: – Bà còn có điều gì muốn nói? Bà bán hàng nói giọng rờn rợn: – Tất cả những tấm vải sau khi đã được nhuộm mầu thành công thì tuyệt đối không được mặc cho người sắp chết ông nghe rõ chưa? Ông Tú nghe xong câu đó thì không hiểu gì hết, thế nhưng rồi ông cũng chỉ đáp: – Tôi đã hiểu. Thế rồi ông Tú cáo lui ra về. Ông Tú sau khi lấy được công thức đó thì liền về ngay nhà, ông ta sai người làm làm theo như những gì tờ giấy ghi và cho vào phẩm mầu trước khi nhuộm vải. Không bao lâu sau, vải do dòng họ Ngô làm ra đã nổi tiếng khắp vùng, thậm chí có nhiều người từ khắp nơi đều cất công đến làng này mà mua cho kì được một cuộn vải để may quần áo. Sau khi nghề vài nhà họ Ngô thành danh, cha của ông Tú cũng đã giữ lời hứa và để cho ông lên cầm quyền mọi việc. Riêng về ông Tú cũng đã khôgn nuốt lời, ông ta đã giả tiền đầy đủ cho bà bán phẩm mầu như đã giao kèo, một số tiền đủ lớn để đến đời con bà ta cho dù có không phải làm ăn gì cũng sống sung túc. Cũng kể từ đó, mà vải nhà họ Ngô này đã trở nên nổi tiếng, thế nhưng ông Tú lại chưa bao giờ tự hỏi lòng mình rằng thứ dung dịch mà ông pha vào mầu nhuộm là thứ gì. Chắc có lẽ cũng bởi vì ông ta quá vui mừng khi mà bây giờ ông có thể thỏa ý đi coi đào hát và tha hồ lăng nhăng với mấy ả đào mà không sợ bị cha mình la mắng. Tuy nhiện, ông trời đã cho ông Tú một dấu hiệu của việc làm sai lầm của ông ta đó là khi mà nghề vải của dòng họ Ngô lên đến mức đỉnh điểm cũng là ngày mà cha của ông Tú qua đời. Nhưng có lẽ ông Tú cũng chẳng bận tâm mấy khi mà tiền đồ của gia đình ông Ta đang ngày càng thành đạt và phát triển. Ngoài ba mươi tuổi thì ông Tú được mẹ mình gả cho bà Hà, một người con gái nết na thùy mỵ. Ông Tú nhìn thấy bà Hà có nét đẹp dịu dàng, lại ngoan hiền thì chết mê chết mệt và yêu bà Hà lắm. Thế nhưng cũng chẳng được bao lâu, khi mẹ của ông Tú qua đời thì ông ta cũng có phần chán bà Hà và lại vùi đầu vào coi ca hát và ả đào. Chẳng trách mà tuy đã có mấy mặt con, nhưng sợ vợ phát hiện, ông Tú thường cho vợ con mình đi chơi xa mấy ngày còn ông ta lấy cớ là ở nhà trông coi công việc nhưng thực chất là để gọi đào hát về nhà. Mấy năm sau thì bà Thoa được bà Hà mang về nhận làm con nuôi nhưng thực chất là dưới danh nghĩa là người giúp việc. Trong một lần nọ, bà Thoa đã tình cờ phát hiện ra ông Tú đang ngoại tình với một ả đào hát khá trẻ và xing đẹp với thân hình vô cùng gợi cảm có tên là Lan. Bà Thoa đã nhiều lần mach với bà Hà, thế những bà Hà bao lâu nay sống chung với chồng mình thì đã quá hiểu, nhưng bà vẫn làm ngơ để ấm êm cửa nhà. Ông Tú hàng ngày cứ lấy cớ là đi công việc nhưng thực chất là hẹn hò với Lan để cùng nhau vui vẻ. Nhiều Lần ông Tú hứa sẽ cưới Lan làm vợ lẽ, thế nhưng khi ông nghĩ lại mình đã có với b