Polaroid

Đọc Truyện Ma – Những Tên Sát Nhân Mới Giết Hung Thủ Cũ

Hargreaves chẳng nói gì cho đến khi ông đã bật sáng hai ngọn đèn, ngay cả áo khoác cũng không cởi. Cái phòng mặc dù thời tiết rất lạnh, không khí vẫn ngột ngạt, có thoảng mùi thơm. Phía ngoài cái bình phong kiểu Venise không kéo kín hết, ta vẫn thấy tuyết rơi giăng mắc trước các bóng đèn đường. Đến như Hargreaves mà cũng còn phải ngập ngừng; vừa chỉ cái giường vừa giải thích: – Người, đối tượng nằm ở kia. Ông ấy vào bằng cửa này đây. Có lẽ quí cô đã hiểu một phần. Người đi cùng Hargreaves gật đầu. Hargreaves lại vừa nói vừa cười: – Không, tôi không muốn gợi cho quí cô ảo tưởng. Trái lại tôi muốn loại hẳn ảo tưởng. Ta xuống dưới nhà được chưa? Cái nhà cao và chắc chắn, không có đồng hồ treo tường nhưng những bậc cầu thang kêu cót két, mặc dù có trải thảm. Trong một phòng nhỏ ở góc trong, có vẻ phòng làm việc có một ngọn đèn sưởi gas. Tiếng xì xì của gas có thể nghe thấy từ xa, bốc lên một ngọn lửa xanh mạnh, ổn định, trong một cái khung chạm trổ trắng. Nhưng ngọn đèn cũng không xua được cái lạnh cắt da của phòng này. Hargreaves chỉ cho cô khách cái ghế cạnh ngọn đèn sưởi. – Tôi muốn nói cho quí cô về chuyện này. Xin đừng nghĩ rằng tôi cố tỏ ra… – ông lắc cổ tay, ngập ngừng như thể chọn một quân cờ là chữ ‘thông thái’. Đừng nghĩ rằng tôi muốn tỏ ra thông thái khi kể cho quí cô nghe. Một lần nữa bàn tay chọn ‘quân cờ chữ’ lại ngập ngừng. Phải cố khách quan, như thể quí cô chưa biết gì hết, như thể quí cô không quan tâm tới chuyện, chỉ bằng cách đó, quí cô mới mong hiểu được vấn đề mà ông ấy phải đối phó – Hargreaves rất căng thẳng. Ông cúi mình về trước và khi nhìn lên phải ngước mắt. Cái áo khoác dầy của ông xòe ra hai bên đùi, bàn tay mang găng của ông không nằm yên, lúc thì làm điệu bộ lúc thì bóp đầu gối. – Nói về Tony Marvell trước. O^ng là người tốt, ai cũng mến, nhưng không phải một nhà kinh doanh giỏi. Có thể do tính hào phóng của ông mà ông không là một doanh nhân thành công lớn, chính lương tâm chính trực của ông làm hại nó. Chỉ nhờ bộ óc của nhà toán học giúp ông vượt qua những khó khăn. – Tony đã tốt nghiệp thủ khoa ở Cambridge và định tiếp tục học toán hậu đại học. Nhưng vì chú ông chết, ông phải kế nghiệp. Quí cô hẳn đã biết sản nghiệp gồm những gì: 3 khácch sạn hạng sang. Chú ông, Old Jim xây dựng và trang bị, vào thời đó được coi là sang trọng, lộng lẫy, xa hoa nhất, nhưng đang trên đà suy sụp. – Ai cũng bảo chỉ có điên như Tony mới ghé vai vào gánh cái thương nghiệp. Em trai ông. nhà giải phẫu quá cố nổi tiếng Stephen Marvell cho rằng, Tony sẽ chỉ làm lộn bậy kế hoạch kinh doanh, và làm mọi người nhà mắc nợ liên lụy thêm thôi. – Nhưng quí cô đã biết đó, chuyện gì đã xảy ra. Năm 25 tuổi, ông tiếp nhận sản nghiệp. Năm 27 tuổi, khách sạn không còn lỗ vốn nữa; năm 30 tuổi các khách sạn thành nơi ai cũng muốn đến trọ, bảng hiệu lung linh huy hoàng trên bầu trời, phồn thịnh tưng bừng và hiệu quả, lời lãi chất chồng đến chính Tony cũng ngạc nhiên. – Ông coi thường ý niệm làm việc quá sức, ông làm việc không ngơi nghỉ. Định hướng không thể lay chuyển của ông là: Tôi không thích công việc kinh doanh, nhưng để tôi thu vén cho gọn gàng, sau đó sẽ làm những chuyện quan trọng hơn, như nghiên cứu chẳng hạn. Ông điều hành các khách sạn vì ông đã hứa với chú Old Jim, vừa vì ông cho là (quí cô có thấy không?) điều hành khách sạn không có chi là khó và ông muốn cho thấy nó dễ như thế nào. Nhưng thực tế lại chẳng dễ chút nào. Không ai có thể làm việc theo tốc độ của ông được. London, Brighton, Eastbonrne, ông biết mọi điều mà các khách sạn Marvell cần biết, xuống đến tận giá áo gối, tiền công bôi trơn một thang máy. Cuối năm thứ 5, ông đột quị một lần ở văn phòng. Em ông, bác sĩ Stephen khuyên ông những gì cần làm: – Anh tránh mấy cái khách sạn ra, đi xa hẳn chúng, du lịch vòng quanh thế giới hoặc ở đâu đó, ít nhất 6 hay 8 tháng. Trong khoảng thời gian này, anh không được nghĩ lới công việc. Anh đã rõ chưa nào? – Tony mới nói chuyện với tôi đêm qua, ông cho biết nếu ông không bị cấm viết thư cho bất cứ ai khi du lịch, thì mọi việc chắc sẽ không xảy ra. – Stephen – nhân danh là bác sĩ – nói với anh Tony của mình: “Không được gửi thư từ cho ai, dù chỉ là một bưu ảnh, bởi vì anh viết: lại nghĩ tới công việc. Lúc đó thì chỉ có trời cứu anh được thôi”. Tony phản đối: – Nhưng với Judith… Stephen nói tỉnh: – Nhất là với Judith, thư ký riêng của anh. Anh muốn cưới cô ấy là chuyện riêng của anh, nhưng đừng làm mất hiệu quả chữa bệnh của chuyến du hành bằng cách nói về khách sạn trong thơ. – Quí cô có thể hình dung ra ông bác sĩ trẻ, dáng rất cao thượng cúi xuống anh mình lúc dọa, vẻ mặt tức giận. Quí cô có thể hình dung ra Stephen, quần đen có sọc đứng bên cạnh cái bàn nhẵn bóng, trong nhà mình ở đường Harley Street. Stephen Marvell (và đến một mức độ nào đó, cả Tony nữa) có vẻ được giáo dục quá kỹm điều mà ông chú Old Jim Marvell mơ ước mà không được.,. – Tony không bàn thêm gì nữa, sẵn sàng tuân theo vì ông la mệt. Như thể ông nghĩ, tuy không được viết thơ cho Judith, ông vẫn luôn có thể nghĩ về nàng. Vào giữa tháng 9, cách đây hơn 8 tháng, ông lên tàu Queen Anne ở cảng Southampton, và ngay đêm đó, bi kịch xảy ra. Hargreaves ngưng lại, cái đèn sưởi gas vẫn xì xì trong cái phòng làm việc nhỏ. Ta có thể thấy căn nhà này đầy không khí chết chóc, lại mới xảy ra đây, hiện trên nét mặt cô khách của Hargreaves. Ông nói tiếp: – Tàu Queen Anne khởi hành lúc nửa đêm. Tony thấy tàu vươn lên tới tận mây xanh, chế ngự toàn bộ cảnh bến cảng. Boong tàu trắng và ngời sáng như đôi giày mới đánh bóng, lung linh dưới những dãy đèn. Ông nhìn thấy những chấm đen hành khách di chuyển, nghe tiếng dây tời ken két khi những cần cẩu di chuyển ngang trên đầu những người đứng trên bến cảng. Ông có cảm giác thích thú đặc biệt, bồn chồn trước một chuyến đi biển dài. – Đầu tiên ông xốn xang như một cậu học trò: Stephen Marvell và Judith Gates, vị hôn thê của Tony, cũng xuống cảng Southampton với ông. Ông nhớ lại có cầm tay Judith, dẫn nàng đi theo những hành lang nồng nặc mùi cao su, để nàng thấy tàu đẹp như thế nào. Họ cùng xuống xem phòng của ông, hành lý của ông đã gọn ở đó cùng một giỏ trái cây. Mọi người đều công nhận ông đã chọn được một phòng đẹp. – Mãi tới lúc tiếng chuông báo ai không phải hành khách lên bờ, ông mới cảm thấy cô đơn. Stephen và Judlth đã lên bờ, vì họ chẳng muốn bối rối ở phút bịn rịn cuối cùng. Hai người đang đứng trên bến, Tony đứng vịn lan can tàu có thể thấy họ. Mặt Judith nhỏ xíu, xa xăm tươi cười, yêu thương vô hạn. Cô ấy vẫy tay với ông. Xung quanh ông cả một đám đông lao xao, những mặt mũi, mũ nón và tiếng gọi ồn ào, dưới ánh sáng bóng đèn trần, càng làm tăng nỗi buồn xa nhà. – Sau đó ông lại nghe tiếng chuông trầm trầm, run rẩy thôi thúc hòa với tiếng loa phóng thanh: ‘Người tiễn đưa đã lên bờ hết’. Ông không muốn đi du lịch nữa. Vẫn còn kịp giờ lấy hành lý và xuống tàu. – Ông đã đứng một lúc lâu ở lan can, gió vùng biển Southampton thổi vào mặt, ông lại nghĩ không đi thì quá, ông quyết định ở lại trên tàu, vẫy tay chào Stephen và Judith lần chót rồi quả quyết lui về phòng. Ông còn cảm thấy sâu sắc, tốt nhất là về phòng xếp hành lý ra là việc làm hợp lý nhất. Trong cái đêm trống vắng này, lần đầu tiên ông có cảm giác mờ ảo, không thực của các đồ vật. Ông xuống phòng ông ở Boong C, hành lý của ông không còn trong phòng nữa. Ông nhìn quanh phòng, không khí hơi tù hãm, vén màn treo ở cửa sổ tròn nhìn ra biển. Một cái rương và 2 túi xách, có gắn nhãn tên đàng hoàng, ấy là chưa nói đến giỏ trái cây, không còn ở đây nữa. – Tony lại leo lên boong, tìm văn phòng của viên quản lý hành khách. Ông này đang ngồi ở bà, sau cái cửa như ở nơi bán vé, có bộ mặt như thể lúc nào cũng bị quấy rầy, và thực sự ông cũng chưa thoát được cảnh giải quyết hàng lô phàn nàn, thắc mắc của khách mới lên. Ông đang lắc cái chuông yêu cầu giữ trật tự thì gặp ánh mắt Tony. Tony nói ngay: – Hành lý của tôi… Ông quản lý luôn bị quấy rầy nói nhanh: – Xin Ngài an tâm, Ngài Marvell. Tôi đã cho mang lên bờ rồi. Tốt nhất Ngài nên lo sẵn sàng lên bờ đi. Tony thấy một cảm nghĩ cực kỳ ngu ngốc về quản ý tàu. – Gởi lên bờ? Lên bờ? Tại sao chứ, ai bảo ông đưa hành lý của tôi lên bờ? – Ơ, thì chính Ngài bảo – ông quản lý coi lại danh sách và nhưng con số. Tony ngỡ ngàng chỉ còn biết đứng nhìn ông ta. Chính Ngài tới đây, chưa quá 10 phút- ông ta nói tiếp mắt hấp háy như muốn nói ông làm việc nghiêm túc không thể phê binh được. Ngài nói không đi chuyến này nữa và yêu cất gửi hành lý vào bờ! Tôi có nói với Ngài, hủy chuyến đi vào ngày giờ này, e rằng chúng tôi không thể hoàn… – Đem hành lý trở lại phòng tôi – giọng ông như lạc hẳn. Tôi không hề hủy chuyến đi. Đem hành lý trở lại. Viên quản lý nói: – Sẽ đúng như yêu cầu của Ngài, nếu còn kịp – ông gõ chuông liên hồi. Tiếng còi hụ vang trên đầu là âm thanh buồn nhất ở Southampton, chân vịt tàu bắt đầu quạt để ra khỏi vùng nước Southampton. Boong B, giữa những cửa hành lang mở, rất lạnh và gió thổi ù ù như bão. Bây giờ Tony Marvell vẫn không thể nhớ lại được tí gì về việc đã bảo tên quản lý đưa hành lý lên. Việc này làm ông tá hỏa tam tinh như thể bị đập một cú vào giữa hai mắt. Và một cái gì đó như thôi thúc ông chạy khỏi chiếc Queen Anne trước khi họ rút cầu lên tàu. Rồi mơ hồ như vừa gặp ác mộng. Tệ hại nhất là ông tin là tâm thần ông đã suy sụp. Lâu lâu trong thâm tâm ông lại có tin tưởng là ông không còn hiện hữu thực sự nữa, thân xác ông và bản ngã ông đã tách khỏi nhau. Những bước đi, những lời nói chỉ là của một cái hình nộm được lắp ráp lại theo các khớp, trong lúc thần hồn ông lại ở chỗ khác, nhìn cái xác của mình đi. Để xác định xem mình còn trí khôn không, ông cố suy nghĩ về những vấn đề có nhân tính nghĩ đến Judith chẳng hạn. Ông cố nhớ lại đôi mắt nâu của cô, đường nét thanh tú của hai gò má khi cô quay đầu, cái cửa tay bằng giấy cô mang trong văn phòng. Judith, vị hôn thê của ông, thư ký của ông, có thể điều hành mọi việc khi ông vắng mặt, người ông hằng yêu mến, ngay cả lúc này vẫn gần gũi với ông nhất. Thay vì ông nghĩ tới Stephen, em ông, Johnny Cleaver hay bất cứ người han nào ông chợt nhớ tới, nhưng ông lại nghĩ tới Old Jim Marvell: người đã chết. Sức mạnh của trí tưởng tượng thật lớn lao. Có lúc, trong cái phòng ngắm biển lộng gió, đối diện văn phòng quản lý, ông đã tưởng Old Jim đang ngắm ông từ góc có những chậu cây dừa. Quí cô biết không, tất cả những ý nghĩ và hình ảnh này vụt qua trí óc ông trong khoảnh khắc, khi ông nghe còi tàu hụ rời bến. Ông xin lỗi viên quản lý rồi về phòng, ông cám ơn những tiếng chuyện trò, những tiếng đi lại trong những hành lang dưới boong. Chẳng ai chú ý tới ông, nhưng ít nhất họ cũng hiện hữu, có mặt ở đây. Nhưng khi mở cửa phòng mình, ông đứng sững, im lặng ở cửa. Chân vịt quạt mạnh, một cái nhô lên hụp xuống, một chấn động mạnh đẩy lên phía trên tàu, làm các cửa kiếng trong khe sắt kêu lạch cạch, các vách sắt của phòng rên rỉ. Tàu Queen Anne đang chạy. Tony Marvell nắm chắc cánh cửa, như thể chuyển động của tàu chao qua một bên, và vẫn nhìn chằm chằm lên giường. Một khẩu súng lục tự động nằm trên đó, trước đây không hề có. Cái đèn sưởi đã nung đỏ những trụ đỡ khung bằng a- măng đỏ rực. Cái giọng nhỏ của căn nhà ở phố St. John’s Wood chìm trong tĩnh lặng một lúc. Hargreaves, Ngài Charles Hargreave, phụ tá chánh sở cảnh sát, thuộc cục điều tra hình sự cúi xuống vặn thấp ngọn đèn gas xuống. Giọng ông thay đổi một chút khi tiếng xì gas nhỏ hẳn đi. Ông đưa tay lên: – Xin quí cô thong thả cho một chút, tôi không muốn quí cô hiểu lầm. Quí cô đang nghĩ là nổi sợ hãi và diễn biến chậm chạp của các sự việc sau theo đuổi ông ta mãi. Không. Đây là yếu tố kỳ lạ nhất của câu chuyện. – Tony nói với tôi, những cảm nhận này chỉ xảy ra với ông như chỉ trong một cơn, một khoảng thời gian ngắn khoảng 15 phút, ngay trước khi tàu Queen Anne khởi hành và ngay sau đó. Chẳng những tôi cảm thấy sư vật không thật nữa, mà còn âm mưu thâm độc, hận thù và nguy hiểm nữa. Chúng bủa vây, đè ép ông. Ông cảm thấy chúng xâm nhập ông như một luồng điện ắc quy. Nhưng 5 phút sau, tàu đang hướng mũi ra khơi, chúng biết mất. Giống như ông ra khỏi một màn sương mù dày đặc. Điều này thật vô lý. Dù tin có cô hồn, quỉ âm chăng nữa, cũng không thể tin rằng quyền lực của chúng chỉ giới hạn trong một vùng, các cánh tay bạch tuộc của chúng tuột ra sau khoảng cách nửa dặm, chúng không còn ảnh hưởng trên môi trường nước. Nhưng chúng lại có thật. Vài phút trước đây ông còn cầm súng đứng đó, tiếng máy tàu đậìp vào tai ông, một xung lực kinh hồn thúc đẩy cánh tay ông đưa súng lên, kê vào miệng và… Rồi “phựt”, một cái gì đứt. Ông ta chỉ diễn tả được như vậy. Ông ngồi thẳng dậy, ông như người vừa qua cơn sốt, run rẩy, ướt đẫm mồ hôi. Ông thực sự lùi lại sau bức màn, trở lại thể giới thực. Ông hít một hơi sâu, rồi ra cửa sổ bên hông tàu, mở ra. Từ lúc đó ông thấy tâm hồn ổn định hơn. – Tại sao khẩu súng ở trong phòng ông. ông không biết. Chắc là ông đã có mang nó theo trong một cơn mất trí chăng? Ông chẳng nhớ gì cả. Ông nhìn khẩu súng với con mắt mới, tâm tình yêu đời như kẻ được minh oan vào phút chót được dẫn từ pháp trường về.- – Quí cô có thể nghĩ ông ấy sợ không dám sờ đến khẩu súng ấy nữa và vứt nó xuống biển cho rồi. Không. Đối với ông, nó là một phần của bí ẩn. Ông nhìn nó thật lâu: khẩu Browning 38, chế tại Bỉ, lắp đầy đạn. Ông cất nó trong rương, khóa lại. Vài ngày sau ông vẫn còn nghĩ về nó. Nó là một vật chứng ông có thể mang về nhà, một vật cụ thể trong cơn ác mộng. – Ở cảng New York, nhân viên hải quan xét thấy nó, nhưng chẳng ai ngạc nhiên. Ông mang nó theo đi du lịch khắp nước Mỹ, Cleveland, Chicago, Salt Lake City, sang San Francisco trong một ngày sương mù, rồi vượt vùng biển lửa sang Honolulu. Ở cảng Yokohama người ta định tịch thu nó, ông phải hối lộ một số liền lớn mới giữ được nó lại. Sau đó ông mang nó thường trực trong người mà chẳng bao giờ bị xét cả. Giống như các sợi thần kinh đứt của ông được đan kết lại, trong dải nước xoáy lộn ngầu của chân vịt, có chỗ nước lặng. Khẩu súng như một linh vật đem lại may mắn cho ông. Nó theo ông qua Ấn Độ Dương nóng hừng hực, vào biển đỏ đục ngầu, sang Địa Trung Hải. Đến Port Said sang Cairo vào lúc chớm Đông. Đến Naples, Marseilles qua eo Gibrattar. Ông để nó nằm gọn trong túi hông, sau hơn 8 tháng du hành. Tony Marvell, một người bình phục hoàn toàn, vào một đêm giá lạnh, lên bộ từ tàu Chippenham Castle tại cảng Southampton. – Đêm đó tuyết rơi dày, quí cô còn nhớ không? Đoàn tàu hỏa chạy rầm rầm trên đường ngập tuyết. Tàu thì đông và máy sưởi lại hư. Tony biết chẳng có ai đón mình ở ga vì cuộc hành trình đã được sắp đặt trước, và ông tuân thủ lời khuyên của người em bác sĩ, không gửi dù chỉ một bưu hoa. Nhưng ông đã đổi lộ trình, đi chiếc tàu khác để kịp Giáng Sinh ở nhà. Ông sẽ thăm họ trước dự định một tuần. Đối với họ, hơn 8 tháng ông đã sống trong khoảng không, vô thực. Vài giờ nữa, ông sẽ có ở nhà, ông sẽ thăm Judith. Trong cái phòng dành riêng cho 4 khách, sáng tù mù, các đồng hành của ông ít nói chuyện. Chuyến đi dài đã làm họ hết muốn nói năng gì, họ ghét nhau nữa là đằng khác, mặc dù cảnh tuyết rơi quen thuộc gợi cho hạ chút ấm lòng. Một người lên tiếng: – Đúng là Giáng Sinh cổ truyền. – Vâng! Một người khác đồng tình, cào cào móng tay vào cửa kính mờ tuyết. Người thứ ba ca cẩm: – Cái lạnh chết liệt. Cái sở hỏa xa này chắc chẳng bao giờ mở máy sưởi, tôi phải khiếu nại mới được. Sau vài tiếng cười trừ, chịu thua, họ thu mình đọc tin nhà. Lúc đó Tony nghĩ mình đã trở về Anh, ông chỉ vờ đọc báo thôi, ông dựa lưng vào thành ghế, nghe những tiếng ‘cục kịch’ đơn điệu của bánh xe. Ông nghĩ tới những việc sẽ phải làm. Khi đến ga Waterloo chắc chỉ 10 giờm ông sẽ nhảy lên một taxi, về nhà này và tắm một cái, giũ bụi đường xa. Ông sẽ lẳng lặng đến thăm Judith ở Hampstead càng nhanh càng tốt. Chỉ nghĩ vậy thôi đã khiến mặt ông tươi tỉnh lên, thấy lòng mình hơi lạnh. Ông phải chiến đấu với mình, dẹp nỗi cô đơn trong lòng, phải nhờ đến tò báo để bỏ ý nghĩ đó đi. Ông tự cười mình, ông giở hết trang này đến trang khác, liếc qua các đầu đề. Ông dừng lại, một cái gì đập vào mắt ông, một cái tên quen quen, ở một mục chìm trong đám chữ rậm rì. Ông đọc được cáo phó về chính cái chết của mình như sau: “Ông Anthony Dean Marvell, ở Upper Avenue Road, quận St. John’s Wood, chủ nhân công ty khách sạn Marvell, bị bắn chết trên giường tối qua ở nhà mình. Viên đạn xuyên từ vòm miệng lên óc, một khẩu súng lục tự động còn trong tay. Thi thể được bà quản gia Reach phát hiện…” Một vụ tự tử! Một lần nữa, cũng nhanh như lúc nó rời trên tàu, cái cảm thức ấy lại ập lên ông, đẩy ông từ thế giới hữu hình sang thế giới vô hình. Như tôi đã nói với quí cô, phòng riêng trong toa xe chỉ sáng lờ mờ, nên ông chỉ thấy một bức tường vô hình của tờ báo che trước mặt, các bạn đồng hành như đã bỏ ông một mình, họ không còn ở đó nữa, chỉ còn tờ báo rung rinh theo nhịp tàu. Vâng, ông chỉ cô độc một mình, lết ra cửa rồi ra hành lang toa. Khoảng không bít kín làm ông muốn ngộp. Ông nâng cao tờ báo để đón ánh sáng trên đèn trần toa xe để đọc lại. Không còn lầm vào đâu được nữa, cái cáo phó nói thật chi tiết về ông, quá khứ và hiện tại… … Em ông, Stephen Marvell, chuyên gia phẫu thuật xuất sắc ở phố Harley được triệu tập tức khắc… Vị hôn thê của ông, cô Judith Gates… Ta biết rằng hồi tháng 9 năm ngoái ông bị đột quy, nhưng sau một thời gian dài nghỉ dưỡng sức mà không bình phục… Tony nhìn dòng ngày tháng, lo sợ bâng quơ. Nhưng không, chính là ngày hôm ấy, 23 tháng 12 . Theo đó thì ông đã tự sát được 48 giờ rồi. Và khẩu súng bây giờ vẫn nằm trong túi hông của ông. Tony gập tờ báo lại, toa tàu như ngoằn ngoèo nhảy múa, giựt lên cùng tiếng bánh xe. Tàu hú một hồi ngắn. Ông nhớ lại lúc ở trên tàu Queen Anne, ông nhìn dọc theo cái hành lang tối, có ai đó, có lẽ một hành khách, khom mình tựa tay trên thanh lan can ở đầu toa ngắm tuyết. Ông không còn nhớ gì nữa cho đến lúc tàu vào ga Waterloo trừ cái ấn tượng, cái ký ức về người khách ngắm tuyết. Trước nhất là hai cánh vai rộng. chắc là ông ta mặc loại áo lạnh dày kiểu cũ, cổ bằng da lông thú nâu. Ông nhảy đại xuống tàu khi nhớ ra chú Old Jim thường mặc áo đó. Ông như nhìn thấy người mặc loại áo đó khắp nơi. Khi ông đến toa bảo vệ để nhận hành lý, thẻ trong tay, xếp trong hàng chật ních, ông cảm thấy như cái cổ áo lông thú nâu đè lên vai ông. Người khuân vác kêu giùm ông một taxi. Trông thấy cái xe taxi ở London lại, ông thấy thanh thản. Tiếng chiếc rương va vào nóc xe, tiếng người tài xế, tất cả đều thân quen. Ông cho tài xế địa chỉ, cho tiền uống nước người xách hành lý rồi vào xe. Tuy nhiên người khuân vác cứ giữ cửa xe lâu hơn cần thiết. Ông phải kêu lên: – Đóng cửa đi, nhanh lên. Xe chạy mà người đó cứ đứng nhìn theo xe. Trong xe tối mù. Tony không trông thấy gì cả nhưng ông cũng sờ trên mặt ghế, quơ quơ khoảng không gian chung quanh xem có gì không. Đến khúc này Hargreaves ngắt câu chuyện hai ba lần, như thể khó nói lắm, không phải vì sợ hiểu lầm mà vì khó dùng chữ chính xác, bàn tay đeo găng xòe ra, bấu vào đùi. Lần đầu tiên người khách của ông – quí cô Judith – ngắt lời ông, hỏi từ phía bên kia chiếc đèn sưởi. – Làm ơn. Ngài đợi một chút. – Cái người theo dõi Tony ấy – cô cũng khó diễn tả – Ngài không nói với tôi là… Thôi được là…? – Là sao? – Là đã chết. Hargreaves ngập ngừng: – Tôi cũng chẳng biết người ấy là ai hay là ma. Có điều người ấy mặc áo khoác dày, cổ lông thú nâu. Tôi đang kể những gì Tony nói với tôi và tôi tin. Judith che mặt, giọng ngọt ngào của cô cất lên: – Mà có là ma cũng vậy thôi, chắc chắn người ấy gây ảnh hưởng xấu lên Tony. Ông chú Old Jim thương Tony nhất, cụ để lại toàn hộ gia tài cho Tony, chẳng cho Stephen lấy một xu. Cụ luôn nói lúc sinh thời, sẽ phù trì Tony – Và cụ làm đúng như vậy. – Nhưng… Harbreaves chậm rãi nói cho quí cô ấy biết: – Quí cô vẫn chưa biết nguồn gốc ảnh hưởng xấu từ đâu cơ mà, cả Tony cũng vậy. Ông ngồi lắc lư trong chiếc xe tối om đang lao nhanh trên đường đầy tuyết trơn trượt. Dù ai có bám theo, có ý tốt hay xấu. ông cũng không chịu đựng được. – Tuy nhiên, mọi sự sẽ suông sẻ nếu ông tài xế cẩn thận hơn một chút. Tài xế bất cẩn, tính toán sai, tuyết lại mới rơi đợt đầu. Chỉ còn cách phố Upper Avenue Road kh







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Bạn gái Vova

Bạn gái Vova Vova có người yêu và cảm thấy bự...

Truyện Cười

22:24 - 26/12/2015

Đọc truyện ma – Cái Thùng Gỗ ở Tiền Trạm 1

Đọc truyện ma – Cái Thùng Gỗ ở Tiền Trạm 1 Gió rít qua thung lũng, cái lều bạt hình tháp,...

Truyện Ma

08:33 - 10/01/2016

Hạnh phúc dưới chân

Hạnh phúc dưới chânCó lúc chợt nhận ra rằng hạnh phúc đang ở ngay dướ...

Truyện Ngắn

08:12 - 23/12/2015

Cao thủ võ lâm.

Cao thủ võ lâm.  Trong buổi tiệc, có người tự kh...

Truyện Cười

18:45 - 26/12/2015

Khi vova chưa biết nghĩ bậy

Khi vova chưa biết nghĩ bậy Trong một cuộc thi “Chúng ta biế...

Truyện Cười

21:01 - 26/12/2015