Polaroid

Đọc truyện ma – quỷ ám ( Phần 1)

n F. Kennedy đã làm lễ hôn phối với Jackie tại đó. Tổng thống thường đến xem lễ ở đó. Nàng cố tưởng tượng ra cảnh họ: Tổng thống John F. Kennedy giữa các nến đèn tạ và các bà già nhăn nheo, kính tín. John F. Kenney cuối đầu cầu nguyện: Tôi tin… một tình hình hòa dịu với người Nga: tôi tin, tôi tin… Appolo IV giữa tiếng lần tràng hạt loạt soạt: tôi tin… sự sống lại và sự sống đời đời. Đúng rồi. Đúng nó rồi. Đúng là cái điều đã nắm bắt chiếm đoạt lấy ta đây! Nàng cứ nhìn lúc một xe tải chở bia rầm rập chạy qua với tiếng lanh canh của những lời hứa hẹn nồng nàn, ướt át. Nàng qua đường. Lúc nàng thả dốc xuống phố O và đi qua thành đường của ngôi trường tiểu học, một linh mục từ phía sau sấn sổ vượt qua nàng, hai tay ông ta thủ trong túi áo gió bằng ni lông. Còn trẻ. Rất căng thẳng. Râu ria tua tủa. Dấn lên phía trước mặt, ông ta rẽ phải, ngoặc vào một ngõ mở vào sân sau của ngôi nhà thờ. Chris dừng lại bên ngỏ đó, nhìn vị linh mục, tò mò. Hình như ông ta đang đi đến một túp nhà nhỏ sơn trắng. Một cánh cửa lùa cũ kỹ “kịch” mở và lại thêm một linh mục khác ra. Ông này có vẻ ủ dột, bứt rứt lắm. Ông gật đầu cộc lốc về phía người trẻ tuổi, và đôi mắt cứ cúi gầm, ông di chuyển lẹ làng đến cánh cửa dẫn vào bên trong giáo đường. Lại một lần nữa, cánh cửa túp nhà nhỏ từ bên trong mở ra. Lại một linh mục nữa. Hình như – À, đúng rồi, chính là người tu sĩ đã cười lúc Burke văng tục đây mà! Duy có điều lúc này, trông ông thật nghiêm túc khi khẽ chào người mới đến. Tay ông quàng vai người trẻ tuổi trong một cung cách dịu dàng và ít nhiều giống như của một người cha. Ông đưa người trẻ vào bên trong và cánh cửa lại đóng lại với một tiếng “kít” khe khẽ. Chris nhìn đăm đăm xuống giày nàng. Nàng bối rối. Họ làm gì vậy kìa? Nàng thắc mắc không hiểu có phải các tu sĩ Dòng Tên ấy đến xưng tội hay không. Có tiếng sấm rền rĩ. Nàng ngước nhìn trời. Mưa chăng? Mấy tia chớp cắt ngang dọc khung trời ở phía xa. Nàng kéo cổ áo choàng rồi thong thả đi tiếp. Nàng những mong trời sẽ mưa như trút nước. Một phút sau, nàng đã về đến nhà rồi. Nàng lao ngay vào phòng tắm. Xong, nàng xuống bếp. “Chào Chris, mọi chuyện ra sao?” Một kiều nữ tóc vàng tuổi đôi mươi đang ngồi ở bàn, Sharon Spencer. Tươi mát. Quê ở Oregon. Suốt ba năm gần đây, cô là gia sư của bé Regan và là thư ký riêng cho Chris. “Ồ, thì cũng ba cái thứ rác rưởi thường lệ”. Chris thơ thẩn đến bên bàn, bắt đầu lựa chồng thư tín. “Có gì hấp dẫn không?” “Chị có muốn đi dự dạ tiệc ở Tòa Bạch Ốc tuần tới không?” “Ồ, tôi cũng chả biết nữa. Cô thấy muốn làm gì đây?” “Ăn kẹo cho đến bịnh luôn!” Chris cười. “À này, Rags đâu rồi?” “Trong phòng giải trí dưới nhà”. “Làm gì?” “Điêu khắc. Đang nặn một con chim, em nghĩ vậy. Để tặng chị”. “Ừ, tôi cũng cần một con thật”, Chris thì thầm. Nàng đến bên bếp lò, rót một tách cà phê nóng. “Cô có đùa với tôi về vụ dạ tiệc không đấy?” Nàng hỏi. “Không đâu, dĩ nhiên là không”, Sharon đáp. “Họ mời vào tối thứ Năm”. “Tiệc to chứ?” “Không, em đoán chỉ có năm, sáu người gì đó thôi”. “Không phải giỡn chơi thật rồi!” Nàng hài lòng, nhưng chẳng có gì ngạc nhiên. Thiên hạ khoái kết thân với nàng: cánh tài xế tắc xi, các thi sĩ, quý vị giáo sư, các ông hoàng. Họ khoái nàng vì khoản nào mới được chứ? Cuộc sống chăng? Chris ngồi xuống bàn. “Chuyện học hành ra sao?” Sharon đốt một điếu thuốc, nhăn mặt. “Lại đâm ra kém toán trở lại”. “Ủa, quái nhỉ, thế thì lạ thật”. “Em biết, là môn tủ của con bé mà”. Sharon nói. “Ôi chào, cái thứ ‘tân toán học’ này. Tôi cũng chẳng tính toán nỗi ba cái mớ tiền lẻ trả xe buýt nếu như…” “Kìa, Mẹ!” Cô bé đang nhảy chân sáo qua cửa, đôi tay thon thả dang rộng. Tóc thả đuôi ngựa. Khuôn mặt sáng láng, dịu dàng, đầy vết tàn nhang. “Chào cô, cô con gái hư!” Chris ôm chầm lấy con gái, siết chặt, rồi hôn chùn chụt liên hồi lên má con. Nàng không cưỡng nỗi cơn lũ yêu thương dào dạt. Rồi nàng đẩy Regan ra, quan sát thật kỹ khuôn mặt con. “Hôm nay con làm gì nào? Có gì lý thú không?” “Ôi chào, công việc ấy mà”. “Mà công việc gì chứ?” “Ừ, để con xem nào”. Cô bé kê đầu gối mình lên đầu gối mẹ, lắc lư tới lui. “À, phải rồi, con mắc học”. “À há!” “Rồi con vẽ”. “Vẽ gì?” “Chà, thì vẽ hoa, mẹ biết không? Hoa cúc ấy. Tuyền màu hồng. Với lại – à, đúng rồi vẽ ngựa này” Con bé chợt phấn khích, mắt mở to. “Cái ông có một con ngựa, mẹ biết không, ở dưới mé sông ấy? Chúng con đang đi tản bộ, mẹ thấy không, thì con ngựa này trờ tới, nó đẹp quá. Chà, mẹ ơi, lẽ ra mẹ nên gặp nó, rồi ông ấy còn cho con cỡi ngựa nữa. Thật đó! Ý con muốn nói là con đã ngồi trên ngựa thật sự suốt một phút đấy!” Chris nheo mắt với Sharon với vẻ thích thú kín đáo. “Chàng chứ gì?” Nàng nhướng một bên mày, ra dáng hỏi thế. Khi di chuyển đến Washington để quay bộ phim, người thư ký tóc vàng, kẻ mà giờ đây thực tế đã là người nhà, đã từng chung sống trong ngôi nhà này tại một phòng ngủ trên lầu. Cho đến ngày cô gặp chàng “kỵ mã” ở một tàu ngựa lân cận. Thế là Chris quyết định rằng Sharon cần có một chỗ ở riêng tư và nàng đã di chuyển cô ta đến một phòng khách sang trọng và nhất quyết dành phần đài thọ mọi phí tổn đó. “Chính chàng”. Sharon mỉm cười để trả lời Chris. “Nó là một chú ngựa xám”. Regan nói thêm. “Mẹ à, ta không thể mua một con ngựa được sao? Con định nói là ta có thể mua một con chứ mẹ?” “Ta sẽ tính, bé con của mẹ”. “Khi nào thì con có ngựa riêng được?” “Để rồi ta xem. Con chim con đang nặn đâu rồi?” Regan có vẻ lúng túng một lúc, rồi quay lại phía Sharon cười toe tóet, miệng đầy những chiếc kẹp ngàm răng, và đầy vẻ trách móc e lệ. “Cô mách ấy nhé”. Rồi cô bé cười khúc khích với mẹ. “Con muốn dành cho mẹ một ngạc nhiên mà”. “Thế con muốn…” “Với một cái mũi dài ngộ nghĩnh, như mẹ muốn!” “Ôi, Rags, thế thì tuyệt quá. Mẹ nhìn qua nó một chút được không?” “Không được, con còn phải sơn đã chứ. Bao giờ mới ăn cơm đây mẹ?” “Đói hả?” “Đói muốn chết”. “Hừ, mới chưa đầy năm giờ. Thế ăn trưa lúc nào?” Chris hỏi Sharon. “Đâu khoảng mười hai giờ gì đó”. Sharon đáp. “Bao giờ Willie và Karl mới về?” Nàng đã cho họ được nghỉ ngơi buổi chiều. “Chắc phải bây giờ”, Sharon đáp. “Mẹ à, hay ta đi ra tiệm Hot Shoppe đi mẹ?” Regan năn nỉ. “Được không mẹ?” Chris nhấc bàn tay con gái lên, cười âu yếm rồi hôn tay con. “Chạy ngay lên lầu mặc quần áo, rồi ta đi”. “Ôi, mẹ đáng yêu quá!” Regan chạy bay biến. “Cưng ạ, nhớ mặc áo dài mới ấy nhé!” Chris dặn với theo con gái. “Chị có muốn nghe một tin sốt dẻo không?” Sharon đăm chiêu hỏi. “Một đề nghị à?” Chris với lấy xấp thư tín, bắt đầu lãng đãng lựa lọc giữa những nội dung ca tụng viết rất tháo. “Chị có nhận lời không?” Sharon hỏi. “Với đầu óc tôi đang rối tinh như thế này ấy à? Với bao nhiêu thứ phải thuộc lòng ấy à?” “Đúng vậy”. “Xin miễn”. “Cứ nghĩ kỹ đi”. “Tôi đang nghĩ đây”. Chris nhặt lấy một kịch bản với bức thư cặp ngoài bìa trước. Jarris đây. Người đại diện của nàng. “Tôi nghĩ là tôi đã dặn họ là không có kịch bản kịch biết gì lúc này nữa hết”. “Chị nên đọc qua kịch bản ấy đi”. Sharon nói. “Lại thế nữa sao?” “Vâng em vừa đọc sáng nay xong”. “Tạm được chứ?” “Tuyệt vời”. “Và tôi phải đóng vai một nữ tù bỗng khám phá ra mình mắc bệnh đồng tính luyến ái, đúng không?” “Không, chị chẳng phải đóng vai gì cả”. “Cô đang nói cái quái gì thế, hở Sharon? Cô cười gì vậy?” “Họ muốn chị làm đạo diễn cơ”. Sharon rụt rè bật ra câu đáp cùng với dòng khói thuốc lá. “Cái gì?” “Cứ đọc bức thư đi!” “Lạy Chúa. Shar, cô cứ đùa dai hoài!” Chris vồ lấy lá thư bằng đôi mắt ham hố, ngốn từng cụm từ trong từng ngoạm lớn một “… kịch bản mới… ba lớp cảnh… phim trường muốn ngài Stephen Moore… nhận vai với điều kiện”. “Tôi đạo diễn lớp cảnh có ông ấy diễn xuất”. Chris tung hê đôi tay, bật lên một tiếng kêu sung sướng. Thế rồi nàng đưa cả hai tay ấp lá thư ấy lên ngực. “Ôi, Steve, anh thật là một thiên thần, anh đã nhớ tới”. Anh đã từng làm phim ở Phi Châu. Say nhừ tử. Ngồi trên những cái ghế của lều trại. Nhìn ngày tàn phai trong sự vắng lặng bàng hoàng. “Hừ, tuồng tích gì chỉ rặt thứ bá láp! Steve ạ, đối với diễn viên, đó chỉ là thứ rác rưởi!” “Ồ, tôi lại thích cơ đấy!” “Rặt thứ rác rưởi! Anh không biết trong cái nghề này người ta nhăm nhe vào cái gì à? Đạo diễn” “Ồ, phải” “Thế thì anh phải làm một cái gì đó, một cái gì đó là của anh, ý tôi muốn nói là một cái gì sẽ sống mãi!” “Ừ, vậy thì cô làm đi” “Tôi đã cố, nhưng họ có chịu mua cho đâu”. “Sao lại không?” “Thôi mà, anh cũng biết là tại sao rồi đó: họ không nghĩ là tôi làm nổi?” Những hồi ức ấm áp. Nụ cười thật hồn hậu. Ôi, Steve thân yêu. “Mẹ ơi, con không thấy cái áo dài đâu hết!” Regan ở trên lầu gọi vọng xuống. “Trong tủ quần áo ấy!” Chris trả lời con. “Con xem rồi!” “Mẹ lên ngay đây, chờ chút xíu”. Chris gọi với lên. Nàng xem xét kịch bản giây lát. Rồi từ từ ỉu xìu, “Ra cái kịch bản này cũng là thứ rác rưởi thôi”. “Này chị! Em nghĩ là kịch bản ấy được lắm”. “Mẹ?” “Mẹ lên đây”. Chris uể oải đứng lên. “Có hẹn hò hở, Shar?” “Vâng”. Chris chỉ mở thư từ. “Vậy thì cô cứ đi đi. Đến sáng ta giải quyết mớ giấy má này cũng được”. Sharon đứng lên. “Khoan đợi chút đã”, Chris đính chính, nàng chợt nhớ đến điều gì đó. “Có bức thư cần phải gửi đi tối nay”. “Vâng”. Người thư ký với tay lấy tập giấy. “Mẹee…” Tiếng than vãn đầy nóng nảy. “Đợi tôi lên với con bé chút xíu”, Chris bảo Sharon. Nàng bắt đầu rời nhà bếp, nhưng dừng lại lúc Sharon nhìn đồng hồ tay. “Chà, đã đến giờ em ngồi thiền rồi. Chris ạ”. Cô thư ký nói. Chris nhìn kỹ cô gái với vẻ bực bội câm nín. Suốt sáu tháng qua. Nàng đã quan sát cô thư ký của mình bỗng trở nên một kẻ mưu tìm sự thanh tịnh. Câu chuyện bắt đầu ở Los Angeles với thuật tự thôi miên, kế đó là phó mình cho những lời kinh tiếng kệ của nhà Phật. Trong vài tuần lễ cuối cùng lúc Sharon còn cư ngụ ở căn phòng trên lầu, ngôi nhà nồng nàn mùi hương khói cùng những tiếng tụng đều đều, vô hồn “Nam mô A di đà Phật” (“chị xem, chỉ cần tụng đều câu đó thôi, chị sẽ đạt được mọi điều sở cầu…”) vang vọng vào những thời điểm trái khoáy nhất, thường là vào những lúc Chris đang nghiền ngẫm vai tuồng của nàng. “Chị cứ vặn tivi lên”, có lần Sharon đã độ lượng bảo với bà chủ như vậy vào lúc cô tụng kinh. “Không hề gì đâu. Em có thể tụng niệm giữa đủ loại tiếng động. Điều đó không quấy rầy em chút nào hết”. Vậy ra đó là sự quán tưởng siêu thoát. “Ra cô thực tâm cho rằng cái món ấy sẽ giúp ích được cho cô sao?” Chris ơ thờ hỏi. “Thiền định mang lại cho em sự thơ thới trong tâm hồn”, Sharon đáp. “Phải”, Chris nói khô khốc. Nàng quay chỗ khác và chúc cô gái ngủ ngon. Nàng không nói gì về vụ lá thư kia, và lúc rời bếp, nàng thầm thì “Nam mô A di…” “Cứ tụng đều như thế mười lăm, hai mươi phút”, Sharon bảo, “có lẽ sẽ có tác dụng tốt đối với chị”. Chris dừng bước, đắn đo tìm một câu đáp dè dặt nhưng rồi lại thôi. Nàng lên thang gác, đến phòng ngủ của Regan, lại ngay tủ quần áo. Regan đang đứng ngay giữa phòng, nhìn trân trân lên trần nhà. “Có chuyện gì vậy?” Chris hỏi con, vừa tìm chiếc áo dài. Đó là một chiếc áo bằng cô-tông màu lam nhạt. Nàng mới mua nó tuần trước và nhớ là đã máng nó trong tủ. “Những tiếng động kỳ lạ” Regan đáp. “Mẹ biết rồi. Nhà ta có lắm bạn”. Regan nhìn mẹ, “Hở?” “Lũ sóc, con ạ, lũ sóc trên rầm thượng”. Con gái nàng dễ buồn nôn và rất hãi chuột. Cả lũ chuột nhắt cũng làm nó chết khiếp. Cuộc săn tìm chiếc áo tỏ ra vô hiệu quả. “Mẹ thấy chưa, cái áo đâu có trong đó”. “Ừ, phải. Chắc Willie nhặt nó đi luôn với mớ đồ giặt rồi”. “Nó biến mất rồi”. “Ừ thôi, con mặc chiếc áo màu xanh biển đi. Cũng đẹp chán”. Hai mẹ con ra hiệu Hot Shoppe. Chris dùng một món rau trộn, còn Regan ăn súp, bốn ổ bành mì, thịt gà rán, một ly sữa sóc sô-cô-la, một miếng rưỡi bánh đậu và kem cà phê. Không biết con bé chứa các thứ đó vào chỗ nào. Chis âu yếm tự hỏi, trong hai cổ tay nó chăng? Con bé thanh mảnh như một niềm hy vọng phù du. Chris đốt một điếu thuốc lúc uống cà phê và nhìn qua cửa sổ bên phải nàng. Con sông tối đen và lặng lờ, chờ đợi. “Một bữa ăn thật là tuyệt, mẹ ạ”. Chris quay sang con gái, và như thường lệ, nàng nín thở mà từng trải lại cái cảm giác đau đớn khi nhìn thấy hình ảnh của Howad trên khuôn mặt Regan. Do ảnh hưởng của góc sáng tạo nên. Nàng thả rơi tia nhìn xuống khai ăn của Regan. “Định thôi món bánh hả?” Chris hỏi con. Regan nhìn xuống, “Con đã ăn kẹo rồi”. Chris dụi điếu thuốc lá và cười khúc khích. “Ta đi thôi”. Hai mẹ con về nhà trước bảy giờ. Willie và Karl cũng đã về trước đó. Regan phóng nhanh xuống phòng giải trí dưới hầm nhà, hăng hái hoàn tất bức tượng tặng mẹ. Chris vào bếp lấy kịch bản. Nàng thấy Willie đang đun cà phê, bình cà phê mở ngỏ, thô kệch. Chị ta có vẻ bực dọc, ủ rũ. “Ủa, Willie, thế nào? Đi chơi vui vẻ chứ?” “Đừng hỏi”. Chị ta bỏ thêm một quả trứng và một nhúm muối vào cái chất đang sôi bùng bục trong bình kia. Hai vợ chồng đi xem phim, Willie giải thích. Chị ta muốn xem phim có ban nhạc Beatles, còn Karl thì nhất định đòi xem một phim nghệ thuật nói về Mozart. “Thật kinh khủng”. Chị ta cố nén giận lúc vặn thấp ngọn lửa. “Cái lão ngốc nghếch ấy”. “Rất tiếc về chuyện đó”, Chris kẹp tập kịch bản dưới cánh tay. “À, Willie, chị có thấy chiếc áo dài tôi vừa sắm cho Rags tuần trước không? Cái áo cô-tông màu lam ấy?” “Có, tôi thấy nó trong tủ quần áo của em ấy. Sáng nay”. “Thế trước đó chị cất nó ở đâu?” “Nó ở đó”. “Chắc chị đã không nhầm lẫn thu nó đi luôn với mớ đồ giặt đấy chứ?” “Nó ở đó mà”. “Trong mớ đồ giặt ấy à?” “Trong tủ”. “Không, không có trong tủ. Tôi xem rồi”. Định mở miệng nói Willie lại mím chặt môi, cau có nhìn ấm cà phê. Karl vừa bước vào trước đó. “Chào bà chủ”. Anh đi lại phía bồn rửa chén, lấy một ly nước lạnh. “Anh đã đặt mấy bẫy chuột đó chưa?”. Chris hỏi. “Đâu có chuột”. “Anh đã đặt bẫy chưa?” “Dĩ nhiên tôi đã đặt rồi, nhưng rầm thượng sạch boong”. “Nào, nói tôi nghe, Kal, xem phim ra sao?” “Lý thú lắm ạ”. Tấm lưng của anh ta, cũng như khuôn mặt, là một sự trống rỗng quả quyết. Chris bắt đầu rời bếp, vừa hát khe khẽ một ca khúc đã nổi tiếng nhờ ban Beatles. Nhưng rồi nàng quay lại. “Anh có gặp khó khăn gì khi tìm mua bẫy chuột không, Karl”. “Không, chẳng chút khó khăn gì”. “Vào lúc sáu giờ sáng?” “Chợ bán suốt đêm mà”. Chúa ơi! Chris thưởng thức một cái tắm xa hoa và rõ lâu. Khi đến tủ quần áo trong phòng ngủ của mình, nàng tìm thấy chiếc áo bị lạc mất của Regan. Nó nằm nhúm nhó một đống trên sàn tủ. Chris nhặt chiếc áo lên. Có chuyện gì ở đây vậy kìa? Lấy nhãn hiệu vẫn còn đính trên áo. Trong một lúc, Chris hồi tưởng lại. Rồi nàng nhớ ra cái hôm mua chiếc áo dài đó, nàng còn sắm thêm hai, ba món gì đó nữa cho riêng nàng. Chắc là ta cất chúng một lượt với nhau cũng nên. Chris mang chiếc áo vào phòng ngủ Regan, mắc vào một mắc áo rồi treo lên giá. Nàng nhìn tủ quần áo của Regan. Đẹp. Những quần áo đẹp. Đúng rồi, Rags, con hãy nhìn đây, chứ đừng nhìn tới chỗ bố con, ông ấy có bao giờ viết thư đâu. Lúc từ tủ quần áo quay ra, nàng vấp ngón cái vào chân chiếc tủ ngăn kéo. Chúa ơi, đau quá! Lúc nhấc bàn chân lên và xoa bóp ngón chân đau, nàng nhận thấy chiếc tủ đó đã lệch khỏi chỗ cũ khoảng một thước. Bảo sao mà mình chẳng bị vấp. Chắc là Willie đẩy ra để hút bụi đây mà. Nàng đi xuống văn phòng với tập kịch bản của người đại diện gửi tới. Không giống như phòng khách vĩ đại với những cửa sổ lớn và phong quang, văn phòng tạo cảm giác chen chúc của những lời thì thầm, của những điều bí mật giữa các ông chú, ông bác giàu có. Một lò sưởi bằng gạch nhô lên cao, phòng ốp toàn gỗ sồi, những thanh gỗ ngang dọc cho ta cảm tưởng đã có thời nó là một chiếc cầu rút. Vài món trong phòng gợi lên vẻ hiện đại được thêm thắt vào là quầy rượu, vài chiếc ghế màu sáng, một tấm thảm da beo của riêng Chris được trải trên sàn gỗ thông cạnh lò sưởi, nơi lúc này nàng đang nằm soải người, đầu và vai chống lên phía trước một chiếc trường kỷ êm ái. Nàng lại nhìn bức thư của người đại diện. Kịch bản gồm ba phân đoạn, mang tên: Đức Tin, Sự Hy Vọng, Lòng Bác Ái, mỗi phân đoạn có thành phần diễn viên riêng và đạo diễn riêng. Phân đoạn của nàng là Sự Hy Vọng. Nàng thích cái ý tưởng ấy. Và nàng thích cả tựa phim nữa. Có lẽ hơi nhàm chán, nàng nghĩ, nhưng tao nhã. Tiếng chuông cửa ngân vang. Burke Dennings rồi. Là một người cô độc, ông ta thường ghé đây. Chris cười buồn, lắc đầu lúc nghe ông ta lẩm bẩm văng tục với Karl, người mà ông ta có vẻ ghét bỏ và không ngừng trêu chọc. “Ôi, chào cô, cho cái gì uống đi”. Ông cau có đòi hỏi, vừa bước vào phòng và ra thẳng quầy rượu, mắt ngoảnh đi chỗ khác, hai tay thủ trong chiếc áo mưa nhăn nhúm. Ông ngồi trên một ghế đẩu cạnh quầy rượu, bực tức mắt láo liên, thoáng vẻ chán ngán. “Lại đi hoang đàng nữa đây phải không?” Chris hỏi. “Cô muốn nói cái quỷ gì vậy?”, ông khịt mũi. “Thì cái bản mặt anh lại trông ngộ nghĩnh cứ y như kỳ đó”, nàng đã thấy khuôn mặt đó một lần hồi họ đi đóng phim ở Lausanne. Đêm đầu tiên ở đó, tại một khách sạn đạo mạo nhìn ra hồ Genève, Chris cứ thao thức không sao ngủ được. Lúc 5 giờ sáng, nàng phóng xuống giường, quả quyết mặc quần áo đi xuống kiếm cà phê uống hay tìm ai cho có bạn. Lúc đứng đợi thang máy ngoài hành lang, nàng nhìn ra cửa sổ, trông thấy ông đạo diễn đang thả bộ dọc bờ hồ, dáng điệu cứng nhắc, hai tay thủ kỹ trong túi áo khoác chống với cái lạnh mùa đông buốt cóng. Lúc xuống đến hành lang khách sạn thì ông đang đi vào. “Chả thấy bóng một ‘em út’ nào cả!” Ông dấm dẳn nói, đi ngang qua nàng, mặt cúi gầm. Thế rồi ông vào thang máy đi lên ngủ tiếp. Về sau, lúc nàng cười cợt nói đến chuyện đó, vị đạo diễn nổi cơn thịnh nộ buộc tội nàng là đã phao truyền “những ảo giác lố bịch”, mà thiên hạ “cả tin chỉ vì cô là một ngôi sao”. Ông còn miệt thị nàng là “đồ điên rồ như trôn đĩ ấy”, nhưng sau đó lại dịu giọng giải thích, nhằm vuốt ve lòng tự ái của nàng, rằng “có lẽ” nàng đã trông lầm ai ra Dennings đấy thôi. “Xét cho cùng”, ông ta còn phân bua ngay lúc đó, “thì ông cố ông sơ gì của tôi không hẹn mà lại từng ở Thụy Sĩ cơ đấy”. Chris ra sau quầy rượu, nhắc cho ông nhớ biến cố đó. “Ôi thôi, đừng có dở hơi lắm nữa!” Dennings quát: “Sự thật là tôi phí suốt cả buổi tối trà chết tiệt, một buổi uống trà với các quý giáo sư đại học!” Chris nghiêng người trên quầy. “Anh vừa uống trà xong à?” “Đúng, cứ việc mà cười nữa đi!” Nàng nói khô khốc: “Vậy ra anh đã say nhừ tử vì trà với mấy ông tu sĩ Dòng Tên cơ đấy”. “Không phải, các tu sĩ Dòng Tên không bao giờ say sưa cả”. “Họ không uống rượu chăng?” “Cái đầu của cô đã hóa điên rồi sao?” Ông la lối. “Bọn họ uống như hủ chìm ấy. Tôi chưa hề thấy ai lại có tửu lượng cao đến như vậy!” “Nào, nào, giữ mồm giữ miệng hộ chút đi, Burke! Còn Regan nữa đấy”. “Ừ, Regan”, Dennings thì thào. “Rượu tôi đâu?” “Anh làm ơn cho tôi biết anh làm cái giống gì ở các buổi uống trà trí thức ấy được chứ?” “Chỉ là chuyện xã giao chó chết, một chuyện rồi chính cô cũng phải làm”. Chris trao cho ông ta một ly gin có đá. “Chúa ôi, cứ nghĩ đến cái chúng ta bôi bác bẩn thỉu cả sân trường đại học của họ”, nhà đạo diễn lẩm bẩm, vẻ kính tin, ly rượu trên môi. “Ừ đúng, cứ việc cười nữa đi. Cô thì chỉ được có nước đó, cười cợt và phô phang cái mông đít ra”. “Tôi chỉ mỉm cười thôi”. “Hừ, thì cũng phải có người làm trò phô trương cho đến chi chứ”. “Đã bao lần anh văng cái tiếng ‘đ…’ của anh ra rồi hả, Burke?” “Ôi, cưng, đừng có tàn nhẫn thế chứ”, ông khẽ trách nàng: “Bây giờ nói coi, cô làm sao vậy?” Nàng trả lời bằng một cái nhún vai chán chường. “Cô nản hả? Nào nói tôi nghe”. “Tôi chả biết”. “Nói cho chú cô nghe đi”. “Cứt họ, chắc tôi phải làm một ly”, nàng nói, với tay lấy một chiếc ly. “Đúng, rượu giúp ích cho bao tử. Nào, nói đi, chuyện gì vậy?” Nàng thong thả rót vốt-ka. “Có bao giờ anh nghĩ đến cái chết chưa?” “Cái gì?” “Chết”, nàng ngắt lời. “Có bao giờ nghĩ đến điều đó chưa? Buke? Nó có ý nghĩa gì? Tôi muốn nói là nó thực sự có ý nghĩa ra sao?” Hơi bực mình, ông đáp. “Tôi chẳng biết. Không, tôi không biết đâu. Tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện đó cả. Tôi chỉ thực hiện nó thôi. Hà cớ quái gì cô lại đưa chuyện đó ra?” Nàng nhún vai, “Tôi không biết”. “Phải… phải…” nàng nói chữa. “À, sáng nay… không hiểu sao tôi lại nghĩ đến điều đó… như một giấc mơ… rồi thức giấc. Tôi cũng muốn







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Chia tay và quay lại

Chia tay và quay lạiXin lỗi, chịu đựng không phải nghề của tớ. Chia ta...

Truyện Ngắn

06:24 - 24/12/2015

Bệnh lãng tai

Bệnh lãng tai Một ông chồng nghi vợ mình bị lã...

Truyện Cười

19:46 - 26/12/2015

Đọc truyện ma- Hồn Ma Truyền Kiếp

Đọc truyện ma- Hồn Ma Truyền Kiếp – Dưới quê trời mau tối quá hả anh? Mới bảy giờ...

Truyện Ma

10:23 - 10/01/2016

Phụ nữ và tâm hồn ăn uống..

Phụ nữ và tâm hồn ăn uống.. Tại một cuộc thi trắc nghiệm về ...

Truyện Cười

22:49 - 26/12/2015

Đọc Truyện Ma – Người Dẫn Đường cõi âm

Đọc Truyện Ma – Người Dẫn Đường cõi âm Người ta nói rằng, khi một ai đó chết đi, linh h...

Truyện Ma

09:08 - 10/01/2016