Câu chuyện này tôi nghe bà ngoại kể từ khi còn nhỏ xíu. Gần ba mươi năm qua rồi, nhưng chi tiết trong câu chuyện vẫn cứ như in trong đầu tôi, có lẻ hồi đó nó đã để lại một dấu ấn ghê gớm trong trí óc non nớt của một đứa trẻ là tôi. Quê của bà ngoại ở Ninh Bình (một tỉnh nhỏ thuộc miền Bắc). Bà ngoại tôi quen người có họ là Nhiêu Trinh, năm đó cũng bãy mươi ba tuổi rồi. Ở nhà quê hồi đó người ta khắng khít đùm boc nhau lắm, nhất là bà Nhiêu Trinh lại là một tấm gương đáng để mọi người phụ nử noi theo. Cả cuộc đời bà từ tấm bé tới khi nhắm mắt lìa đời, luôn sống vì mọi người, bà không nề hà bất cứ việc gì có thể giúp đở được cho người khác. Hầu như tất cả những người phụ nử cũa làng bà và kể cả những làng lân cận mọi khi tới ngày sinh đều phải nhờ tới tay bà. Bà là bà mụ mát tay nổi tiếng khắp vùng. Ðiều đặc biệt là bà làm vậy thôi chứ không lấy tiền công, người nhà quê nghèo lắm, họ đối với nhau bằng tình nghĩa hơn là vật chất. Chính vì vậy họ hàng và làng xóm ai cũng kính yêu bà, tới trẻ con người lớn trong làng ai cũng gọi bà là bà ngoại. Người ta thường mang quà biếu bà mổi khi có chút quà mọn dù là cũ khoai lang hay mo trầu không. Cha mẹ bà mất sớm, nên bà phảinuôi một đàn em thơ dại nên mãi tới năm ba mươi tuổi bà mới lấy chồng. Bà làm lẻ cho ông Nhiêu Trinh ( một chức sắc trong làng ). Gia đình chồng hiếm hoi, từ đời ông cố tới đời chồng của bà đều cũng chỉ có duy nhất một người con trai. Ông lấy ba bà vợ trước đó nhưng không bà nào sinh cho ông được một mụn con, vậy mà khi bà về làm bạn với ông thì một năm sau lại sinh ra cho ông một đứa con nối giỏi. Ông cưng cậu con trai quý như trứng mơng, chính vì thế bà cũng được thơm lây. Tiếng là ông có nhiều vợ nhưng các bà luôn thuận hoà vói nhau, trên kính dưới nhường. Cả bốn bà chung nhau một ông chồng và một thằng con trai theo đúng nghĩa, các bà đều quý mến cưng chiều thằng nhỏ, nó muốn gì là cho nấy. Thời gian trôi qua, ba bà vợ trước và ông Nhiêu Trinh lần lượt qua đời. Bà lại một mình cheo chồng nuôi con, thay chồng gánh vác mọi việc hiếu hỉ của làng xóm cũng như họ hàng. Khi anh Trúc lấy vợ, bà mừng lắm, bà mong có con dâu ngoan hiền của bà sẽ chóng sinh cho bà một bầy cháu nội, để cho vui nhà vui cửa . Nhưng rồi cũng vẫn như một lời nguyền dai dẳng, anh Trúc lấy vợ cũng phải tới mười sáu năm sau mới có được một thằng con trai. Khi thằng cháu ra đời, bà coi như những tâm nguyện của mình đã đạt được một phần nào, tuy nhien bà vẫn mong muốn là anh Trúc sẽ cho bà thêm vài đứa cháu nửa. Thằng Vinh cháu bà năm đó mới có ba tuổi, Bà thương cháu lắm. Ngày ngày chính bà là người tắm rửa và chăm nôm đứa bé. Khi tuổi già sức yếu, người mà bà lo lắng nhất vẫn là đứa cháu đích tôn. Mổi khi nhìn cháu là bà lại chảy nước mắt vì bà cũng đoán được cái ngày mà bà cháu bắt buộc phãi xa lìa nhau cũng gần tới nơi rồi. Bà thường nhường nhịn từng miếng quà tấm bánh mà bà con họ hàng mang tới thăm để cho cháu. Người ta trong đời ai rồi cũng có sinh ly tử biệt, dù là người tốt hay người xấu thì cũng tới lúc phải nhắm mắt xuôi tay từ giả cuộc đời . Bà cũng vậy, rồi cũng tới ngày mà bà không còn gắng gượng được nửa, bà không ăn được cũng đã gân mười ngày rồi, bà chỉ có thể thắm môi vài giọt nước thôi. Ðêm trước hôm bà chết có con chim heo cứ đậu ử đầu hiên nhà kêu liên hồi,. người nhà quê tin là nếu chim heo bay tới đậu lên mái nhà nào và cất tiếng kêu thì y như nhà đó có người chết. Hôm bà chết trời mưa tầm tả, sấm chớp liên hồi, giữa trưa mà chẳng thấy được một tia nắng. Ðúng giờ Ngo thì bà trút hơi thở cuối cùng trong sự thương tiếc của mọi người. Vì chết vì bệnh già và lại cũng không ăn uống gì đã cả chục ngày nên bà đã gầy nay lại càng khẵng khiu hơn. Bà con xóm giềng xúm vào mọi người một tay lo cho hậu sự của bà. Người thi lo chặt cây chuối để trước hòm áo quan, người thì lo luộc trứng vớt dừa. Bà chết nhằm ngày xấu và cả mấy ngày sau cũng vậy, nhưng không thể để cái áo quan quá lâu được nên mọi người bàn với nhau chắc là bà cả đời nhân đức nên cũng không sao. Người ta dự định sẽ chôn bà vào ngày thứ ba. Ðêm đều trôi qua bình thường. Ðêm cuối cũng tự nhiên có rất nhiều điều kỳ lạ xảy ra. Tiếng chim heo kêu không dứt mặc dù trong nhà đã có người chết. Mèo gào suốt đêm và chó thì sũa ầm ỉ cả làng. Không ai bảo ai nhưng mọi người mơ hồ cảm thấy lo lắng về một điều gì đó sắp xảy ra. Có tới hơn chục người thức đêm trông quan tài của bà. Ðám thanh niên ngồi túm lại một góc kể chuyện ma. Mấy người già cũng nhóm lại với nhau để nói chuyện mùa màng làng nước. Cách đó vài chục bước chân là quan tài cũa bà Nhiêu Trinh. Khoãng ba giờ sáng bổng có tiếng động nhẹ. Mới đầu không ai để ý nhưng rồi sau đó tiếng động càng lúc càng rõ ràng hơn. Mọi người thi nhau phỏng đoán xem là tiếng động đó được phát ra từ đâu. Người thì nói là chuột chạy kẻ thì kêu là chó phá. Chẳng ai dám thừa nhận tiếng động đó là từ phía quan tài phát ra bởi vì ai cũng cố không tin vào điều đó. Bổng thằng Vinh đang ngũ bật ngồi dậy gọi bà nội. Nó nói là vừa nghe thấy bà nó gọi nó và nó cứ chăm chăm nhìn vào chiếc hòm nơi mà bà nó đang nằm trong đó. Mọi người không ai dám nói một tiếng nào nửa. Chó cũng ngừng sủa và mèo cũng chẳng còn kêu gào. Trong không khí ngột ngạt và im lặng như trước một cơn giông ấy thì tiếng bà Nhiêu Trinh từ trong áo quan yếu ớt vang lên “cho tôi ra, cho tôi ra, tôi vẩn còn sống đây”. Hồn vía lên mây, chẳng ai rủ ai mà tất cả cũng nhao nhao chạy trốn ra khõi căn nhà của anh Trúc. Tính tò mò bao giờ cũng mang lại cho người ta rất nhiều phiền phức và có khi những lổi lầm đó còn có thể dẩn tới tai họa. Sau khi ra khõi nhà anh Trúc một quãng, mọi người dừng lại và đứng tụm lại một chổ để nghe động tỉnh. Một lúc lâu sau không thấy có gì xãy ra, mấy anh thanh niên thách đố nhau quay trở lại ngôi nhà xem có gì xãy ra không. Vợ chồng anh Trúc lúc chạy vội vàng quá tới nổi quên cả thằng Vinh. Người này cứ tưỡng người kia cơng thằng bé đi rồi, giờ nhìn lại thì mới biết là cả hai vợ chồng lo chạy quá mà quên mất con. Hai vợ chồng bàn nhau quay trở lại nhà để đưa thằng Vinh ra. Lạ một điều là trước tới giờ thằng nhỏ chẳng bao giờ chịu ở đâu một mình, lúc nào cũng phải có người ở bên cạnh, thế mà từ nảy tới giờ chẳng thấy nó khóc lóc gì. Anh Trúc dẫn đầu cả đám thanh niên quay trở lại. Người nào cũng cố tỏ ra không sợ hãi, cứ bụng bão dạ là làm gì có ma mà sợ. Thực ra thì trong ngực anh nào cũng đánh thùm thụp cả. Tới đầu hè thì nghe thấy tiếng thằng Vinh bi bo nói chuyện, cứ một câu bà hai câu cháu. Thế là cả đám lại ù té chạy ra cách đó một quãng. Mẹ thằng Vinh sợ quá đứng run cằm cặp. Anh Trúc lúc này bổng nhiên thấy hết sợ, tình cha con là hơn hết, anh một mình bước rón rén lại căn nhà. Trong nhà vẫn chẳng có tiếng động nào khác ngoài tiếng của thằng Vinh. Thu hết can đãm anh bước vội vào nhà và bê thằng con chạy ra ngoài. Cả đám nhao nhao hỏi chuyện thằng bé. Ai cũng chung một thắc mắc ” thằng Vinh nói chuyện với ai?”. Thằng bé lên ba cứ từng câu từng câu nói ra một cách rành mạch. Nó kể là bà nội nó chưa chết, bà nội nó chỉ bị mệt rồi ngủ quên, bà đang nằm trong hòm chờ bố Trúc vào mở cho bà ra. Anh Truc nghe tới đây thì thấy hết sợ hẳn, anh chỉ thấy thương mẹ nằm trong hòm suốt hai ngày một đêm. Anh vội vàng chạy vào để đưa mẹ ra ngoài. Vào tới nơi, anh Trúc nghe thấy tiếng bà Nhiêu Trinh gọi thì thào “Trúc ơi, cho mẹ ra, nằm mõi quá rồi, đứa nào nó bó tao mà chật thế?”. Nghe thấy vậy, anh lại càng tin là mẹ còn sống . Thế là anh nhào lại mở nấp hòm để đưa bà ra. Lúc này mọi người đã quay trở về đông đũ, ai cũng thấy mừng vì bà còn sống nhưng vẫn không hết hồi hộp. Mấy người thanh niên xúm vào khiêng bà ra khõi hòm. Lạ một điều là lúc trước bà nhẹ như đứa trẽ thì bây giờ thấy có vẽ nặng hơn nhiều. Ông Bách là người hôm trước tự tay khâm liệm bà, giờ lại cũng tự tay tháo đi những lớp vãi bó đi, vừa làm ông cứ vừa luôn miệng trách mình tại sao lại bất cẩn tới nổi bà còn sống mà cũng không biết Từng lớp vãi được tháo dần ra, mọi người vì quá vui nên chẳng chú ý một điều là bà Nhiêu Trinh bây giờ nói nhiều và cộc cằn khác hẳn tính điềm đạm trước đây. Miệng vãi liệm cuối cùng được tháo ra, bà lừ mắt nhìn mọi người và gằn giọng “thế chúng mày mong bà chết lắm hay sao mà bà mới ngũ quên một chút mà đã vội vàng làm đám ma cho bà?”. Mọi người ngồi nán lại để nói chuyện với bà nhưng bà cụ luôn miệng trách móc và đòi ăn. Anh Trúc thấy mẹ biết đói thì mừng lắm, từ lúc thấy mẹ chồng tỉnh lại, mẹ thằng Vinh đã chạy vội ra sau bếp đặt nồi cháo, định là để cho bà húp chút nước lấy lại sức. Cháo chưa chín nhừ nhưng bà Nhiêu đói quá nên chị cũng đánh liều múc một bát lên mời mẹ. Nhìn thấy bát cháo, mắt bà Nhiêu sáng rực, bà nhào lại giật lấy từ tay con dâu húp luôn một hơi. Cháo mới nấu còn nóng, vậy mà bà dường như chẳng có cãm giác gì cả. Chắc là cả mười ngày nhịn đói trước đó và hai ngày nằm không một giọt nước trong hòm làm bà trở nên như vậy. Bà giục con dâu chạy xuống bếp lấy nửa. Chị Trúc lật đật chạy xuống bưng nguyên nồi cháo lên cho bà. Trong lúc chờ con dâu, bà thấy nải chuối để đầu hòm, bà sai một người đứng gần đó mang lại cho bà. Chuối mới chặt là chuối còn xanh, thế mà bà cứ từng quả từng quả ăn ngon lành. Có lẻ cách ăn cũa bà bây giờ phải gọi là nuốt vội vì bà khộng có răng thì làm sao mà nhai? Ngối với bà một lúc lâu rồi mọi người bắt đầu bảo nhau về cho bà nghĩ. Bà chẳng muốn thế vì bà còn đang thích nói chuyện. Sau khi người cuối cùng rời khõi nhà, bà vẫn còn đang thao thao. Tới sáu giờ sáng bà mới ngáp dài rồi kêu là buồn ngũ, anh Trúc dìu mẹ vào giường và giục vợ phụ anh dọn dẹp những thứ trước đây dùng cho đám ma. Cái hòm thì để lại góc nhà (ở nhà quê ngày trước người ta có thói quen tích trử áo quan trong nhà khi gia đình có người già cả). Cả ngày bà Nhiêu Trinh ngũ li bì, mấy lần anh Trúc tới mời mẹ dậy ăn cơm mà cũng chẳng thấy bà nhúc nhích , anh Trúc thỉnh thoảng lại phải sờ tay mẹ xem mẹ có còn sống hay không. Bà nằm đó, cũng giống như thời gian trước đây, yếu ớt và hơi thở thì thỉnh thoãng lại đứt quãng, khác hẳn với sự linh hoạt cũa đêm hôm qua. Thằng Vinh cứ khóc đòi bà nội bế nhưng bà chẳng hé mở mắt suốt từ lúc ngũ tới sầm tối. Chừng sáu giờ chiều thì bà cựa mình thức dậy, câu đầu tiên là kêu đói và sau đó là mắng thằng Vinh không để yên cho bà ngũ. Chị Trúc có nấu sẳn nồi cháo, bèn đưa lên mời mẹ. Cũng lại như đêm trước, bà chẳng cần chờ nguội mà cứ húp luôn một hơi. Hết bát này tới bát khác, làm cho cuối cùng chị Trúc phải bưng nguyên nồi lên. Chị định nấu nồi cháo đó cho mẹ ăn tới tối vậy mà chỉ trong một lúc là bà ăn hết sạch trơn. Thằng cháu đứng cạnh đó cứ ngẫn cả người vì thèm quá, trước đây, chẳng bao giờ bà không nhường cho nó. …Ăn xong, bà lấy một cái nón lá đội lên đầu rồi đi ra khõi nhà. Dáng đi cũa bà thoăn thoát không giống như là một người già và nhất là cũa một người vừa qua cơn thập tử nhất sinh. Anh Trúc hơi băn khoăn khi thấy mẹ đội nón vì trời không còn có nhiều nắng nhưng anh cũng không hỏi gì bỡi vì anh cho là mẹ vừa chết đi sống lại thì thế nào cũng có những việc khác với thói quen lúc trước. Bà Nhiêu Trinh đi ra tới đầu ngõ là đã gặp bà con lối xóm, người nào cũng vồn vã hỏi han và mừng cho bà thoát qua cơn hiểm nguy, nhưng đáp lại sự chân tình cũa mọi người là thái độ khinh khinh cũa bà. Chẳng nói chẳng rằng, bà cụ rườm rườm nhìn lại, làm cho người bắt chuyện cãm thấy ngạc nhiên và còn pha một chút sợ hãi. Qua tới cửa nhà ông Bách, thấy bà Bách và đứa cháu nội đang thơ thẩn chờ ngoài ngõ, bà xắn ngay lại nhiếc móc chuyện ông Bách bó vãi bà chật quá. Bà Bách cứ luôn miệng xin lổi và mời bà vào trong nhà uống nước. Thằng cháu nhỏ cũa bà Bách có cũ khoai đang cầm trên tay, chẳng nói chẳng rằng, bà Nhiêu giành lấy nuốt vội, thằng bé khóc ré lên, bà nội nó chẳng hiểu có chuyện gì mà thằng nhỏ lại trở chứng như vậy. Trời xầm tối nên gà nhà bà Bách lục tục kéo nhau lên chuồng, nhìn thấy mấy con gà mẹ với đám gà con, mắt bà Nhiêu Trinh sáng rực lên. Ngồi nói chuyện được một chút thì bà lại quay qua ra đi. Ði ngang qua chuồng gà, bà liếc mắt nhìn có vẽ toan tính điều gì đó. Anh Trúc ở nhà chờ cơm mẹ mà chẳng thấy bà đâu, sốt ruột quá, anh chạy ra tận ngoài đường để ngóng. Trời đã tối hẳn, anh thấy thấp thoáng đằng trước có bóng người đang tiến lại thật nhanh về hướng nhà mình, trong chốc lát, người đó đã đi tới gần ngay trước mặt anh, đó chính là bà Nhiêu Trinh. Lúc này bà đã không còn đội nón nữa, bà nhìn anh với cặp mắt long sòng sọc nhưng vẽ mặt lại tươi tắn hơn trước lúc đi rất nhiều. Ngồi vào mâm cơm, bà ăn liền mấy bát, bà cứ chọn những thứ ngon nhất để ăn cho thoả thích. Thằng Vinh cứ hết nhìn vào mâm cơm lại nhìn bà nội, chắc là nó đang thắc mắc lắm. Anh chị Trúc rửa tay xong lên chuẩn bị ăn cơm thì thấy chỉ còn có vài miếng cơm cháy dưới đáy nồi. Thức ăn cũng gần hết chỉ còn loe ngoe mấy cọng rau. Trong lúc đó bà Nhiêu Trinh ngồi uống nước chè xanh ở đầu giường, bà cho cã hai chân lên giường rồi ngửa mặt sục ngụm nước on gong trong miệng. Thấy mẹ khác lạ quá , anh Trúc hơi sợ sợ nhưng chẳng dám nói ra. Ở nhà quê người ta đi ngũ sớm lắm, thường thì ăn cơm xong là chuẩn bị đi ngũ rồi. Gia đình bà Nhiêu Trinh cũng vậy. Vợ chồng con cái anh Trúc đã đi nằm, nằm được một lúc rất lâu mà vẩn còn thấy bà Nhiêu ngồi xỏm trên giường uống nước và nói chuyện một mình. Nhưng câu chuyện mà bà nói chẳng đâu vào đâu, nhưng bà nói liên tục không ngơi miệng. Hai vợ chồng cứ hỏi nhau là có chuyện gì xảy ra với mẹ nhưng cả hai cũng đành chịu vì chẳng biết trả lời ra làm sao. Thức quá thì cũng mệt, anh chị Trúc ngũ lúc nào không biết… … Sáng sớm hôm sau, anh Trúc dậy để đi ra đồng thì lại thấy mẹ đang nằm thiêm thiếp trên giường, hơi thỏ bà yếu lắm. Anh Trúc đinh ninh là đêm qua vì mẹ thức quá khuya nên hôm nay mới vậy. Dặn dò vợ lo cho mẹ cẩn thận, anh quay người lấy cày cuốc để đi làm công việc nhà nông. Cũng như ngày hôm qua, bà cứ nằm lã trên giường, một chút nước cũng không thể nhấp môi được. Ở làng này từ trước tới nay chẳng hề xảy ra chuyện trộm cắp, người làng chẳng bao giờ phải lo lắng chuyện mất mát này nọ. Thế mà hôm nay, nhà bà Bách lại mất một con gà mái, bà đi tìm nó loanh quanh luôn quận mà chẳng thấy đâu. Ðàn gà con không có mẹ cứ ngơ ngác rất là tội nghiệp, cũng may là nhà bà có mấy con gà mái khác cũng đang nuôi con nên bà đành để cho chúng nó nhập chung đàn. Chiều tối anh Trúc về vào thăm mẹ thì chẳng thấy bà đâu, hỏi vợ thì chị nói bà vừa ăn xong nồi sắn luộc và đội nón đi rồi. Chị còn nói cho chồng nghe là hôm nay bà nội mang thằng Vinh ra đầu hè lấy chổi đập túi bụi vì cái tội nó cứ đòi bà bế, chị xót con lắm nhưng chẳng dám nói sợ mẹ không vui. Từ đó trở đi, ban ngày thì bà nằm thiêm thiếp như con cá được mang lên cạn, còn mổi khi mặt trời chuẩn bị khuất bóng là bà lại cắp nón đi ra khõi nhà. Hàng xóm láng giềng thấy tính tình của bà ngày càng thay đổi, nhất là mấy đứa trẻ con mổi lần nhìn thấy cặp mắt long sòng sọc của bà là lại lẩn trốn ra đàng sau lưng người lớn. Mới đầu người ta vẫn còn cho là bà bị thay đổi tính tình sau lần chết hụt nhưng dần dần về sau ai cũng sợ bà, không những trẽ con mà cả người lớn cũng rất ngại gặp bà. Mỗi khi nhìn thấy bà từ xa là người ta đã tìm cách lẩn ngay sang chổ khác nhưng thường là không thành công vì bà đi nhanh lắm, chỉ thoáng một chốc là đã tới ngay bên cạnh họ rồi. Mỗi khi gặp ai, bà thường gầm gừ những gì không rõ, thỉng thoảng có câu nào nghe được thì toàn là nuốt và bóp chết, cặp mắt cũa bà ngày càng sáng rực, giống y hệt cặp mắt mèo bật ánh sáng trong đêm. Trong làng liên tục xảy ra các vụ mất trộm gà, người ta cho là gần đây có cáo. Mọi nhà ra sức buộc cửa chuồng gà mổi khi trời tối rất kỷ càng nhưng tình trạng đó vẫn liên tục tiếp diễn, ngày ít thì một con, ngày nhiều có khi là hai hay ba con. Lạ một điều là mấy con gà mái nuôi thường kêu rất lớn mổi khi bị chạm vào người, đằng này, chẳng bao giờ có tiếng động gì để chủ nhà biết mà chạy ra xem. Mổi sáng thấy đám lông gà ở ngay góc tre đầu nhà nào là y như răng nhà dó đêm qua vừa bị mất trộm. Dân làng hoang mang lắm, quyết rình bắt bằng được con cáo tinh ranh. Trong lúc ấy ở nhà anh Trúc cũng liên tiếp xãy ra nhiều sự lạ. Bà Nhiêu Trinh ngày càng hồng hào và trẻ ra trông thấy. Bà đã bắt đầu mọc lại răng và tóc cũng xanh trở lại. Lúc này bà không còn nằm lã suốt cả ngày nửa mà mỗi trưa bà đều thức dậy khoẻ mạnh y như lúc mặt trời khuất bóng, qua giờ Ngọ một chút thì bà lại nằm vắt xuống ngũ li bì. Thằng Vinh hồi trước được bà cưng chiều chừng nào thì bây giờ bị bà ghét chừng đó, không thấy nó thì thôi chứ hể thấy là thế nào bà cũng lôi ra đánh. Riết rồi thằng bé sợ bà cũng giống như những đứa trẽ trong làng sợ bà vậy. Bà ăn ngày càng khoẽ, sức ăn cũa bà thì hai người thanh niên cũng không lại. Mỗi bữa tối bà có thể ăn hết cả một nồi cơm hai đấu (một đấu bằng một kg). Ðặc biệt bà thích những thứ còn tươi sống, hôm trước chị Trúc mua được mớ cá người ta mới tát ao trong làng, chị đem thả vào vạc nước định đến trưa dọn dẹp xong sẽ làm. Xong xuôi chị trở ra thì chẳng thấy cá đâu, loang quanh luân quẩn một hồi chị vào lại trong nhà, nhìn thấy mẹ nằm trên giường chẳng hiểu nghĩ thế nào chị lại gần để xem thì ôi thôi, mép bà còn dính mấy cái vẩy cá. Chị đem chuyện này kể cho chồng nghe, anh Trúc gắt ngayđi và cho là vợ nói chuyện vớ vẫn. Thực ra anh nói vậy là để trấn an mẹ thôi chứ chính anh mấy hôm trước nhìn thấy mẹ bắt con thằn lằn trên tường nuốt sống. Tháng trôi qua kễ từ khi bà Nhiêu Trinh sống lại, ngôi làng nhỏ bé đó có quá nhiều thay đổi. Ðiều quan trọng nhất là mọi người đã mất đi tiếng gọi “bà ngoại” thân thương đối với bà Nhiêu. Hôm đó vào giữa trưa, cái quán nước đầu làng cũa chi Thắm có người khách lạ. Ông khách này trông chừng ngoài sáu mươi, người gầy đét và đen thui, vẽ mặt khắc khổ, chỉ có mổi đôi mắt là tinh anh. Ông ngồi uống nước mà mắt cứ chăm chăm nhìn về phía cuối làng, ông hỏi chị Thắm là gần đây trong làng có chuyện gì lạ xãy ra không. Chị Thắm mang đầu đuôi câu chuyện ra kể cho ông già nghe. Vừa lúc đó bà Nhiêu Trinh đội nón lá đi thoăn thoắt ngang qua. Chị Thắm chưa kịp lên tiếng thì ông già lạ đã hõi “người kia có phải là cái bà già mà chị nói là chết đi sống lại hay không?”. Chị Thắm gật đầu. Ông khách nói tiếp “nếu chị thực tình muốn cứu gia đình người con trai cũa bà đó thì làm cách nào bảo người nhà cũa họ ra đây gặp tôi càng sớm càng tốt, mà nhớ là đừng để cho bà cụ biết nhé”. Chị Thắm chẳng hiểu có điều gì xãy ra nhưng nghe giọng ông cụ có vẽ nghiêm trọng, chị vội vàng để quán lại nhờ ông trông rồi chạy đi tìm anh Trúc. Lúc tới nơi, chị không dám lên tiếng mà đứng thập thò ngoài đầu ngõ bỡi vì chị nghe thấy tiếng bà Nhiêu đang chửi bới gì đó ở trong nhà, chị nhìn thấy vợ chồng anh Trúc đang đứng ngay gần đó. Ðang loay hoay tìm cách để ngoắc chị Trúc ra thì bổng chị Thắm nghe tiếng ba Nhiêu nhắc tới tên mình “con Thắm mà dám ló mặt qua đây thì bà vặn ngược cổ từ đằng trước ra đằng sau”. Nghe thấy vậy hồn vía lên mây, chị Thắm ba chân bốn cẳng chạy mất biệt. Về tới quán nước, chị nói cho ông khách lạ nghe câu chuyện vừa rồi. Ông già chăm chú nghe và cuối cùng thì nói mỗi một câu “thế là nó biết rồi đây”. Ông trả tiền nước rồi đi, trước đó ông dặn lại chỉ một câu “cô nói với anh Trúc là sáng sớm ngày mai ra đây gặp tôi, chuyện gắp lắm, nguy hiểm tới tính mạng”. Chị Thắm không dám quay lại nhà anh Trúc mà phải nhờ một người hàng xóm có thửa ruộng ngay cạnh ruộng anh Trúc nhắn anh Trúc ra gặp. Nghe tin, anh Trúc vội vàng bỏ việc lại đấy để ra xem có chuyện gì mà hồi trưa mẹ mình giận dử thế và giờ thì chị Thắm nhấn ra gặp. Chị Thắm kể lại cho anh Trúc nghe những lời ông khách hồi trưa nói với chị và dặn anh phải thật cẩn thận không để bà Nhiêu biết. Tối đó khác hẳn mọi bửa, bà Nhiêu không đi ra khõi nhà nửa, bà ngồi xõm trên giường, luôn miệng chửi bới và hơn nửa bà lại còn giử chặt thằng Vinh không cho nó đi đâu mặc cho thằng bé khóc khan cả giọng. Anh Trúc thấy tình hình có vẽ không ổn nên sáng sớm hôm sau khi bà Nhiêu vừa nằm xuống ngũ thì anh vội vàng chạy ngay ra đầu làng gặp ông già lạ. Tới nơi, anh chưa kịp thở thì đã thấy ông già đứng chờ với vẽ mặt hiện rõ sự sốt ruột. Chờ cho anh Trúc lấy lại hơi, ông bắt đầu hỏi từng chuyện một.