Old school Swatch Watches

Đọc truyện ma – Vật Tội Chứng

Mặt cậu thiếu niên cau có. Máu trào lên khiến mặt cậu đỏ rần như đang tức giận. Một lời chửi thề “mẹ kiếp” đang run run định trào khỏi môi. Cậu có một cuốn sách để đọc, biết có tên một con chó, cậu sẽ đọc ngay. Cuốn truyện nhan đề “giết người”. Giết người. Lần này cậu đã nhớ được cái sự việc cậu hỏi đó! – Sự việc đầu tiên con hỏi ta… ta cố hướng dẫn con trong gian nhà để dụng cụ, và con vùng vẫy, thoát khỏi ta… và con hỏi ta “giết người là gì?”. Con không thấy một em bé lên ba mà hỏi một câu như vậy là kỳ quái, chính con… Giết người? Một cậu bé ba tuổi? Kỳ quái?… Nhưng ta cứ để yên mấy thứ này đây đã. * * * Một gian hàng! Gian hàng nào mới được chứ! Daniel cố ngược lại quá khứ, mày nhíu lại cho đến khi cậu thấy như sắp chạm được vào nó. Cậu không tài nào nhớ được một gian hàng nào ở trong các cái nhà mà cậu biết. Một gian hàng? Chắc là một căn lều có phên mắt cáo. Ánh sáng chiếu vào trong lều qua những ô vuông hay ô hình thoi. ít ra… Ờ, trong toa Pullman hạng sang mà lại lạnh thế này? Ít ra cái gian hàng cung có lưới mắt cáo chứ? Con tàu chở cái xác của Daniel Kinsman đến White River Junetion buổi chiều mùa hè đó, nhưng tâm trí cậu đã du hành trong khoảng mênh mông quá khứ, để tìm một câu trả lời kỳ lạ . Trong trại hè, mấy hôm đầu, người ta để cậu sống thoải mái, không gò bó, làm phiền. Cậu lại cảm thấy bất hạnh, không ai chăm sóc đến cậu. Daniel mặt lầm lì, ăn mất ngon, chẳng để ý đến ai, mà cũng chẳng để ý gì đến bản thân mình. Cách sống này có vẻ như bình thường được vài ngày. Nhưng đến cuối tuần, một thiếu niên ở tuổi dậy thì như cậu không thể sống uể oải ườn ra như thế. Cậu bắt đầu sống lành mạnh hơn. Nếu không Daniel sẽ tiếp tục, chẳng những sống xa cách mọi người, mà thân thể cậu còn chậm lụt, nặng nề. Cụ thể là cậu không sống với hiện tại, chẳng để ý đến những gì đang diễn ra xung quanh mình. Sau cùng, giám đốc trại hè quyết định gửi thư cho cha cậu. Nhưng vì bác sĩ Martin thúc giục quá, ông đã khóa cửa nhà, cùng nhau đi săn trong rừng. Nhưng cái thơ gặp số phận chẳng bao giờ được gửi đi. Vì trước khi dán tem, người ta đã phát hiện là cậu thiếu niên Kinsman đã biến mất khỏi trại từ tối hôm trước. Người ta đã mất cả một buổi sáng để lục lọi tìm kiếm trong rừng, trên đồi, không thấy mới đành gửi thơ báo mất tích sang Gia Nã Đại. Nhà đã đóng mọi cửa nẻo, khóa chắc, nhưng Daniel cũng biết cách vào nhà. Một cánh cửa sổ âm trong tường hé mở, cậu đã dùng một cái móc, và nâng được cái then cài lên. Trong các hành động cậu tính toán để làm, thì hành động này bạo nhất. Vào trong một căn nhà trống, tối như hũ nút, một người có thần kinh bình thường cũng phải nhợn. Thế mà Daniel vừa mất mẹ, và đầu óc cậu đã chìm ngập trong những ý nghĩ u ám, tưởng tượng không bờ bến nên càng tệ hơn nữa. Trong vòng hai tuần, cậu tự bảo mình nếu cậu ở một mình trong nhà, cậu sẽ khám phá ra hết. Trí óc cậu sẽ không đóng kín bất thình lình như thế này. Cậu tự nhủ, nếu vào trong kia, có lẽ cậu có thể… Và bây giờ cậu đang vào trong đó. Bây giờ cậu đang đặt chân lên các bậc thang mà cậu không nhìn thấy, tay cậu sờ soạng trên tường lần mò lối đi, cậu sẽ làm gì đây? Cậu chẳng làm gì cả. Khi lần mò được đến phòng mình, sau những giây phút dài đứng lặng sợ hãi toát mồ hôi, cậu tìm thấy giường của mình. Cậu nằm vắt mình qua nệm giường và cứ nằm như thế trong nhiều giờ, bất động như người bị chứng tê liệt giữ nguyên thế. Chính xác thời gian cậu nằm như vậy là bao lâu? Theo lịch là 4 ngày, nhưng cậu thì không tài nào ý thức được khoảng thời gian trôi qua này: điều này chứng tỏ 40 năm trong tù cũng qua mau như một giấc mơ 40 giây. Cậu không ý thức được trạng thái vật lý này. Cũng may đây là mùa hè, nước không cúp. Lâu lâu cậu lại uống nước. Cậu tìm ra một hộp lúa mạch khô. Cậu uống nước và nhai hạt mì sống, nên cậu bị đau bụng. Điện bị cúp nhưng nhà có cái đèn dầu cậu có thể dùng nếu cậu muốn, hay nói cách khác cậu dám dùng. Giản dị nhất là do cậu cảm thấy là cậu cần ánh sáng đèn. Nhưng trên hết, mắt cậu đã chán nhìn những cái gì đang vây quanh cậu; cậu chỉ còn chú ý đến cái cửa hé mở của một gian hàng. Thực ra, trong 15 ngày vừa qua ở trại hè, cậu đã sống ngược lại trong dòng thời gian quá khứ khá xa. Thậm chí cậu đã biết cách bắt ký ức mình đi ngược về quá khứ, đã biết cách dùng xẻng cuốc để đào xới ký ức như lời khuyên của bác sĩ Martin. Bởi vậy, đối với cậu lúc này, tâm trí cậu như là của một cậu bé đang chơi trò ráp những mảnh kỹ ức rời rạc: một vết trầy trong cuộc trốn học đi chơi, nỗi đau đớn trong một lần bị phạt bằng roi, sự sung sướng dịu ngọt khi được khen thưởng. Nhờ những mảnh ký ức vỡ vụn đó, cậu xây dựng được riêng rẽ từng thời kỳ, thời kỳ cậu 6 tuổi, thời kỳ 5 tuổi, thậm chí thời lên bốn… Cậu sống lại với những ngày ấy, nhìn thấy cả những người, những con vật trong những cảnh cậu nhớ lại, không cần biết là cảnh nào, gặp hồi nào, nhưng dần dần, cậu đã tái hiện được đầy đủ chi tiết. Có cả mẹ Prichard, một người đàn bà dũng cảm bán bánh nướng. Hay Marie Belle… Vâng, làm sao quên được cô bé có cái cầu răng giả ấy. Cậu nhận ra lại hàng đống sự vật, nhận ra mỗi nẻo ký ức tâm tư đều đáng hồi tưởng. Bởi vậy, vào xế chiều ngày cuối cùng ở trại, cậu đã cố nhớ tên một cậu bé tóc đỏ quạch, mặt đầy đốm tàn nhang hung đỏ. Đã nhiều lần, cái tên đó thoảng hiện về nhưng cậu không gọi lên được. Cậu tự bảo, không gọi lên được tên cậu ấy ta sẽ cố nhớ cả ngày. Cả ngày… cả ngày. Nó đây rồi. Cậu đã nhớ ra! Tên cậu bé là Georgie Journée. Tên Georgie Jouneéc ai mà quên được! Georgie Journée. Nào, nào Georgie Joumée. Thế là sau những giờ tĩnh lặng như chết, trở nên sinh động, đầy ắp sự việc. Một cái nhà bao quanh cậu bé mặt tàn nhang hung đỏ, xung quanh nhà đầy những vỏ đồ hộp, và trong sân, một nhà kho xuống cấp sắp xụp. Trong nhà kho có nhiều con thỏ. Thỏ? Thỏ làm gì trong đó? Coi chút đã. Một con thỏ đang chạy, nhảy những bước rụt rè sợ hãi. Trong sân cỏ xum xuê đầy ánh nắng. Không, không phải là một con thỏ của George. Con này, và những con khác đã biến mất khỏi khung cảnh này. Con thỏ đó là một con thỏ hoang, đuôi dỏng lên trời. Nó bị vây bắt thình lình trong một lùm bụi ở vườn sau nhà. Nó bị chặn không còn đường về kho. Nó tìm cách chạy thoát thân xuyên qua sân cỏ, và Daniel đang đuổi theo nó. – Chạy, Jeannot! Lapin! Chạy, nào bạn! Nhảyt Nào thỏ! Hấp, nhảy lên Daniel! Đây này Daisy! Daisy đâu rồi? Con chó đâu rồi? Daisy! Daisy là con chó mẹ của spot, dĩ nhiên hơi già và uể oải, nhưng luôn luôn là con chó săn tốt. Ánh nắng mặt trời, cỏ xanh rì, những vệt nắng, bóng râm loang lổ, hoang dã. Cần một cái hang, một cái lỗ. Và sau cùng cũng có một cái lỗ! Một cái khe hổng vuông giữa đống lá. Chui vào đi thỏ! Cậu bé, dừng lại! Chui vào đi thỏ, nằm im, đừng nhúc nhích! Cậu bé, đừng tiến bước nữa, con! Cứ nhíu mày nếu con thấy vui, cứ dặm cẳng cho bằng thích, hoặc cứ lầm bầm chửi thề. Nhưng con biết là con không muốn tiến đến cái lỗ mà con biết rõ mà. Tại sao không? Đúng là cảnh hỗn loạn như địa ngục: con thỏ lao ra, làm giật mình con chó già uể oải Daisy thức dậy, vùng đuổi theo. Con thì cố chạy thoát thân, con thì cố đuổi bắt diễn ra trước mắt Daniel đang đứng chôn chân tại chỗ. Cậu không rời mắt khỏi cái khe nứt vuông dưới gốc những cây kim ngân leo lên một cái giàn giống như một khung cổng vì cậu lẩm bẩm câu ‘tôi phải kiếm cả ngày’ cậu mới gợi nhớ được con đường đến gian nhà. Đã mất hai tuần lễ cậu mới nhớ được cái giàn cây leo. Cậu như đã nhớ lại được cả trăm năm, một trăm năm thật sự chứ không phải 100 giờ. Ai biết cậu đã ngược dòng ký ức, trở lại với quá khứ đến thời điểm nào. Ở giờ phút hiện tại, cậu đã giải quyết được nhiều điểm. Nhớ lại cái ngày gặp con thỏ cậu liên tưởng nhớ ra ngày gặp Emma. Lúc này cậu nhớ lại dễ dàng khoảng thời gian đó, bắt đầu từ bữa điểm tâm, ngay khi cô vú mới hiện diện trong vũ trụ riêng của cậu. Cậu tiếp tục leo lên phòng ngủ của cậu cùng với cô vú em. Cậu thay quần áo rồi lại cùng cô đi xuống, cậu luôn bám vào tay cô, rồi cùng đi thơ thẩn trong vườn. Cậu choáng ngợp trước bất cứ cảnh nào cô Emma chỉ cho cậu. Rồi, thình lình cậu nghe giọng của cô Emma trên ngưỡng cửa gian nhà phụ chứa nông cụ. – Xem nào, Daniel, em có cái gì đây. Một con cóc. Coi, em không phải sợ con cóc. Cậu cảm thấy những lời nói như tận đáy lòng cậu vọng lên: – Đây có phải là giết người không, cô Emma? Trong bản thân cậu, cậu cảm nghiệm cái cảm giác lạnh toát nóng bỏng, xấu hổ và sợ hãi. Giống như môi khi cậu nghe từ – “chu kỳ” hay “nhu bì”. “Nhu bì” là cái gì? Đó là tên một cây lê giống trồng sau nhà kho. Cậu không thích cái góc xa trong vườn đó mỗi khi nhớ tới. Ngay cả khi các bạn trẻ khác chơi ú tim với cậu trong vườn, cậu cũng chẳng bao giờ đến tìm những đứa nấp sau cái cây đó. Tại sao vậy? Cậu cố hướng ký ức của cậu lần theo mấu chốt này. Nhưng vô vọng. Cậu không lần ra được sự việc nào nữa. Cậu đành tự bảo mình là mấu chốt này không quan trọng. Tốt hơn là bám lấy cái ngày cậu sợ cái xẻng. Cái ngày của cái xẻng, cậu nhớ lại sau cái ngày của con thỏ và ngày của Emma. Cậu không nhớ đích xác được là ngày mấy, tháng mấy của mấy ngày này. Nhưng cậu nghĩ nếu bỏ nhiều thời gian ra nghĩ lại, thì “ngày của cái xẻng” phải xuất hiện trước hai ngày kia. Dẫu sao, chính vào ngày đó cậu thấy sợ bố cậu lần đầu tiên. Cậu cần phải suy nghĩ về điểm này. Cậu bướng bỉnh dễ sợ, cậu ngồi dưới một vòm ánh sáng hoàng hôn do những cây sào cạnh giàn hoa tạo nên. Những dây hoa kim ngân vẹt ra, và bố cậu xuất hiện, tay cầm cái xẻng. Vậy thì ông đã làm gì? Trong hành động của ông có gì khả nghi. Có lẽ ông đã làm vườn lúc chiều mát, chắc chắn ông còn dựa cái xẻng trong gian nhà nhỏ để dụng cụ. Sau đó thì sao? Cậu muốn nghĩ xa hơn. Nhưng dù cố gắng mấy đi nữa cậu cũng chẳng nhớ thêm được gì. Từ đó, mỗi lần cậu thấy một người cầm xẻng là cậu bé quay lại, miệng chảy dãi, tưởng như có 10 yêu quái đang đuổi theo sau, ù té chạy về nhà nhờ mẹ che chở. Tại sao? Tại sao chứ? Sau suốt 4 ngày nhịn đói và mơ mộng, ánh bình minh chiếu xiên qua những khe cửa lá sách và các cửa trập bên trên tràn ngập phòng, cũng không đánh thức được cậu ra khỏi giấc cô miên cậu đã chìm vào từ nửa đêm. Sau cùng thì cậu cũng tỉnh dậy và cũng giống như thường lệ, cậu không thể nhớ ngay được những gì đã xảy ra cho mình trong mấy ngày qua. Cậu đang nằm ngửa, mắt nhìn lên trần, vẫn đúng là cái trần cậu nhận ra sáng nay. Cậu cố ngồi dậy trên nệm và định sẽ xuống dưới nhà. Nhưng khi vừa ngồi dậy lên được, cậu chóng mặt ù tai. Cậu lại nằm xuống, răng đánh lập cập. Đó là triệu chứng dĩ nhiên khi nhịn đói vài ngày, nhưng đối với một thiếu niên, tình trạng này rất tệ hại vì sẽ bi rối loạn phát triển. Lần đầu tiên, Daniel có ý niệm là cậu đã thất bại, đã bị sa lầy. Chắc đã đến lúc cậu không thể ấn náu ở đây được nữa, cậu không còn có thể ở một mình. Ngay khi ý tưởng này xâm chiếm đầu óc cậu, cậu đã cố dập tắt nó. Cái hốt hoảng cuống cuồng khiến cậu có nghi lực. Cậu nhất đinh bắt tay vào việc. Nhất định tìm ra bí ấn của bố mình hoặc là chết. Nhưng những cuốc, xẻng cậu đã dùng để đào xới ký ức giờ đây đã thành các dụng cụ phá hoại kỳ cục. Khi cậu cố nhớ lại một người bạn thân quen vẫn chơi các trò chơi với nhau, hình ảnh người bạn bắt đầu méo mó. Lúc phóng đại lên, lúc thu nhỏ, như những khuôn mặt kỳ quái trong mơ. Hoặc khi cậu muốn đi sâu vào một hướng tâm tư chưa đào xới cậu lại sa vào những cảnh thật xa lạ, chẳng có liên quan gì đến quá khứ của cậu. Cậu rùng mình khi nhận ra đây là những cảnh cậu đã đọc trong một tiểu thuyết, không phải là cảnh cậu đã sống thực. Cậu cảm thấy thất vọng quá và lại chìm vào giấc ngủ. Khi tỉnh dậy, trời đang đêm, cậu ra khỏi giường và sang phòng mẹ cậu, nằm trên giường của bà. Cậu làm việc này hầu như, hay có thể nói hoàn toàn như trong cơ mộng du. Cậu không hiểu tại sao cậu lại đổi phòng ngủ. Cậu ngủ, cậu thức, cậu thấy mình ở trong nhà chứa dụng cụ vào một lúc nào đó. Cậu không thể nhận định rõ được. Chỉ có thể nói, sau cùng, các thành tố của một cơn ác mộng đã liên kết với nhau mạch lục, hợp nhất. Trước hết, phải có một ý đồ đen tối, đen tối gớm ghiếc tự nảy sinh. Một hậu quả luôn phải có một nguyên nhân, cũng như bóng của một vật, do ánh sáng chiếu vào vật đó ở một phía. Sau đó, cậu cảm thấy đồng thời một cảm giác chuyển động mông mênh không giới hạn, và cảm giác bất động, như thể chân tay cậu đã bị trói chặt. Cậu chẳng nhận định được cái gì rõ rệt cả, có những lúc sự vật hiện ra rất rõ, nhưng cậu không đủ thời giờ để nhìn tổng hợp, bao quát. – Chúng đi xa khỏi cái gian nhà dụng cụ rồi, thưa bà, hoặc chúng đã khiêng cả cái gian nhà nhỏ đi rồi… Tiếng trạng ngữ ‘xa rồi’ trở đi trở lại trong óc cậu, và từ này chập chờn, lúc thì ở trước, lúc thì ở sau những bóng đen lay động trong màn đêm, cùng với những tiếng động hỗn loạn: hơi thở dồn dập hổn hển, những tiếng lết chân lẹp xẹp. Không một cảnh nào hiện ra với cậu đầy đủ cả. Vào mỗi giây phút khác nhau, một phần của cảnh này hiện lên nhảy múa, pha trộn với những phần của cảnh khác rời rạc hay những phần cảnh ở thời đoạn khác. Thí dụ như một loạt tiếng động: lúc thì là những bước chân chạy rầm rập bên ngoài, lúc thì tiếng cửa kọt kẹt, một tiếng chửi thề, một cú đập, một tiếng xô đẩy. Rồi những tiếng động đó xảy ra ngược lại, nghĩa là bắt đầu bằng tiếng động xô đẩy, tiếng một cú đập, tiếng chửi thề, tiếng cửa kọt kẹt, tiếng bước chân rầm rập. Và những tiếng động khả nghi này từ dưới vang lên. Có vẻ chúng vang lên từ một cửa sổ trong bóng tối. Có thể là “Dan, mày đang làm gì đó?” Và ngay sau đó là “Tom, mày đang làm gì đó?” Có giai đoạn, từ ‘giết người’ lại xen vào: “Đó là một vụ giết người. Dan ạ; tôi đã thấy vụ giết người đó tàn nhẫn, không gớm tay” … Vào lúc này, cảnh trí hiện lên rõ ràng đặc biệt. Cái áo thúc đẩy cơn ác mộng xảy ra biến thành đôi cánh tay của người nói câu trên. Và người nói chính là mẹ cậu. – Đừng vào cửa này, mẹ sợ con, Dan ạ. Tay con dính đầy máu, máu sát nhân. Tại sao con giết người? Con đừng nói gì cả? Có phải tại mẹ nuông chiều con quá không? Mẹ yêu đứa con thân yêu mẹ đang ôm trong lòng; tại sao mẹ lại sợ nó như thế này? Tại sao mẹ lại sợ bố con như thế này cơ chứ, còn sợ chừng nào bố con con còn sống? Và tiếng kêu này, vừa vang vang vừa quá kích động có kèm theo một hình ảnh: hình ảnh bố cậu mặt mày căng thẳng, trắng bệch, một tay xách cái đèn bão, một tay xách cái xẻng, lốm đốm những đốm đỏ sẫm và dính đất. Nhưng khi chuyện này xảy ra trong đầu cậu, ánh sáng cây đèn bão bố cậu cầm lùi xa dần như nó ở tận một nơi xa xăm. Nhưng trong giấc mơ, nếu gọi đây là giấc mơu sự phân cách giữa hai ánh đèn này khiến người mơ trằn trọc, đau đáu. Có phải cậu thiếu niên dậy thì này say mê chăm chú vào cái ánh đèn yếu ớt đó không? Cậu cho rằng những ánh sáng xa xăm ấy sẽ cho cậu lời giải đáp cái thắc mắc đã nung nấu cậu bấy lâu nay. Bởi vậy cậu hăm hở đợi cảnh đó diễn ra một lần nữa trong bóng tối. Khi cảnh đó bắt đầu lại, cậu còn nghe tiếng một phụ nữ khác trong phòng ngủ. Cậu tự hỏi, có phải tiếng bà nhũ mẫu không? Bà ấy nói: – Chúng nó đang đào đất ở dưới kia, thưa bà… Và cái ánh sáng xa xa biến mất, và lại biến thành cái gian nhà phụ để dụng cụ sau vườn. Daniel vẫy vùng với tất cả sức lực trong cơn quẫn trí để vùng thoát ra khỏi vòng tay mẹ. – Đừng vào đây, mẹ sợ con quá… Cái đèn bão lại xuất hiện cùng với cái bàn tay cầm đèn đỏ lòm, và bộ mặt trắng nhợt. Cậu la lên: – Vâng, nhưng nói cho rõ hơn. Chúng đang đào ở đâu, ở đâu? Cơn ác mộng đang làm cậu đổ mồ hôi hột khắp mình. Sau cùng, cậu đã mệt nhoài và nghe thấy tiếp: – Thưa bà, họ đào ở dưới kia, dưới… – Dưới cái gì? – Dưới, dưới cây lê… – Cây lê? – … đang ra quả rất sai, dưới cái nhà kho và dưới ánh đèn bão, thưa bà… – Đèn bão! Nói ngay đi, cái đèn bão ở đâu? Mau lên! -… họ đào ở trong… – Họ đào sao? Bằng cuốc và xẻng à? Họ ở đâu? – …đất, họ đang chôn một cái gì đó. – Một cái gì đó bị chôn. – Thưa bà, ở dưới cây lê. Có bao giờ cậu đã thực sự thử chưa? Đã lần nào cậu thực sự xắn tay áo lên, cầm cuốc xẻng… để khám phá xem họ chôn cái gì chưa? * * * Khi ông Dan Kinsman và bác sĩ Martin về đến nhà rất khuya, họ chỉ hy vọng lần mò trong đêm tối đi được đúng đường. Đôi mắt họ đỏ ngầu vì những đêm thức đi săn. Râu ria lởm chởm biếng cạo, quần áo nhàu nát. Cuối cùng hai người cũng về đến cửa. Mở khóa, rút cây chắn, cánh cửa cót két mở ra. Hai người bước vào. – Vào đây rồi chúng ta làm gì? Chính ông bác sĩ nhìn thấy qua cửa sổ phòng khách. – Này! Đang xảy ra chuyện gì ở dưới kia thế nhỉ? Có một người cầm đèn bão, lấp ló sau nhà kho! Hai người bước ra khỏi cửa, sau đó họ chạy. Họ thấy một cái đèn bão, một cái xẻng và một lưỡi xới đất dưới gốc cây lê ‘nhu bì’ . Một thiếu niên mặt đầy tàn nhang, mắt mở to, đang đứng dưới một cái hố cậu mới đào được sâu trên đầu gối, hai tay cầm hai cục xương nâu. – Trời ơi, con làm gì ở đây? – Bố cậu hỏi. – Những vật gì đây? – Daniel hỏi bố. – Trời ơi! – Ông bác sĩ kêu lên. Họ chỉ nói được có vậy. Nhưng không phải ông Dan cố gây chuyện mà vì ông choáng váng bàng hoàng: – Con làm gì thế này, nói cho bố nghe. Không phải Daniel đang tức giận mà vì chân cậu lâu lâu lại muốn sụm xuống. – Thế này là sao? Bố nói con nghe đi! – Ôi, con trai của bố… con bệnh rồi. – Vâng, con bệnh. Tom là ai hở bố? – Chúa ơi! Dan, ông nghe tôi. Daniel, cậu cứ bình tĩnh, để tôi nói chuyện xong với bố cậu đã. Ông Dan, chuyện này xảy ra lúc nào? Vào cái đêm đáng nhớ đó, cậu bé này mấy tuổi? – Ông muốn nói tới cái đêm nào, bác sĩ… – Nào, ông bạn già, cố nhớ lại đi. Cái đêm mà anh thấy Tom cứ quanh quẩn ở chỗ đó cả tuần lễ trước đó, cái đêm mà ông gọi tôi. Cái đêm mà tôi mang thuốc mê Cloroforme sang vì tưởng rằng con chó có thể… – Một con chó! – Cậu thiếu niên cứ nhắc đi nhắc lại. Một con chó… – Và ông đã kịp thời đập cho nó một cái xẻng vào đầu. Cám ơn trời! Tôi chỉ muốn hỏi lúc đó Daniel lên mấy thôi. – Chưa đủ tuổi để có thể nhớ lại… Daniel, ai đã kể cho con… Ông bác sĩ xen vào: – Không, ông bạn già, ông cho tôi biết lúc ấy Daniel lên mấy? – Có lẽ chỉ mới hai tuổi. Không thể lên ba được. Lúc đó cháu mới là một ấu nhi, còn phải bế trên tay. Bà Vivian nhà tôi luôn phải bồng cháu trên tay tối hôm đó. – Lúc đó bà ấy bồng cậu bé ở đâu? – Trong kia, trong gian nhà nhỏ để dụng cụ. Bà Vivian… trong gian nhà… – Một lúc sau đó, bà ấy đã bồng Daniel vàn đó. – Sao chẳng bao giờ ông nói cho tôi biết chuyện. – Không, tôi… còn chuyện khác… Nghe bố đây, Daniel, con sẽ hết bệnh thôi. – Không, ông Dan, đã có chuyện gì xảy ra giữa bà Vivian và Daniel trong gian phòng để đồ sau cú đó? Ông phải nói cho tôi rõ. – Hôm đó bà ấy ốm. Bà ấy sợ, vậy thôi… Như ông đã biết đó. Bà ấy cứ sợ bóng sợ gió các sự việc và các con vật bà ấy gặp và bà ấy chẳng biết gì. Bà ấy chẳng hiểu vì có biết gì đâu mà hiểu. Bà ấy bị thác loạn thần kinh mà. Bà ấy vào nhà để dụng cụ xem… nhưng bà ấy cứ ở miết trong đó… – Nhưng ông giải thích rõ cho họ bao giờ? – Chính chỗ đó tôi cứ bị dằn vặt mãi. Tôi đúng là một thằng ngu. Ban đầu tôi định giấu. Con chó ngao đó của bà ấy. Bà ấy nuôi nó từ nhỏ và từ lúc nó mới sinh. Bà ấy cưng nó lắm. Cái đó mới rắc rối. Tôi lại không nỡ nói con chó bị điên. Tôi thật là ngố và lâm cẩm! – Đúng, ông thật lẩm cẩm. – Bà ấy đã nói là bà ấy sợ tôi. Bà ấy đã nói… đã nói… – Mẹ đã nói là có một vụ giết người, bố. Và con chỉ… chỉ… – Chúa ơi, con tôi! Cái gì đã xảy ra vậy hả trời… Ê đỡ lấy nó, ông bạn già, nó té bây giờ. – Ông đỡ lấy nó, con ông mà. Đồ ngố! Nó còm cõi quá, thiếu dinh dưỡng mà ông đâu có lo. – Nó tỉnh rồi, tôi ôm nó lên, tôi e rằng… – Đừng sợ. Đừng sợ gì nữa. HẾT  







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Đọc Truyện Ma – Ánh Sáng Xanh Trên Mồ

Đọc Truyện Ma – Ánh Sáng Xanh Trên Mồ Bạn tôi mang thai vì bị cưỡng hiếp, nhưng cô ta ...

Truyện Ma

08:56 - 10/01/2016

Chuột nhà và chuột đồng

Chuột nhà và chuột đồng Chuột nhà và Chuột đồng là bạn thân của nhau. Ch...

Truyện Ngắn

23:09 - 22/12/2015

Truyện viết ở bệnh viện

Truyện viết ở bệnh việnTôi ngước mắt lên nhìn, bỗng lạnh mình khi đọc đượ...

Truyện Ngắn

00:46 - 23/12/2015

Quên và mất

Quên và mấtMười năm trước, bạn không bao giờ gặp một nỗi mất ...

Truyện Ngắn

07:03 - 23/12/2015

Còn phải chờ xem

Còn phải chờ xem Một người đàn ông đến gặp bác sĩ...

Truyện Cười

19:22 - 26/12/2015