80s toys - Atari. I still have

Anh trai và em gái


(WapGiaiTri.Net - Tham gia viết bài cho tập truyện "Rồi sẽ qua hết, phải không?")


Ai rồi cũng sẽ lớn, kỷ niệm ở lại, nhưng tình yêu thương sẽ còn lớn mãi theo thời gian.


***


Đã năm năm trôi qua, kể từ ngày đớn đau ấy, tôi vẫn chưa quen với cuộc sống không anh. Tôi ước giá như việc quay ngược thời gian cũng dễ dàng như việc vặn ngược chiều kim đồng hồ thì giờ tôi không phải mắc kẹt ở thực tại đáng ghét này.


Dạo gần đây tôi không thể nào ngủ sâu giấc. Đôi lúc chợp mắt tí chút thì chợt nghe tiếng anh khe khẽ gọi bên tai. Giật mình tỉnh giấc, giọng của tôi dội lại trong tiếng thổn thức:


- Anh Vinh!


Nước mắt giàn dụa ướt đẫm cả gương mặt. Khó nhọc nhích người dậy, tôi lết đến góc tường, ngồi bó gối, vòng tay ôm chặt lấy thân hình lạnh lẽo của chính mình. Trong lồng ngực con tim muốn nghẹn thắt lại, tưởng chừng có ngàn mảnh gai cào xước. Trong khi đó môi run lẩy bẩy vẫn không ngừng gọi tên anh.


Anh trai và em gái


***


Chúng ta là anh em


Vinh lớn hơn tôi năm tuổi. Quãng thời gian ấu thơ chúng tôi gắn chặt với nhau bởi mối ràng buộc thân thiết vô tư con trẻ. Sáng nào đi học anh cũng ghé ngang qua nhà tôi í ới gọi:


- Bé Thương, nhanh chân lên!


Tôi tức tốc chạy ra, miệng căng đầy thức ăn, trả lời tiếng được tiếng mất:


- Biết...rồ. Ngà nà cũn hố...i.


Anh học cấp hai, còn tôi học cấp một, trường anh và trường tôi nằm trên cùng một con đường nên sẵn tiện anh chở tôi đi cùng. Tính lề mề của tôi nhiều lúc khiến anh phát bực. Sáng nào cũng dậy muộn, kéo theo hàng loạt thứ muộn: xếp sách vở vào cặp muộn, thay áo quần muộn, ăn sáng muộn. Anh bảo nên chuẩn bị từ tối hôm trước đi, soạn sách vở trước, vặn đồng hồ sớm một tiếng. Nhưng tôi chẳng bao giờ làm được.


Trong lúc anh miệt mài đạp xe, tôi tranh thủ xơi nốt bữa sáng dở dang của mình, khi thì ổ bánh mì, khi thì gói xôi. Ăn xong mắt lim dim ngủ gà ngủ gật. Chỉ khi phanh xe vang lên tiếng "két", tôi giật mình nhìn quanh quất. Và anh lại hối:


- Tới rồi, xuống nhanh!


Chậm chạp trèo xuống xe, bàn chân lê bước qua cổng trường. Có hôm nghe tiếng anh gọi giật ngược:


- Đứng lại!


- Gì nữa?


- Ăn xôi còn chừa hạt đậu xanh dính trên miệng kìa!


Tôi lấy tay gạt phắt hạt đậu văng ra, tai chịu đựng tràng cười ha ha văng vẳng.


- Cứ như vậy mà đòi học cho thông minh!


Anh hay gọi tôi bằng biệt danh "đồ học dốt". Dù có rất không ưa đi chăng nữa, tôi cũng phải chấp nhận vì điều anh nói không hề sai. Với tôi thành tích học tập tốt nhất chỉ cần trung bình. Và tất cả các môn cũng chỉ cần đạt điểm 5 là đủ. Chính vì lý do rất chi bình thường này (tất nhiên đối với tôi như vậy) mà ba mẹ tôi đã nhờ đến gia sư dạy kèm. Người đó không ai khác chính là anh. Với ông thầy khó ưa này, tôi suốt ngày phải lãnh đủ bài ca: "đồ học dốt", khuyến mãi kèm theo - một cái gõ cốc trên trán.


Thành thật mà nói tôi rất quý và nể Vinh. Trước tiên chúng tôi là anh em chú bác với nhau, quan hệ máu mủ tất nhiên phải thân thiết, "một giọt máu đào hơn ao nước lã" mà. Tôi và anh đều con một nữa nên anh trai duy nhất của tôi là Vinh và em gái duy nhất của Vinh cũng có mỗi tôi. Thứ hai, Vinh rất oai bởi anh học giỏi và tốt bụng. Cho dù đức tính tốt bụng phải mãi bắt đầu học cấp hai tôi mới nhận ra. Còn khoảng thời gian trước đó, trong mắt tôi, anh - kẻ hay mách lẻo và chảnh chọe. Mách lẻo vì chuyện gì của tôi anh cũng kể cho ba mẹ tôi nghe, báo hại tôi no đòn. Nào là chuyện học dốt, chuyện hái trộm ổi non nhà hàng xóm, chuyện tôi không ngủ trưa mà tót đi chơi, chuyện tôi ngán xôi nên đem gói xôi mẹ chuẩn bị bữa sáng lén vứt ngoài hàng rào. Còn tính chảnh chọe thì chắc do tôi tưởng tượng ra. Vì anh lúc nào cũng được người khác khen ngợi giỏi cái này giỏi cái kia. Cứ mỗi lần như vậy, tôi chằm chằm nhìn vào mặt anh và cho rằng nụ cười tươi "tượng trưng" cho sự tự mãn, tính năng nổ nhiệt tình của anh trong mắt tôi là biểu hiện thói chứng tỏ thích hơn người, sự vâng vâng dạ dạ trước mặt người lớn của anh chẳng khác nịnh bợ là mấy. Ghét, ghét cả đường đi lối về. Tất cả mặt tốt đẹp của Vinh qua bộ lọc suy nghĩ của tôi đều trở nên méo mó biến dạng.


Nhưng dẫu vậy, chỉ cần một ngày không gặp Vinh, tôi lo nẫu ruột. Có hôm Vinh bị bệnh phải xin phép nghỉ học, khiến cả ngày tôi thấp thỏm như ngồi trên đống lửa. Vừa từ trường về, đôi chân tức tốc chạy xuống ngay nhà bác, xem tình trạng của anh như thế nào mới an tâm được. Mặt mũi đỏ bừng vì sốt vậy mà anh cũng cố trêu tôi:


- Hôm nay tự đạp xe đi học hả nhóc, anh tưởng em quên cách cưỡi xe đạp luôn rồi!


Tôi luờm anh trước khi đáp trả:


- Hồi sáng giờ không gặp, em quên hết mặt mũi anh, còn cưỡi xe đạp không hiểu sao lâu ơi là lâu mà em không quên được!


Cho đến một ngày anh nói với tôi:


- Nhóc, em lớn quá rồi đấy, anh chở em hết nổi rồi!


***


Người bạn nhỏ


Trải qua ngày tháng cuối cấp hai mà không có anh bên cạnh, tôi cứ như diều không gió. Hồi đó ở quê tôi điện thoại chưa phổ biến như bây giờ. Vinh xa nhà đi học tận Sài Gòn - trong suy nghĩ của tôi nơi đó xa thăm thẳm. Một năm chúng tôi gặp nhau hai lần vào dịp Tết và Hè. Với tôi những kỳ nghỉ của anh chưa bao giờ là đủ, chỉ trong chớp mắt, ba lô quẩy lên vai, Vinh lại ra đi. Cuối tuần, tôi lọc cọc đạp xe ra tiệm net ở thị trấn gửi mail cho anh. Từ ngữ nhỏ bé, tâm tư thì quá rộng lớn, dù có viết cho Vinh bao nhiêu đi nữa, tình thương mến thương trong tôi chất chứa chứ chưa bao giờ diễn đạt hết.


Mail anh viết cho tôi đa phần đều mở đầu bằng câu:


- Nhóc của anh, dạo này bớt học dốt chút nào chưa?


- Từ ngày anh đi, em khôn ra nhiều thứ, vì tất cả mọi việc đều buộc tự làm, chẳng có người lo bao đồng nên sáng dạ ra.


Giờ ngẫm lại, mail anh viết hầu như hiếm khi kể về bản thân mình, toàn bộ đều viết cho tôi, từ lời hỏi thăm, lời dặn dò, chuyện học hành cho tới chuyện bè bạn. Tôi thực sự hạnh phúc và may mắn vì anh là anh trai tôi, người anh gần gũi và dễ mến mà tôi không ngần ngại chia sẻ mọi thứ.


Nhưng rồi vào kỳ nghỉ Tết năm đó, anh đứng trước tôi, vẻ mặt như "cá tươi" roi rói:


- Nhóc của anh, có chuyện này anh muốn kể với em !


- Xem vẻ mặt của ông anh tôi kìa, lâu lắm lắm rồi mới thấy đẹp trai đến nhường đó.


- Chuyện này ngoài em ra anh không biết kể với ai, trước đây anh xem em là em gái nhưng giờ anh sẽ xem em như người bạn.


- Giờ anh mới chịu nâng level của em lên đó hả!


- Level của em đối với anh từ hồi nảo hồi nào vẫn vậy mà. Bộ em không biết hả?


Rồi anh kể cho tôi nghe tin động trời, nghe xong tai tôi bị bao vây tứ phía bởi âm thanh bùm bùm. Vinh đã bỏ học hơn cả năm nay. Bác tôi mà biết tin này chắc tức mà nổi tăng xông máu quá. Bác chỉ có mình anh là con trai duy nhất, bao nhiêu hy vọng đều đổ dồn vào anh. Mà Vinh đâu phải học hành tệ đâu. Trong trường anh toàn đứng nhất. Hơn nữa Vinh thi đậu vào trường y đâu phải dễ, bao nhiêu công vất vả học hành bị anh phủ nhận chỉ bằng một câu "Anh đã bỏ học". Thấy tôi mắt tròn mắt dẹt, Vinh xoa xoa đầu tôi rồi cười khì khì. Tôi khì khì theo:


- Anh có tin là em sẽ méc với hai bác không?


- Không!


- Gì, anh chê em gan nhỏ chứ gì?


- Không!


- Rõ là thế rồi còn gì nữa!


- Vì anh tin em là đồng minh tốt của anh.


......................


- Vậy giờ anh tính sao?


- Anh hiện vừa đi làm vừa ôn thi lại. Anh muốn trở thành nhà báo.


- Báo gì? Báo đời hả?


Cốc.


- Ui da!


- Em nghiêm túc chút coi.


Tâm trí tôi chợt nhớ lại. Có mấy lần tôi thấy Vinh dấu dấu giếm giếm mấy phong thư. Bị tôi bắt gặp anh cứ ấp a ấp úng. Tôi còn tưởng rằng anh viết thư tình cho ai nên chọc anh suốt ngày. Buộc anh phải thú nhận rằng anh gửi bài viết cho một tờ báo dành cho lứa tuổi teen. Tính Vinh thường làm việc gì, phải đợi gặt hái kết quả thì mới báo cho người khác biết. Nhưng tôi lúc nhỏ vốn đã vô tâm với mọi thứ xung quanh nên chẳng để ý đến đam mê của anh. Vốn dĩ ngành y anh học là theo ý của hai bác tôi. Ở quê tôi lúc đó, nhà có đứa con học y là niềm tự hào không chỉ của gia đình mà còn là của cả họ hàng và cả xóm. Thời điểm Vinh thi đậu ai ai cũng chúc mừng nhà bác tôi có phước, Vinh sau này sẽ là bác sĩ của cả làng.


- Em nghĩ anh nên lựa lời mà nói với hai bác đi. Cây kim trong bọc có ngày cũng lòi ra. Thà là chính anh nói còn hơn để hai bác phải nghe từ người ngoài, khi đó hai bác còn giận hơn!


- Anh định sau khi thi lại đại học có kết quả xong rồi sẽ nói, giờ mà nói ra anh lo mẹ anh sẽ sốc, vì thời gian này sức khỏe của mẹ cũng không được tốt!


- Sớm ngày nào hay ngày đó Vinh à, chứ để lâu, người lớn biết lại dễ đau lòng hơn.


- Sau này em đừng giống anh, khi quyết định bất cứ thứ gì em cũng hãy làm vì bản thân em trước tiên, em thoải mái, em vui vẻ, vậy là được rồi. Như anh, giờ lại phí thêm thời gian. Mà em có kế hoạch gì cho cuộc đời mình chưa đó?


- Anh an tâm, em còn nhiều thời gian lắm, em đang tuổi xì tin, tuổi nhi đồng, chứ chưa phải là lão đồng như anh đâu!


- Cái con nhóc này, ý em nói anh già rồi chứ gì!


Mọi việc cuối cùng chẳng giống như bọn tôi dự tính.


Mùng 3 tết, tôi và Vinh đang đọc sách trong phòng thì nghe tiếng bác trai tôi la lớn:


- Con với cái, xác lớn mà cái đầu không lớn theo!


Vinh lia vội quyển sách ngay trên giường, lật đật chạy ra. Tôi vội vàng chạy theo sau. Bác trai mặt đỏ phừng phừng chỉ tay liên tục vào anh trai tôi. Bác gái nói không nên lời thỉnh thoảng đấm tay thình thịch lên ngực.


- Tao nghe thằng Huy con ông Tư kể hết rồi. Ba mẹ mày ngoài quê làm ngày làm đêm kiếm cơm nuôi mày, còn mày trả hiếu như vậy đó!


- Ba...nghe con giải thích đã! – Vinh cố chen vào lời bác tôi nhưng tiếng la mắng của bác to quá lấn át cả tiếng anh.


- Mày làm tao mất mặt với hàng xóm láng giềng, đầu năm đầu tháng đến nhà người ta, phải nghe tai tiếng từ mày. Mày đúng là đứa chẳng ra gì!


- Từ nhỏ tới lớn cái gì cũng nghe lời ba, nên con mới có kết quả như ngày hôm nay thôi!


Bác trai giận sôi người, bác gái nấc lên từng đợt. Vinh định hét thêm mấy câu nói gì nữa, tôi vội chạy đến lay lay tay Vinh hét lại rõ to vào mặt anh:


- Vinh, thôi đi!


Ngó sang bác gái đang mệt mỏi với hai hàng nước mắt chảy dài, Vinh dịu xuống. Bác trai tôi tuyên bố từ nay sẽ không chu cấp gì cho anh nữa, tự liệu mà nuôi thân. Tết nhất năm đó nhà bác tôi buồn hiu, bác trai thì không thèm nhìn mặt Vinh, bác gái thì bỏ cơm. Vinh suốt ngày ngồi trong phòng, đến tôi anh cũng chẳng thèm nói chuyện.


Tôi cố tiếp cận bác trai để giải thích giúp Vinh. Mới lò dò thều thào được mấy câu bác đã la lên với tôi:


- Cháu còn con nít, không biết gì đâu mà nói!


Tôi sợ quá, mặt mũi tái xanh tái mét. Phải, trên đời này chỉ có mỗi Vinh - người duy nhất chịu nghe đứa con nít này nói thôi. Bất lực tôi chui vào chiếc ghế gỗ dài nơi Vinh đang ngồi, lay lay vai anh:


- Anh trai phong độ đâu rồi?


- Anh dù trong trạng thái không phong độ nhất vẫn phong độ như thường! Ha ha!


- Anh cứ cười ha ha đi! Giờ anh tính sao?


- Vẫn kế hoạch như lúc đầu. Tự nuôi thân và ôn thi lại!


- Hai bác sẽ giận lắm đó, nhưng em ủng hộ anh!


- Nhóc của anh lúc nào cũng ủng hộ anh không cần biết anh có đi vào chỗ chết hay không! Ha ha! - Anh xoa xoa đầu tôi.


- Vì em tin anh không ngốc như thế!


- Thế em tin anh bao nhiêu phần trăm?


- Nhiều phần trăm!


- Nhiều là bao nhiêu, nói rõ đi!


- Rất rất rất nhiều phần trăm!


- Cái con nhóc này, em có tin là em ăn cốc đến sưng đầu vì anh không?


- Tin, em tin!


- Trời ơi, cái gì em cũng tin anh mù quáng vậy hả? Anh không phải ông anh xấu xa!


- Đâu có đâu, em tin anh gan không đủ to để làm em sưng đầu! He he.


Cả ngày tôi ở bên cạnh Vinh, cố gắng hoạt động cái miệng hết công suất để anh đỡ phải suy tư nghĩ ngợi nhiều. Tối về, gác tay lên trán, tôi cố gom hết chỗ trí thông minh ít ỏi của mình xem có cách nào vẹn cả đôi đường không: vừa tốt cho Vinh, vừa làm an lòng hai bác. Cuối cùng, sau một đêm thức trắng, tôi cũng nghĩ thông.


Sáng sớm tôi chạy đi tìm Vinh ngay để bàn kế hoạch của mình.


- Em có cách giúp anh thoát khỏi bể khổ này rồi!


- Anh suy nghĩ cả mấy ngày hôm nay, không biết tính sao cho trọn. Anh không thể ích kỉ vì bản thân mình mà khiến những người anh thương yêu phải buồn. Không được sống đúng ước mơ của mình, anh đã rất đau khổ. Nhưng nếu sống theo ước mơ mà thấy ba mẹ thất vọng thì anh cũng chẳng thể vui mà chuyên tâm thực hiện ước mơ đó. Thỉnh thoảng, anh muốn bỏ cuộc!


- Không, anh tuyệt đối không được có suy nghĩ bỏ cuộc, dù chỉ là thỉnh thoảng.


- Nhóc, em nói đi, anh phải làm sao?


- Anh thông minh trong việc giải toán như vậy, sao lại không tự giải được bài toán của chính mình cơ chứ!


- Anh không biết, chắc anh bị bệnh ngây thơ đột xuất!


- Thôi đi, anh dùng từ ngữ nhẹ nhàng quá, dốt đột xuất thì đúng hơn!


- Ha ha!


- Anh thôi kiểu cười ha ha cho qua chuyện đó đi. Em là em gái anh, nếu muốn khóc thì khóc cho thoải mái, miệng cứ ha ha, mà bộ lòng hu hu thì được ích gì!


- Cái con nhóc này, sao gọi là "bộ lòng" chứ, em coi ruột gan anh là heo, là bò hả, phải gọi là "tấm lòng"! "Bộ lòng" nghe ghê chết đi được!


- Giờ anh nghe em giải bài toán của anh đây, em đã dùng hết thành ý của bộ lòng mình ra mà giúp anh đó!


- Em nói anh nghe đi!


- Chuyện của anh, dù có thế nào đi nữa nhất định phải tìm cách khiến hai bác đồng ý và hoàn toàn đứng về phía anh!


- Em tài năng thì đi thuyết phục đi!


- Em không thuyết phục được hai bác nhưng em sẽ thuyết phục mẹ em. Người lớn với người lớn dễ nói chuyện hơn, bác gái với mẹ em thân thiết như vậy mọi việc sẽ ổn thôi. Nếu bác gái đồng tình thì bác gái chắc chắn sẽ nói vô cho anh với bác trai. Bước một là như vậy. Bước hai anh phải chứng minh lựa chọn của anh lúc này tuy trễ nhưng đúng và có khả năng thành công cao!


- Làm sao để chứng minh?


- Đầu tiên là kết quả học tập, lúc học cấp ba điểm các môn học của anh miễn bàn rồi. Điểm môn văn của anh như thế nào?


- Lúc nào cũng trên 8.5!


- Quá tốt. Còn mấy bài viết hồi đó anh gửi đi, có được đăng lên báo bài nào không?


- Có, anh vẫn còn giữ mấy số báo có bài của anh. Ngoài ra, hồi học cấp ba anh cũng tham gia viết bài cho báo tường!


- Quá đỉnh luôn. Vậy anh cứ gom hết mọi chứng cứ đó lại. Hữu dụng lắm đó. Giờ mình bắt tay vào thực hiện từng bước một. Chắc chắn sẽ thành công. Mà khoan, kế hoạch này còn bước thứ ba nữa!


- Bước thứ ba, chẳng phải bước thứ hai đã hoàn tất rồi sao?


- Bước thứ ba, anh phải trả công cho em!


- Công cáng gì! Cái con nhóc này, có bao giờ anh giúp em việc gì mà đòi công cáng chưa? Mà thôi nói đại đi, ăn gì, anh mua!


- Em giống đứa ham ăn lắm hả? Nếu thành công, em sẽ nói. Tại giờ em chưa nghĩ ra. Mà anh phải hứa thực hiện đó!


- Được rồi, được rồi. Anh là người lớn, chẳng lẽ không thực hiện nổi yêu cầu tào lao của một đứa con nít!


Thuyết phục mẹ tôi thật cũng chẳng dễ dàng gì. Mẹ bảo đó là chuyện riêng nhà hai bác mình không nên xen vào. Tôi phải giải thích kèm theo năn nỉ hết cả hơi mẹ mới đồng ý nói chuyện với bác gái. Mẹ tôi và bác gái như hai chị em thân thiết nên việc thuyết phục bác gái cũng chẳng mấy khó khăn. Về phần bác trai thì đã có bác gái lo liệu. Để bác trai nhanh chóng đồng ý, Vinh đem tất cả mớ chứng cứ đã chuẩn bị cho bác xem, cộng thêm vài lời hứa có vẻ ngoan ngoãn nữa. Bác trai tuy không nói gì, nhưng nhìn cách bác thay đổi thái độ, chúng tôi biết bác đã gật đầu với cách Vinh chọn.


Vinh vỗ vỗ vào vai tôi:


- Nói bước thứ ba đi nhóc!


- Em chưa nghĩ ra, tạm thời để dành đó, sau này em tính kỹ lưỡng với anh! Mà anh thấy em thông minh không?


- Thông minh đột xuất, dốt thường xuyên, ha ha!


- Anh cứ đợi đây, anh đã hứa thực hiện bước ba rồi, em sẽ cố nghĩ ra yêu cầu thật độc ác dành cho anh!


***


Người trao ước mơ


Mùa hè năm đó, sau khi tham gia kỳ thi đại học vào chuyên ngành báo chí, Vinh trở về nhà đợi giấy báo kết quả. Hai anh em chúng tôi tranh thủ làm những việc mà mọi đứa trẻ khác đều hay làm: câu cá, bắt ốc, thả diều. Sáng sớm, Vinh đạp xe chở tôi đi tắm biển. Quang cảnh biển mùa hè khiến tâm trạng người ta thật thoải mái. Mặt biển một màu xanh ngắt, điểm phớt chút rạng cam khi mặt trời lên. Đứng trước biển, mọi tạp chất của suy nghĩ đời thường được thanh lọc qua bộ máy thiên nhiên rộng lớn, tâm trí bỗng nhẹ tênh và căng tràn sức sống. Tôi và Vinh thường xuống biển vào khoảng tầm bốn giờ sáng, nằm xoài người ra bãi cát trắng mịn màng, lăn qua lăn lại và ngắm sao. Vào giờ này, đôi lúc chúng tôi còn thấy cả sao băng lấp lánh như vệt bút của vị thần ánh sáng vô tình lướt qua bầu trời đen thẳm.


Mặt trời ló dạng, người xuống tắm ngày một đông, lúc này Vinh mới cho phép chúng tôi đặt chân vào làn nước mát rượi. Vinh luôn dặn dò tôi phải tắm ở những chỗ đông người, đứng ở chỗ nước ngập tầm ngang ngực, không được đi ra phía ngoài. Còn anh thì luôn tắm xa bờ, phía gần mấy chỗ con thuyền đánh cá. Dù ngụp lặn ở xa tít nhưng tôi vẫn trong tầm ngắm của Vinh, chỉ cần nhích ra khỏi khoảng cách an toàn, là anh hét lên ngay:


- Nhóc, vô tắm ở phía gần bờ, nhanh lên!


Thế là tôi lăn quăn chạy ngay vào vị trí.


Tôi rất thích cưỡi trên sóng. Khi những con sóng ngoài khơi bắt đầu nổi lên, mọi đứa trẻ trong bờ đều chuẩn bị sẵn sàng co chân nhảy. Sóng vừa tới, đẩy chúng tôi lên cao, đưa thẳng vào bờ. Cảm giác được ngọn sóng đẩy lên vô cùng thích thú, bọn trẻ giống như mấy con cá chuồn bay, phấn khích hò hét la ó vang cả bãi tắm. Tôi lúc nào cũng cười toét miệng khi được sóng quăng vào bờ. Hôm đó, sau khi dặn dò tôi cẩn thận, Vinh lại bơi ra tít ngoài xa, mắt vẫn không thôi quan sát nhất cử nhất động của tôi. Trước khi bơi đi, anh còn lườm cảnh cáo tôi lần nữa.Cưỡi sóng nhiều quá, đôi chân tôi mỏi nhừ vì nhảy xuống nước rồi chạy lên bờ. Đám đông kế bên bao gồm người lớn và đám trẻ con đang thi đua té nước và kỳ cọ.


Bỗng từ phía xa một con sóng vừa cao vừa lớn lầm lũi từ từ tiến vào bờ. Tôi khoái chí thầm nghĩ:


- Mình mà cưỡi con sóng này là đỉnh của đỉnh luôn!


Thế là tôi chạy ra đón lấy. Quả là tuyệt. Sức mạnh của ngọn sóng như đôi tay của người khổng lồ nâng tôi lên mạnh đến nỗi, cảm giác ruột gan đảo lộn hết vị trí. Miệng cười toẹt ra hết cỡ, nước biển liên tục bắn vào mặt. Lúc tới gần bờ, con sóng đang dần hạ tôi xuống, chân mới vừa chạm đáy cát, bỗng một lực mạnh kéo ngược tôi ra trở lại. Tôi loạng choạng cố duỗi hai chân ra hết cỡ mong tìm kiếm chỗ trụ lại. Vẫn không được, con sóng giờ tan ra trên mặt biển, một con sóng mới phủ qua đầu tôi, nhấn chìm tôi xuống làn nước. Cố ngoi lên rồi ngụp xuống, nước biển chạy thẳng vào mũi, khiến tôi sặc sụa. Hai chân đạp liên hồi, cố đưa tay cầu cứu. Cảm giác lồng ngực sắp nổ tung phần vì không thở được, phần vì vị mặn chát nước biển cứ liên tục ập vào miệng. Cơ thể tôi đau nhức, co thắt, tâm trí muốn bỏ cuộc, mặc cho biển cả nuốt chửng bản thân mình. Mơ màng giữa lưỡi hái tử thần, bên tai tôi nghe loáng thoáng tiếng hét thất thanh:


- Bé Thương, cố lên không được bỏ cuộc! Cố lên đi em, anh sắp tóm được em rồi!


Đó cũng là lần cuối cùng tôi thấy gương mặt mờ ảo của anh, bình tĩnh và rắn rỏi, khiến người đối diện cảm giác tin tưởng vô cùng.


******


Nhìn di ảnh của anh, tôi không thể nào đứng vững. Hai bác của tôi như chết lặng. Bác gái ngồi thẫn thờ, tóc bung xõa. Bác trai mắt đỏ hoe. Vẻ nghiêm khắc, mạnh mẽ thường ngày của người cha biến mất, thay vào đó gương mặt giờ như chiếc lá già nua héo úa trước cơn gió lớn.


Em đáng đánh phải không anh! Anh thức dậy mà đánh, mà mắng chửi em đi chứ! Sao lại nằm thườn ra đó! Em đã khiến hai bác mất con, khiến anh phải rời xa gia đ







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Tôi để cậu ấy bên em

Tôi để cậu ấy bên emYêu thực sự là khi luôn muốn người mình yêu được h...

Truyện Ngắn

13:29 - 23/12/2015

Kéo hai chân thì sao?

Kéo hai chân thì sao? Một bà sang nhà hàng xóm chơi, t...

Truyện Cười

22:38 - 26/12/2015

Đọc truyện ma- Đi chữa “người âm theo”

Đọc truyện ma- Đi chữa “người âm theo” Truyện đọc có phần khó hiểu vì do tác giả viết l...

Truyện Ma

09:35 - 10/01/2016

Chị tôi. Mẹ tôi

Chị tôi. Mẹ tôiĐôi lúc vục ngã, mệt mỏi,thất vọng người ta cần kh...

Truyện Ngắn

05:37 - 23/12/2015

Người chết trở về

Người chết trở vềMột hôm trong khi đang làm việc ngoài vườn, bà Phạ...

Truyện Ngắn

00:44 - 23/12/2015