Pá với Mế không phải lo cho con đâu con là con của Pá là người của núi rừng, chả có thứ gì làm khó được con đâu Pá....
***
Nhà Y Sản nằm dưới chân một quả đồi, ở làng Sín Tả, xã Chư Nang, thuộc phía Tây Bắc, cách thị trấn Mậu A – huyện Văn Yên ( Yên Bái) khảng 50km. Giữa năm 2011 Y Sản nhận được giấy báo đậu Đại Học ở trên Hà Nội gửi về, Y mừng rớt nước mắt, nhưng lại lo lắng vô cùng, Pá của Y là người rất thẳng tính cũng chỉ vì cái nghèo đeo bám nên chẳng bao giờ muốn cho Y đi học, sau bao nhiêu cố gắng thì Pá cũng chịu để cho Y tiếp tục đến trường, ngày Y chuẩn bị tạm biệt núi rừng lên TP, có mổ một con lợn to mời bà con trong bản.
Đúng lúc bác chuyển thư đi ngang qua thấy Y Sản đang bông đùa cùng lũ trẻ ngoài ngõ, Bác gọi lại rồi đưa cho Y Sản một phong bì, sự tò mò khiến Y Sản bóc vội chiếc bìa thư lúc này Y sướng điên người, cầm tờ giấy trên tay chạy thẳng vào nhà thấy Pá đang ngồi rít thuốc bên vách, ngay khi Pá đặt điếu xuống Y đã reo lên:
- Pá ơi..! Con đỗ ĐH rồi...! Pá cho con đi học cái chữ tiếp nhé??
Pá nhìn nó cau có rồi kêu lên:
- Giàng ơi..!! Đi học cái chữ có no được không? Ở nhà mà giúp Mế mày lên rẫy làm nương...thì mới no được cái bụng chứ?
Y Sản thất thần, mặt buồn rười rượi...Y quá hiểu tính Pá...chắc chắn Pá sẽ kiên quyết không cho nó đi học tiếp đâu. Đến khi mặt trời quá núi Mế mới đi làm về, Y ngồi trước cửa đăm đăm suy nghĩ. Mế thấy lạ nên mới quay ra hỏi:
- Mày làm gì, mà như bị ma rừng bắt mất hồn vậy Y?
Y giật mình ngẩng đầu lên nhìn Mế, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng...vừa thút thít vừa kể lể, sau một hồi Mế mới hiểu rõ đầu, đuôi câu chuyện...Mế nó thở dài, rồi xoa đầu bảo:
- Để từ từ Mế sẽ nói chuyện với Pá...để Pá thông cái đầu, sẽ lại tiếp tục cho mày đi theo con chữ thôi.
Nghe Mế nói xong, hy vọng lại lóe lên trong tâm trí, Y háo hức vào dọn cơm để cả nhà cùng ăn, bữa cơm lặng thinh giữa màn đêm tĩnh mịch, không ai nói một lời...em gái Y hôm nay cũng không quấy khóc như thường ngày...Y cắm cúi ăn, chốc chốc lại liếc nhìn Pá, rồi lại liếc sang nhìn Mế, chẳng ai bảo ai cứ thế ăn nhanh cho qua bữa...
Ăn xong, Y gom bát đũa đi rửa...rồi quay vào buồng ngồi sập xuống cái bàn học đã cũ kĩ, tồi tàn, thậm trí còn bị lũ mọt gặm nhấm trong suốt 12 năm qua, trước mặt Y là đống sách vở chẳng còn quyển nào lành lặn có trang còn rách tả tơi, nhưng đó đều là những tài sản quý giá nhất của Y.
Lúc này, Y Sản nghĩ...phải tìm mọi cách thuyết phục Pá, để Pá đồng ý cho Y được đi học để nuôi con chữ về với bản, nghĩ rồi Y loay hoay dở từng trang sách ra đọc mải miết.
Bên ngoài Mế đi tắm, Pá Y đang ngồi uống rượu, nhâm nhi với đĩa lạc rang. Y rón rén lại gần, ngồi cạnh rót từng cút rượu cho Pá... lúc này Pá đã ngà ngà say, thấy con trai ngồi gần rót rượu cho, Pá nhẹ giọng nói...
- Y Sản..!! nhà mình nghèo lắm...không có đủ tiền nuôi con chữ để mày đi học tiếp đâu...thôi thì mày cứ ở nhà giúp Mế, rồi lấy vợ sinh con bảo ban nhau làm ăn là được mà....
Y mừng thầm trong lòng vì biết rằng, không phải là Pá không muốn cho Y đi học tiếp...mà chỉ sợ không đủ tiền nuôi nên Pá mới nói thế, Y cứ thế lẳng lặng không nói gì, ngồi bên nghe....cho đến khi Pá say hẳn mới dìu đi nghỉ, quay về buồng mình Y nằm xuống, đặt tay lên chán suy ngẫm, rồi ngủ thiếp đi từ bao giờ.
Đến sáng hôm sau cái tin Y đỗ Đại Học đã phủ khắp cả bản, tỉnh dậy Y vừa nhóm xong cái bếp củi, đã thấy mọi người kéo đến chúc mừng, ai ai cũng vui hớn hở khen này, khen nọ... có người vào gặp Y đã thốt lên:
- Giàng ơi...thằng Y mày giỏi quá...! Nhà Sản cho nó ăn thứ gì mà cái đầu nó khôn vậy??
Có người lại
- Thằng Y mày là người may mắn nhất cái bản, cái núi rừng này rồi đấy...
Gần như cả buổi trời Y chỉ ngồi quây quần ở nhà để pha nước mời các Ầm, các Ếm đến chơi, Y cảm giác như trong lòng mình chưa bao giờ vui đến thế, nhiều người hay tin Pá không muốn cho Y đi học tiếp, nên đã giải thích, vận động Pá để mong rằng Pá thay đổi quan điểm của mình...ngay cả Mế Y Sản cũng dùng hết lời lẽ, nhưng sự cố gắng của mọi người chẳng thế làm lung lay nổi cái lập trường vững chắc của Pá ....từ xưa Pá vẫn luôn nổi tiếng là người cứng nhắc, một là một, hai là hai rất khó để có thể thông suốt mọi chuyện.
Quá nửa ngày dân làng tản về dần dần, cuối cùng chẳng còn ai, ngoài Pá Mế, đứa em gái đang ngủ say sưa và Y Sản...cả nhà cứ ngồi đó nhìn nhau không ai nói năng gì. Lát sau Y Sản ríu mày hướng mắt về phía Pá, rồi bắt đầu năn nỉ, dung hết lời lẽ để thuyết phục Pá, nhưng đâu vẫn vào đấy, Pá vẫn không xoay chuyển nửa lời...
Mấy hôm sau, ở trên thị trấn gửi giấy về mời Pá và Y Sản lên để dự Lễ tuyên dương con em đồng bào dân tộc có thành tích xuất sắc trong học tập. Sáng đó 2 Pá con dậy thậy sớm để chuẩn bị, xong xuôi mọi thứ Pá dắt xe ra ngoài cửa, cái xe thống nhất đã bạc sẫm màu, có chỗ còn han dỉ hết cả lớp sơn, Y lẽo đẽo theo sau rồi leo lên xe Pá....từng đoạn đường lồi lõm đất, đá cứ thi nhau nhô lên, có đoạn không đạp nổi Pá lại xuống xe để Y ngồi sau rồi cứ thế dắt qua. Sau gần 2 tiếng Pá con Y Sản cũng đến nơi, được xếp chỗ ổn định ở hội trường, ngồi chờ khoảng 15 phút thì bắt đầu buổi lễ, mở đầu là bài phát biểu khai mạc buổi lễ của đồng chí Chủ tịch huyện, tiếp đó là các tiết mục văn nghệ mở màn rồi đến phần trao quà, bằng khen cho các tấm gương tiêu biểu có thành tích cao trong học tập, Y Sản là người được sướng tên, ngay khi danh sách tuyên dương được mở ra...đứng trên sân khấu Y Sản vui đến mức không còn kìm nén nổi cảm xúc của bản thân, phá lên cười toe toét. Pá Y ngồi dưới trong lòng cũng mừng, cũng hãnh diện vì Y nhiều lắm, Pá không ngờ rằng cậu con trai suốt ngày chỉ bám mặt vào cái bản làng heo hút này của Pá lại tài giỏi đến vậy. Đột nhiên Pá thấy lòng mình ấm áp và hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Nhận thưởng, bằng khen xong Y trở về chỗ, vừa ngồi xuống ghế Pá đã xoa đầu Y và nói:
- Con trai, Pá tự hào về mày lắm...!!
Y Sản chỉ nhìn Pá và cười, nhờ câu nói đó mà lòng Y được an ủi thêm bội phần....Giờ nghỉ trưa Pá con Y Sản rủ nhau ra ngoài quán nước, gọi thêm 2 cốc chè rồi dở mấy bọc xanh xanh , thì ra đấy là suất cơm trưa của Pá và Y, mà Mế phải cất công dậy từ lúc gà gáy để đong gạo thổi cơm cho 2 Pá con mang đi, thấy Pá mình vui, mặt mày hớn hở Y mới hỏi luôn Pá:
- Pá à...! Pá bảo tự hào về con, thì Pá cho con được đi học tiếp đi Pá?? Con biết nhà mình nghèo, lên Hà Nội học con sẽ thu xếp thời gian để đi làm thêm...trên đó có nhiều việc kiếm ra tiền lắm Pá...
Thấy Pá đinh ninh không nói câu gì...Y nghĩ rằng có vẻ như Pá đang phân trước mọi thứ đang diễn ra, rồi Y tiếp tục thuyết phục Pá bằng giọng cụ non:
- Pá ơi...nhiều người cũng nghèo như nhà mình, nhưng lên trên đó họ cũng vừa làm, vừa đi học đấy thôi. Con lớn rồi Pá à...lên đó con sẽ tự lo được cho mình, Pá với Mế không phải lo cho con đâu con là con của Pá là người của núi rừng, chả có thứ gì làm khó được con đâu Pá....
Pá cho con đi học cái chữ nhiều nhiều...để sau này con đem cái "Chữ" về bản dạy cho dân mình để họ biết phân biệt cái tốt, cái xấu để thoát khỏi cái nghèo nhé Pá??
Trước những lời khẩn thiết nài nỉ của con, trước ước muốn đem cái " chữ " về bản khiến Pá động lòng trắc ẩn, ông nhìn thẳng vào mắt Y rồi nói giọng dung dưng:
- Pá biết. con trai ta giỏi, Pá nghĩ thông cái đầu rồi...Y Sản muốn đi học tiếp thì Pá cũng ưng cái bụng. Mong sao con lên đó học tốt cái chữ, không đua đòi hư hỏng, không làm xấu cái mặt Pá Mế, cái mặt dân bản này là được rồi...!!
Y Sản nghe được lời bố, vui quá hét lên...mặc kệ cho những con mắt tò mò, dòm ngó của những người xung quanh...
Chiều hôm đấy Pá và Y trở về luôn, vừa tới nhà gặp Mế Y đã khoe ngay chuyện Pá cho đi học...Mế nhìn đứa con nhỏ nhắn của mình cười, rồi không quên dặn dò:
- Pá đồng ý cho Y Sản đi học rồi, thì Y Sản học hành cho tốt để không phụ lòng Pá Mế...nhà mình còn nghèo, còn thiếu thốn nhiều thứ, vất vả bao nhiêu Pá Mế cũng không sợ, chỉ mong sao con học cho giỏi thế là Pá Mế ấm lòng rồi...
Trước ngày Y Sản lên trường nhập học, nhà có mổ một con lợn to, để mọi người trong bản cùng đến ăn mừng, hay tin Y Sản chuẩn bị lên Hà Nội học nên ai ai cũng đến, chúc Y Sản đủ thứ có người cho quà, có người còn cho cả tiền đi đường nữa...Y Sản thấy vui cái bụng lắm...thực sự Y không muốn dời xa nơi này, nhưng vì ước mơ " Đem con chữ về bản " nên Y Sản đã quyết tâm ra đi...
Kenber