pacman, rainbows, and roller s

Tôi, Em và Lão


Thế là đã gần một trăm ngày sau cái chết của lão, một cái chết khá đột ngột. Khi lão chết, có người vui, có người mừng và cũng có nhiều người buồn. Riêng đối với tôi, lão chết đã gây nên trong tôi một cái gì đó chống chếnh thật khó tả. Bởi giữa lão và tôi có những mối duyên nợ rất sâu đậm ở thì quá khứ mà không thể... Không thể......!.


***


Tôi, Em và Lão


Sân ga. Chạng vạng, tiếng còi tàu hú lên câu tạm biệt một cách hối hả. Em nhìn tôi xa vắng, tôi nhìn em lặng buồn. Giờ đây mọi ngôn ngữ đều trở nên vô nghĩa. Con tàu nặng nề hực lên và chuyển động. Khuôn mặt em đã nhạt nhoà lại càng nhạt nhoà mờ ảo hơn khi hằn lên sau tấm lưới sắt bảo hiểm với những ô vuông như một bức tranh của trường phái ấn tượng.


Chợt phía sau một tiếng gọi thất thanh vang lên: Mai Lê! Tôi ngoái lại theo hướng mắt em nhìn. Lại là lão! Vẫn bộ quần áo nhàu nát bẩn thỉu quen thuộc, vẫn khuôn mặt nhàu nhĩ râu tóc lồm nhồm. Chỉ có bông hồng đỏ trên tay lão là sáng rực lên trên nền phông của thân hình lão. Lão lao đến ô cửa sổ của con tàu và lập bập đưa em bông hồng. Con tàu chuyển động nhanh dần, lão lập bập chạy theo... Ôi tấm lưới sắt, tấm lưới tránh cho hành khách khỏi rủi ro khi đi tàu và cũng rủi ro thay cho những kẻ đang chia tay nhau..!


Em cũng cập rập để nâng tấm lưới sắt lên nhưng dường như là không thể được, tấm lưới đã bị khoá. Con tàu đang lúc càng chạy nhanh hơn và lão vẫn chạy theo một cách cực nhọc. Với một thân thể nhàu nhò từ bao nhiêu năm nay vì rượu, lão đã không còn đủ sức để chạy đua với mọi sự chuyển động. Sau một cú chúi người, lão đã dừng lại lấy thăng bằng và giơ bông hồng lên vẫy vẫy. Giọng lão lạc đi: Hẹn... hẹn gặp lại!...


Tôi đứng lặng người chẳng giúp được gì cho lão và em. Con tàu khuất dần vào chỗ đường vòng, nhưng tấm bảng "ngược chiều" gắn sau đít toa cuối cùng cứ lắc lư, lắc lư mãi trong mắt tôi đến tận bây giờ... Tôi đã không giữ được em và có lẽ mãi mãi chẳng bao giờ giữ được. Em như là một cái gì đó, có thể là sương, là khói, là một bức tranh, là ảo ảnh nhưng luôn hiện hữu và đặc biệt, trái tim em đã có lúc đập cùng với trái tim tôi một nhịp...


Còn sáu tháng nữa thôi là em đã thành một hoạ sĩ thực thụ và tấm bằng cử nhân Mỹ thuật không còn là mơ ước của em nữa. Nhưng tại vì sao... tại sao..!... Từ lâu tôi đã quên đi những dấu hỏi ở trong đời, lúc này đây, với địa vị là một giảng viên dạy đại học, dù chưa là "phờ tờ sờ"hay "tờ sờ giê et"như một số người khác thì tôi đã có một vị trí đáng để tự hào. Chỉ đợi em tốt nghiệp xong là chúng tôi sẽ thành một gia đình có cùng nghề nghiệp... Vậy mà..!


***


Em vốn là một cô bé ngờ nghệch từ quê ra, bằng những nét vẽ ngây ngô nhưng đầy cá tính sáng tạo rất hồn nhiên, em đã trở thành một sinh viên trung cấp Mỹ thuật mà chẳng mấy khó khăn gì. Khi em mới vào trường thì tôi đã học đến năm thứ ba Đại học. Học xong trung cấp, với niềm đam mê, em lại thi tiếp vào Đại học. Còn tôi sau khi học xong thì được trường giữ lại làm giảng viên, quả là may mắn. Phải chăng vì những thuận lợi và may mắn ấy đã dần làm tôi quên đi những dấu hỏi ở trong đầu rồi chăng!


Quả thật, tôi lớn lên chỉ biết học và học. Mọi việc cứ như là được sắp đặt từ trước. Những nhu cầu về sách vở, quần áo, ăn uống sinh hoạt, rồi khi vào Đại học, cần xe có xe, cần vật tư màu vẽ là có vật tư màu vẽ, tất tật mọi thứ tôi điều được đáp ứng một cách đầy đủ.


Bởi tôi là niềm tự hào cuả gia đình và của cả dòng họ chứ có phải củ khoai củ ráy gì đâu. Nhưng dù sao bản thân tôi cũng vẫn phải nỗ lực hết sức mình mới có được vị trí như ngày hôm nay. Không phải như một vài đứa bạn khác cũng có điều kiện như tôi, ăn rồi chỉ lo làm dáng cho giống "hoạ sĩ"!


Thực lòng tôi chưa bao giờ bằng lòng với chính mình và cả với những gì mình đang có. Đã học Nghệ thuật ai mà chẳng có những tham vọng chính đáng, làm cái gì lại chẳng mong có ngày thành công. Tôi yêu em cũng vậy, cũng mong có ngày em vĩnh viễn là của tôi, của riêng tôi như là một điều tất yếu.


Đã có lần em nói: "Nghệ sĩ là những con người ích kỷ nhất trong những người ích kỷ". Giờ đây khi em đã ra đi một cách quyết đoán, tôi ngẫm lại: Hình như là em Đúng! Có danh nhân đã nói: "Tôi tư duy và tôi tồn tại! " Nhưng với tôi, khi tôi đang tư duy là lúc tôi đang mất em, và chỉ khi còn lại tôi tư duy là khi chỉ còn tôi tồn tại với chính tôi một cách cô độc mà thôi.


Con người ta thường hay nghĩ, nhưng nghĩ nhiều quá đâm ra lẩn thẩn. Em cũng thế, tôi cũng thế và cả lão nữa cũng thế! Tôi yêu em ai cũng biết, cả trường Mỹ thuật đều biết. Gia đình tôi, gia đình em cũng biết và cả lão nữa, cũng biết! Thế mà giờ đây em về đâu tôi cũng không biết. Lão thì đã..., chỉ còn tôi ngồi đây đối diện với tấm "toan" trắng khổ rộng 1, 2mx1, 2m mà tôi cảm giác như là cả một vũ trụ bao la bất tận. Hơn thế nữa đó còn là một "pháp trường trắng" để tôi đối diện với thực tại...


Một quầng khói thuốc toả ra lấp đầy tấm "toan" trắng trước mặt tôi. Dường như có một lực nào đó hút quầng khói thuốc ấy vào thật sâu, thật sâu trong tấm "toan" nén một chút rồi nhả ra một cô bé mảnh mai như một cánh hoa Phượng, ánh mắt em thật ngỡ ngàng:


- Anh nói vậy thật hay đùa đấy!


- Đùa là thế nào. Anh muốn em phải nghiêm túc!


- Thì em vẫn nghiêm túc đấy thôi!


- Cả trường người ta đồn ầm lên rồi kia kìa!


- Anh tin vào lời đồn ấy à...


- Lời đồn là lời đồn. Nhưng sáng qua tôi thấy lão từ phòng cô ra rất sớm. Việc ấy là sao...


- Là sao, anh nghĩ gì mà ghê vậy. Em thì cho là rất bình thường.


- Bình thường! Trời ơi, tôi thật không ngờ!


... Một quầng khói thuốc nữa lại loang ra. Tấm " toan" trắng lại hút tất cả vào trong nó, cả em và cả những lời nói vừa rồi...


Tôi lặng buồn, ném điếu thuốc vào góc nhà và đứng dậy đi pha bình trà. Chợt nhìn ra cửa sổ, tôi giật mình, một cái gì giống bàn tay của ai đó đang chìa vào phòng tôi qua song cửa sổ. Định thần nhìn lại, thì ra đó chỉ là một cành cây hoa Quỳnh ngày nào tôi và em trồng để ghi nhớ ngày chúng tôi mới yêu nhau.


Chẳng hiểu sao lúc này hay vì cơn cớ gì, gió lại đẩy một nhánh của nó vào cửa sổ phòng tôi như vẫy gọi, như mời mọc tôi cuốn vào trong thời gian của nó, thời gian của ngày hôm qua. Trong cuộc sống, ngày hôm qua và ngày mai đều đẹp như nhau cả. Ngày hôm qua đẹp vì nó là cụ thể, còn ngày mai đẹp vì nó rất trừu tượng. Chỉ có ngày hôm nay là không đẹp vì nó đang phải chuyển động, phải dằn vặt, phải suy tư để dành tất cả cho ngày hôm qua và để cho cả ngày mai nữa...


***


Tôi, Em và Lão


Chiu... chiu... chiu, chiu... chiu... chiu! Tiếng một con chim Tử quy đêm bỗng cất lên nghe thật hoang vắng. Từ đâu đó rất xa, một con khác cất tiếng đáp vọng lại, nhưng những tiếng cuối, giọng của nó nghe như bị đuối đi thê thiết. Ngừng một lúc rất lâu chúng mới kêu lên lại cũng với chất giọng vẫn như thế.


Tiếng chim đêm làm tôi chợt nhớ đến con khướu em đem từ quê ra tặng tôi dạo nào. Nó vẫn còn đây, trong chiếc lồng khá đẹp mà tôi mua tận Đà Lạt đem về cho nó. Đã mấy bữa nay tôi quên hẳn nó bởi bao chuyện dồn dập trong đầu.


Tôi vội vã đứng dậy để đi làm bổn phận của một ông chủ, bỏ cho nó một chút thức ăn, một cốc nước uống. Nó ngơ ngác nhìn tôi, tôi huýt gió, nó nhảy lên nhảy xuống rồi lại đứng nhìn tôi ngơ ngác. Chắc nó chẳng hiểu được vì sao đang đêm ông chủ lại thức nó dậy, cho nó ăn và chào mời nó hót...


Tôi đã chẳng giữ được em, tưởng còn lão, nhưng mà giờ đây lão đã ra đi đột ngột làm tôi chơi vơi như tiếng những con chim Tử quy kia vừa rơi vào trong đêm thanh vắng.


Vâng, lão là một người bạn vong niên của tôi. Một nhà thơ, đúng hơn là một thi sĩ lang thang. Lão có nhà mà như không có nhà, có vợ mà như không có vợ, có bạn bè mà như không có bạn bè và lão sống mà như không sống.


Tôi nói vậy chẳng phải là ngoa ngôn bởi vì lão là như vậy, lúc nào cũng bềnh bồng trong men rượu! Sợi dây neo duy nhất của lão với cuộc đời này là tấm thẻ hội viên Hội văn học nghệ thuật của tỉnh nhà. Nhưng mà lão không ra đi đột ngột thì tấm thẻ đó cũng bị tước nốt bởi vì cách sống của lão.


Tôi quen với lão từ cái hồi tôi mới vào năm thứ nhất Đại Học cho tới bây giờ. Khi ấy lão đang làm người mẫu cho chúng tôi học vẽ. Nhưng rồi vì rượu nên lão mới bị "truất quyền thi đấu". Lúc tôi chưa biết gì về nghệ thuật thì lão đã có thơ đăng khắp các báo chí trên cả nước. Phải nói rằng thơ của lão rất hay, nhất là những bài viết theo thể lục bát. Tôi không biết gì về thơ nên không dám bàn về thơ của lão. Chỉ biết rằng, vì thơ nên vợ lão bỏ lão, vì thơ nên lão phải lang thang để sống, bởi mấy ai kiếm sống được bằng thơ.


Chỉ có rượu là chung thuỷ và không bao giờ bỏ lão mà thôi. Hồi lão còn làm người mẫu trong trường, mỗi lần có nhuận bút về một bài thơ nào đó là thế nào lũ chúng tôi cũng được lão khao cho một chầu luý tuý.


Khi đó bọn chúng tôi đâu có biết uống rượu, chỉ cần nhuận bút một bài thơ của lão thôi cũng đã đủ xô ngã mấy thằng sinh viên bọn tôi. Lão thân với tôi vì tôi đã ký hoạ lão một bức chân dung thật ấn tượng. Lão thích lắm, mặc dù trong bức chân dung ấy tôi chỉ vẽ lão có một con mắt. Thấy lão nâng niu bức ký hoạ như một bảo vật làm tôi cũng lấy làm hãnh diện.


Kể ra thì cuộc sống của lão cũng khá bầm dập. Nhưng với lão, lão cho là bình thường và còn vui vì được sống như thế. Từ khi vợ lão bỏ lão, lão lang thang khắp chốn, bạ đâu tạt đấy. Bạn bè lão tuy rất nhiều nhưng chẳng mấy ai cưu mang lão mãi được.


Đôi ngày, vài bữa rồi cái gì đến cũng đều mang tính tất yếu của nó. Không làm người mẫu lão mất hẳn phương tiện để sinh sống. Tuy sức dài vai rộng nhưng không có nghề ngỗng gì thì làm sao để mà kiếm ra tiền được. Đó cũng là hậu quả của cái danh xưng mà lão mang trên người lão, ai dám thuê một Nhà thơ đi làm một công việc phổ thông nào đó!


Vậy là lão cứ phải lang thang, làm được một bài thơ là lão gởi đi bốn năm toà soạn báo chí. Mà có phải bài nào cũng được đăng và tác giả nào cũng được đăng mãi. Ăn uống thất thường, sức khoẻ lão ngày càng xuống cấp.


Cuối cùng lão cũng tìm ra được một giải pháp là gặp ai quen lão liền chặn lại, chào hỏi xong là xin vài ngàn, xin mãi cũng thành quen, lão không còn thấy ngại ngùng gì nữa. Lâu rồi thì người quen lão cũng chán lão. Chính bọn tôi đôi lúc cũng mệt vì sự quấy rầy đó của lão.


Phố phường chán lão thì lão lại đi đâu đó hoặc lên chùa một thời gian. Nhờ có thơ các nhà sư trên chùa cũng quý lão, thậm chí còn động viên lão ở lại chùa, xuống tóc vừa đi tu vừa làm thơ chẳng vướng bận gì với mấy miếng ăn hớp uống, đỡ nhọc cho cái thân. Vậy mà chỉ được vài ba ngày là lão lại lò dò đi về phố.


Dường như phố phường mới là nơi chốn đi về náu thân của lão. Chỉ có ở đó lão mới được hít thở hơi thở của lão, được ăn những gì người ta cho và được "hót" lên những lời thơ của lão. Bởi lão nghiện đọc thơ giống như nghiện rượu.


Tôi có cảm tưỡng lão không được đọc thơ là lão sẽ chết, ở lão được làm thơ và đọc thơ như là niềm hạnh phúc duy nhất của lão. (Chắc còn thêm cả rượu nữa!). Ở trên chùa có lẽ không có ai chịu nghe thơ của lão nên lão mới phải về phố, (e có khi vì thiếu rượu).


Phải chăng chỉ trong môi trường quen thuộc con người ta mới được là mình, cho dù môi trường ấy chỉ như là một chiếc lồng. Vì xét cho cùng trái đất này cũng chỉ như là chiếc lồng vĩ đại nhưng lại quá chật hẹp đối với một con người có tâm hồn bồng bềnh bay bổng như lão. Có một chuyện kể ra chẳng biết là nên vui hay nên buồn.


Trong một đêm sau khi đã lang thang khắp phố đọc thơ chỗ này chỗ khác rất nhiều rồi mà dường như lão vẫn thấy chưa đã cơn "nghiện". Lão đến một cây cầu sắt bắc qua một con sông đào, nhìn lên thấy trời mây mênh mông quá, lão liền cất tiếng đọc thơ một cách thật hào sảng. Cứ như vậy lão đọc to lên những bài thơ lão viết về cuộc đời và thân phận của lão. Bất chấp trên trời dưới nước có ai nghe được hay không lão không cần biết.


Nhưng xui cho lão, đêm đó có mấy tay vạn đò neo thuyền dưới gầm cầu để nhậu nhẹt mà lão không hề biết. Bị lão quấy rầy, mấy tay vạn đò đó đã mò lên cầu túm lấy lão, dần cho lão một trận bầm tím hết cả người. Thế mới biết, không phải lúc nào thơ cũng có thể cứu rỗi được tâm hồn con người như mấy tay vạn đò đó....


Thực ra lão cũng có một gia đình đầy đủ tất cả. Một gia đình là dân nghèo thành thị đông con, chỉ mình lão được ưu tiên học hành nên mới có một chút học vấn. Chính vì thế, trong gia đình, những bài thơ của lão chỉ là một trò giải trí vô bổ.


Để khỏi phải mang tiếng là ăn bám nên lão mới phải lang thang, cho dù trong gia đình chẵng ai đuổi lão. Vì lão lang thang, đôi khi trong bụng chẳng có một hột cơm, vậy mà ai đó mời ly rượu là lão uống liền, uống vào là say và có thể lăn ra bất cứ đâu để ngủ cũng được. Vì thế cho nên áo quần của lão lúc nào cũng bê bết xộc xệch.


Có một lần lão đến phòng tôi chơi, gặp lúc chúng tôi đang liên hoan nhân dịp năm cuối, chúng tôi mời lão vào trong chiếu để cùng uống cho vui. Khi lão cởi đôi dày rách của lão ra thì... ôi thôi!... Bọn tôi ngại lão không dám nói. Đến lúc có đứa chịu không nổi vừa bịt mũi vừa uống rượu, khi đó lão mới phát hiện. Lão tự giác xin phép ra ngoài, đến lúc lão trở vào, bọn tôi nghe sột soạt nhìn ra thì thấy hai chân lão đã được bọc trong hai bì nilông to đùng trông rất khủng bố...


Ở đời là vậy, sướng khổ cũng thành quen, khổ quá thì sẽ không còn thấy khổ nữa, sướng rồi thì lại muốn sướng nữa để mà sướng hơn. Có người bảo, lão ăn một quả trứng gà là no được bốn ngày, ăn hai quả là nhịn được một tuần. Chẳng biết có đúng vậy không mà tôi chưa bao giờ thấy lão ăn một bữa nào cho ra ăn cả.


Chơi với lão ngần ấy năm, gặp nhau chỉ vài ba cốc rượu, năm bảy điếu thuốc, có gọi mồi ra thì lão cũng chẳng nhắm. Có lẽ mồi của lão là thơ, vì mỗi lúc như thế lão cứ đọc thơ ầm cả lên, ai nghe hay không nghe lão cũng mặc.


Sau rồi bọn tôi phải đặt ra một điều luật để ngăn chặn, cứ người nào có nhu cầu đọc thơ thì phải bỏ ra một đĩa mồi mới được đọc. Cũng vì cái luật ấy mà có lần thấy chúng tôi đang nhậu ở bãi cỏ trước sân trường, lão lò dò đi đến, tay xách ba túi nilông nhỏ bỏ vào giữa rồi ngồi xuống ngang nhiên đọc luôn ba bài thơ, uống luôn một lúc ba cốc rượu rồi bỏ đi.


Lão đi rồi chúng tôi mới mở ba gói nilông ra xem, thì vẫn đúng, mỗi gói đựng một dúm cái món hến xào, có lẽ lão mua ở quán nào đó với giá hai ngàn rồi chia nhỏ ra, tính thành ba đĩa bằng bàn tay...!


Mà thực ra cũng rất nhiều người thích thơ của lão, bởi những bài thơ ấy nó có cái gì đó rất là đời thường dể cảm nhận. Nhưng cũng thật lạ cho người ta, thích thơ đấy, thế mà cứ thấy lão là hay đuổi khéo lão như né tránh xua đuổi một thứ tà ma hắc ám nào đó. Cũng phải thôi, thơ hay mà người bẩn có ai mà chịu được!...


***


... Chợt nhiên con khướu của tôi lại cất tiếng kêu "khè... khè" như ai đó đang cười làm tôi giật nảy cả người. Tôi quay sang nhìn con khướu, rồi tự cười mình, một nụ cười buồn. Dẫu là ở giữa lòng phố, hàng ngày con khướu của tôi vẫn hót lên mỗi sớm mai như là một bổn phận. Và kỷ niệm của tôi cũng ngân lên mỗi ngày như thế. Công việc, bổn phận thường nhật...


Giờ đây khi em đã ra đi thì những điều đó trở thành tẻ nhạt. Đêm nay con khướu của tôi lại kêu lên những tiếng kêu thật lạ, không biết ngày mai nó có hót lên như thường khi tôi huýt gió mời nó!


Tôi tuy không đủ tài thẩm âm về phân biệt tiếng con khướu hót ở trên núi rừng khác với ở trong phố như thế nào, nhưng tôi cũng phải công bằng mà nói rằng con khướu của tôi nó hót rất hay, mỗi lần nó cất tiếng là cả dãy phố đều rung lên khiến mọi người đều phải ngắm nhìn nó một cách thích thú. Cũng vì giọng hót đó mà nó đã sập bẫy người em trai của em và trở thành tên tù binh kiêu hãnh của tôi.


Hồi đầu năm, niềm kiêu hãnh của tôi đã đem về cho tôi một tấm bằng khi nó đạt giải A trong hội thi chim của thành phố, một tấm bằng danh dự cho tôi nhưng không biết nó có hiểu được điều đó để mà tự hào hay không nữa.


Nhưng đã nói về nó không thể không nói thêm, đã rất nhiều lần trước khi đi dạy, tôi thả nó ra khỏi lồng cho nó tự do đến trưa, lúc trở về tôi đã thấy nó líu lo ở trong lồng, quả là một con chim quý. Thế mà khi tôi khoe với em về điều đó thì em lại bĩu môi và khẳng định: "Một ngày nào đó nó sẽ bay đi. Nếu không bay đi thì nó sẽ chết! "...


Chết! Khủng khiếp quá, một dự cảm! Con khướu còn kia, em đã bay đi và lão...! Mới quên cho con khướu ăn vài bữa mà nó đã "khè khè" vào mặt tôi, huống chi...! Phải chăng tôi đã quá nhẫn tâm đối với em, với lão và cả với chính tôi...! Tôi đã không vượt qua được mình, tôi đã là nghệ sĩ kiểu như em nói rồi ư...!...


... Một quầng khói thuốc nữa vừa được thả ra, tấm "toan" trước mặt tôi lại hút quầng khói ấy vào gương mặt em... Bây giờ em lại hiện ra như một đoá hoa Quỳnh. Một đoá hoa có cái cuống thật bậm, trông rất cứng cỏi nhưng không kém vẻ nhu mì bởi những cánh hoa mỏng manh của nó. Em nhìn tôi run run:


- Anh có nhà, em cũng có một căn phòng để trọ, còn anh ấy có gì ngoài thơ và hè phố!


- Nhưng đấy là lão muốn thế. Thảo nào mấy bữa nay báo nào cũng đăng thơ của lão tặng cô, thật không thế tưởng tượng nổi cô nữa!


- Anh... anh... anh không thấy từ bữa đó đến giờ anh ấy sạch sẽ hẳn lên à!


- Anh...! Anh...! Tôi không thấy!...


***


Tôi, Em và Lão


Vâng, tôi đã không thấy bởi tôi nhìn lão đã quen mắt từ trước em. Tôi không thấy vì tôi là một giảng viên dạy đại học... Tôi không thấy vì tôi đang.... yêu em!... Hay, tại vì... vì tôi đang bị định kiến gì với lão chăng!...


Đã có lần tôi nói rõ với em: " Thơ chỉ là thơ, là mộng mơ mộng mị mà thôi, không thể đồng nghĩa với thực tại được. Em có thấy gương của ông Lê - Vi - Tan hoạ sĩ người Nga không.


Chỉ vì một cô gái còn bé dại đã ngỏ lời yêu ông ta, một ông già, mà ông ta đã tự lấy súng bắn vào đầu để tự sát. Đúng là thiếu nữ chỉ hay ngộ nhận về thơ nên dễ mủi lòng vì thơ!". Nghe tôi nói xong em lại bĩu môi và nói " Thiếu nữ như em chỉ mủi lòng vì... Vì ba chấm...!"


Cho nên bây giờ " ba chấm" ấy của em vẫn còn thách thức tôi, đúng ra là đang hành hạ và dày vò tôi một cách thậm vô lý, để rồi mỗi khi tôi nhắm mắt lại, ba chấm ấy như ba con mắt thô lố nhìn tôi một cách vô cảm.


Và, cho dù tôi có điền vào đó câu gì, từ gì thì em cũng đã bay đi và... Trong đời sống, có những lúc ta tưởng như là ta đã sáng suốt bởi vì cái vị trí ta đang đứng, nhưng chính lúc đó lại là lúc ta dễ bị ngộ nhận về ta nhất.


Tôi nhớ có lần tôi với lão trò chuyện suốt một đêm khi lão đã không còn có rượu trong người, chỉ có trà và vài ba chiếc bánh ngọt tôi đem ra mời lão. Hết chuyện về thơ, về hội hoạ, về lẽ sống tôi mới hỏi lão về chuyện riêng tư của lão và cả những chuyện về đàn ông với nhau, nhưng lão chỉ cười hề hề rồi nói lảng sang chuyện khác.


Biết lão không muốn nói tôi cũng chẳng tra vặn gì thêm. Đến khi chuẩn bị ra về, lão mới buông ra một câu lòng thòng mang đầy hàm ý và có vẻ triết lí: "Nguyên tắc chung, cái cây đơm hoa kết trái nuôi hạt là để duy trì nòi giống, nhưng... nhưng riêng cây Quỳnh thì không làm như vậy. Hoa Quỳnh nở chỉ để mà nở vậy mà thôi, ông biết không, nếu khoe đẹp thì mắc chi nó lại nở về đêm.


Nhưng... nhưng dù chỉ là trong khoảnh khắc nó cũng ghi được dấu ấn của nó vào trong không gian này bằng mùi hương tuyệt vời của nó. Chứng tỏ là Quỳnh rất khôn. Ông công nhận không, nở ban ngày với bao sự hỗn tạp làm sao nó chứng tỏ được mình! "


Nghe lão nói xong, trong tôi lại dội lên một sự liên tưởng khác và từ sự liên tưởng đó đẩy tôi đến vực thẳm của trí tuệ để chôn đi mối tình của mình. Ở đó tôi đã thấy em không còn là của tôi nữa và một sự thật khác cứ trắng phớ ra đến lạnh người mà không còn nghi ngờ gì nữa.


Chỉ nghĩ đến đó thôi tôi đã không còn là tôi nữa. Mà cho dù tôi là ai đi chăng nữa thì khi lòng ích kỷ đã trào lên nó sẽ là đám mây phủ mờ trí não khiến cho con người ta không còn nhận thức đúng sai phải trái gì nữa. Dẫu tôi có là một trí thức hay là cái ông gì đi nữa thì cũng chỉ là vậy thôi...


Bây giờ nhìn lại tôi vẫn không thể biết được ai đã bị ngộ nhận. Em ngộ nhận về






Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Cả nhà đáng yêu….

Cả nhà đáng yêu….  Một hôm Hứa Chử đi qua doanh tr...

Truyện Cười

21:09 - 26/12/2015

Những mẩu chuyện nhỏ về mẹ

Những mẩu chuyện nhỏ về mẹChỉ muốn nói với mẹ rằng: Đi khắp thế gian không a...

Truyện Ngắn

03:56 - 23/12/2015

Tha thứ

Tha thứNếu tha thứ được thì hãy tha thứ đúng không bà.......

Truyện Ngắn

05:42 - 23/12/2015

Bài hát mẹ vova ru em ngủ

Bài hát mẹ vova ru em ngủ Cô giáo ra bài tập cho học sinh:...

Truyện Cười

22:14 - 26/12/2015

Đọc truyện ma- Chúng đớp đấy

Đọc truyện ma- Chúng đớp đấy Không có lối nào khác, chỉ còn cách leo lên vách...

Truyện Ma

10:17 - 10/01/2016