XtGem Forum catalog

Đọc ma truyện- Miếu ba cô

lòng trở về. Hạnh mừng thầm, cô tự hứa với lòng: “Giá nào mình cũng gặp lại Phú…” Từ hôm ở bệnh viện trở về, Vân Hạnh gần như sống biệt lập trong phòng riêng của mình. Cô không xuất hiện trong các bữa cơm gia đình, cũng không ra ngoài mỗi khi có mặt cha mẹ ở nhà. Người trước kia thường đi ra ngoài hoặc chuyện trò, vui chơi cùng cô là Như Lan. Kể từ lúc xảy ra chuyện thì hầu như Vân Hạnh cũng không muốn gần. Hai chị em trước ngủ chung phòng, nhưng từ lúc trở về nhà thì chính Hạnh đã mang đồ đạc cá nhân sang căn phòng trống bên cạnh để ở hẳn. Tuấn cũng đi khỏi nhà, trong số anh chị em chỉ duy có Vân Hạnh là đồng cảm với anh mình, vậy mà từ lúc ra đi Tuấn cũng không hề liên lạc gì. Giữa Hạnh và Thu Hà từ lúc đó cũng thân tình hơn, thương yêu nhau hơn. Có lẽ mối cảm thông này bắt nguồn từ sự đồng cảnh ngộ ngang trái như nhau. Phần ông Nguyễn Đình thì có lẽ sợ làm căng hơn nữa thì con gái sẽ tự tử lần nữa, nên họ không còn kiểm soát quá chặt như trước. Họ để Hạnh sống tự do theo ý cô và dành hẳn chiếc xe hơi mới mua cho Hạnh muốn lái đi đâu tùy thích. Một phần có lẽ cũng do ông bà đã quá tự tin khi nghĩ đã cắt đứt sự liên lạc giữa Hạnh và thư ký Phú. Phần nữa họ cũng muốn Vân Hạnh được dịp giao du với bạn bè khác, nhất là trong giới thượng lưu để cô có cơ duyên gặp được ai đó, quên hẳn mối tình trái ngang kia đi. Vân Hạnh hầu như chẳng bữa vào về trước bảy giờ tối. Có hôm Như Lan muốn làm lành với em gái, đã đề nghị được đi chung xe ra chợ mua đồ, nhưng Hạnh đã thẳng thừng từ chối: – Khi nào chị đi tìm được Phú về đây thì chị em mới còn có nghĩa là chị em. Còn không… Như Lan biết lỗi mình, cũng chính vì cô đã mét mọi chuyện về mối quan hệ giữa Vân Hạnh và Phú lại còn thêm mắm dặm muối để cha mẹ làm quyết liệt chuyện chia cắt tình yêu của họ. Một mình lái xe đi hết nơi này đến chỗ nọ, giao du với đủ thứ bạn bè. Tuy nhiên không như mong đợi của ông bà Nguyễn Đình, hầu hết người Vân Hạnh kết giao không một ai trong giới giàu có. Trong số bạn học cũ mới. Hạnh chỉ toàn lựa những người trong giới bình dân, lao động để kết giao. Và chiều thứ bảy hôm đó cuộc hẹn của Vân Hạnh không phải với bạn trai, mà là với hai cô gái: Một người học chung trường với Hạnh, dưới cô một lớp từ năm tiểu học và một người nữa là Thu Hà. Sau khi nằm bệnh viện ba ngày, Thu Hà xuất hiện và nghỉ hẳn việc dạy kèm tại nhà Hạnh, nhưng mối liên hệ giữa họ lại trở nên thắm thiết hơn. Do đó khi nhận được lời rủ của Hạnh, hẹn gặp tại một quán vùng ngoại ô thì Thu Hà đã nhận lời ngay. Tuấn biết chuyện đòi cùng đi nhưng Hà cương quyết không cho: – Chuyện con gái với nhau, đàn ông đi làm gì? Vân Hạnh, Thu Hà đến nơi trước. Về người khách thứ ba. Thu Hà cứ thắc mắc mãi: – Ai vậy Hạnh? Vân Hạnh ra vẻ bí mật: – Cũng không lạ, nhưng để gặp sẽ biết. Khi người đó tới thì Thu Hà ngạc nhiên vô cùng, reo lên: – Thiên Hương! Thiên Hương nhỏ hơn hai người một tuổi, học dưới một lớp ở tiểu học cho đến khi Hương chuyển lên Đà Lạt học trường Dòng. Tuy ít gần, nhưng do thân nhau từ nhỏ nên lúc nào gặp lại nhau họ mừng hơn là chị em ruột. Cuộc hội ngộ thật bất ngờ, chính Thiên Hương phải lên tiếng: – Em cứ tưởng chị Vân Hạnh rủ đến gặp ai, không ngờ là chị. Sao, chị Hà đã ra trường chưa? Siết chặt tay cô bạn nhỏ. Hà mắng yêu: – Xa mặt cách lòng nên quên hết rồi. Mình hơn cậu một lớp, mà năm nay cậu đệ tam phải không? Vân Hạnh chen vào: – Mới lớp đệ tứ thôi. Bỏ học từ đầu năm thì làm sao lên đệ tam được. Thu Hà ngạc nhiên: – Ủa, sao bỏ học? Nghe cậu học ở Đà Lạt mà. Vô tình bị chạm vào nỗi đau, Thiên Hương sẽ không vui nhưng Vân Hạnh vẫn kể lại sơ lược chuyện Hương và Thái bị gia đình ngăn trở. Và cuối cùng cô nói một câu mà cả ba đều nhìn nhau: – Ba đứa con gái bị chính cha mẹ mình cướp mất tình yêu! Trong nỗi cảm thông sâu sắc họ cùng siết chặt tay nhau và nước mắt cùng tuôn trào. Hồi lâu Hạnh mới nói: – Hương sống ra sao bấy lâu nay? Cười héo hắt. Hương đáp chán chường: – Mình chỉ còn biết vẫn đi tìm Thái trong vô vọng. Hạnh nhẹ lắc đầu: – Mình đâu hơn gì bồ. Cha mẹ mình còn ác hơn, họ dùng tiền bạc và cả thủ đoạn nữa, đày Phú đi biệt tăm. Giọng Thiên Hương càng buồn hơn: – Thái bị ba má mình làm nhục nên bỏ học trở về Đà Lạt. Mình lên đó tìm, nhưng chẳng ai biết Thái đi đâu, cả năm nay không liên lạc về. Hỏi đến chuyện của Thu Hà thì chính Vân Hạnh lại kể rõ hơn: – Anh mình đã bỏ nhà đi từ cả tháng nay đến Hà cũng không biết tin. Hôm qua mình nghe trong nhà nói ba má mình đã hoàn tất thủ tục để anh ấy đi du học ở Pháp. Một kiểu chia cắt tình cảm của anh Tuấn và Hà. Mình phản đối, nhưng hiện tại mình còn nghĩa lý gì với gia đình nữa… Bữa tiệc hội ngộ giữa ba người bạn gái đã biến thành tiệc nước mắt. Ai kể lại chuyện mình cũng bằng sự chán chường. Sầu thảm và cuối cùng là khóc. Thiên Hương có vẻ bi thảm hơn, cô tỏ ra hối tiếc: – Chính mình đã hại Thái. Anh ấy nhà tuy nghèo nhưng ham học và học giỏi, nếu không yêu mình thì chỉ mấy năm nữa anh ấy tốt nghiệp, tương lai rạng rỡ trước mắt. Hạnh cũng chẳng hơn gì: – Phú đang yên ổn với đồng lương khiêm tốn, nhưng như thế cũng đủ để anh ấy sẽ học tiếp trong vài năm tới. Gia đình anh ấy ở tỉnh xa chỉ trong cậy vào mình anh ấy thôi. Thu Hà từ đầu chỉ lẳng Iặng nghe và thở dài. Hạnh phải lay vai: – Hà có ý kiến gì đi chứ… Thu Hà khóc. Với cô, cú sốc vừa rồi là quá nặng. Vừa mất người yêu vừa bị ông bà Nguyễn Đình đến tận nhà xỉ vả làm nhục, đến nỗi giờ đây mỗi khi ra khỏi nhà cô không dám ngẩng nhìn mọi người. – Hay là thế này… Vân Hạnh đề xuất: – Bọn mình đi Đà Lạt. Thiên Hương ngạc nhên: – Lên đó làm gì? Thu Hà cũng nói: – Mình bây giờ chán mọi thứ, chẳng thiết đi đâu. Giọng Hạnh trở nên nghiêm túc: – Mấy người có nhớ trên đường đi Đà Lạt, qua đèo Bảo Lộc có mấy ngôi chùa nhỏ vắng vẻ? Như hiểu được ý Hạnh, Thiên Hương reo lên: – Đi tu! Hạnh xiết tay bạn: – Bồ dám không? – Có gì đâu mà không dám. Đi tu là bỏ lại trần gian những phiền lụy, sân si. Mình cũng đã từng nghĩ… Vân Hạnh nói như một người đang thuyết giảng giáo lý: – Chỉ có chốn ấy mới làm ình thanh thản. Mình sẽ quên được bên kệ kinh. Mình sẽ… Thu Hà chợt hỏi: – Nhưng ai ình vào đó tu? Mình nhớ nơi đó chỉ có mấy cái am cỡ rất nhỏ, không phải chùa… Thiên Hương tỏ ra rành rẽ: – Đúng là không có chùa Iớn. Nhưng cần gì, miễn là có chỗ để mình ở cùng nhau. Mình chỉ cần ở cùng nhau, không cần tu cũng được. Vân Hạnh tính chi li hơn: – Ba đứa con gái mà ở chỗ vắng vẻ đó thì khó yên. Chỉ có trong lốt nâu sồng thì mới ổn. Mình nghĩ, am hay cốc vắng, bỏ hoang càng tốt. Quan trọng là mấy bồ có dám không đã? Trong một phút bốc đồng cả ba cùng ôm chặt lấy nhau, giọng quyết tâm: – Không hối tiếc gì cả! Vân Hạnh vạch chi tiết: – Sẵn mình có xe, chính mình sẽ lái và bọn mình cùng đi ngay sáng mai. Lên tới đó mình sẽ cho xe xuống vực, còn bọn mình thì leo lên chỗ cái am cũ trên núi. – Đồng ý chưa? Cả ba đồng thanh: – Cùng nhau! Thật đúng giờ. Lúc bảy giờ sáng, cả ba đã gặp nhau ở một góc đường. Mỗi người chỉ mang theo một túi quần áo như một cuộc du lịch ngắn ngày. Vân Hạnh chu đáo hơn, cô bảo: – Phải mua theo gạo, muối, tương chao và nhiều lương khô. Mình sẽ tự lực khá lâu chứ chẳng có ai giúp đỡ đâu. Họ khởi hành lúc tám giờ. Hạnh lái xe rất giỏi, lại là xe nhà quen tay lái nên hơn năm giờ sau cả bọn đã lên tới chân đèo Bảo Lộc. Đường vắng nhưng leo dốc khá nguy hiểm, nên Hạnh cho xe chạy thật cẩn thận. Một phần là phải để mắt tìm địa điểm cái am cũ trên triền núi. Vừa trông thấy, Thiên Hương đã reo lên: – Ở trên kia kìa! Cả ba xuống xe và cùng sóng bước leo dốc lên am như những tín đồ đi tìm đất thiêng để thăm viếng. Phải mất hơn mười phút họ mới lên tới nơi. Đó là một am cũ, được xây bằng gạch, nhưng có lẽ từ lâu lắm rồi không có người ở hoặc lui tới nên khắp nơi nhện giăng, bụi bám đầy. Thiên Hương hơi đăm chiêu khi nghĩ đến những ngày phải sống ở một nơi như thế này… Tuy nhiên Vân Hạnh thì lại hài lòng, cô nắm tay hai bạn siết chặt, như để động viên họ: – Nơi này là tốt rồi. Vừa gần đường lộ nhưng lại tránh được sự tò mò của người đời. Mình chịu ở đây. Cho dù mai mốt các bồ có ai đó bỏ cuộc giữa chừng thì mình cũng quyết ở lại một mình. Cả Hương và Thu Hà đều nêu quyết tâm: – Tụi này theo Hạnh đến cùng. Chúng ta không còn gì để mà luyến thế nữa… Hạnh giục: – Vậy thì chúng ta mau xuống xe đem đồ đạc lên đây rồi mình còn tìm cách đẩy xe xuống vực nữa. Cả ba lại theo nhau trở xuống. Thiên Hương gợi ý: – Thu Hà mang đồ lên cùng với mình, để Hạnh lo vụ cái xe. Hai người hì hục đem ba va li đồ cùng với mấy thứ như gạo, muối, lương khô và nồi niêu soong chảo lên am. Xong Hương bảo: – Hà ở trên này lo quét dọn sơ cho có chỗ để đồ, còn mình trở xuống giúp Hạnh. Trong khi đó thì Hạnh đã nổ máy cho xe ra sát mép vực. Dù chả quen việc này, nhưng cô nghĩ chỉ cần vô số, rồi mở cửa bước xuống, sau đó đưa tay đẩy xe tới một chút là chiếc xe sẽ lao xuống vực sâu. Như thế là hết, cắt đứt mọi liên hệ với gia đình, với quá khứ… Và cô làm đúng như thế. Nhưng oan nghiệt thay, khi Hạnh cố sức đẩy cánh cửa xe đang mở tới trước, chiếc xe chuyển động và lao nhanh hơn dự đoán của cô. Cùng lúc một chân Hạnh bị vấp cục đá ngã chúi về trước, tay cô vướng vào tay nắm cửa chiếc xe. Chiếc xe lôi theo cả Vân Hạnh! Thiên Hương vừa tới, cô chứng kiến toàn bộ cảnh rùng rợn vừa rồi với sự hoảng hốt tột cùng, cô há to mồm kêu thét lên: – Hạnh! Rồi như một quán tính, hoặc do một động lực vô hình nào đó đã đẩy Hương về phía vực. Cô còn kịp nhìn thấy Hạnh văng ra chới với rồi mất hút dưới vực sâu thăm thẳm. Không còn tự chủ được nữa. Thiên Hương nhắm nghiền đôi mắt lại, người ngã trong tình trạng vô thức về phía vực sâu. Thu Hà đang ở trên am tự dưng cô nghe những âm thanh kỳ lạ, đã vội lao nhanh xuống. Vừa kịp nhìn thấy Thiên Hương rơi từ mép vực xuống. Đang chới với bên bờ vực. Thu Hà chỉ còn kịp kêu lên một tiếng thảng thốt, rồi như có ai đó từ phía sau đẩy tới. Toàn thân cô gái tội nghiệp đã rơi theo hai bạn của mình! Lúc đó trời vừa hoàng hôn. Trên đỉnh Bảo Lộc sương xuống nhiều và trời tối rất nhanh… Ngay đêm hôm đó khi đang ngon giấc bỗng bà Nguyễn Đình kêu to rồi ngồi bật dậy. Ông cũng dậy theo ngạc nhiên: – Bà sao vậy? Sờ tay chân, trán, mặt của vợ đẫm mồ hôi. Ông Nguyễn Đình lo lắng: – Bà gặp ác mộng? Người đàn bà thường khi rất đanh đá, giọng sắc lẻm, giờ bỗng òa lên khóc rất thảm hại. Ông Đình phải gắt lên: – Chuyện gì vậy? Lúc này bà mới ôm lấy ông, giọng run run: – Tôi thấy con Hạnh và hai đứa bạn nó nữa, trong đó có con Thu Hà bồ thằng Tuấn, đứa nào người cũng đầy máu, tóc tai rũ rượi. Nó đứng ở đây nè, nhìn tôi mà khóc chứ không nói gì hết… Ông Nguyễn Đình thở phào: – Tưởng gì, chứ còn ba cái chuyện mộng mị… Nhưng bà vẫn không ngưng khóc: – Vía tôi thấy rõ ràng lắm, con Vân Hạnh như muốn nói gì đó với tôi nhưng chưa kịp thì có ai đó kéo nó đi, nó biến mất. Tôi lo quá, làm sao đây ông? Bật đèn sáng lên, ông Nguyễn Đình gọi to: – Như Lan dậy đi sang ba hỏi! Như Lan còn ngái ngủ, vừa bước sang đã bị mẹ hỏi dồn: – Con Vân Hạnh đi đâu từ sáng đến giờ? Như người ở cõi trên. Như Lan lắc đầu: – Con làm sao biết được… Cả vợ chồng Nguyễn Đình đều chạy sang phòng riêng của Hạnh. Mở cửa ra chẳng thấy ai, chợt ông bước hẳn lại bàn phấn cầm lên một mẩu giấy nhỏ với những dòng chữ của Hạnh: “Thưa ba má. Con bất hiếu đã từ lâu làm ba má mất vui và lo lắng nhiều. Nay con quyết không làm phiền ba má nữa. Con sẽ chọn một nơi thật xa, một nơi không có những phiền toái của cuộc đời, để gởi thân nơi đó. Ba má đừng tìm con bởi con muốn như vậy! Xin ba má tha thứ cho con…” Ông buông thõng một câu: – Nó bỏ nhà đi rồi. Bà giật lấy lá thư, vừa đọc xong đã chết điếng: – Không xong rồi! Giấc mơ vừa rồi… Trong ngày đó chẳng hẹn mà cha mẹ của Thiên Hương và Thu Hà cũng đều chạy qua kể chuyện gần giống như giấc mơ của mẹ Vân Hạnh. Má Thiên Hương kể: – Nửa đêm tôi nghe tiếng con Thiên Hương kêu má ơi cứu con, khi tôi mở mắt ra nhìn thấy nó đứng kế bên con Hạnh với một đứa nữa, cả ba máu me đầy người như bị tai nạn xe cộ gì đó… Ông Nguyễn Đình lúc đó mới hoảng: – Chiếc xe! Chết rồi, con Hạnh lái xe đi… Ông gọi mấy tài xế trong nhà hỏi thì ai cũng đáp: – Đúng là sáng sớm này cô Tư có lái xe đi nhưng cũng tưởng như thường khi cô vẫn đi… Chị người làm trong nhà thuật lại: – Khi đi cô Hạnh có biểu tôi lấy ấy cái nồi, chảo và ít đồ nấu bếp, cả gạo nữa, tôi hỏi đi đâu thì cô nói đi chơi với mấy người bạn. Mà cũng lạ, từ nào giờ cô Hạnh có quen nấu nướng gì đâu? Bà Đình phụ họa: – Khi nấu cơm còn không biết vo gạo làm sao nữa thì đem theo nồi niêu để làm gì. Hay là nó đi xa lâu ngày? Ông Đình gắt: – Thì nó đã viết trong thư đó, nó đi luôn mà. – Nhưng đi đâu mới được, mà tại sao có cả Thu Hà nữa? Đó là sự lên tiếng của Tuấn. Từ cả tháng nay đây là lần đầu tiên anh trở về nhà. Thấy Tuấn, bà mẹ mừng quýnh: – Tuấn ơi, đi tìm tụi nó đi con! Tuấn kể: – Hồi nửa đêm con cũng thấy Thu Hà hiện về, mặt mày giập nát, máu me đầy người. Cô ấy không nói gì chỉ đứng khóc rồi sau đó biến đi… Chọn lựa mãi, cuối cùng ông Hồng Phát quyết định lấy vùng đất thung lũng dưới chân đèo Bảo Lộc để lập trang trại. Nhiều người hỏi mỉa mai ông: – Bộ hết chỗ sao ông lại chọn cái lòng chảo như chốn địa ngục này để lập ấp? Ông Hồng Phát nói riêng với từng người, không để ba cậu con trai nghe: – Mục đích của tôi là muốn ba thằng phá gia chi tử này sống cách ly với mọi người nên mới chọn nơi đây, chứ đâu phải không biết. Nhìn ba cậu con trai tuổi sung sức, nhưng xem ra cậu nào cũng yểu điệu như thục nữ, mấy người bạn ngán ngẩm: – Ba bảy hai mốt ngày là tụi nó bỏ trốn khỏi đây hết, lúc đó ông ở một mình với ma! Ông Hồng Phát cười gượng: – Đành phải thử xem sao, chứ hồi năm ngoái tôi đưa tụi nó về Cần Thơ. Vô tận trong chốn khỉ ho cò gáy vậy mà chỉ bốn ngày là chúng bỏ về Sài Gòn hết. Anh biết thằng lớn tên Thanh đó đã phá của tôi hết hai cái xe hơi, một căn phố lầu. Còn thằng Dương, em kế nó thì bán nguyên hai chiếc xe hàng chở cá. Thằng Ngọc là em út tưởng khá hơn, nhưng mới chưa đầy một năm nó đã ăn cắp bằng khoán nhà đem đi cầm cố đến hai lần, tôi phải đi chuộc về thiếu điều tán gia bại sản vì chúng nó. Rồi ông thở dài, nói tiếp: – Tất cả tiền của chúng đều đổ vô mấy đứa vũ nữ và sòng bạc Đại Thế Giới, Kim Chung hết. Một người bạn lắc đầu: – Đã chứng nào thì rồi vẫn tật nấy thôi. Ông có đưa chúng xuống đây thì rồi cũng có ngày chúng trốn đi thôi. – Biết vậy, những dù sao thì cũng phải làm. Mà mấy ông nên nhớ, con đường từ trên lộ cái xuống đây chúng ta phải nhờ những người thượng dẫn đường, có lúc còn phải võng đưa đi thì mới vượt qua được mấy con suối, khe sâu vực thẳm. Tôi hy vọng sự hiểm trở này sẽ cầm chân chúng lâu hơn. Đợi cho đến lúc tôi với má nó bán hết tài sản, gom lại vốn rồi về quê làm ăn. Lúc đó chúng nó có về cũng chẳng sao. Ông Hồng Phát tổ chức cũng khá hợp lý: Ông mướn người phát hoang năm mẫu đất rừng, sau đó cho trồng giống thông ba lá, là loại thông sắp tuyệt chủng ở Đà Lạt. Theo ông, việc trồng thông tuy lâu có huê lợi nhưng lại là cách tốt nhất để buộc chân ba cậu phá gia chi tử. Thanh lớn nhất làm nhiệm vụ cai quản chúng, Dương đã từng học ngành canh nông nên quán xuyến phần kỹ thuật. Riêng cậu út Ngọc thì lo việc điều động nhân công về giờ giấc, công việc, tiền công thì ông trả trực tiếp cho những người thượng ở trong núi để họ giúp việc trồng trọt, chăm sóc rừng, lại trả trước sáu tháng một lần, nên ba cậu con trai hầu như không ai nắm tiền để chi tiêu. Ông cất một ngôi nhà lớn ở giữa trang trại để ba người cùng ở. Nhưng cả ba đều phản đối, đòi ở riêng. Ngọc nói: – Con chỉ muốn ở một cái chòi nhỏ cũng được miễn là cái thế giới riêng của con, để con sáng tác thơ văn. Biết đâu con út của mình có năng khiếu văn chương, nên ông Hồng Phát thuận theo, nhờ người dựng cho Ngọc căn nhà sàn rất xinh ở một góc vườn. Thanh thấy vậy cũng đòi: – Con và Dương ở chung nhưng nhà có hai cửa cái hướng về hai hướng khác nhau, để mạnh ai nấy ra vào, sinh hoạt riêng tư. Con muốn có thì giờ nghiền ngẫm quá khứ để quên nó đi. Dương cũng nói: – Con sẽ tạo một khu vườn ươm riêng để nghiên cứu các loại giống cây trồng. Vậy ba mua về cho con các loại hạt, đủ loại hết. Thấy các con đều có ý muốn trụ lại như vậy, ông Hồng Phát thấy yên tấm lòng vô cùng. Ông ra về lòng mừng thầm nghĩ rằng, hy vọng lần này kế hoạch của ông sẽ không thất bại. Ông trở về Sài Gòn thu xếp công việc. Những dự tính như thu gom tài sản, bán nhà… không ngờ diễn ra nhanh hơn dự tính. Chỉ hai tháng sau là xong. Vợ chồng ông chuyển cả về Cái Răng, Cần Thơ lập nghiệp. Ba tháng sau ông trở lên Bảo Lộc. Phải mất cả nửa ngày ông mới tới được trang trại. Và việc thấy đủ mặt cả ba cậu con trai làm ông vui sướng khôn tả. Nhất là tất cả họ lại trong trạng thái khỏe mạnh, vui vẻ, yêu đời hơn sự tưởng tượng của ông. Ngọc mau mồm mau miệng nhất trong ba anh em, đã lên tiếng ngay: – Ba khỏi lo gì nữa cho tụi con. Anh Dương đã gieo được lúa để có gạo ăn, ảnh còn trồng được nhiều rau, trái mà không đợi giống của ba đem lên. Tất cả đều do có người mang tặng. Còn anh Thanh thì ngày nào cũng đi vào núi để tìm thông giống và săn bắn, đồ ăn thừa, có thể bán nữa! Còn con thì… viết được gần nửa cuốn tiểu thuyết khi nào xong sẽ nhờ ba đem về Sài Gòn in. Ngạc nhiên về chuyện đó, ông thử hỏi: – Không đứa nào muốn bỏ về Sài Gòn sao? Cả ba đều dứt khoát: – Tụi con sẽ ở luôn nơi đây. Mà không chừng… cưới vợ sinh con nữa! Nghe như chuyện cổ tích, ông Hồng Phát cười ngất tỏ vẻ không tin. Thanh xác nhận y như thật: – Tụi con sẽ cưới vợ ở đây! Ở lại trang trại ba ngày, ông Hồng Phát âm thầm tìm hiểu xem có phải ba đứa con mình đã tìm gặp các cô gái trong vùng núi này và kết họ? Nhưng ông chỉ mất công vô ích. Vùng vực sâu hẻo lánh này chỉ những người Thượng bản khai sinh sống, còn cô gái trẻ thì cô nào cũng mình trần, da mốc thâm sì và hầu như không bao giờ chịu tới gần người Kinh. Dứt khoát họ không phải là đối tượng của ba đứa con ông. Cuối cùng ông cũng tìm ra một kết luận cho riêng mình: các con ông đã thích nghi với công việc và đã thật sự hồi tâm biết suy nghĩ, biết lo tu thân… Khi ra về ông vui lắm… Nhưng chắc chắn có một điều mà người cha tội nghiệp kia không bao giờ biết: Đó là cả ba đều đã thật sự có… người tình! Bắt đầu chuyện của Ngọc, cậu út mê văn chương, tâm hồn lãng mạn… Hôm đó vào giữa tháng, trăng tròn và sáng vằng vặc soi khắp khu thung lũng, đẹp như một bức tranh thủy mặc. Ngồi từ trong phòng trên nhà sàn nhìn ra, Ngọc bất giác buột miệng ngâm mấy câu thơ tình. Chợt có người cất ngang dòng thi hứng của anh: – Đúng là thi sĩ đa tình! Giật mình, Ngọc quay lại nhìn và vô cùng sửng sốt khi thấy đứng giữa phòng riêng của mình là một cô gái mặc bộ quần áo lụa màu hồng đẹp như tiên nga! – Cô… cô là…? Thấy Ngọc lúng túng, cô gái tiến lại gần hơn và nhoẻn miệng cười đến đất trời cũng nghiêng ngả đắm say: – Khách vào nhà mà chẳng mời ngồi sao? Bấy giờ Ngọc mới ấp úng: – Cô làm sao cô… vô phòng được, khi cửa phòng tôi đã cài then? Quả nhiên cửa ra vào vẫn còn cài then bên trong. Cô gái lại giữ nguyên nụ cười: – Chỉ vì như vậy mà tôi không được cho phép ngồi phải không? Ngọc đành phải đứng lên nhường chiếc ghế duy nhất cho cô nàng ngồi, nhưng cô gái đã chủ động ngồi ngay lên giường ngủ vừa nũng nịu nói: – Mệt muốn đứt hơi, lại bị lạnh nữa, phải chi được phép nằm nghỉ một lát có lẽ thích lắm đây. Vừa nói cô nàng vừa ngả ra nằm tỉnh bơ như người quen thân. Ngọc càng khó xử hơn: – Cô… cô là… cô là… Cô gái mắt nhắm nghiền, giọng buồn ngủ thật sự: – Người ta bị lạnh cả đêm, có thể là bị cảm lạnh rồi cũng nên… Rồi cô ta thả hồn vào giấc điệp. Ngọc chẳng có cách nào khác, đành ngồi đó nhìn vị khách không mời. Lúc này anh chàng càng thẫn thờ, xao xuyến mãnh liệt hơn trước sắc đẹp phi thường của cô gái đang ngủ. Tưởng chừng như đây không phải là thực tế, mà là một giấc mơ nào đó… cho đến khi cô nàng lên tiếng mà mắt vẫn nhắm nghiền: – Người ta sắp chết rồi sao nhẫn tâm không cứu vậy? Như có sự thúc giục vô hình nào đó, Ngọc bước tới đưa tay sờ lên trán cô gái và định đi tìm thuốc cảm. Chợt cô gái đưa tay nắm chặt lấy tay Ngọc, giục giã: – Hãy cạo gió giúp đi. Nhanh lên! Ngọc nghe theo như cái máy. Anh hơi gượng khi kéo áo cô gái lên để thoa dầu, nhưng cô gái không e thẹn gì, còn rướn người lên để cho Ngọc dễ kéo áo lên. Phần da thịt cô ta hiện ra trư







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Đam mê toán học

Đam mê toán học Mắm vào một tiệm tóc. - Mắm: Chú...

Truyện Cười

20:00 - 26/12/2015

Em muốn làm tình không bao cao su

Em muốn làm tình không bao cao suKhi tình yêu vượt ra mọi giới hạn...

Truyện Ngắn

12:51 - 23/12/2015

Nhà người – Cho Một Tết Nào Đã Cũ

Nhà người – Cho Một Tết Nào Đã CũCó bao nhiêu điều chị không biết, hay đã từ lâu rồ...

Truyện Ngắn

09:53 - 23/12/2015

Đọc Truyện Ma – Bóng Ma Trên gác thượng

Đọc Truyện Ma – Bóng Ma Trên gác thượng Năm 75, Hùng mới lên 5 thì bố phải đi học tập cả...

Truyện Ma

08:57 - 10/01/2016

Trung Quốc sợ Việt Nam

Trung Quốc sợ Việt Nam Cả thế giới phải sợ người Mỹ vì ...

Truyện Cười

19:58 - 26/12/2015