Đọc ma truyện- Miếu ba cô

ớc mắt trắng muốt, làm cho Ngọc như hoa mắt, mặt nóng ran, trống ngực đánh liên hồi… Cạo xong phần lưng, tự động cô gái xoay lại phần ngực. Thấy Ngọc còn đang do dự, cô nàng giọng yếu ớt giục: – Cạo luôn ngực nữa mới đỡ. Ngọc làm theo và gần như lúc đó những ngón tay anh không còn do mình tự điều khiển nữa. Cứ nhìn vào bộ ngực phập phồng lên xuống hai mắt Ngọc lúc mờ, lúc tỏ hơi thở cũng phập phồng theo. Đến một lúc tự dưng cô gái kêu lên: – Em lạnh quá, lạnh đến chết mất! Ngọc bừng tỉnh, đưa tay sờ vào da thịt cô nàng thì bất giác kêu lên: – Lạnh như băng! Trời ơi… Cô nàng vẫn nói: – Không còn cách nào khác nữa. Phải nằm đè lên người em thì mới cứu được em thôi. Em chết mất, trời ơi! Tiếng kêu của nàng như mũi kim xuyên con tim Ngọc, anh không còn tự chủ nữa, nhanh nhẹn leo lên nằm úp thân lên người cô gái. Và cứ thế… Lát sau Ngọc có cảm giác là toàn thân cô nàng đã ấm trở lại. Hơi thở cô ta đều hơn. Nhưng phần Ngọc thì từ từ chìm vào giấc ngủ sâu… Ngọn đèn dầu đã cháy hết tim, từ từ tắt lịm… Chuyện củaThanh thì bắt đầu từ một buổi trưa. Lúc đó Thanh đang nghỉ chân bên bờ suối sau một buổi sáng lội bộ đi gần khắp cánh rừng tìm cây giống. Không tìm được cây, Thanh quay sang săn bắn, công việc mà gần như ngày nào anh cũng làm. Nhưng thật không may, hôm nay Thanh bắn đến gần hai chục mũi tên mà chẳng làm bị thương một con thỏ. Chán nản Thanh đã ngồi nghỉ, rồi gió mát làm anh thiếp đi lúc nào không hay… Chợt có tiếng ai rên gần đâu dó khiến Thanh choàng tỉnh. Trước mắt anh là một cô gái người Kinh tuổi chưa đến 20, đang ngã quỵ trên thảm cỏ xanh, máu ở một bên vai cô chảy ướt cả áo. Chẳng thể nhận thức được là đang tỉnh hay mơ. Thanh lên tiếng: – Cô bị sao vậy? Đáp lại câu hỏi của Thanh chỉ là những tiếng rên yếu ớt. Xem chừng cô gái đã quá kiệt sức rồi, nên Thanh bước nhanh tới định đỡ nàng ta lên. Tuy nhiên, khi vừa chạm vàoThanh đã phải kêu lên: – Cô lạnh quá! chắc là… Thanh nhanh tay bế xốc cô gái lên định đưa về nhà mình. Nhưng vừa lúc ấy một cơn mưa to ập đến, nên dù không muốn Thanh cũng phải bế cô nàng đi ngược theo dòng suối, nơi anh nhớ rõ có một túp lều bỏ hoang của những thợ đốn gỗ. Căn lều tuy đã cũ, cũng đã lâu không có người ở, tuy nhiên nó vẫn còn kín đáo, đủ sức che mưa. Đặt cô gái xuống, bấy giờ Thanh mới nhìn kỹ, cô ta đẹp như một cô gái thành thị, cách ăn mặc thì đúng là một người từ thành phố tới. Đã lâu lắm rồi không được nhìn thấy nhan sắc như thế này nên Thanh cứ ngồi nhìn mê mẩn, quên cả việc cứu chữa vết thương cho cô ta. Mãi đến khi cô gái tỉnh lại, rên mấy tiếng nhỏ thì Thanh mới chợt giật mình, anh chạy ra ngoài tìm nhúm lá cây mà những người dân thiểu số quanh vùng chỉ dẫn dùng để trị thương, đem trở vô tìm cách kéo vai áo ra để đắp thuốc. Nhưng loay hoay mãi mà chẳng làm sao kéo được tay áo quá chật. Đột nhiên Thanh thấy người con gái đưa tay lên cởi nút áo và tuột nhanh cả phần trên, để lộ ra phần vai bị thương. Một vết thương khá sâu. Nhúm lá được đắp vào có hiệu quả tức thì, máu không còn chảy nữa. Lúc này cô gái cũng đã tỉnh lần. Cô lấy một mũi tên còn dính máu, đưa cho Thanh xem: – Ai đâu mà quá ác độc, bắn em mũi tên này, may mà chưa chết… Thanh giật mình khi nhận ra đó là mũi tên của mình. Anh lẩm bẩm: – Lúc nãy mình bắn trúng con thỏ mà? Cô gái nghe được giương mắt nhìn Thanh: – Anh đã bắn? Thanh càng lúng túng hơn: – Tôi… tôi bắn con thỏ. Bắn trúng nó rõ ràng… Lại một tiếng rên đau đớn. Cô gái dường như quá đau nên chụp cả hai tay vào người Thanh bóp mạnh. Dù rất đau nhưng Thanh cố chịu dựng và anh hơi yên tâm vì lúc ấy hai bàn tay cô gái đã không còn lạnh buốt như lúc nãy. – Suýt giết người mà chỉ đắp chút thuốc là xong sao? Thanh gỡ tay cô nàng ra, nhưng cô ta vẫn cố bấu chặt như cố tình giữ anh lại, lúc này Thanh mới pha trò được một câu: – Tôi không bỏ đi đâu, đừng lo! Vòng tay không còn bấu đau nữa mà là ôm nhẹ nhàng, rất dễ chịu. Thanh thầm mong cô ta cứ giữ yên như vậy… – Anh là người Đà Lạt xuống đây đi săn? – Không, tôi ngụ ở đây. Ở trang trại đàng kia. Còn cô? Sao lại lạc tới chỗ thâm sơn cùng cốc này? – Tôi ở Sài Gòn, lên đây đi săn cùng bố tôi sáng nay và bị lạc và bị nạn. Giờ chẳng biết bố tôi ở đâu rồi? Bấy giờ giữa họ đã có vẻ thân tình hơn, Thanh hỏi: – Cô tên gì? – Diệu Anh. – Tôi là Thanh, anh cả của nhóm ba anh em độc thân ở trang trại này. Giờ cô gái mới cười. Cô ta bật dậy như chưa hề bị thương và còn cười đùa: – Tôi chỉ một mình mà đến ba hàng độc thân. Vậy biết chọn ai bỏ ai? Thanh dang rộng hai vai như khoe thân hình to khỏe của mình: – Như vầy chắc không đến nỗi tệ? – Cái đó còn tùy… Cơn mưa bên ngoài đã dứt. Cô gái có vẻ lo lắng: – Bây giờ mới gay, chẳng biết làm thế nào để trở về Đà Lạt! Thanh nhìn mặt trời thấy còn sớm, nên bảo: – Tôi cũng chỉ mới lên xứ này chưa lâu nên không rành đường rừng núi quanh đây. Vậy cô nên ở lại, chờ vài bữa xem người nhà cô có trở lại tìm hay không. Còn nếu không thì tôi sẽ thuê người Thượng đưa cô đi… Cô ta le lưỡi rùng vai: – Ở lại nơi cái chòi này? Thanh cười: – Ai lại thế. Trang trại tôi có đủ tiện nghi, nếu cô Diệu Anh không ngại ba chàng độc thân thì về đó tạm mấy hôm, vừa điều trị thêm vết thương. Từ phút ấy đúng là phút giây định mệnh của Thanh… Dương dậy thật sớm, anh dặn hai anh em còn ở nhà: – Tôi ra rừng, vô bản người Thượng để tìm giống cây và nghiên cứu thổ nhưỡng, lúc nào xong mới về. Anh chàng nói vọng vào cho Thanh và Ngọc nghe chứ thật ra từ cả tuần rồi chưa hề thấy họ thức sớm như trước đây. Cứ đóng cửa phòng ở miết trong đó… Anh còn nghe Ngọc nói vọng ra từ nhà sàn: – Đã bảo rồi, đừng gọi mà. Dương không đi sâu vào rừng mà đi ngược lại về phía thung lũng gần con đường đèo Bảo Lộc. Nơi đó có dòng suối chảy qua, nước quanh năm mát rượi, mà thường khi nếu không gấp gáp chuyện gì Dương vẫn thường hay đắm mình dưới dòng nước mát đó hàng giờ liền. Buổi sáng hôm đó trời khá đẹp, ánh nắng rọi xuyên qua cành lá xuống mặt nước trong xanh, cộng với tiếng róc rách làm thành một âm thanh và cảnh sắc mà bất cứ ai nhìn thấy cũng phải rung động bồi hồi. Dương cảm thấy trong người uể oải nên thay vì đi tìm cây thuốc trước, anh lại nẩy ra ý nghĩ sẽ tắm suối một chặp để thư giãn. Dòng nước mát quả có tác dụng rất tốt, chỉ ngâm mình vài phút Dương đã cảm giác thư thái, cứ muốn nhắm mắt ngủ một giấc. Do đã khá quen với đoạn suối này nên Dương ôm một gốc cây trôi giữa dòng rồi cứ thế thả mình lềnh bềnh theo nước trôi mà không cần quan sát hai bên bờ suối. Chợt đến một đoạn nước nông. Dương cảm giác như va chạm một vật gì đó khác thường, anh nhìn lại kêu lên: – Một người! Quả là một người đang nằm vắt ngang thân thể nửa trên bờ nửa dưới suối. Lại là một phụ nữ! Dương nhìn thấy dòng máu từ thái dương cô gái thì hốt hoảng gọi to: – Cô ơi, có sao không? Cô gái im lặng, nhưng nhìn hơi thở nhấp nhô ở ngực áo Dương hiểu là cô ta còn sống. Không chậm một giây. Dương bế xốc cô nàng lên và chuyển lên bờ, tìm một chỗ bằng phẳng đặt xuống. Việc đầu tiên là xé vạt áo lau khô chỗ vết thương ở thái dương và băng lại để cầm máu. Khoảng năm phút sau cô gái tỉnh lại, nhìn thấy Dương, cô hoảng hốt bật dậy ngay: – Ông là… Dương cố tạo vẻ thân thiện: – Tôi ở trang trại gần đây, vừa rồi nhân đi tắm suối thì gặp cô bị nạn. Cô gái chưa hết vẻ sợ hãi, hai tay ôm ngực, mắt nhìn láu liên khắp nơi như sợ có ai theo đuổi. Dương phải trấn an: – Nơi này ngoài cô và tôi ra thì không có một ai khác. Người ta gọi đây là thế giới khác mà. Cô gái vẫn chưa yên tâm: – Họ rượt đuổi theo tôi, họ sẽ bắt tôi lại, tôi… – Họ là ai? Cô gái im lặng hồi lâu mới kể lại chuyện: – Tôi bị gia đình ép gả ột tên nhà giàu lớn tuổi hơn cha mình. Ông ta mang tôi lên Đà Lạt, đi ngang qua đèo tôi lợi dụng xin đi tiểu và lao xuống vực. Dương kêu lên: – Sao cô dại vậy, cô có biết là mình đồng xương sắt mà rơi xuống đây cũng nát tan ra, nói chi con người. Nhìn một lượt khắp người cô gái. Dương hỏi: – Cô xem còn bị thương ở đâu nữa không? Cô gái thử cử động chân tay rồi lắc đầu: – Không sao cả. Có lẽ lúc sáng này tôi đã rơi lên một tàng cây rồi sau đó rơi xuống dòng suối sâu… Dương chép niệng: – May quá cho cô. Đúng rồi, ở cách đây vài trăm mét thượng nguồn của dòng suối này, nơi đó rất sâu, nước từ đó đổ về đây. Có lẽ cô đã rơi và trôi từ đó xuống tấp vô chỗ này… Thấy cô nàng thương tích không nặng lắm nên Dương gợi ý: – Thương tích của cô không biết thế nào hay là tôi đưa cô về trang trại nghỉ tạm, đợi người nhà cô tới tìm… Cô gái cắt ngang: – Không bao giờ! Nếu họ tới tìm thì tôi thà đi luôn vô rừng sâu cho hổ beo ăn thịt còn dễ chịu hơn. Dương đưa tay cho cô ta nắm và đứng dậy: – Cô đi được chứ? Thử bước tới, chợt cô nhăn mặt có vẻ đau. Dương phải cúi người xuống bảo: – Cô không thể đi được rồi, hãy lên lưng tôi cõng cho. Đừng ngại. Mà cô gái chẳng chút ngại ngùng, bám trên lưng Dương một cách tự nhiên. Con đường từ suối về nhà ngót gần cây số lại gập ghềnh khó đi, nhưng sao cõng thêm một cô gái trên lưng mà Dương vẫn không hề thấy mệt. Anh thầm nghĩ và cười một mình… Vì không muốn để Thanh và Ngọc nhìn thấy, nên Dương đưa ngay cô về phòng riêng. Và để cho cô gái an tâm. Dương bảo: – Đây là nhà riêng của ba anh em chúng tôi. Mỗi người một thế giới riêng, chẳng ai phạm vào ai. Họ cũng chẳng thắc mắc gì việc có người lạ. Cô sẽ nghỉ trên giường kia, còn tôi sẽ ngủ ngoài hàng ba này, chỗ này đêm đêm tôi vẫn nằm đọc sách và ngủ quên nhiều lần. – Nhưng… – Cô đừng ngại, tôi chưa bao giờ làm điều gì xằng bậy với ai. Nhất là hiện tại tôi đang… tu tâm. Nếu tinh ý Dương sẽ thấy cô gái quay đi chỗ khác và mỉm cười. Dương thường khi rất ít nói, lầm lì nhất trong số ba anh em, vậy mà hôm nay anh ta lại hoạt bát lên hẳn. Vừa lăng xăng lo dọn dẹp phòng, chuẩn bị che chắn chung quanh giường ngủ vừa giải thích: – Tuy đây là phòng riêng, nhưng còn có tôi nên cô cần phải riêng biệt hơn. Trong phòng này có đủ tiện nghi cả, nào phòng tắm, phòng vệ sinh và cả bếp riêng. Hai anh em khác của tôi cũng có thế giới như thế này nên mạnh ai nấy lo, không bao giờ họ sang đây. Nếu lỡ có gặp họ ngoài sân thì cô cứ nói là… bạn ở Sài Gòn lên. Mà cô quý danh là gì, tôi biết được chứ? – Thu Nga. – Tôi là Dương. Đêm hôm đó lần đầu tiên trong phòng ngủ của Dương có mặt một người con gái. Đầu hôm Dương nằm ngủ ở hàng hiên, nhưng từ nửa đêm về sáng thì chẳng còn thấy bóng dáng anh chàng ở bên ngoài nữa… Một tháng sau, ông Hồng Phát lại trở lên trang trại. Nhưng thay vì được những người thiểu số ở vùng núi đưa vượt rừng vượt thác, thì lần này ông Hồng Phát phải vô cùng khổ sở mò mẫm đi một mình đến gần nửa đoạn đường. Nguyên là bởi chẳng làm sao tìm được bóng dáng ai để mà nhờ. Tìm đến nhà cửa họ thì vắng tanh, kể cả nương rẫy của họ cũng không có người, kể cả người già và trẻ con cũng đi đâu mất cả. Phải đến khi trời đứng bóng, lúc mà đôi chân ông Hồng Phát đã rã rời và đầy vết trầy xước thì ông mới gặp được một già làng. Người này đã khá quen mặt, những lần trước đã từng đưa cha con ông Hồng Phát vào trang trại. Hỏi về sự vắng mặt khó hiểu của mọi người ở phía ngoài kia, già A Dúp giọng đầy lo lắng: – Họ đã bỏ làng chỉ bởi… sợ ma! Thấy chuyện lạ ông Hồng Phát hỏi tới: – Có chuyện như vậy sao? Già Dúp kể: – Cách đây gần nửa lần trăng tròn thì xảy ra chuyện hai thanh niên đi săn đã bị chết giữa rừng, mà người nào cũng bị moi ruột gan ra! – Ai đã làm chuyện đó? Già Dúp đưa hai tay lên trời: – Chỉ có Giàng mới biết. – Mấy con ma đó ở đâu mà ra? Sao mấy lần trước tôi lên lại không nghe nói. Nhìn vào ông Hồng Phát với vẻ hơi lạ và mãi một lúc già Dúp mới nói tiếp: – Nó ở chỗ mấy thằng con của ông! – Cái gì? Tại sao là các con tôi? Gà Dúp móc trong lưng ra một chiếc lắc đeo tay bằng bạc có khắc mấy chữ Thanh – Dương – Ngọc và nói: – Có phải của con ông không? Cầm vật chứng trên tay, ông Hồng Phát gật đầu xác nhận: – Đúng là của con tôi rồi. Cả ba đứa, mỗi đứa đều đeo chiếc lắc giống như vầy từ nhỏ. Nhưng ông lấy ở đâu ra? Kéo ông Phát tới một gốc cây to, già Dúp chỉ về phía trước và nói: – Đêm nào người làng tôi cũng nhìn thấy ba cái bóng trắng xõa tóc dài chạy lướt trên mặt cỏ từ trong trại của ông ra ngoài. Chúng đi vào các làng của chúng tôi và phá phách. Hễ đàn ông nào vô phước đi ra ngoài thì đều gặp nguy. Chính tôi đã liều bám theo chúng mấy đêm liền… cho đến cái đêm mà hai thằng con trai nhà bà Hơnen bị hại thì tôi nhặt được chiếc vòng này bỏ lại chỗ đó. Không thể tin được những điều vừa nghe, ông Phát xua tay: – Không thể nào như thế. Các con tôi ở với nhau, làm gì có con gái nào vô đó? Hay là ma rừng ma xó gì đó trong bản làng của các ông? Già Dúp giận dữ: – Ma của người chúng tôi không ác độc như vậy! Và ma của chúng tôi không mặc đồ trắng, xõa tóc dài như ma của người Kinh các ông. Nghĩ nếu có hỏi thêm chỉ rối trí, ông Hồng Phát nhờ già Dúp đưa mình vào trang tại. Nhưng già Dúp chỉ hứa: – Tôi chỉ đưa ông vô tới đầu thung lũng thôi, tôi không vô trang trại ông nữa. Mặt trời hơi ngả về Tây thì họ tới nơi. Ông Phát một mình vô trang trại và cũng hơi ngạc nhiên bởi sự vắng lặng khác thường nơi đây. Thấy cửa nhà của Thanh và Dương đều khóa chặt ông đi sang nhà sàn của Ngọc thì cũng thấy cửa đóng, tuy không khóa ngoài nhưng dường như không có Ngọc ở nhà. Ông cất tiếng gọi đến lần thứ ba vẫn không nghe trả lời, nghĩ có lẽ các con ông đã ra rừng nên ông Phát bước tháo lui. Chợt có một thứ âm thanh nghe là lạ phát ra từ trong nhà. Giống giọng của Ngọc? Hoảng hốt, ông Phát bước lên thang chạy tới đẩy cửa vào. Trước mắt ông một cảnh tượng hãi hùng: Ngọc nằm trên sàn nhà, người trần truồng, còn trên cổ thì hai dòng máu chảy ra đã đông đặc lại. Đưa tay sờ mũi thấy Ngọc vẫn còn thở. Ông Phát hét to lên: – Thanh ơi! Dương ơi! Sang đây. Mặc cho ông kêu gào, chẳng thấy bóng dáng Thanh, Dương đâu. Linh tính điều không lành. Ông Phát chạy sang tông cửa phòng họ và một lần nữa ông kinh hãi khi thấy cả hai nằm thiêm thiếp trên gường, người gầy rạc. Phải mất cả giờ gào thét khản cả cổ, cuối cùng ông Phát mới thấy già Dúp xuất hiện cùng một số dân bản. Già Dúp nhìn ba chàng trai trong tình trạng đó, đã có nhận xét: – Họ bị ma quỷ hại rồi. Đích thị là ba cái bóng ma áo trắng đó chứ chẳng ai vô đây. Nhìn kỹ trên gối ở cả ba phòng ngủ của ba chàng trai đều còn vương lại nhiều sợi tóc phụ nữ dài và đen. Nhưng khi đưa lên mũi ngửi thì già Dúp cảm thấy mùi tanh rất khó chịu. Ông già kêu lên: – Mùi này giống như mùi xác chết! Ông Hồng Phát cũng có cảm nhận như vậy. Nhưng vì quá lo cho sự an nguy của các con nên ông giục mọi người: – Kệ những sợi tóc đi, hãy giúp tôi đưa các con tôi đi cứu chữa giùm, tôi lạy các ông. Già Dúp tỏ ra khá rành chuyện tà ma, ông nói: – Bị chuyện này có chở đi nhà thương cũng vô ích. Để tôi chữa cho. Ông đích thân đi ra rừng, hơn nửa giờ sau trở vô với một nhúm cỏ và nắm lá trên tay. Ông bảo mọi người: – Trong lúc tôi đổ thuốc cho họ thì ai đó hãy giúp tôi nấu ba con gà, lấy nước cất cho họ uống khi tỉnh lại. Phương pháp chữa bệnh ấy tỏ ra có hiệu quả. Khoảng vài giờ sau thì cả ba đều tỉnh lại. Trong số đó có Ngọc là yếu hơn và tỏ ra vẫn còn kinh hoàng khi nhìn thấy mọi người. Anh kêu thét lên từng chặp: – Đừng! Đừng hút máu tôi! Riêng Thanh và Dương thì cứ mở mắt ra rồi lại nhắm nghiền lại, ai thính tai lắm thì mới nghe họ gọi rất khẽ trong miệng: – Đừng đi, Thu Nga. Đừng đi… – Diệu Anh, anh muốn chết cùng em, chờ anh với! Ông Hồng Phát cũng muốn phát điên với ba đứa con của mình. Ông bất lực nhìn họ như nửa sống nửa chết, như điên như dại mà thở dài… Già Dúp và đám dân bản lần lượt ra về. Trước khi đi già Dúp còn nói với lại: – Nơi này không ở được đâu, hãy đốt trại mà đi đi! Không trả lời, nhưng trong ý nghĩ của ông Hồng Phát cũng đã tính tới điều tương tự như vậy… Trên đường lên Đà Lạt, không lần nào Thái gặp rắc rối như lần này chuyến xe đò anh đi đang chạy bon bon từ Sài Gòn lên một cách ngon lành, bỗng dở chứng khi lên đến giữa đèo Bảo Lộc. Chính bác tài xế cũng ngạc nhiên càu nhàu: – Chiếc xe mới làm lại máy, nó chạy hai chuyến rồi đâu có triệu chứng hư hỏng gì… Bác tài xuống xe, dở nắp capô kiểm tra máy thấy không có gì bất thường, lại leo lên xe nổ máy thử. Xe nổ máy ngon lành! Lúc đó Thái và hành khách đang xuống nghỉ chân, được kêu gọi trở lên xe đi tiếp. Thái bước lên sau cùng… Tuy nhiên điều lạ đã xảy ra: lúc Thái vừa lên xe thì máy đang nổ bỗng tắt. Bác tài đề lại thì vẫn không chạy. Lại yêu cầu xuống xe tránh cho xe tuột dốc và Thái là khách đầu tiên bước xuống. Lạ thay khi Thái vừa đặt chân xuống đất thì tự nhiên máy xe lại nổ! Thái bực dọc bước trở lên và… máy xe lại trở chứng! Việc này lặp lại đến lần thứ tư. Đến Thái cũng ngạc nhiên, anh thử không lên xe lần sau cùng và bảo tài xế. – Anh thử tắt máy rồi đề lại xem sao? Tắt, mở máy một cách dễ dàng như chẳng có gì xảy ra. Nhưng hễ Thái bước lên là máy lại cứ ì ra đó, làm cách nào cũng không hoạt động. Cuối cùng một vị khách lớn tuổi phải có ý kiến: – Hình như cậu này quá nặng bóng vía! Một người khác cũng góp vào: – Thường mấy người nặng vía đi xe hay gặp trục trặc lắm. Thái phát cáu lên: – Làm sao biết nặng hay nhẹ? Tôi đi xe cũng trả tiền như mọi người và đã đi hơn chục năm nay trên con đường này mà có gặp gì đâu? Đến lần thứ sáu vẫn còn rắc rối, đợi đến khi Thái bước xuống xe, bác tài xế phải lên tiếng năn nỉ Thái: – Cậu làm ơn giúp mọi người đi về nhà sớm. Tôi trả tiền xe lại cho cậu, lát nữa còn mấy chuyến xe nữa lên cậu đi giùm… Một hành khách ngồi gần Thái đã chủ động chuyển chiếc túi xách của anh xuống như một thái độ dứt khoát đuổi vị hành khách xúi quẩy xuống cho rồi! Dù muốn phản đối, nhưng trước tình thế đó Thái đành phải chấp nhận, Anh ngán ngẫm đứng một lúc rồi lê bước từ từ lên đỉnh đèo, hy vọng đón được chuyến xe khác để về nhà nghỉ ngơi. Đi chưa được trăm mét bỗng một cơn mưa như trút nước đổ xuống. Mưa trên vùng cao là vậy, chợt đến không đoán trước được. Nhìn quanh tìm một nơi khả dĩ có thể đứng trú mưa, chợt Thái nhìn lên phía núi và thấy một cái miếu. Không chút lưỡng lự, Thái cố leo lên các bậc đá thật nhanh để lên đó. Anh nghĩ, dù sao vẫn tốt hơn đứng chịu trận giữa đèo trơ trọi như thế này. Lên đến nơi thì đôi chân Thái đã mỏi nhừ, anh thấy cửa miếu không đóng nên bước luôn vào. Bên trong tối om, thoạt nhìn không thấy gì… Mùi ẩm mốc xông lên mũi đến khó chịu, nhưng Thái vẫn cố chịu, bởi giờ phút này ngoài nơi đây thì không còn nơi nào khác để trú mưa. Ngồi khoảng mười lăm phút thì mắt đã quen với bóng tối. Thái đảo mắt một lượt. Không có bệ thờ, cũng không tượng hay bất cứ vật gì thường thấy của một ngôi miếu. Ngoại trừ… Thái chú ý đến mấy vật gì đó như túi xách đang đặt dưới sàn còn ngổn ngang. – Như vậy là có người ở? Sẵn bao diêm trong túi, Thái vừa bật lên vừa lên tiếng: – Có ai trong miếu không, tôi xin tá túc… Chẳng có ai đáp. Khi đó Thái đã nhìn rõ có ba chiếc túi xách và một bao căng đầy những vật gì đó bên trong… Đưa tay chạm vào thì thấy bụi đã bám, chứng tỏ chúng đã được để ở đó khá lâu. Chợt anh kêu lên: – Cái này… Một trong ba túi xách gây sự chú ý của Thái. Anh bước tới cầm lên và thấy rõ cái thẻ nhỏ ghi mấy chữ Thiên Hương trên đó. – Của Thiên Hương! Thái không thể lầm được, chính anh cùng Hương đã đi mua chiếc túi này tại chợ Đà Lạt khi Thiên Hương còn học nội trú trên đó. Đánh bạo mở túi ra, rõ ràng đều là quần áo của Hương. Thái kêu lên thảng thốt: – Thiên Hương, em ở đây mà! Hương ơi! Trời đang mưa, sấm rền vậy mà tiếng gọi to của Thái vẫn vang ra bên ngoài. Anh gọi đến hơn mười lần đến khàn cả cổ mà vẫn chẳng ai đáp lại. Thái như điên cuồng thoát chạy ra ngoài bất chấp gió mưa. Vừa chạy vừa gào thét, gọi tên Thiên Hương. Như anh đã gọi trong tuyệt vọng từ sáu tháng trước, khi hay tin Hương mất tích. Cho đến khi cơn mưa dần tạnh thì Thái cũng lả người đi, anh quỵ ngã ngay trước cửa miếu. Chuyến xe chót lên Đà Lạt vù chạy, bỏ lại hai hành khách vừa mới xuống xe trước đó mười lăm phút khi xe bị hỏng máy. Tuấn bực tức nói: – Họ đổ thừa tại mình mà xe chết máy trên đèo và lợi dụng lúc mình đi vệ sinh đã bỏ chạy, quân khốn kiếp! Phú bình tĩnh hơn, chỉ chép miệng than: – Từ đây về tới thị trấn Bảo Lộc cũng mất cả năm bảy cây số, biết đi làm sao đây? Tuấn vẫn còn ấm ức vì bị vu cho là người nặng bóng vía, anh đấm đấm tay lên trời: – Xe họ hư máy là tại xe cũ, chứ sao lại đổ thừa mình chứ! Phú nhớ lại và bất giác







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Chuyện kể của những con đường

Chuyện kể của những con đườngRồi thời gian trôi đi, em sẽ chẳng nhớ hết được tấ...

Truyện Ngắn

02:20 - 23/12/2015

Không đánh lại

Không đánh lại - Quỷnh: Ở lớp có bạn đ&a...

Truyện Cười

14:44 - 26/12/2015

Đọc truyện ma – Bóng Ma Trường Áo Tím

Đọc truyện ma – Bóng Ma Trường Áo Tím Tác giả: Bình Nguyên LộcThái ngóc đầu lên để vói...

Truyện Ma

21:44 - 09/01/2016

Chuyện cổ tích dành cho người lớn

Chuyện cổ tích dành cho người lớnNhưng rất may là vợ tôi đi vắng. Hình như cô ta đi...

Truyện Ngắn

08:22 - 23/12/2015

Ôi, lạy chúa tôi!

Ôi, lạy chúa tôi! Bốn quý bà ngồi uống cà phê, lần...

Truyện Cười

19:02 - 26/12/2015


Old school Swatch Watches