XtGem Forum catalog

Đọc truyện ma – Án Tử Hình

Mục một: Ghê rợn và nghiêm trọng nhất là thi thể của ông dược sĩ trung niên, khả kính Carl Sawyer. Mục hai: vẫn là mục gây xúc động thông thường là một thiếu phụ tóc vàng nhạt, hiển nhiên là quả phụ của ông dược sĩ đang sụt sùi khóc như điên dại bên thi thể ông khi Cochran và McReynolds từ phòng Cảnh sát Quận xuống. Mục ba: đối với Cochran và McReynolds đã giải thích tất cả rõ ràng và đầy đủ, đó là cái máy giữ tiền đã bị phá bung để cướp. Mục bốn: chứng nhức đầu do nghề nghiệp thông thường là một cửa hàng lúc này đang đông nghẹt những người hàng xóm kích động và nói nhiều. Điều dễ thấy đầu tiên là ai trong số những người này cũng sẵn lòng cung cấp cho Cochran những thông tin đầy đủ và quan trọng. Mãi tới khi anh bắt đầu sàng lọc, loại dần những thông tin vô lý, anh mới thấy chỉ có bốn trong số những người này, là thật sự nhìn thấy một cái gì đó có liên quan tới vụ án. Bà Sawyer và một người khách ngẫu nhiên, Ellen Morison, là nhìn thấy tên cướp bắn. Hai người nữa là một cặp vợ chồng, thoáng thấy một người đàn ông từ trong tiệm thuốc lao ra sau khi súng nổ, chạy đến một cái xe đậu cách đó từ mười đến mười hai mét dưới bóng rợp một cái nhà. Hai vợ chồng ông này còn nhất trí về một hai điểm đặc biệt của cái xe. Ellen Morison là một cô gái thon thả, linh lợi, tóc nâu, đôi mắt đen thông minh, giọng nói gợi cảm, ý nhị, đã mô tả người đàn ông này. Cô cho Cochran biết, cách đây mười lăm đến hai mươi phút, cô bước vào tiệm thuốc, người đó đang đứng trước ông Sawyer. Họ đứng rất gần nhau, lệch về bên trái cái máy giữ tiền một chút, đến nỗi lúc đầu cô tưởng người đó là bạn của dược sĩ, và họ đang tán dóc với nhau. Thình lình hắn quay lại nhìn cô rất nhanh. Rõ ràng hắn hoảng sợ. Hắn bắn ông Sawyer hai phát rồi đập cái máy két tiền. Cô khai rằng hắn khoảng hai mươi tám tuổi hoặc già hơn một chút, tóc vàng hoe, người dong dỏng và cằm nhỏ, nhọn. Cô ấy nói không ra hơi vì cô bị chấn động trước cảnh đó. Điều đó cũng tự nhiên thôi. Vì cô nhớ được sự việc rõ ràng về nhân dạng – tuy chỉ có chi tiết nổi bật nhất và dễ nhận – nên Cochran cho ngay cô là nhân chứng đáng tin nhất. Cặp vợ chồng chỉ nhìn bán diện tên cướp đang chạy và là những người duy nhất nhìn thấy cái xe. Họ tả cho Cochran đó là chiếc xe hòm màu đen hay xanh đậm có thanh cản phía sau trầy xước ở bên phải. Một người cho rằng hắn mặc bộ đồ nâu, giày nâu, người kia lại cho rằng hắn mặc quần áo kiểu thể thao xám. Cả hai người đều khai, giống Ellen Morison, hắn không đội mũ và tóc hoe vàng. Trong lúc đó McReynolds, trước hết cố trấn an bà Sawyer, sau đó sẽ phỏng vấn. Nhưng cả hai việc anh đều không đạt được. Bà ấy chẳng ý thức được McReynolds là ai và đến với mục đích gì. Bà cứ lắc đầu quầy quậy, chẳng thèm nhìn McReynolds nữa, như thể hà vẫn còn bị sốc nặng. Cochran chẳng lưu ý gì đến bà. Anh cho rằng cần bắt một đối tượng có tuổi đã chắc chắn, hình thể và nước da đã xác định được, có một cái xe hòm rẻ tiền, với cây cản sau trầy móp, có súng và rất có thể đã có tiền án tiền sự. Anh cùng McReynolds bắt đầu đi tìm tung tích hắn. Bắt đầu họ kiểm tra hình ảnh và hồ sơ ở phòng cảnh sát quận. Họ đồng ý có vài phạm nhân cũ đáng nghi ngờ, thế là họ vây bắt bốn người. Rồi hai ngày sau bắt họ sắp hàng để nhận diện. Bà Sawyer còn hoảng loạn chỉ ngay một trong bốn người. Cặp vợ chồng làm chứng cùng đồng ý với việc nhận diện của bà Sawyer. Truy nhiên theo Cochran họ chỉ đoán chắc được khoảng một nửa mức quả quyết mà họ tưởng thôi. Nhưng cô Ellen Morison không chịu xác nhận là người này. Cô ấy là người làm chứng mà Cochran tin tưởng nhất, cô khai rằng người cảnh sát đưa ra trông hơi giống, nhưng không giống nhiều người đã bắn ông dược sĩ. Cô ấy không quả quyết là người này, mà cũng không phủ nhận. Cô nói với Cochran một cách ngượng ngùng là cô nhớ hung thủ già hơn và cao hơn người này. Cô ấy lắc đầu. McReynolds bất nhẫn tức bực với cô này còn Cochran e rằng những người mất người thân, đang có tang thường chỉ ngay những người hao hao giống là thủ phạm, nên phán đoán dè dặt và đi xác minh một vài điểm như thủ tục thông thường. Anh phát hiện các sự thật sau: người đàn ông mà bà Sawyer đã nhận diện coi là thủ phạm là tay phụ lái xe tải, tên Johnny Palica, mạnh mẽ, quả quyết, đã bị bắt vài lần vì hành vi bất hảo; đang sống với một em rể có cái xe hòm rẻ tiền màu đen. Vào đêm có án mạng, thứ Năm vừa qua, Johnny Palica được phép dùng xe, cái xe có vài vết hằn sâu ở thanh cản sau. Hắn lái xe ra khỏi nhà từ chập tối và quá nửa đêm mới về. Hắn khai với Cochran là lái xe đi vòng vòng với bạn gái. Một người đi với bạn gái thế còn làm gì được? Hoặc hắn làm mà ngay cả bạn gái hắn cũng không biết và giữ kín được? Rồi, vậy thì… Cô bạn gái của hắn cũng xác nhận như vậy. Cô không phải là người làm chứng quan tâm tới vấn đề và cũng không hẳn là thờ ơ, có điều chỉ có mình cô làm chứng cho hắn. Còn ba người nữa cũng tố cáo Johnny Palica, họ bây giờ còn quả quyết hơn lúc đầu. Hai trong ba người này còn nhận ra chiếc xe của người em rể hắn nữa. Cô cô Ellen Morison cũng vẫn không nhất quyết về hắn. Lời biện hộ trước tòa rất yếu, trình bày không hiệu quả, nên Johnny Palica bị kết án tử hình. Sau vụ án này, vì vài lý do, Cochran tránh mặt McReynolds. Rồi một buổi chiều anh cảm thấy bệnh thật sự khi phát hiện chính McReynolds cũng tìm cách tránh mặt anh. Cả hai anh đều biết, nếu nhận diện ở hoàn cảnh bị kích động và áp lực thì chẳng đáng tin lắm. Qua công tác, các anh đã có một linh cảm sâu sắc về vấn đề này. Các anh rất ngại khi gặp những trường hợp tương tự. Họ không bàn bạc lại vụ này với nhau về vấn đề ngoài thẩm quyền của các anh. Nhưng các anh cũng chẳng quên được nó. Tháng Ba đã đến. Vào ngày năm tháng Ba lúc hai giờ ba mươi chiều, Cochran nhận được cú điện thoại mà đã nhiều lần anh bồn chồn, tuy vô lý, trông đợi lâu nay. Anh nghe tiếng McReynolds: – Anh có nhớ cô Morison không?” Ngắn gọn, không lộ thêm tin tức gì. Có lẽ quá ngắn gọn. – Cái cô không quả quyết Johnny Palica là thủ phạm hay không đấy mà? Cochran giả vờ không nhớ để McReynolds không đoán được ý anh. – Không, hình như tôi không nhớ. Đợi chút, phải cô này không? Anh lau mép cẩn thận rồi hỏi: – Bây giờ có chuyện gì? Chuyện gì nào? McReynolds nói tỉnh khô: – Tin quan trọng. Cô ấy mới cho tôi biết Palica không phải là hung thủ. Cô nói lúc này thì cô quả quyết được như vậy. Anh nên đi nghe ngóng xem, Ray, coi chừng chúng ta gặp rắc rối đấy. Lấy taxi xuống Cảnh sát Quận, anh thấy McReynolds và cô Ellen Morison đang ở trên lầu, cùng với một thanh niên lăng xăng, láu táu, tên Wilson, một tên vô danh tiểu tốt trong văn phòng Trưởng Công An Quận. Cochran được Wilson cho biết cô Morison đã trông thấy – hay nghĩ là đã trông thấy tên thủ phạm thực đã bắn dược sĩ Cal Sawyer, tối hôm qua, bên ngoài một quán rượu trên Third Avenue. Wilson nói thêm gọn lỏn: – Cô ấy đoán chắc như vậy vì hắn đã quay lại nhìn cô giống hệt như hắn đã nhìn cô trong tiệm thuốc đêm nọ. Cô ấy tin là hắn không nhận ra cô, nên cô đi báo và dẫn một cảnh sát tới. Hắn đã biến mất rồi. Một người phục vụ ở quán rượu nói là có nhớ ra hắn nhưng rất tiếc anh không cung cấp thêm được tin tức gì. Wilson kết luận: – Có lẽ hắn mới là hung thủ đấy. Một lúc im lặng nặng nề. Cochran chờ đợi McReynolds phá tan sự yên tĩnh. McReynolds chiều hôm đó coi nhợt nhạt, hốc hác, dường như cũng đợi Cochran. Sau cùng Cochran đành nói: – Ồ, chưa chắc… – hất cái mũ ra sau, chu môi rồi ngồi xuống một góc bàn, hai tay đặt trên đùi. Người ở văn phòng quận nói: – Đúng hắn đấy! Với một giọng như thể câu nhận xét vừa rồi của Cochran khôn ngoan, sâu xa lắm. – Toàn bộ vụ việc xem ra đơn giản như chuyện trẻ con ấy. Tối qua cô Morison thấy một người rất giống Palica. Ngay tức khắc, cô… Cochran nói: – Chúng ta không tìm ra súng. – Cứ cho là vậy đi. Tôi cũng muốn tìm ra hung khí lắm chứ. Nhưng khi ta đã thuyết phục được cả một bồi thẩm đoàn không cầm súng, tôi không thấy… McReynolds thình lình xổ ra một cách giận dữ hung hăng như thể lời nói từ trào ra. – Đợi chút, tôi và Cochran chịu trách nhiệm về hắn, không phải ông. Khi điều tra vụ đó, tôi cũng đổ mồ hôi máu ra mà chẳng đáng kể sao. Tôi không muốn quan tâm thêm tới người đó, không bao giờ. Cochran cũng đồng ý tới đây – như thể hai người tự khích nhau – nâng bàn tay phải khỏi đùi, xem xét hai bên bàn tay rồi quyết định tiến xa thêm chút nữa. Cochran nói: – Tôi đã từng thấy những bà bồn chồn, hoảng loạn như bà Sawyer nhận ngay những cảnh sát được xếp vào hàng cho các bà ấy nhận dạng, là hung thủ. Đúng là cặp vợ chồng làm chứng cũng đồng ý với bà Sawyer. Những người làm chứng kiểu này thường hùa ngay theo với người nào quả quyết trước nhất. Tôi đồng ý với ý kiến vừa rồi của Mac. Chúng ta bàn về điểm đó đi. Cô Ellen Morison có vẻ bồn chồn nhưng quả quyết, nhìn Cochran rồi nói nhỏ nhẹ: – Cám ơn ông, tôi cảm thấy dễ chịu hơn rồi. Tôi đã khai trước tòa là người bắn ông Sawyer, người mà tôi báo cho các ông tôi thấy ngoài quán rượu tối qua, gầy hơn, già hơn và cao hơn nhiều người mà các ông bắt. Các ông đã đối xử với tôi như thể tôi chẳng biết mình nói gì. Tôi không quả quyết được lúc đó. Nhưng bây giờ thì tôi quả quyết được rồi và nhất định phải làm. Người của cảnh sát quận hết khó chịu tức giận, bây giờ lại có vẻ quan tâm lo lắng đến vụ án. Tiếp theo đó họ bàn luận rất sôi nổi và đi đến quyết định việc đầu tiên phải làm, nếu muôn có những tiêu chuẩn khả dĩ khi so sánh nhận dạng, là để cô Ellen Morison nhìn lại Johnny Palica một lần nữa lâu hơn. Viên Trung úy từ đầu đến giờ đã khôn khéo né tránh cuộc hội ý này từ đầu được triệu vào. Viên Trung úy liên lạc với trung tâm và trung tâm bố trí cho gặp một Đại úy Mooney nào đó. Tám giờ ba mươi sáng hôm sau, Cochran và cô gái cùng xuống chỗ giam tử tù. Cochran cứ nghĩ tới nó là bồn chồn áy náy. Đại úy Mooney đang đợi họ. Họ bắt tay nhau rồi trình bày công việc một lúc. Mooney liếc xéo nhìn cô Morison, mặt mày chẳng lộ một cảm xúc nào, dẫn họ ra khỏi phòng khách, vào một hành lang dài có các cửa sổ cao với chấn song sắt. Họ đi ngang qua hai người mặc đồng phục lính gác khám, dừng trước một cửa sắt được mở khóa từ bên trong. Mặc dầu cùng đi với Đại úy Mooney, họ cũng lại phải đợi một lúc lâu trước cửa thứ hai ngay cạnh cửa thứ nhất, cũng đồ sộ chắc chắn như vậy, cho tới khi cửa họ mới qua được đóng và khóa lại cẩn thận. Sau đó họ còn phải qua nhiều cửa khác, nhiều lính gác, nhiều hành lang khác nữa, mới tới một cái sân. Lại một cái sân nữa mới tới một tòa nhà cô lập. Bước vào tòa nhà đó mà chẳng được giới thiệu là nhà gì. Cochran bồn chồn liếm mép một cách kín đáo. Anh không nhìn cô Morison và cũng chẳng muốn nói gì với cô. Họ dừng lại trước một phòng. Các phòng có cấu trúc nhất loạt: tường vàng, sàn gỗ nâu, một cái bàn gỗ rẻ tiền, trên có cái bàn giấy thấm dơ bẩn, một cái gạt tàn thuốc sạch bóng, hai cái ghế, một đèn trần được bảo vệ vững chắc. Trong phòng này có sự hiện diện đặc biệt nhưng không lầm lẫn được của một người đang đợi gặp anh. Cochran biết vì sao, anh và McReynolds chịu trách nhiệm chính về việc người đó ở đây. Anh bước vào phòng. Ellen Morison không được nói chuyện với Johnny Palica, mà chỉ được quan sát anh ta qua mảng lưới sắt gắn chìm trong cửa ngoài ngang tầm mắt, từ tiền phòng. Đại úy Mooney vào theo sau Cochran, liếc nhìn hắn rồi ra bằng lối khác. Ngay khi Cochran được để lai một mình trong phòng, dưới ánh đèn chói chang, sự im lặng tuyệt đối làm anh bất an, khó chịu. Vài phút trôi qua và Cochran cảm thấy chúng trôi qua cực kỳ chậm. Anh nghe những bước chân trên hành lang trong, anh thọc hai tay vào hai túi quần để cố chịu đựng, đứng vững. Mooney vào và nói: – Được rồi – bằng một giọng giản dị thản nhiên – Vào đây Johnny. Anh còn nhớ Cochran chứ? Cochran nói ngay từ nào xuất hiện trước trong đầu: – Hẳn rồi. – Anh nói mà cảm thấy môi mình ướt nhép như bột nhồi – Chắc chắn là anh ấy còn nhớ rồi… bước hẳn vào đi, ngồi xuống đây anh bạn. Mạnh giỏi không? Anh định bắt tay người tù, nhưng rồi ngượng ngập dừng lại vì rõ ràng Johnny Palica chẳng tỏ dấu hiệu gì là nhớ anh cả. Vì vậy và vì ý nghĩa của sự việc xảy ra, khiến cái giọng của anh định dùng là ngôn từ quan thoại, chính thức nhưng không kém thân thiện, sau vài phút đã thành giả dối lố bịch. Ngôn từ đó chẳng có tác dụng gì lúc này, vì Johnny Palica nhợt nhạt hơn, trầm lặng hơn, bối rối hơn lúc trước. Nhưng ngay khi nhận ra được Cochran, Johnny cố gắng hết sức, hết thiện chí để tỏ ra hòa hoãn. Không còn sức cang cường, vẻ thách thức ở hắn nữa, hắn đã suy sụp khả quan. Không do Mooney, không do vài tháng ở tù mà do một tư tưởng, một cái ngày nhất định mà Cochran và McReynolds đã sắp xếp cho hắn. Hắn nhăn răng cười một cách ngượng ngùng và khi thấy Cochran không đáp ứng cái nhăn răng cởi mở, hắn vụng về từ từ mở rộng thành hạ miệng. Hắn nói: – Khỏe, tôi vẫn bình thường, ông Cochran. Tôi… ông có tin tức gì không? Đây là lần đầu tiên hắn nói với Cochran xưng hô là ông. Nhưng đây chỉ là chuyện vặt, chấp nhất làm gì? Nhưng ngay lúc này Cochran đang toát mồ hôi vì anh nhớ lại lời Mooney dặn không được làm gì kích động hắn và không được tiết lộ gì về cô Morison cho đến khi cảnh sát có vài sự thực chắc chắn để tiến hành các bước kế tiếp. Anh lí nhí nói rằng chẳng có gì mới trong vụ này, không mới. Các cơ quan tố tụng vụ này chỉ muốn biết Johnny có muốn khai lại chuyện mình làm vào tối hôm đó không. Nếu muốn… Hắn muốn, hắn gật đầu lia lịa. Bởi vậy Cochran hỏi hắn vài câu mà anh và McReynolds đã bàn bạc và xét các câu trả lời của hắn rất kỹ, đầy lòng nhân ái cách đây vài tháng. Rồi Cochran giả vờ hết sức chăm chú nghe những gì hắn nói, thậm chí còn kiểm tra mọi điều, mọi chi tiết nhờ cuốn sổ tay bỏ túi. – Chắc rồi, chắc chắn vậy. Cochran lẩm bẩm, ngay cả khi những câu đi trước chẳng có gì dính dáng tới ‘chắc’ và đúng’ cả. Anh mạnh mẽ nói thêm còn một chuyện nữa anh và McReynolds sẽ kiểm tra lại ngay. Họ nói chuyện với cô bạn gái của Johnny Palica và rà soát lại toàn bộ vụ án kỹ càng. Họ sẽ… Anh có thể làm bất cứ chuyện gì, nói bất cứ chuyện gì, hứa bất cứ chuyện gì để nhanh chóng được ra khỏi cái phòng này, để tránh cái nhìn của Johnny Palica đang quan sát anh. Anh suy nghĩ hung lắm, như thể anh cần giúp đỡ, bảo đảm từ một nơi nào đó, không như thể anh hy vọng mà như thể anh muốn vậy. Và rồi, khi Mooney chấm dứt cuộc gặp gỡ này, khi Cochran cầm áo khoác lên, nói vài lời tận tình, vui vẻ, ra khỏi đây, nhưng lại gặp chuyện tệ hơn. Ở phòng ngoài Ellen Morison đang đợi anh. Mặt cô tái nhợt, mắt cô nhìn cực kỳ lạ lùng, cô không muốn nói gì thêm với Cochran nữa cũng ngang bằng anh muốn nói chuyện với cô ấy. Cô chỉ lắc đầu về phía anh. Cochran nghĩ, dĩ nhiên cô muốn nói rằng anh và McReynolds đã bắt lầm và khiến anh ta bị tử hình oan còn tạm nhốt ở đây Bởi vậy, anh ngoảnh mặt không nhìn cô. Anh cũng chẳng tự hỏi Morison có đúng về trường hợp của Johnny Palica không. Trước khi quay đi chưa được nửa vòng, một chuyện tệ hơn lại xảy ra cho anh. Anh cảm thấy nó. Về cuối chiều hôm đó, McReynolds cũng cảm thấy chuyện tệ hại hơn đó. Anh không bàn luận cho ra lẽ với Cochran, mà chỉ gật gật đầu nhiều lần, nuốt nước bọt một lần, lấy mũ và cùng Cochran lái xe đi gặp bà Sawyer. Họ thấy chuyện gì đó đã xảy ra cho bà ấy, bà ấy không còn là một phụ nữ nhỏ nhắn, hồng hào, khôn lanh và đoan trang với cặp mắt xanh và mái tóc vàng bồng bềnh nữa. Bà ấy già trông thấy, và trong buổi nói chuyện, bà ấy từ từ khép kín, cay đắng, bồn chồn và cuối cùng lại thác loạn tâm thần. Bà ấy vẫn còn tin là Johnny Palica giết chồng bà ấy và bây giờ, Cochran nghĩ rằng nỗi tuyệt vọng, hận kẻ giết chồng, cô đơn đã tàn phá bà. Bởi vậy anh và McReynolds không nói vấn đề với cặp vợ chồng làm chứng nữa vì bây giờ đã vô ích, trừ phi và chỉ tới khi hai anh đã lung lạc được ý kiến của bà Sawyer trước đã. Tối hôm đó McReynolds xuống cảnh sát quận kiểm tra lại các hồ sơ tìm các hình ảnh khác, nhân dạng khác gần giống Johnny Palica nhất. Cùng lúc đó, Cochran và Ellen Morison rình canh ở bên ngoài quán rượu Shanvock ở Third Avenue. Họ có thể canh ở đây, trong cái xe mui trần của Cochran năm, sáu giờ mỗi đêm – những giờ khuya – và bảy đêm một tuần. Họ có thể ngồi đây đến một giờ ba mươi sáng, với những chuyến xe lửa rầm rầm đơn điệu chạy trên cầu vượt, với gió tháng Ba quất vi vút vào mình, sau đó Cochran có thể đưa cô gái về nhà, ghé đâu đó nhấp một tách cà phê rồi về nhà. Có lên giường anh cũng không ngủ yên được, vì cà phê và có lẽ còn vì những chuyện khác nữa. Anh thao thức một chút rồi thiếp đi được một chút, lại giật mình thức dậy vì như có ai vừa gọi tên anh, từ một cõi xa xăm nào đó nhưng rất rõ ràng. Anh không thể nghe rõ được giọng nói. Không phải âm thanh – nhưng anh nhận ra nó ngay. Cuối cùng những tiếng gọi đó hiện hữu với riêng anh. Anh biết giọng nói đó đòi hỏi gì ở ông Cochran. Anh biết rõ như vậy ngay từ lần đầu tiếng gọi vọng tới anh, và các lần sau nữa. Nhưng anh không thể làm gì có ích vì nếu lời kêu gọi dựa trên những chứng cứ mới, anh và McReynolds sẽ cần một người như thế này. Các anh không thể tìm ra hắn, cũng không nghĩ ra cách để tìm hắn. Lúc đầu họ có mười hai tuần, còn mười, còn tám, rồi còn sáu tuần, chẳng có gì mới ở trung tâm, cũng chẳng có gì mới ở quán Shamrock. Đôi khi anh đã mòn mỏi vì mục đích này. McReynolds cũng ngồi rình với bọn anh vài giờ, các giờ còn lại thì chỉ có anh và cô gái, chẳng có ai khác ngồi cùng. Trong khoảng thời gian này, Cochran đã có thể mô tả được cô gái kỹ hơn, ít là một phần, mặc dù anh chẳng giữ một ấn tượng cá nhân, riêng tư độc đáo về cô. Đôi khi anh cũng mơ hồ nhớ lại mớ tóc đen của cô, sự mềm mại tinh tế của đôi môi cô nhưng chưa bao giờ chúng quyến rũ anh hơn những cặp môi của các cô gái khác. Anh thích cô ta thật nhưng chưa bao giờ anh nghĩ tới cô như anh nghĩ tới một hai cô khác. Anh chưa có dịp. Trong những buổi canh chừng theo dõi đơn điệu, dài lê thê này, hai người không nói chuyện nhiều, vì ý nghĩa khủng khiếp của cuộc rình mò khiến cho việc nói chuyện thông thường thành vô nghĩa. Thế mà, mặc dù vậy họ cũng tạo được mức độ thân mật rất mới và bất thường với Cochran nếu có dịp suy nghĩ lại. Rất nhiều khi, thay vì ngồi im lặng chờ đối tượng xuất hiện, cô lại cố ép anh công nhận vài người khách không quan trọng của quán giống như đúc với kẻ đang bị truy lùng. Bởi vậy một lần vào tuần lễ thứ sáu, anh đã giải thích một cách khách quan cho cô gái hiểu, không cần phải nôn nóng về việc này, vì ở đây họ chỉ dùng được kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn. Cô không thể hối thúc những chuyện như thế này được mà phải đợi cho lới lúc chúng xảy ra. Họ đi tới kết luận là phải mai phục trường kỳ. Nhưng cô gái thấy ngay là lúc này, tại đây anh chẳng tha thiết với cái quyết định sẽ đạt được ở ngoài quán rượu, cô ngồi thu vào một góc ghế rồi nhìn anh. Cô nói: – Em nghĩ rằng họ vẫn làm việc đúng thủ tục nhưng chỉ lần này… Cô chẩu môi ra một lúc: – Không phải em chán nản, em không tin trong một giây phút nào lần này chúng ta lại bắt lầm, một lỗi lầm tàn ác, quỉ quái. Ờ, ta đợi cơ hội. Ta sẽ tóm được hắn. Anh cứ đợi mà coi. – Tôi mong được như vậy. Nhưng khi nhìn ra đường Third Avenue nhạt nhòa, hoang vắng dưới cơn mưa, thứ ánh sáng vàng ướt át trải xuống cái vỉa hè đá đen trước quán rượu, anh cảm thấy buồn vô hạn. – Thế nào ta cũng có dịp. Cô gái nói đầy tự tin làm Cochran đến kinh ngạc: – Ồ, ta sẽ làm được hơn thế nữa… hơn nhiều. Sự việc đâu có xảy ra may rủi như vậy. Nếu thế thì chuyện be bét này còn ý nghĩa gì. – Có lẽ không thế. Cô nói tiếp: – Dĩ nhiên chuyện đó là điên khùng – Cô vẫn luôn bình tĩnh, không nói nhiều về chuyện đó. Lần này cô thêm – Từ đầu đến cuối kinh hoàng quá. Đến đây chúng ta mới tin có những sự việc đúng và quan trọng. Nếu ta không… – Những sự việc gì? Cochran giật mình hỏi. Đây là lời hàn đầu tiên của cô làm anh chú ý. – Anh cứ nói tên một cặp đi, em thích điều tra về họ. À ra thế, trong các đề tài, họ bắt đầu bàn đến đề tài sâu xa, trừu tượng nhất. Họ có thể tranh luận từ hai quan điểm đối kháng nhau, không bằng kỹ thuật tranh biện, không căn cứ vào những lý thuyết triết học, mà bằng những tích lũy phán đoán, kinh nghiệm và trực giác của mỗi người. Cochran buồn bã nghĩ rằng, nếu cô ấy biết được một nửa những điều anh biết, hoặc hiểu được một nửa sự thực về mặt trá







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Đọc truyện ma – Quyển sách chết chóc

Đọc truyện ma – Quyển sách chết chóc mình xin kể về chuyện của thằng B, mình xin cam ...

Truyện Ma

22:17 - 09/01/2016

Anh ghen... vì anh yêu em

Anh ghen... vì anh yêu emEm là cây Nấm Lùn đáng ghét. Anh tắt điện thoại, n...

Truyện Ngắn

13:26 - 23/12/2015

Vova trong giờ kể chuyện..

Vova trong giờ kể chuyện..   Cô giáo đang đọc truyện “Ba ch...

Truyện Cười

20:39 - 26/12/2015

Có hấp tấp quá không?

Có hấp tấp quá không? - Có hấp tấp quá không? Chúng ta...

Truyện Cười

19:23 - 26/12/2015

Chuyện cây táo

Chuyện cây táoCậu bé leo lên ngọn cây hái táo ăn, ngủ trưa trong...

Truyện Ngắn

07:34 - 23/12/2015