Old school Easter eggs.

Đọc truyện ma- Bàn Tay Ma Thuật Bí Hiểm

mùi bạc hà thật đáng ghét. Mặc dù dì tôi cũng có mùi bạc hà và tôi rất yêu dì. Không chỉ mùi bạc hà, mà ngay cả thái độ và giọng nói của cô Hoa Quỳnh lúc này cũng trở nên kinh khủng. Hệt như lúc này là một người khác đang nói với tôi chứ không phải cô giáo chủ nhiệm của tôi nữa. – Hãy chú ý chăm sóc cho cẩn thận. Nếu như cây thủy tiên này mà chết, cái chậu bằng thủy tinh trong trẻo kia mà sứt mẻ thì ta sẽ giết mi. Vừa nói, cô Hoa Quỳnh vừa làm động tác hết sức “xã hội đen”, đó là đưa hai ngón tay trỏ và giữa lên vạch một đường ngang cổ hệt như là người ta dùng dao cắt ngang cổ vậy. – Cái chậu đấy là do một người rất quan trọng làm ra đấy. Nếu có chuyện gì xảy ra với nó thì ta sẽ băm viên, chiên giòn mi như chiên bò viên vậy. Nhìn bộ dạng của cô “hoa Quỳnh nở muộn” lúc này giống như bộ dạng của mấy anh chàng ngố tàu trong chuyện tranh mà tôi vẫn đọc. Giống hệt việc đi dọa dẫm bắt nạt người khác. Điều đó làm cho tôi thấy ngao ngán thay vì thích thú và buồn cười như khi đọc truyện. Cô Hoa Quỳnh đâu phải là đàn ông. Cũng không phải là mấy nhân vật trong truyện tranh. Cả lớp xách cặp ra về. Tôi chán nản tiến về phía bàn giáo viên và thở dài. Sau cái thở dài, tôi khoác lại cái cặp sách của mình rồi ôm cái chậu thủy tinh có cây hoa thủy tiên vào trước bụng. Tôi chép miệng, tự nhắc nhở mình. – Có chuyện gì với cái thứ của nợ này là mình lãnh tội ngay lập tức! Và không biết bao nhiêu lâu sau thì tôi về được tới nhà. Vì tôi không có xe đạp như những đứa khác. Mà từ khi vào học ở đây, tôi chưa bao giờ đi nhờ xe của đứa nào trong lớp cả. Nói cách khác là chúng cũng không muốn cho tôi đi nhờ xe. Ngay cả thằng Quân ngồi cạnh tôi cũng thế. Chẳng sao! Chỉ hai tháng nữa là tôi có cái xe đạp của riêng mình. Lúc ấy cũng là lúc tôi bước sang tuổi mười ba. Ngấp nghé tuổi của một chàng trai trưởng thành. Chỉ năm năm nữa là tôi đủ tuổi mười tám. Nói đến lúc tôi bước sang tuổi mười ba, tôi sẽ có một cái xe đạp. Một cái xe đạp rất oách được mua từ thành phố. Nó sẽ hơn hẳn những cái xe đạp được bày bán ở trong cái thị trấn chán đời này. Ờ, mà tôi hay gọi đây là cái thị trấn chán đời kể từ khi tôi phát hiện ra rằng hầu như cả cái thị trấn này, ai ai cũng không cười đùa gì với nhau cả. Nếu có ai đó cười thì hẳn đó là một cái nhếch mép mà thôi. Ngay như người đàn ông có tên là Hoan đó, người đàn ông đã giúp mẹ tôi chuyển đồ ngày mới tới thị trấn này ấy. Người mà sau này mẹ kêu tôi gọi bằng chú Hoan. Nghe cách nói chuyện của chú Hoan thì thấy thật dí dỏm, khôi hài nhưng nhìn mặt chú tuyệt nhiên không có một nụ cười. Và không hiểu vì sao từ khi chuyển về đây ở, tôi thấy mẹ cũng chưa cười một lần nào. Tất nhiên là trừ hôm đầu tiên! Tôi phải đi bộ trong khi lưng đeo cặp sách nặng trĩu và hai tay ôm chặt cái chậu hoa thủy tiên đáng ghét trước bụng. Vì thế mỗi bước đi của tôi đều phải hết sức thận trọng. Phải nhìn đường xem có ổ gà, gạch đá nào khiến tôi vấp ngã hay không. Phải bước chậm và nhẹ nhàng để tránh làm nước trong chậu hoa sánh ra ngoài, làm bẩn cái áo trắng của tôi. Mẹ đã tuyên bố từ năm ngoái, rằng nếu mẹ nhìn thấy vết bẩn nào dây trên quần áo tôi, mẹ sẽ không giặt tẩy nữa mà để thế cho tôi mặc. Mà tôi thì không thích mặc đồ có những vết bẩn. Nhưng phải kể cho các bạn nghe là tôi có thêm tật nữa. Tật hay làm dây mực và những thứ khác như kem hoặc nước sốt, tương ớt lên áo quần! Cái kiểu đi bộ đầy thận trọng và chậm chạp, vừa đi vừa nguyền rủa cái con nhỏ Hoán Vân đáng chết ấy của tôi, giống hệt như mấy vị thầy chùa mặc áo vàng hở nửa lưng, đầu trọc lóc mà lại chẳng đội mũ nón gì hết, đi chân đất, một tay cầm cái bát đồng, một tay lần tràng hạt, miệng lẩm bẩm tụng kinh niệm Phật mà thi thoảng tôi thấy ở ngoài đường. Có điều ngoại hình của tôi không to lớn được như những vị mặc áo cà sa vàng hở lưng ấy. Và tất nhiên là tôi không từ bi hỉ xả như những vị cao tăng ấy. Trên đường đi, thi thoảng tôi lại phải dừng lại, hai tay ôm chặt hơn cái chậu cây thủy tiên để hắt hơi. Thế mà có lần chỉ vì hắt hơi mà suýt nữa tôi ngã lao đầu về phía trước. Cái lá của cây thủy tiên chọc vào mũi khiến tôi không nhịn được việc hắt hơi đấy. Tôi hắt hơi liên tục! Khi tôi về được tới gần trước cửa nhà mình thì tôi thấy con nhỏ Hoán Vân đã có mặt ở đấy. Nó đang ngồi trên yên xe, chống một chân dưới đất. Nhìn bộ dạng thánh thức, phởn phơ của nó tôi thấy mình ghét nó vô cùng vô tận. Nó nheo mắt nhìn tôi. Cái kiểu nheo mắt giễu cợt chế nhạo tôi thấy quen quen nhưng chả nhớ là đã thấy ở đâu nữa. Nó hỏi tôi cũng bằng giọng giễu cợt và nghe đểu giả làm sao. – Thế nào, dân thành phố ngố tàu. Đã thấy trọng trách của việc chăm sóc cây thủy tiên đấy chưa? Nhất là với một người luôn phải đi bộ. – Đồ xà ma nữ. Đồ ác ma đội lốt người! Tôi điên tiết gào lên. Con nhỏ Hoán Vân chẳng thèm đếm xỉa gì đến việc tôi gọi nó là ác ma. Mà hình như khi tôi gào lên như thế bộ dạng của tôi mắc cười lắm hay sao mà con nhỏ đáng ghét đó nhếch mép cười. Đúng! Việc nhếch mép cười ở cái thị trấn này bằng tràng cười to khoái trá ở những nơi khác. Mà thà nó hả họng cười tôi còn đỡ tức. Đằng này cái nhếch mép của nó khiến tôi thấy mình giống một kẻ bị chơi khăm ngay trước mắt mà không làm gì được, thế mới ức. Con nhỏ đó còn lên giọng đàn chị với tôi nữa. Nó hất mặt. – Nói tới mới nhớ. Thế mày đã gặp chưa? -Tôi sẵng giọng hỏi lại. Bởi cái kiểu hỏi tối nghĩa của nó khiến tôi không biết đường đâu mà trả lời cả. – Ma! – Ma? – Đúng! Ma! Tôi trợn mắt nhìn nó. Nó nhìn lại tôi lom lom và lần này nó hỏi một cách rõ ràng hơn. – Mày đã gặp ma chưa? Tôi bật cười một tràng dài và quệt mũi với vẻ ta đây nhằm thể hiện rõ sự khinh thường con nhỏ láu cá chơi khăm tôi nhưng lại nhát chết. – Nói mày hay, từ hồi nào tới giờ tao chưa có biết sợ ma là gì. Và vì thế nên chưa có con ma nào dám lại gần tao hết. Nên tao đâu có cơ hội để gặp bất kỳ con ma nào đâu. Nó nhìn tôi. Nhìn một cách chằm chằm và lập lại câu hỏi của nó một lần nữa. – Mày đã gặp ma chưa? Cái cách nhìn của nó khiến tôi chột dạ, liền hỏi lại bằng giọng rất to để thể hiện bản lĩnh của một thằng con trai chẳng biết sợ ma là gì. – Ma nào chứ? Lần này con nhỏ lại hất mặt. Nhưng không phải hất mặt với tôi mà chính xác là nó hất mặt về phía ngôi nhà của tôi. Cái ngôi biệt thự cổ được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, nếu làm mắt hiếng đi để nhìn theo kiểu ảo ảnh ba chiều sẽ thấy ngôi nhà như một gương mặt của một người đàn ông biết cười. – Hồn ma của thằng bé chết trong ấy đấy! Câu nói của nó khiến tôi thấy rung tim. Đến lượt tôi nhìn nó chằm chằm và hỏi lại. – Trong nhà của tao có người đã chết? Khi câu hỏi được thoát ra khỏi miệng tôi, ngay lập tức con nhỏ đáng ghét kéo dài mồm mình ra. – Thế mày không nghĩ là tại làm sao mà bao nhiêu năm nay mẹ mày không bán được ngôi biệt thự đó à? Bởi vì tất cả mọi người đều sợ và không ai dám mua nó cả. – Tại sao lại là mẹ tao không bán được ngôi biệt thự này? Nó trố mắt nhìn tôi như thể tôi là một con quái vật từ thời tiền sử hiện về vậy. – Vì mẹ mày là chủ của ngôi biệt thự! – Nhưng tại sao mẹ tao lại là chủ của ngôi biệt thự như vậy chứ? Tôi huơ tay cố giải thích vì thấy mình vừa nói ra một câu hết sức ngu xuẩn. Tại sao tôi lại không biết việc mẹ là chủ nhân của một ngôi biệt thự được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp như thế. Một ngôi biệt thự ở một thị trấn heo hút đến nhàm chán. – Vì mẹ mày được thừa kế từ một người dì! – Người dì? Của mẹ tao á? – Không lẽ của mẹ tao. Con nhỏ xẵng giọng. Tuy thế tôi không lấy làm bực mình vì cho dù nó có xẵng giọng hơn nữa thì cũng đang làm tôi tò mò và thay ngạc nhiên quá đỗi. Mẹ tôi có một người dì nào đó mà tôi không hề biết. Và người dì của mẹ tôi mà tôi không được biết đó lại cho mẹ tôi thừa hưởng một ngôi biệt thự cổ đầy bí ẩn. Không, chính xác là mẹ tôi cũng hết sức bí ẩn. Vì bà là mẹ tôi mà bà lại không hề kể cho tôi nghe về những mối quan hệ họ hàng của mình, và cả cái ngôi biệt thự này nữa chứ. À, còn cả cái chú Hoan có lòng tốt đến mức tôi phải cảnh giác nữa. Tất cả đều rất bí ẩn với tôi. Và cái con nhỏ đáng ghét tên Hoán Vân kia lại đang hé mở một chút ít sự bí ẩn đó cho tôi biết. Tất nhiên là tôi sẽ không cám ơn nó đâu. Vì dẫu sao nó cũng là kẻ đã chơi khăm tôi trong việc chăm sóc cái cây thủy tiên chết tiệt kia. – Thì tất nhiên là không phải là dì của mẹ mày rồi. Nhưng sas dì của mẹ tao lại cho mẹ tao một ngôi nhà xấu xí như thế nhỉ? Tôi buộc phải chê bai ngôi nhà mà mình đang ở. Mặc dù xét một cách hết sức công bằng và khách quan thì ngôi biệt thự của mẹ con tôi là ngôi nhà to nhất ở cái thị trấn này. To và đẹp. Ngoại trừ nó có vẻ cũ kỹ vì được xây dựng khá lâu rồi. Nó có từ thời của dì của mẹ tôi kia mà. Gần trăm năm chứ chẳng chơi đâu. – Thì bà dì của mày không có con nên để lại cho cháu là mẹ của mày chứ sao nữa. – Tất nhiên, không có con thì cháu sẽ được hưởng. Nhưng không có con đâu có nghĩa là không có chồng nhỉ? Tôi vuốt đuôi nó. Và vì muốn biết thêm mà không muốn hỏi thẳng nên tôi đành phải nói vuốt đuôi nó như thế. Giọng tôi có phần dịu hơn, không còn gào tướng lên nữa. – Sao lại không có. Chồng của bà ấy là một ông kiến trúc sư người Pháp hẳn hoi. Ông ấy sang đây làm việc mà. Con nhỏ không hay là đang rơi vào sự điều khiển của tôi trong câu chuyện này. Cũng bởi cái thói nhiều chuyện của lũ con gái đấy mà. Tuy nhiên, nó vẫn nói với tôi bằng cái giọng ngang phè ra vẻ đàn chị đến phát ghét. – Ờ, vậy sao không để ông người Pháp ở đi. Dẫu sao đó cũng là chồng của bà ấy mà. – Xời ơi xời. Ổng mà còn sống thì đâu cần mày phải nói. – Ổng bệnh chết hả? – Ờ! Nghe đâu ung thư phổi đó! – Trời! Ớn ha! Bệnh đó dễ chết hà! – Bởi vậy mới nói là bà ấy phải di chúc lại cho mẹ của mày đó. – Ờ! Kể cũng hay ha. Nhưng mà… ủa, ủa, sao kỳ vậy ta. Tao hổng có anh em gì mà sao lại có một thằng bé chết ngắc trong nhà của mẹ tao vậy? Chắc mày rành mấy chuyện này lắm đó. Tôi làm ra vẻ ngạc nhiên và ca tụng để con nhỏ dễ ghét đó khoái mà nói cho tôi hay. Nhưng lúc nói tới thằng bé chết trong nhà tôi đang ở, tôi thấy rùng mình một cái. Nghe lạnh ở sống lưng. – Thì tao nghe nói mẹ mày lấy chồng rồi ở trên thành phố luôn. Cái biệt thự này cho người ta thuê lại. Làm thế thì sẽ có thêm thu nhập đó, mày không biết sao hả? Đúng là đồ đần! Tôi nổi sung lên khi nghe con nhỏ nói tôi là đồ đần. May sao tôi kịp kiềm chế lại, và chỉ hỏi nó bằng giọng trống không. Nghe còn có vẻ cấm cảu nữa là khác. – Ai chết ở đây? Tôi có cái giọng như vậy là vì ghét nó và ấm ức vì chuyện của mẹ mình mà tôi không hế hay biết trong khi một con nhỏ thiên hạ lại rành chuyện đó còn hơn cả bàn tay của nó. Hơn nữa tôi cũng không muốn nói chuyện với con nhỏ Hoán Vân dễ ghét này, nhưng bởi vì tôi muốn biết toàn bộ câu chuyện và về người đã chết trong ngôi nhà của mình nên tôi phải cố tiếp tục. – Đúng ra là có tới hai người chết trong ngôi nhà của mày. Người chết trước tiên là một thằng bé. Người chết sau là chú của thằng bé. Ông ta là một nhà ảo thuật. – Nhà ảo thuật? Ở cái nơi chán đời này sao? – Mày tưởng thị trấn nhỏ thì không có giải trí sao? Càng ở nơi nhỏ bé như thế này thì càng nhiều quái nhân kiệt xuất ẩn dật nhé. Trời! Nghe giọng điệu tự cao tự đại của con nhỏ này sao giống hệt ngôn ngữ của mấy nhân vật trong phim chưởng Hồng Kông. Nó cong môi nói tiếp sau khi lườm tôi một cái cháy xém cả tóc tai. – Ông ta được gọi là “Bàn tay ma thuật bí hiểm”. – Tên gì mà dài ngoằng vậy. – Tên ông ta là gì tao hổng biết. Chỉ biết mọi người luôn gọi ông ta như vậy. Bởi vì ông ta có rất nhiều trò biểu diễn đặc sắc, bí hiểm. Hơn nữa mọi thứ ông ta biểu diễn đều được cất trong những cái chai. Thế mới đặc biệt chứ! – Các thứ biểu diễn á? Tôi hỏi mà cố gắng để giọng mình không run. Không biết con nhỏ Hoán Vân có nhận ra sự cố gắng để che giấu việc tôi đang cảm thấy sợ hãi hay không mà nó nhếch mép cười. Lần này không phải là chế giễu hay khoái trá nữa mà là cái nhếch mép đầy bí ẩn. – Đúng thế! Những cái chai ấy chứa đựng đủ thứ rùng rợn trên đời. Nhiều người còn bảo ông ta là một thầy phù thủy nữa cơ đấy. Câu nói của nó khiến tôi thấy nỗi sợ hãi của mình tăng lên một chút. Hình như con nhỏ Hoán Vân cũng biết tôi đã bắt đầu sợ hãi rồi hay sao ấy. Nó dừng lại nhìn tôi chăm chú và lại nhếch mép cười khi nói tiếp. Và quả thật là cái thông tin tiếp theo của nó mới thật sự khủng khiếp. Nó khiến cho hai đầu gối của tôi bủn rủn cả ra. Gần như tôi sắp khuỵu xuống ngay trước mặt của con nhỏ đáng ghét Hoán Vân. – Cả hai người đều chết ở căn phòng đó! Nó đưa tay chỉ về phía cái cửa sổ nhỏ giáp mái nhà. Đó là cửa sổ phòng của tôi. – Và một trong hai người vẫn còn ở đó. Vào những đêm không trăng, hồn ma của thằng bé vẫn thò đầu ra khỏi chiếc cửa sổ con con đó đó. Thằng bé đó có bộ mặt nhỏ nhắn, phù hợp với vóc dáng và bộ mặt đó luôn mang một vẻ đau khổ và buồn bã. Rất buồn bã! Tôi nhìn lại cửa sổ phòng mình và nhìn cái mặt đang toát lên sự hỉ hả của con nhỏ Hoán Vân. Tôi lấy hết sức ở lồng ngực của mình và hét lên. – Đừng nói nhảm nữa! Mày chỉ phịa chuyện để dọa tao chứ gì! Tao lạ gì cái tâm địa sài lang của mày! Lần này con nhỏ cũng chẳng thèm phản ứng trước việc tôi chửi mắng nó là sài lang. Nó nhếch mép và chỉ vào chậu cây thủy tiên mà tôi đang ôm trước bụng. – Mày cứ chờ xem. Rồi tới những đêm không trăng mây sẽ thấy thằng bé ấy hiện ra. Mà tốt nhất là mày đừng đưa chậu cây này vào trong căn phòng đó. Nó sẽ sợ đến chết khiếp và héo rũ ra mất. Rồi cô Hoa Quỳnh sẽ không hài lòng đâu. – Mày là đồ rắn độc! A! Tôi lại tìm ra một từ mới để mắng nó cho bõ tức. Trong lúc tôi còn đang run rẩy vì cái tin có con ma với bộ mặt nhỏ nhắn, đau khổ và buồn bã nào đó ẩn dật trong phòng của tôi thì nó còn lôi tiếp ra cái chuyện chăm sóc cây thủy tiên này nữa. Nó định làm tôi chết vì lo sợ đây mà. Còn lâu! Con nhỏ Hoán Vân dậm bàn đạp chuẩn bị phóng xe đi. Nó quay lại, nheo mắt nhìn tôi. Và điều nó nói ra thật kinh hoàng. – Thằng bé đó chết khi nó vừa bước sang tuổi mười ba. Và tên nó là Hải Phi. Nó giống mày về số tuổi và tên đệm! Nói xong con nhỏ Hoán Vân phóng xe đi thẳng, để lại cái nhếch mép như một nụ cười chế giễu đầy ngạo nghễ. Phần 3 Bóng con nhỏ Hoán Vân chưa khuất ở cuối đường, cái thằng nhóc sắp bước sang tuổi mười ba là tôi liền quay người, nhìn lên ô cửa sổ nhỏ của phòng mình rồi lập tức, chạy hộc tốc vào trong nhà. Vừa chạy vừa hét toáng lên. – Mẹ ơi… mẹ ơi. Mẹ đang ở trong nhà bếp, nghe giọng tôi hốt hoảng mẹ liền chạy ra ngoài. Vừa lúc tôi chạy vào tới giữa phòng khách. – Gì thế con? Tôi nói mà không kịp thở. – Mẹ có biết là có đến hai người đã chết trong phòng của con không? Một ông thầy phù thủy được mệnh danh là “Bàn tay ma thuật bí hiểm”. Một là thằng bé có tên đệm giống con, và nó mười ba tuổi. Tôi nhìn mẹ và nói, gần như hụt hơi. Có vẻ như tôi sắp chết đến nơi. – Chỉ còn hai tháng nữa là con mười ba tuổi! Mẹ nhìn tôi và không nói một lời nào. Điều đó có nghĩa là chuyện con nhỏ Hoán Vân nói về việc có hai người đã chết trong phòng của tôi là có thật. Nó không hề bịa chuyện để dọa tôi. Bây giờ thì tôi hiểu rằng việc mẹ bắt tôi về ở cái thị trấn chán đời này là vì mẹ không bán được ngôi biệt thự chứ không hẳn là vì kinh tế của gia đình tôi ngày càng tuột dốc, kể từ khi người “trụ cột” về kinh tế trong gia đình là bố tôi mất đi. Tôi chỉ tay về phía cầu thang rồi lại chỉ vào ngực mình trong khi một tay vẫn phải ôm chặt cái chậu cây thủy tiên. – Con sẽ không ngủ ở trên phòng đó nữa đâu. Không thể ngủ với ma được. Trên đó còn một con ma nữa đấy, mẹ ơi. Là con ma tên Hải Phi. Một con ma mười ba tuổi. Mà con số mười ba là con số của quỉ. Ngày hôm nay cũng là ngày mươi ba. Thứ sáu ngày mười ba và con gặp biết bao nhiêu là phiền toái. Mẹ nhìn tôi và cố gắng giải thích theo cách của mẹ để tôi bình tĩnh lại. – Con trai của mẹ đúng là người hiểu biết nhưng là hiểu biết chưa tới nơi, tới chốn. Con số mười ba là con số khởi điểm đó. Nó như thể là sự khởi đầu cho điều tốt đẹp ấy mà. Mẹ mỉm cười và ôm lấy má tôi bằng lòng của hai bàn tay với những ngón thon gầy của mẹ. – Con trai của mẹ, con hãy coi như đêm nay là khởi điểm cho những điều tốt đẹp mà con sẽ gặp trong cuộc sống này. Và đúng là trên đời này làm gì có ma. Hơn nữa, sau đêm đầu tiên này con sẽ quen với những điều mới mẻ, tốt lành hơn. Tôi quẫy đầu để tránh bàn tay của mẹ và gào tướng lên. – Không có đêm đầu tiên nào cả! – Có đấy! Là đêm hôm nay! Mẹ đứng thẳng người và nghiêm mặt nhìn tôi. Tôi hậm hực định gào lên tiếp tục nhưng nhìn nét mặt nghiêm khắc của mẹ, cục sợ hãi lẫn nỗi ấm ức trong lòng tôi xìu xuống như một quả bóng bị xì hơi. – Đến bạn cùng lớp cũng còn biết là trong phòng con có một con ma với bộ mặt nhỏ nhắn đầy đau khổ và buồn bã mà mẹ. Tôi cố vớt vát bằng giọng ỉu xìu và vin vào cớ là “chuyện này ai cũng biết rồi mẹ ơi”, mong lay chuyển được mẹ cho tôi chuyển sang phòng khác, hoặc không thì tôi xuống ngủ trên đi-văng cũng được. Gì nhỉ? Hôm nay cô Hoa Quỳnh đã khẳng định với tôi cô là người không thay đổi quyết định của mình. Chắc cô chưa bằng một phần của mẹ tôi đâu. Mẹ mà đã quyết việc gì thì chưa chắc ông trời đã cản nổi, nói gì tới một đứa là con trai bé bóng của mẹ. Nhìn gương mặt của mẹ, tôi tiu nghỉu ôm chậu cây thủy tiên đi về phía cầu thang. Gọi là cái chậu nhưng thực ra nó giống một cái ly chân dài dùng để uống sâm-panh khổng lồ hơn. Một cái ly khổng lồ với miệng ly hơi xòe ra được làm hết sức tinh xảo với những hoa văn bám trên thành ly. Chính vì thế mà cô Hoa Quỳnh rất quí cái “ly khổng lồ” này. Tôi vừa quay lưng thì mẹ gọi lại. – Cơn đang ôm cái gì đó? – Mẹ thấy đấy. Một chậu cây thủy tiên! Qua câu nói tôi muốn ám chỉ cho mẹ thấy là việc con ma có thật hệt như việc tôi đang ôm chậu thủy tiên trong lòng. Nhưng mẹ phớt lờ cái điều tôi muốn nói. Mẹ khoanh hai tay trước ngực và hỏi tiếp. Giọng như của một thanh tra đang hỏi cung. Và kẻ phạm tội là tôi – con trai của mẹ. – Cái đó của ai? – Của cô chủ nhiệm con. Cô “hoa Quỳnh nở muộn” đó mẹ. Mẹ có vẻ ngạc nhiên. – “Hoa Quỳnh nở muộn”? – Vâng ạ. Hình như mẹ tôi đang muốn khẳng định lại cái điều mẹ đã đoán biết trước ở trong đầu. – Tại sao con lại gọi như thế? – Không phải con. Mà là các bạn đã gọi cô như thế. Con chỉ gọi theo thôi. Tôi huơ tay giải thích cho mẹ hiểu khi thấy cái nhướng mày mang hình dấu hỏi của mẹ. Tôi biết đọc những câu hỏi hay ý mà mẹ tôi muốn làm thông qua những nét trên khuôn mặt của mẹ. Tôi rất giống bố trong điểm này. – Vì cô ba mươi sáu tuổi rồi mà chưa có chồng đó mẹ. Lại khó tính hệt “bà cô ế chồng” nữa. Các bạn gọi như vậy cho mang tính văn hóa đó. Hình như mẹ đang cố kiềm chế để không bật cười. Điều ấy thoáng qua trong đôi mắt của mẹ nhưng có lẽ tôi không kịp nhận qua, vì nó chỉ thoáng qua thôi mà. Hơn nữa, tôi nghe giọng mẹ hết sức nghiêm nghị. Và cách mẹ hỏi tôi cũng thật lạ lùng. Chúng tôi đang nói chuyện về cái lý do mà bọn tôi gọi cô chủ nhiệm là “hoa Quỳnh nở muộn” kia mà. – Bây giờ có bạn gọi con là “thằng chết nhát” con có thấy hài lòng không? Tôi cau mày và trả lời ngay tắp lự. Bằng thái độ hết sức tức giận. – Không đời nào con lại hài lòng với việc đó. Con sẽ đấm đứa nào dám gọi con như thế. Con không phải là thằng chết nhát! – Đó! Con thấy chưa. Con thấy tức giận khi bị gọi bằng một cái biệt danh nào đó. Cô giáo cũng có cảm giác như con lúc này nếu như nghe thấy các con gọi cô là “hoa Quỳnh nở muộn”. Tôi gân cổ lên cãi lý lại với mẹ. Rõ ràng là chuyện của tôi và cô chủ nhiệm hoàn toàn không giống nhau. – Nhưng đúng là cô ấy sắp già mà lại chưa có chồng! – Chưa có khác với không có! Hơn nữa đấy là đời tư của cô gíáo, mọi người không có quyền phán xét và gọi cô theo cái kiểu thiếu tôn trọng như thế. Và con gọi như thế là xúc phạm đến cô giáo của mình đấy. Tôi đứng trơ mắt nhìn mẹ. Tôi không hiểu điều mẹ đang nói. Mẹ giơ một ngón tay lên và giọng còn nghiêm khắc hơn. – Nếu con còn nói như vậy một lần nữa. Chỉ một lần thôi là mẹ sẽ cho con ăn đòn đấy. Mẹ nhìn thẳng vào mắt tôi và hỏi lại. – Con nhớ chưa? – Dạ, con nhớ rồi. Tôi trả lời mẹ như một người bị thôi miên. Gì chứ với uy lực từ đôi mắt của mẹ thì tôi không thể không run sợ và không nghe lời được. Mẹ là người thương tôi nhất trên đời này nhưng mà cũng là người nghiêm khắc nhất mà tôi được biết. – Bây giờ con lên phòng cất cặp sách và cái chậu hoa này. Thay đồ, tắm rửa rồi chuẩn bị xuống ăn tối. – Dạ. – Nếu đó là việc của lớp giao cho con







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Ngồi bàn đầu

Ngồi bàn đầuTôi phải hóp cái bụng lại để...giữ dáng ngay cả kh...

Truyện Ngắn

11:53 - 23/12/2015

Dụng cụ y tế

Dụng cụ y tế Cô giáo dặn học sinh: - Ngày ma...

Truyện Cười

23:33 - 26/12/2015

Cậu thuộc về nơi ấy

Cậu thuộc về nơi ấyAn à, cậu mãi mãi thuộc về nơi ấy, nơi luôn có một...

Truyện Ngắn

11:44 - 23/12/2015

Trong mỗi chúng ta đều có một đứa tên Lười

Trong mỗi chúng ta đều có một đứa tên LườiTrong mỗi chúng ta đều có 1 đứa tên Lười. Cũng như...

Truyện Ngắn

10:05 - 23/12/2015

Đọc truyện ma- Bức tranh ma quái

Đọc truyện ma-  Bức tranh ma quái Nhà Ông Thạnh ở ngay mặt tiền của đường phố lớn ...

Truyện Ma

09:22 - 10/01/2016