Disneyland 1972 Love the old s

Đọc Truyện Ma – Quỷ Ám(phần 2D)

Thứ Sáu, ngày 29 tháng Tư. Trong lúc Chris chờ đợi nơi hành lang bên ngoài phòng ngủ, bác sĩ Klein và một bác sĩ thần kinh tâm thần nổi tiếng khám bệnh cho Regan. Hai vị bác sĩ quan sát suốt nửa tiếng đồng hồ. Vứt ném. Quay lông lốc. Bứt tóc bứt tai. Thỉnh thoảng cô bé còn nhăn mặt, hai tay bịt chặt lấy tai như muốn xua đi những tiếng động thình lình điếc cả tai. Cô rống lên những tiếng tục tĩu. La hét và đau đớn. Rồi rốt cuộc cô lao sấp mặt xuống giường, đưa hai chân lên thủ dưới bụng. Cô rên rỉ những tiếng rời rạc, không đâu vào đâu. Vị bác sĩ tâm thần ra dấu cho Klein rời khỏi giường. “Ta hãy chích thuốc an thần cho cô bé”. Ông thì thầm. “Có lẽ tôi sẽ nói chuyện được với nó”. Vị bác sĩ nội trú gật đầu và chuẩn bị chích một liều năm mươi mi li gam chất Thorazine. Tuy nhiên, khi hai bác sĩ lại gần giường, Regan giường như cảm thấy được sự có mặt của họ, liền quay đi, và lúc vị bác sĩ thần kinh tâm thần toan giữ lấy cô, cô bắt đầu rít lên từng cơn cuồng nộ hung hiểm. Cô cắn ông. Cô đánh ông. Cô chận không cho ông lại gần. Chỉ đến khi Karl được gọi đến giúp sức thì họ mới tạm giữ yên được cô đủ cho Klein chích xong mũi thuốc. Liều thuốc đó tỏ ra không đủ. Lại thêm một liều năm mươi mi li gam nữa được chích tiếp. Mọi người chờ đợi. Regan trở nên thuần lại. Rồi có vẻ mơ mộng. Sau đó, cô ngó chăm chăm các bác sĩ trong nỗi hoang mang bất ngờ. “Mẹ cháu đâu? Cháu muốn mẹ cháu”. Cô bé khóc. Vị bác sĩ thần kinh tâm thần gật đầu, Klein liền rời phòng đi mời Chris đến. “Mẹ cháu sẽ đến ngay, cưng”, vị bác sĩ thần kinh tâm thần bảo Regan. Ông ngồi xuống giường xoa đầu cô bé. “Nào, nào, cứ yên tâm đi cháu, tôi là bác sĩ mà”. “Cháu muốn mẹ cháu cơ!” Regan khóc. “Mẹ cháu đang đến. Cháu có đau không?” Cô bé gật đầu, nước mắt chảy ròng ròng. “Đau chỗ nào?” “Chỗ nào cũng đau hết!” Regan nức nở. “Cháu thấy đau khắp cả người”. “Ôi, con tôi!” “Mẹ!” Chris chạy lại giường ôm chầm lấy con. Hôn nó. An ủi dỗ dành nó. Rồi đến lượt Chris cũng bắt đầu khóc. “Ôi, Rags, con trở lại rồi! Đây mới đúng thật là con!” “Mẹ à, ông ấy làm đau con!” Regan sụt sịt. “Bảo ông ấy đừng làm đau con nữa đi mẹ! Nghe mẹ! Được chứ mẹ?” Chris lộ vẻ bối rối giây lát, rồi nàng liếc nhìn hai bác sĩ với vẻ hỏi han đầy thỉnh cầu trong đôi mắt. “Cô bé đã được chích thuốc an thần với liều lượng mạnh”, vị bác sĩ thần kinh khẽ bảo. “Bác sĩ muốn bảo là…?” Ông ngắt lời nàng. “Ta sẽ xem”. Xong ông quay sang Regan. “Cháu có thể nói cho tôi biết cháu đau thế nào không?” “Cháu không biết nữa”, cô bé đáp. “Cháu không hiểu vì sao ông ta cư xử như thế với cháu”. Lệ rơi đầm đìa trên má cô bé. “Trước đây, lúc nào ông cũng là người bạn tốt”. “Ông ta là ai?” “Đại úy Howdy! Thế rồi dường như có một ai khác nữa ở trong người cháu! Bắt cháu làm đủ mọi thứ chuyện”. “Đại úy Howdy chăng?” “Cháu không biết”. “Một người?” Cô bé gật đầu. “Ai vậy?” “Cháu không biết!” “Thôi được rồi, bây giờ ta sẽ làm thử cái này, cháu Regan nhé. Một trò chơi”. Ông thò tay vào túi móc ra một món trang sức sặc sỡ được gắn vào một chuỗi dây chuyền bạc. “Cháu có bao giờ xem phim thấy người ta được thôi miên chưa?” Cô bé gật đầu. “Tốt, tôi là một nhà thôi miên đây. Đúng thế đấy, tôi cứ thôi miên người ta suốt thôi. Dĩ nhiên là nếu người ta bằng lòng cho phép tôi. Bây giờ, tôi nghĩ là nếu tôi thôi miên cháu, Regan ạ, cháu sẽ khỏe mạnh trở lại. Đúng vậy, cái người trong cháu sẽ đi ra ngay. Cháu muốn tôi thôi miên chứ? Đó, có mẹ cháu ngay đây, bên cạnh cháu đó”. Regan nhìn mẹ, dò hỏi. “Cứ làm điều ấy đi cưng”, Chris thúc giục con. “Cứ thử xem”. Regan quay sang vị bác sĩ tâm thần và gật đầu. “Được ạ”. Cô bé khẽ nói. “Nhưng một chút thôi”. Vị bác sĩ tâm thần mỉm cười và chợt nhìn ra sau, nơi có tiếng đồ gốm bể nát sau lưng ông. Một chiếc lọ hoa mong manh từ mặt chiếc ngăn tủ kéo nơi bác sĩ Klein đang tựa tay rơi xuống sàn nhà. Ông nhìn xuống cánh tay mình rồi ngó tiếp xuống những mảnh vỡ vụn với vẻ bối rối. Rồi ông cúi xuống nhặt mấy mảnh vỡ lên. “Không sao đâu, bác sĩ, cứ để Willie thu dọn”. Chris bảo ông. “Sam, anh làm ơn đóng hộ tôi mấy cánh cửa chớp kia lại”, vị bác sĩ tâm thần nhờ bạn, “và kéo màn cửa xuống”. Lúc căn phòng đã tối lại, vị bác sĩ tâm thần nắm sợi dây chuyền trên mấy đầu ngón tay khởi sự lắc món trang sức qua lại với một động tác thoải mái. Ông rọi đèn bấm lên món trang sức. Nó ngời sáng lắp lánh. Ông bắt đầu xướng câu chú thôi miên. “Bây giờ Regan này, cháu hãy nhìn đây, nhìn chăm chú vào, thế rồi mí mắt cháu sẽ càng lúc càng nặng trĩu…” Chỉ nội trong một thời gian rất ngắn, cô bé đã có vẻ hôn mê. “Cực kỳ dễ dẫn dụ”, vị bác sĩ tâm thần thì thào. Rồi ông bảo cô bé. “Cháu thấy dễ chịu chứ, Regan”. “Vâng”, giọng cô bé nhẹ và thì thầm. “Cháu mấy tuổi rồi, Regan?” “Mười hai”. “Có người nào đó ở trong cháu không?” “Thỉnh thoảng”. “Khi nào?” “Khi này khi khác”. “Một người phải không?” “Vâng”. “Ai thế?” “Cháu không biết”. “Đại úy Howdy?” “Cháu không biết”. “Một người đàn ông?” “Cháu không biết”. “Nhưng y có ở đó”. “Vâng, thỉnh thoảng”. “Còn bây giờ?” “Cháu không biết”. “Nếu tôi bảo y nói, cháu sẽ để cho y trả lời tôi chứ?” “Không!” “Tại sao không?” “Cháu sợ lắm”. “Sợ gì?” “Cháu không biết”. “Regan này, nếu y nói chuyện với tôi, tôi nghĩ là y sẽ ra khỏi cháu. Cháu có muốn y ra khỏi cháu không?” “Có”. “Vậy thì hãy để y nói. Cháu để y nói chứ?” Một lúc ngập ngừng. Sau đó: “Vâng”. “Bây giờ tôi nói với người ẩn bên trong Regan đây”, vị bác sĩ tâm thần nói một cách đanh thép, “nếu người có ở đó, chính người nữa cũng đã bị thôi miên và phải trả lời mọi câu hỏi của ta”. Ông dừng lại một lúc để cho lời ám thị của ông lắng sâu vào mạch của cô bé. Rồi nhắc lại. “Nếu người ở đó, chính người nữa cũng đã bị thôi miên và phải trả lời mọi câu hỏi của ta. Bây giờ hãy ra mặt đi và trả lời: ngươi có ở đó không?” Yên lặng. Rồi một điều lạ lùng xảy ra: hơi thở của Regan chợt trở nên hôi thối. Đặc sánh như một luồng nước. Đứng cách đó khoảng bảy tấc, vị bác sĩ tâm thần ngửi thấy rõ mùi đó. Ông rọi đèn bấm vào mặt Regan. Chris cố nén cho khỏi há hốc mồm. Những nét biểu hiện trên khuôn mặt Regan đã nhúm nhó lại thành một chiếc mặt nạ hung ác: mồm bạnh căng ra hai bên, cái lưỡi sưng tấy thè ra như lưỡi chó sói. “Ôi, Chúa ơi!” Chris thì thào. “Có phải ngươi là người ở trong Regan không?” Bác sĩ tâm thần hỏi. Cô bé gật đầu. “Ngươi là ai?” “Nowonmai”, cô bé trả lời trong họng. “Tên ngươi đó chăng?” Cô bé gật đầu. “Ngươi là một người à?” Cô bé đáp. “Đâu đó”. “Ngươi trả lời đó chăng?” “Đâu đó”. “Nếu tiếng đó có nghĩa là ‘phải’ thì hãy gật đầu”. Cô bé gật đầu. “Ngươi đang nói bằng một ngoại ngữ chăng?” “Đâu đó”. “Ngươi từ đâu đến?” “Chó”. Vị bác sĩ tâm thần suy nghĩ giây lát, rồi ông thử cách khác. “Bây giờ khi ta đưa ra một câu hỏi, ngươi hãy trả lời bằng cử động đầu: một cái gật đầu là ‘phải’, một cái lắc đầu là ‘không’. Ngươi hiểu chứ?” Regan gật đầu. “Những câu trả lời của ngươi có ý nghĩa chứ?” Ông hỏi cô bé. – Phải. “Ngươi có phải là một người Regan có quen biết không?” – Không. “Là người Regan có nghe nói đến không?” – Không. “Có phải ngươi là người cô bé bịa đặt ra không?” – Không. “Ngươi có thật?” – Phải. “Một phần của Regan?” – Không. “Ngươi đã từng là một phần của Regan chứ?” – Không. “Ngươi thích cô bé không?” – Không. “Ngươi ghét cô bé à?” – Phải. “Ghét vì một điều cô ấy đã làm?” – Phải. “Ngươi có trách móc cô bé về chuyện bố mẹ cô bé ly dị không?” – Không. “Điều đó có liên quan gì đến cha mẹ cô bé không?” – Không. “Đến một người bạn nào đó?” – Không. “Nhưng ngươi oán ghét cô ấy?” – Phải. “Có phải ngươi đang trừng phạt Regan không?” – Phải. “Ngươi muốn hãm hại cô bé?” – Phải. “Muốn giết cô bé?” – Phải. “Nếu cô ta chết, há ngươi không chết luôn sao?” – Không. Câu trả lời đó có vẻ làm ông bất an. Ông cau mày suy nghĩ. Mấy chiếc lò xo giường kêu kin kít lúc ông xoay trở thân mình. Trong sự tĩnh lặng ngột ngạt, tiếng thở của Regan hầng hậc như thụt từ một ống thổi thối tha, rữa nát. Ngay sát đây. Nhưng mà lại xa. Hung hiểm gở ác một cách xa xôi. Vị bác sĩ tâm thần lại ngước lên nhìn khuôn mặt méo mó, độc ác kia. Đôi mắt ông ngời lên nét suy tư. “Có điều gì cô bé có thể làm khả dĩ bắt buộc ngươi phải ra khỏi cô bé không?” – Có. “Ngươi có thể nói đó là điều gì chứ?” – Phải. “Ngươi nói cho ta nghe chứ?” – Không. “Nhưng…” Thình lình, vị bác sĩ tâm thần há hốc mồm vì cơn đau bất chợt làm ông kinh hãi đến mức không thể tin nổi mà nhận ra rằng Regan đang bóp bìu dái của ông bằng bàn tay trước đó đã kẹp lấy ông như một chiếc vuốt sắt. Mắt trợn trừng, ông vun vẩy để thoát thân. Ông không sao thoát ra được. “Sam, Sam ơi! Cứu tôi với!” Ông rên ư ử. Đau đớn cực cùng. Đúng là một trại điên. Chris ngước mắt, rồi nhảy vọt lên lần núm bật đèn. Klein lao đến. Regan đầu ngửa ra sau, cười khằng khặc như một ác quỷ, rồi tru lên như sói. Chris vỗ vào núm bật. Đèn sáng. Nàng chứng kiến một cuốn phim giần giật, sần sùi mô tả một cơn ác mộng ở tốc độ chậm: Regan và hai bác sĩ quằn quại trên giường trong một nùi hỗn độn những chân và tay quơ quào, trong một cuộc hỗn chiến của những khuôn mặt nhăn nhó, của những tiếng thở hào hển và những tiếng nguyền rủa, của tiếng tru tréo, tiếng sủa ăng ẳng và tiếng cười gớm ghiếc, với vai nữ Regan kên ủn ỉn như heo, Regan hí như ngựa; thế rồi cuốn phim chạy nhanh hơn và khung giường lắc lư dữ dội, nhồi từ bên này sang bên kia, còn Chris bất lực đứng ngó lúc con gái hai mắt trợn ngược, rít lên một tiếng thét hãi hùng mà nẩy người lên khỏi bệ cột sống một cách tàn bạo. Regan ngã gục xuống và bất tỉnh. Sau đó thong thả và thận trọng, các bác sĩ gỡ người ra, đứng lên. Họ nhìn Regan chăm chăm. Một lúc sau, bác sĩ Klein, mặt vẫn phớt tỉnh, bắt mạch cho Regan. Ra vẻ hài lòng, ông chậm rãi kéo chăn đắp cho cô bé rồi gật đầu ra dấu cho mấy người kia. Họ rời phòng, đi xuống văn phòng. Suốt một lúc, không ai nói năng gì. Chris tọa trên trường kỷ. Klein và vị bác sĩ tâm thần ngồi trên hai ghế đối diện nàng. Vị bác sĩ tâm thần rất tư lự, cứ véo môi lúc nhìn bàn cà phê, rồi ông thở dài và ngước lên nhìn Chris. Nàng xoay tia nhìn héo hắt về phía ông. “Điều quái quỷ gì đang diễn ra ở đây?” Nàng hỏi bằng một giọng thì thào, hốc hác, nhuốm màu tang tóc. “Bà có nhận ra thứ ngôn ngữ cô bé vừa nói lúc nãy không?” Ông hỏi nàng. Chris lắc đầu. “Bà có theo tôn giáo nào không?” “Không?” “Con gái bà?” “Cũng không”. Bác sĩ tâm thần lúc đó mới hỏi nàng một loạt các câu hỏi lên quan đến tiểu sử tâm lý của Regan. Rốt cuộc. khi đã kết thúc, ông có dáng băn khoăn. “Sao?” Chris hỏi ông, mấy ngón tay có các khớp trắng hếu cứ xoắn lại rồi lại buông chiếc khăn tay, vò nó thành một nùi tròn. “Con bé mắc chứng gì vậy?” “Chà, điều đó cũng khá mơ hồ”, vị bác sĩ tâm thần tránh né. “Thành thật mà nói về phần mình, sẽ hết sức là vô trách nhiệm nếu tôi lại đưa ra một lời chẩn đoán sau có một lần khám quá sức vắn tắt như vậy”. “Nhưng mà, chắc bác sĩ cũng phải có ý kiến nào đó chứ”, nàng khăng khăng. Vị bác sĩ tâm thần thở dài, sờ lên mày. “Vâng, tôi hiểu là bà hết sức ưu tư, nên tôi xin nêu ra một vài cảm nghĩ có tính cách gợi ý thôi”. Chris nghiêng người ra trước, gật đầu, vẻ căng thẳng. Mấy ngón tay đặt trên lòng nàng bắt đầu sờ soạng chiếc khăn tay, lượn lờ trên các đường chỉ ở viền khăn cứ như chúng là một chuỗi hạt để cầu nguyện với những hạt bằng vải nhăn nhíu. “Để bắt đầu”, ông bảo nàng, “tôi xin thưa rằng, rất khó có thể cho rằng cô bé giả vờ được”. Klein gật đầu đồng ý. “Chúng tôi suy nghĩ như thế vì một số các lý do”, nhà tâm thần học tiếp tục. “Chẳng hạn như, những co giật đau đớn và dị thường, và điều gây ấn tượng sâu sắc nhất, theo tôi, chính là ở sự thay đổi trên nét mặt của cô bé lúc chúng ta nói chuyện với cái gọi là nhân vật mà cô bé cho là ở bên trong cô. Bà thấy đó, một tác dụng tâm thần như thế khó có thể xảy ra trừ phi cô bé đã tin ở nhân vật đó. Bà theo kịp chứ?” “Tôi nghĩ là mình hiểu”, Chris trả lời, mắt nàng lác xệch trong nổi bối rối. “Duy có một điều tôi không hiểu, đó là nhân vật này đến từ đâu. Tôi muốn nói là người ta cứ nghe nói hoài về chứng bản ngã phân liệt, nhưng thực tế tôi lại chưa bao giờ được biết đến một lời giải thích nào”. “Vâng, mà cũng chưa có ai khác được biết đến cả, thưa bà MacNeil. Chúng ta sử dụng những ý niệm như là ‘ý thức’ – ‘tâm trí’ – ‘bản ngã’, nhưng thực sự chúng ta vẫn chưa biết được chúng là gì”. Ông lắc đầu. “Thực sự là không. Hoàn toàn không. Cho nên khi tôi bắt đầu nói về một điều giống như thể bản ngã phân liệt hay bản ngã đa trùng, thì tất cả những gì chúng ta có chỉ là dăm ba lý thuyết mang tính chất gây thêm nhiều thắc mắc hơn là đưa ra những giải đáp. Freud quan niệm rằng một số các ý tưởng và tình cảm nào đó, bằng cách này hay cách khác, bị ý thức kềm chế, dồn nén lại, nhưng vẫn tồn tại sống động trong tiềm thức của một con người; thực vậy, chúng tồn tại thật mạnh mẽ và tiếp tục tìm cách thể hiện ra bằng các triệu chứng tâm thần khác nhau. Rồi khi cái bị dồn nén này, hay ta cứ gọi nó là chất liệu phân ly này – từ ‘phân ly’ hàm ý một sự tách rời ra khỏi dòng ý thức – vâng, khi loại chất liệu này đã đủ mạnh mẽ, hay khi bản ngã của người đó đã bị rối loạn và suy yếu, sẽ phát sinh hệ quả là chứng tâm thần phân liệt”. Ông lưu ý. “Phải nói thêm là chứng ấy không đồng nghĩa với chứng nhị trùng bản ngã. Chứng tâm thần phân liệt mang ý nghĩa của một sự đổ vỡ tan tành của bản ngã. Nhưng trong trường hợp cái chất liệu phân ly ấy đã đủ mạnh để – bằng cách nào đó khắng khít dính chặt vào với nhau, bằng cách nào đó tổ chức được, cấu thành được trong tiềm thức của cá nhân đó – thì lúc ấy, lắm khi, nó được biết là sẽ hoạt động độc lập như thể một bản ngã riêng biệt, nó sẽ tiếp thu các chức năng của cơ thể”. Ông hít một hơi thở dài, Chris lắng nghe chăm chú, và ông lại tiếp tục. “Đó là một lý thuyết. Còn có nhiều lý thuyết khác, một vài lý thuyết trong số đó bao hàm ý niệm về sự trốn thoát vào cõi vô thức, trốn thoát khỏi các xung đột hay rắc rối tình cảm. Trở lại trường hợp cháu Regan, cô bé chưa hề có bệnh sử mắc chứng tâm thần phân liệt và trên điện não đồ cũng không hề xuất hiện dạng sóng điện não thường đi liền với chứng bệnh ấy. Cho nên tôi có khuynh hướng bác bỏ chứng tâm thần phân liệt. Nếu thế thì chúng ta chỉ còn lại lãnh vực tổng quát của chứng loạn thần kinh ít-tê-ri mà thôi”. “Tôi cũng bị chứng ấy tuần trước đây”, Chris thì thầm một cách thê thảm. Vị bác sĩ tâm thần ưu tư đó khẽ mỉm cười. “Chứng ít-tơ-ri”, ông nói tiếp, “là một thể loại thần kinh trong đó các rối loạn tình cảm bị chuyển dạng thành các rối loạn thuộc thể. Chẳng hạn, trong chứng suy nhược thần kinh, người bệnh mất ý thức về các hành động của y, y nhìn thấy chính y hành động nhưng lại gán những hành động của y đó cho một người khác. Tuy nhiên, ý tưởng của y về cái bản ngã, về cái nhân cách thứ hai đó, thì mơ hồ; còn Regan thì lại có vẻ rành mạch, rõ ràng. Do đó, chúng ta đi đến một triệu chứng mà Freud thường gọi là thể ‘chuyển dạng’ của chứng loạn thần kinh ít-tơ-ri. Nó phát sinh từ những mặc cảm phạm tội trong cõi vô thức và nhu cầu phải bị trừng phạt. Tính cách phân liệt hết sức nổi bật ở đây, có thể tính cả đến chứng bản ngã đa trùng cũng nên. Và hội chứng đó có lẽ còn bao gồm cả những co giật như trong bệnh động kinh, những ảo giác, sự kích thích cơ vận động khác thường”. “Chà, điều đó nghe ra rất giống trường hợp của Regan” Chris đánh bạo nhận xét trong nỗi âu sầu. “Bác sĩ có nghĩ thế không? Ý tôi muốn nói là ngoại trừ cái phần mặc cảm phạm tội. Cháu nó có thể mang mặc cảm phạm tội về chuyện gì mới được chứ?” “Vâng, một câu trả lời đã thành khuôn sáo”, vị bác sĩ tâm thần đáp, “có lẽ là vì vụ ly dị. Trẻ con thường cảm thấy chính chúng là kẻ bị loại bỏ, bị bỏ rơi, và chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự ra đi của một bậc cha mẹ. Trong trường hợp con gái bà, có lý do để tin rằng đó có thể chính là nguyên do. Ở đây, tôi đang suy nghĩ về nỗi ưu tư và phiền muộn sâu sắc đối với ý niệm về cái chết của con người, chứng sợ hãi sự chết. Ở trẻ con, người ta thấy chứng đó có kèm theo sự hình thành của mặc cảm phạm tội có liên quan đến sự khủng hoảng trong gia đình, rất thường thấy là nỗi sợ hãi bị mất cha hoặc mẹ. Nó sản sinh ra cơn giận hoảng và tâm trạng tuyệt vọng sâu đậm. Thêm vào đó, tội lỗi trong chứng ít-tê-ri kiểu này không nhất thiết được ý thức biết đến. Thậm chí nó còn có thể là thứ tội lỗi mà ta gọi là ‘thả nổi’, một thứ tội lỗi chung chung không có liên quan đến điều cá biệt”. Ông kết luận. Chris lắc đầu. “Tôi thấy rối tung rối mù cả”, nàng thì thầm. “Ý tôi muốn nói là cái bản ngã mới này bắt đầu từ chỗ nào chứ?” “Vâng, một lần nữa, đây là một sự ức đoán”, ông đáp, “chỉ là một sự ức đoán thôi – nhưng giả thiết rằng đó là chứng loạn thần kinh ít-tê-ri ở thể chuyển dạng bắt nguồn từ mặc cảm tội lỗi, thì cái bản ngã thứ hai kia đơn giản là tác nhân hành xử quyền trừng phạt. Nếu bản thân Regan phải làm điều đó, thì bà thấy, thế có nghĩa là cô bé công nhận tội lỗi của mình. Đằng này cô bé lại trốn thoát việc công nhận đó. Do đó mới phát sinh một bản ngã thứ hai”. “Và đó chính là hội chứng mà bác sĩ nghĩ là con bé mắc phải”. “Như đã nói, tôi không biết”, nhà tâm thần học đáp, vẫn tránh né. Có vẻ như ông đang chọn lựa các từ ngữ như ông đang chọn các hòn đá đầy rêu phong để lấy lối đi qua một khe suối. “Thật là cực kỳ bất thường đối với một đứa bé ở tuổi Regan lại có thể tập họp và tổ chức được các thành phần của một bản ngã mới. Và có những điều khác nữa cũng khiến ta bối rối không ít. Ví dụ như việc cô ta chơi cầu cơ cũng biểu thị được tính cách cực kỳ dễ dẫn dụ. Lại nữa, rõ ràng là tôi chưa hề thôi miên cô bé thực sự”. Ông nhún vai. “Vâng, có lẽ cô bé đã cưỡng lại. Nhưng điều gây ấn tượng thực sư”, ông lưu ý, “chính là tính chất khôn sớm, khôn trước tuổi đã thể hiện ở bản ngã mới này. Đó không phải là một con bé mười hai tuổi chút nào. Nó phải già dặn hơn, già hơn rất nhiều. Thế rồi lại còn thứ ngôn ngữ mà cô bé nói nữa”. Ông nhìn chăm tấm thảm phía trước lò sưởi, tay kéo vành môi dưới trong dáng suy tư. “Dĩ nhiên, có một trạng thái tương tự, nhưng chúng ta không biết được nhiều. Về điều ấy: một dạng mộng du trong đó người bệnh chợt biểu thị kiến thức hay những kỹ năng mà y chưa bao giờ biết đến – trong đó, chủ đích của bản ngã thứ hai là tiêu diệt bản ngã thứ nhất. Tuy nhiên…” Từ ngữ đó đãi dài ra. Bất chợt, vị bác sĩ tâm thần ngước lên nhìn Chris. “Chà, vấn đề thật phức tạp kinh khủng”, ông bảo nàng, “và tôi đã đơn giản nó hết mức rồi đấy”. “Như vậy, căn nguyên của vấn đề là gì?” Chris hỏi. “Lâm thời lúc này”, ông bảo nàng, “chỉ là một sự trống không. Cô bé cần được khám kỹ lưỡng bởi một nhóm các chuyên gia, cần đến hai ba tuần lễ thực sự tập trung nghiên cứu trong khung cảnh một y viện, cứ cho là y viện Barringer ở Danton đi”. Chris nhìn chỗ khác. “Điều đó có trở ngại gì cho bà không?” “Không. Không có vấn đề gì đâu”, nàng thở dài. “Chỉ đơn giản là tôi đành mất hy vọng thôi”. “Tôi không hiểu ý bà”. “Đó chỉ là một bi kịch nội bộ thôi”. Từ văn phòng của Chris, vị bác sĩ tâm thần điện thoại cho y viện Barringer. Họ đồng ý tiếp nhận Regan vào ngày hôm sau. Hai bác sĩ cáo từ. Chris nuốt lấy niềm đau với hồi ức về Dennings, với hồi ức về cái chết, dòi bọ, sự trống rỗng, sự cô liêu và tĩnh lặng không thể diễn tả nên lời, sự tối tăm dưới bản ngã, tấc đất trong nấm mồ với không còn gì động đậy, không, tuyệt chút không cử động. Trong khoảng khắc ngắn ngủi, nàng khóc. Thật là quá sức… quá sức…. Sau đó nàng dẹp ý nghĩ đó đi và bắt đầu chuẩn bị hành lý. * * * * * Nàng đang đứng trong phòng ngủ mãi chọn một bộ tóc giả để đội ở Dalton thì Karl xuất hiện. Anh ta thông báo có ai đó muốn gặp nàng. “Ai vậy?” “Nhân viên điều tra”. “Ông ta muốn gặp tôi à?” Anh ta gật đầu. Xong, anh trao cho nàng một danh thiếp ghi chức vụ. Nàng thờ ơ nhìn qua tấm danh thiếp. WILLIAM F. KINDERMAN, tấm thiếp ghi: TRUNG ÚY ĐIỀU TRA, và nép dưới góc trái tấm phiếu như chẳng mấy liên quan là dòng chữ: Ban Điều Tra Án Mạng. Thiếp được in bằng co chữ nổi Tedor, hoa mỹ, cứ như được lựa chọn bởi một tay buôn bán đồ cổ không bằng. Nàng ngước lên khỏi tấm thiếp với một mối nghi ngờ do linh tính. “Ông ta có mang theo







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Con xin xuống ạ…

Con xin xuống ạ… Một anh trộm vào nhà một đôi vợ ...

Truyện Cười

18:45 - 26/12/2015

Tương kính như tân

Tương kính như tânTôi có thể làm nhiều việc điên rồ lắm, duy chỉ có ...

Truyện Ngắn

04:31 - 23/12/2015

Cầu tử

Cầu tửCứ tin đi rồi hạnh phúc sẽ mỉm cười....

Truyện Ngắn

09:34 - 23/12/2015

Đồ chăn lừa..

Đồ chăn lừa..  Một anh chàng ngồi một mình tro...

Truyện Cười

21:20 - 26/12/2015

Cái chày

Cái chày Vợ chồng nhà nọ rất yêu thơ, hễ ...

Truyện Cười

21:48 - 26/12/2015