The Soda Pop

Đọc Truyện Ma – Bao Giờ Đến Được Với Nhau

m. Cuối tuần Toàn lấy máy bay lần lượt đưa Mai đi vòng quanh nước Mỹ. Trong dịp lễ tạ ơn, chàng đã lấy những ngày nghỉ trong năm để đưa Mai trở lại Sàigòn rồi cùng nhau lên Pleiku thăm thành phố thân yêu ngày trước. Suốt ngày dạo phố, nghe nhạc phòng trà, ngồi quán café. Ngày cuối họ trở lại thăm căn nhà xưa và ngôi trường cũ. Trước khi lên phi cơ vào Sàigòn, Mai yêu cầu Toàn đưa nàng đến thăm lần chót chiếc hồ lớn mà nàng gọi là Hồ than thở mỗi khi nhắc đến những kỷ niệm Pleiku. Dịp nầy Toàn đặt câu hỏi: – Sao em gọi là hồ than thở? – Vì em thường ra đây một mình để nói chuyện với chính mình. – Em đã than thở gì? – Em đã nguyền sẽ yêu anh suốt đời. Cứ mỗi lần như vậy, em ném xuống hồ một viên đá. Hãy nhìn kỹ, anh sẽ thấy ở dưới toàn là đá do em liệng xuống. – Em có biết hồ nầy sâu không? Người ta thường gọi là hồ không đáy mà. – Biết, nhưng đá của em liệng xuống đến nay đã ngập đến mặt hồ ! Lời tỏ tình thật văn hoa và tha thiết, Toàn sung sướng ôm chặt Mai vào người hôn lên mái tóc và dìu nàng bước lên bờ. Trước khi lên xe, hai người quay lại nhìn mặt hồ lần cuối, bỗng Mai đề nghị: – Anh hãy ném xuống hồ một viên đá. – Để làm gì em? – Viên đá anh ném xuống sẽ nằm yên giữa hồ chung với hàng ngàn hàng hàng vạn viên do em đã ném xuống, có nghĩa là em đã ôm được anh vĩnh viễn trong lòng đúng theo ước nguyện từ ngày mới gặp và yêu anh. Sau chuyến về từ Pleiku, Mai càng ngày càng tỏ ra buồn bã, không còn những tiếng cười dòn tan mỗi lần trò chuyện. Toàn ngày đêm gạn hỏi nhưng Mai chỉ lắc đầu không trả lời. Cho đến một hôm nàng khóc suốt đêm, Toàn lo lắng ôm nàng vào lòng mơn trớn vỗ về. Cuối cùng nàng ngồi dậy gục đầu vào vai Toàn thổn thức: – Đã đến lúc em phải xa anh. Như trúng phải luồng điện Toàn giật mình nhìn thẳng vào mắt Mai, hai tay lắc mạnh đôi vai, hỏi tới tấp: – Tại sao? Tại sao? Anh đã làm gì em buồn? Tiếng khóc của Mai càng lớn: – Đã đến lúc em phải ra đi, một ngày nào đó anh sẽ hiễu. – Không, anh muốn em nói ngay bây giờ. – Không được anh, em không thể làm gì trong lúc nầy. – Cho đến lúc nào? – Khi anh đến thăm em thì anh sẽ hiểu. Mai đưa ngón tay che miệng Toàn: – Đừng hỏi nhiều, em không có quyền tiết lộ bất cứ gì bây giờ. – Ai cấm em? – Bí mật. Biết không thể đòi hỏi gì hơn một khi Mai đã dứt khoát, Toàn thều thào: – Anh sẽ đưa em về nhà. – Em cho anh địa chỉ để đến thăm em sau. Nói dứt câu, nàng đứng dậy lấy trong túi áo Toàn cuốn sổ tay và ghi địa chỉ của nàng và dặn: – Em đi rồi anh hãy mở ra xem sau. Trước khi trời sáng, Mai quay qua ôm chặt lấy Toàn: – Yêu em lần cuối đi anh. Yêu thật nhiều, thật nồng nàn, thật say đắm để em làm hành trang mang theo. Còn em, em sẽ để lại cho anh một vết sẹo để đời. Vừa dứt câu Mai hôn vào môi và mắt vào tai vào cổ Toàn, cuối cùng ghé răng cắn vào vai Toàn hai cái thật mạnh rồi đứng dậy bước nhanh về phía cửa. Toàn chưa kịp phản ứng, chỉ kịp ú ớ vài câu và chạy theo ra đến đường nhưng Mai đã đi xa. Toàn tỉnh dậy và ngạc nhiên khi thấy mình vẫn còn nằm ở tại nhà Vinh. Chàng ngồi dậy định thần, vươn vai thở một hơi dài và cảm thấy trong người khỏe hẳn. Không tin vào nhản Toàn của mình khi nhìn thấy đồ vật trong phòng và những gì đã xảy ra, chàng thử bấm mạnh hai đầu ngón tay cái và trỏ vào nhau, cảm thấy đau, chứng tỏ mình đang hoàn toàn tỉnh táo. Bước xuống giường không kịp mang đôi giày, Toàn mở cửa bước ra phòng ăn, vợ chồng Vinh đang dùng điểm tâm, hai người vội để ly café xuống reo lên: – Chào anh Toàn, tỉnh dậy đã khỏe hẳn chưa? Ngủ gì gần một tuần nay làm chúng tôi hết hồn. Bây gờ đến lượt ngạc nhiên: – Anh chị nói tôi ngủ? – Vâng, anh ngủ ngon lành một tuần nay. Toàn lắc đầu: – Không thể được, hoàn toàn không thể? – Tại sao? – Sau khi hết say, tôi đã về nhà gần cả năm nay mà ! Hai vợ chồng Vinh trố mắt nhìn Toàn: – Anh đã tỉnh hẳn chưa hay vẫn còn say ngủ? Toàn ngồi xuống cạnh hai vợ chồng: – Chuyện gì đã xảy ra? – Chúng tôi phải hỏi anh mới đúng. Toàn lấy ly café của Vinh uống một hơi: – Tôi đã về nhà tôi ngay đêm hôm đó. Vợ Vinh lắc đầu, Vinh nhìn Toàn thương hại giải thích: – Anh đã ngủ mê gần một tuần nay, chúng tôi sợ quá nên đã nhờ anh Khoa đến bắt mạch, đo huyết áp cho anh nhiều lần nhưng sức khỏe của anh thật hoàn toàn và ở trong trạng thái bình thường của một người khoẻ mạnh đang ngủ say. Cuối cùng chúng tôi quyết định đưa anh vào bệnh viện, nằm tại đây hai ngày. Sau khi khám tổng quát rồi qua chuyên khoa tâm thần, các bác sĩ xác nhận anh ở trong tình trạng hôn mê nhưng không kiếm được một triệu chứng lạ nào, chỉ cần vào nước biển để giữ thăng bằng điều hòa cơ thể. Cuối cùng chúng tôi đưa anh về lại đây vì cần có người bên cạnh chăm sóc. Khoa đến đây hai lần một ngày để trông chừng anh nhưng vẫ không có chuyện gì xảy ra. Giấc ngủ thật yên lành, mặt mày tươi rói, miệng lâu lâu mỉm cười nhưng đang trò chuyện cùng ai. Toàn vẫn lắc đầu: – Tôi không tin chuyện xảy ra như vậy. Vinh đưa tay chỉ tờ lịch treo tường: – Nhìn kỹ và cố nhớ lại, tối thứ bảy tuần trước, sinh nhật vợ tôi là ngày 9 tháng 4, anh và một số anh em đến đây ăn cơm với chúng tôi, hôm nay là 16 tháng 4, nghĩa là đúng một tuần, làm gì có chuyện một năm. Vợ Vinh hỏi lại: – Anh nói anh đã tỉnh lại và về nhà, bây giờ giải thích cho chúng tôi. Toàn vẫn một mực: – Đồng ý hôm sinh nhật chị Vinh, tôi say thật đến ngã gục xuống bàn chẳng hay biết trời trăng gì cả. Nhưng sau đó, chính cô Mai đến và đưa tôi về nhà. Vinh trả lời: – Cô Mai nào, hôm đó chẳng có ai tên Mai. Ngoài những cặp vợ chồng bạn bè anh đều quen biết, chỉ có cô Lan là người chúng tôi muốn giới thiệu với anh. Nhưng cô Lan trúng gió ói mửa, vợ chồng anh Khoa đã đưa cô ta về. Sau đó không còn một người lạ nào trong nhà ngoài những người bạn thân của chúng ta. – Chuyện xảy ra hoàn toàn trái ngược với anh chị kể. Vợ Vinh ghé tai chồng nói nhỏ: – Có thể anh Toàn bị ám ảnh một chuyện gì, bây giờ thì nên gởi anh đến một bác sĩ tâm thần. Toàn đáp ngay: – Tôi thật tỉnh táo và sáng suốt nói chuyện với anh chị, không cần bác sĩ. – Được anh kể chúng tôi nghe chuyện của anh. Toàn chậm rãi: – Sau khi gục tại chỗ, tôi vẫn còn nhận định được anh chị và mấy anh em đưa vào phòng, cởi giày, áo ngoài và đặt nằm trên giường sau đó chị thoa dầu gió cho tôi. Chừng nửa tiếng sau thì Mai xuất hiện, nàng xin lỗi đến trễ và xin phép anh chị đưa tôi về nhà. Lúc đầu anh chị ngại, nhưng sau nhiều lần giải thích, anh chị đồng ý để Mai đưa về nhà tôi. Chính nàng lái xe tôi và dìu tôi vào nhà một cách an toàn. Mai đã ở lại với tôi, nối lại mối tình đầu thật trọn vẹn với nhau gần một năm. Sau đó chúng buộc lòng phải chia tay để nàng trở về nhà. Vợ chồng Vinh không thể tin vào những lời Toàn vừa thốt ra, Vợ Vinh vẫn ôn tồn: – Anh bị một chuyện gì ám ảnh nặng. Vinh ngăn vợ: – Khoan kết luận vội vã như vậy, bây giờ xin anh Toàn nói rõ thêm về cô Mai được không? – Được, chuyện đơn giản như thế nầy. Tôi và Mai quen nhau tại Pleiku, nhưng thật sự chưa ai mở lời nói chuyện yêu đương trước. Pleiku mất, chúng tôi mỗi người di tản xuống Quy Nhơn. Ba năm sau kể từ ngày mất nước, tôi vào Sàigòn và vượt biên bằng đường biển. Tình cờ gặp lại nhau trong trại tị nạn Mãlai, lần nầy tôi tỏ tình trước, Mai vẫn vui vẽ nhưng không đáp lại tình yêu của tôi. Sau đó tôi đi Mỹ và mất hẳn liên lạc với Mai cho đến bây giờ không. Vinh trầm ngâm giây lát: – Như vậy chẳng có gì quan tâm cũng không phải vấn đề tâm thần. Chỉ là giấc mộng bình thường. Nhưng tôi vẫn thắc mắc, anh ngủ say một giấc dài mặc dù đã nhiều lần đánh thức bằng đủ mọi hình thức, di chuyển vào bệnh viện, trải qua nhiều gian đoạn khám nghiệm mà anh vẫn không hay biết. – Đối với tôi là một thời gian dài, chúng tôi sống trọn vẹn cho nhau như đôi vợ chồng mới cưới trong căn nhà thân yêu của tôi. Vợ Vinh không tài nào hiểu được những lời Toàn vừa trình bày: – Anh có vết tích nào chứng minh những lời anh nói: – Có chứ. Toàn rút trong tui quần cuốn sổ tay ra: – Chính Mai đã tự tay biên địa chỉ của nàng vào đây. Vừa nói Toàn lật trang chữ D ra đưa cho hai vợ chồng xem, ở gần cuối trang giấy, ba giòng chữ đậm nét rõ ràng và bay bướm của một người đàn bà: Nguyễn Thùy Mai,đường Södertälje, Thụy Điển. Vinh nhìn Toàn dò xét: – Thật không hay địa chỉ cô nào trước đây? Toàn sực nhớ ra, hớn hở: – Còn đây hãy xem. Chính Mai đã cắn vào vai tôi mấy lần, nàng nói để sẹo bắt tôi phải nhớ nàng suốt đời. Vừa nói Toàn vừa mở nút áo chemise xuống, rút cánh tay phải ra ngoài đưa ra trước mặt vợ chồng Vinh. Đúng là những vết răng đều đặn và nhỏ nhắn của một người đàn bà đã cắn vào vai, còn lộ nguyên hình các dấu răng ứ máu bầm. Vợ Vinh bắt đầu mất bình tĩnh, vì Toàn đã ngủ say một tuần, vợ chồng bà theo sát một bên làm sao những vết cắn có thể xuất hiện trên thân thể của Toàn. Đến chừng bà Vinh phát hiện ra những vết son môi còn dính trên cổ, ngay dưới hai trái tai của Toàn, thì hai tay bắt đầu run bà chỉ ngay cho chồng: – Anh xem nầy. Vinh đã nhìn tận mắt dấu răng và các vết son còn tươi, chưa xác định được sự việc thì Toàn tiếp: – Nàng khóc suốt đêm qua, hôn và cắn tôi nhiều lần trước khi chia tay. Toàn rút trong túi ra chiếc khăn tay còn ẩm và tiếp tục: – Nước mắt nàng ướt cả chiếc khăn, anh chị xem đây ! Hai vợ chồng Vinh không còn gì để hỏi thêm, tin chuyện hoang đường thì chưa chắc nhưng nghi ngờ những lời Toàn thì không thể được. Chính hai vợ chồng là người ở sát bên cạnh Toàn từ ba ngày nay sau khi Toàn trở về từ bệnh viện. Chỉ một mình Kha là người đàn ông duy nhất đến chăm sóc. Vết cắn, môi son và nước mắt trong khăn tay là những chứng thật không thể giải thích. Vinh đặt câu hỏi: – Anh định đi tìm nàng? – Vâng, tôi sẽ lấy thêm ngày nghỉ để qua Thụy Điển một tuần lễ. Södertälje là một thành phố nhỏ nằm về phía namStockholmchừng hơn một giờ xe hơi. Toàn đưa tấm giấy ghi địa chỉ Mai cho người tài xế taxi xong, Toàn dựa đầu vào nệm sau nhắm mắt ngủ vì quá mệt sau mười bốn giờ bay. Toàn không báo tin trước mục đích dành cho Mai một ngạc nhiên lớn. Đang dật dờ ngủ thì taxi dừng ngay trước một chiếc cổng lớn, Toàn vừa bước xuống lại vội mở cửa lên trở lại và hỏi người tài xế: – Sao ông đưa tôi đến nghĩa trang? – Thì đúng theo địa chỉ trong giấy. Người tài xế đưa tờ giấy lại cho Toàn, chàng giật mình so lại địa chỉ tại chỗ thì đây đúng là địa chỉ của nghĩa trang thành phố. Thân mình tay chân chàng tự nhiên đồng loạt nổi da gà, nhưng chính tình yêu đã biến đổi sự sợ hải thành một động lực giúp chàng bình tĩnh và can đảm, mạnh dạn tiến vào bên trong tìm mộ Mai, vì nghĩ rằng nàng đã chết và xác thân đang an giấc tại nơi đây. Người quản lý nghĩa trang đưa Toàn qua nhiều lối đi cuối cùng đến trước một ngôi mộ. Bức ảnh in trên bia đá rất rõ nét, hình một người con gái chừng ba mươi tuổi, khuôn mặt trong sáng, mái tóc dài với nụ cười hồn nhiên của tuổi thanh xuân. Bên dưới bức ảnh hai hàng chữ khắc sâu trong bia đá, Cô Nguyễn Thùy Mai, sinh ngày 21 tháng 5 năm 1954 tại Pleiku Việt Nam, tử ngày 19 tháng sáu năm 1982 tại Södertälje Thụy Điển. Ngồi bất động trước mộ Mai, một người đàn ông dù bản lãnh nhưng Toàn không thể cầm được những giọt nước mắt đang chảy dài xuống má. Những hình ảnh ngây thơ trong sáng ngày đầu gặp gở tại Pleiku, kế đến, gương mặt phiền muộn ưu tư trên đất Mã lai cũng như cảnh âu yếm mặn nồng của Mai đã mang lại cho Toàn trong ngày tái ngộ tại Mỹ đều lần lượt hiện về trước mắt Toàn. Mai vẫn là người con gái ngày xưa, nàng đã giữ nguyên vẹn mối tình đầu và tuyết trinh của thân xác để hiến dâng cho chàng dù âm dương cách biệt. Thân xác nàng nằm đây, nhưng có lẽ hai mươi ba năm qua linh hồn nàng đã dài công tu luyện, mong hoàn tục một thời gian, để được phép trở về dương thế cho trọn tình với Toàn. Nhìn gương mặt, nụ cười trên bức hình, Toàn nghĩ rằng giờ đây chắc nàng đã toại nguyện. Quay ra ngoài mua bó hồng thật lớn, trở lại đặt ngay ngắn, cúi xuống hôn trên phần mộ và bức ảnh: – Anh sẽ trở lại với em. – o O o - Người quản lý nghĩa trang cho Toàn danh tánh và địa chỉ thân nhân của Mai. Nhìn thấy tên của một người đàn ông, Toàn khựng lại giây lát, nhưng đã quyết tâm tìm hiểu Mai, chàng nhất quyết đi taxi đến. Vừa bấm chuông xong, một người đàn bà còn trung niên ra mở cửa e ngại hỏi bằng tiếng Thụy Điển: – Thưa ông ông kiếm ai? Toàn không hiểu gì, chàng nói ngay tiếng Việt: – Thưa bà, bà là người Việt nam? Hai mắt người đàn bà sáng lên, vồn vã hỏi ngay: – Thưa, ông cần gì? Tôi là người Việt. – Tôi tên Toàn từ xa đến, xin lỗi bà tên Nghĩa? – Nghĩa là tên chồng tôi. Toàn ấp úng: – Xin lỗi bà, bà có một thân nhân tên Thùy Mai an táng trong nghĩa địa thành phố Bà Nghĩa nhìn Toàn, dè dặt trả lời: – Đó là chị tôi nhưng liên hệ gì với ông. Toàn mừng ra mặt, một lần nữa chàng lặp lại: – Tôi tên Toàn, quen với Thùy Mai cách đây trên ba chục năm tại Pleiku. Bà Nghĩa mừng rở reo lên: – A tôi nhớ ra rồi. Mời ông vào nhà. Vừa dẫn khách vào vừa nói: – Tôi tên Trang, em gái của Thùy Mai. Lúc chị tôi còn sống lúc nào cũng nhắc đến ông. Nghe mãi tên nên đã nhập tâm, tôi làm sao quên được nhưng lâu quá thú thực không nhìn ra người. Vừa ngồi xuống ghế, Toàn vội vào đề: – Xin bà vui lòng cho tôi biết rõ về Mai. – Dĩ nhiên, tôi sẽ kể rõ cuộc đời của chị tôi vì đây cũng là ý nguyện của người quá cố. Đã từ lâu tôi ao ước gặp ông nhưng chim trời cá biển biết đâu mà tìm. Nay có lẽ duyên số của chị tôi vẫn còn nên đã đẫy đưa ông từ xa đến. Chuyện còn dài, ông ở lại đây với vợ chồng tôi vài bữa. Bây giờ dùng café cho ấm lòng, chồng tôi cũng sắp về đến. – Cám ơn bà cứ để tôi tự nhiên. Bà Nghĩa cười: – Ông là người tình muôn thuở của chị tôi, xem như trong nhà, xin gọi nhau bằng anh em có lẽ thân mật hơn và chắc chắn chị tôi sẽ vui lòng. – Vâng, nếu ông bà cho phép. Trang ngồi xuống đối diện với Toàn: – Anh từ đâu đến và tại sao kiếm ra chúng em dễ dàng vậy? – Chính Thùy Mai cho anh địa chỉ, nhưng địa chỉ của nghĩa trang chứ không phải ở đây. Đến lượt Trang ngạc nhiên tột độ. Hai mắt mở lớn, miệng ấp úng: – Không thể, không thể…chị em chết đã hai mươi ba năm. Ngoài vợ chồng và hai đứa con em không còn một ai quen thân với Mai cũng như biết được phần mộ của chị em. Trước khi đến Thụy Điển anh đã liên lạc thăm dò đường sá? – Không, anh tưởng Thùy Mai còn sống, căn cứ theo địa chỉ đã cho, anh đếnStockholmvà dùng taxi đến thành phố nầy. – Taxi đưa anh đến ngay nghĩa trang? – Đúng như vậy, anh ngập ngừng vài giây nhưng sau đó anh tin là sự thật. – Anh cho biết rõ thêm. – Anh đã gặp Mai, sống hạnh phúc với nhau gần một năm trời tại Mỹ, nhưng bạn bè cho biết thì thời gian khoảng chừng một tuần. – Em chưa hiểu ! – Trong một cơn ngủ say kéo dài một tuần, Thùy Mai đã về chung sống với anh. Trước khi chia tay nàng đã ghi lại địa chỉ trong cuốn sổ tay của anh. Trang với giọng run run: – Anh cho em xem cuốn sổ. Nhìn vào, sắc mặt Trang biến đổi, Trang đứng dậy lấy tập thơ biên tay đưa cho Toàn xem, đúng một tuồng chữ không sai một nét nhỏ nào. Ông Nghĩa mở cửa bước vào, sau lời giới thiệu, ông mở lời trước: – Anh đã đến đúng theo ước nguyện của người quá cố. Mai đã trối với vợ chồng em trước khi nhắm mắt. – Qua đây hoàn toàn do sự hướng dẫn của Thùy Mai, có lẽ còn những bí ẫn nào đó Mai đã nhắn lại với anh? – Chuyện còn dài, anh phải ở lại đây vài ngày. Nghĩa dành làm bếp để vợ nói chuyện với Toàn. Trao cho Toàn cuốn album hình xong Trang bắt đầu vào chuyện kể: – Chị Thùy Mai đã phải lòng anh trong những lần đầu gặp gỡ tại nhà cô giáo Yến. Hồi đó mặc dù em còn nhỏ nhưng cũng nhận biết anh cũng yêu chị em, nhưng tại sao không chịu tỏ tình và giữ im lặng để chị em phải đau khổ với mối tình câm. Em còn thuộc bốn câu thơ chị thường đọc cho em nghe: Chỉ cần một tiếng Yêu Ngày xưa em vẫn đợi Tiếc gì anh không nói Để mất nhau suốt đời Uống xong hớp trà, Trang tiếp: – Rồi quả đất tròn, chị Mai gặp lại anh trong trại tị nạn. Đây là thời gian thuận lợi nhất để hai người kết hợp nhưng chị em đã đau khổ chạy trốn mối tình tha thiết của anh. Sau khi anh lên đường định cư, Chị Mai ốm nặng nằm bất động một chỗ cả tuần lễ. Thế rồi một buổi tối trước khi ngủ, chị Mai cho em xem một tập thơ, trước khi đốt thành tro và rải xuống biển, gồm nhiều bài thơ tình chị viết riêng cho anh và cho mối tình câm của chị. Toàn xin phép hỏi: – Anh không hiểu chuyện gì xảy ra nhưng trong thời gian còn ở trong trại tị nạn, anh đã nhiều lần tỏ tình và ước ao kết hôn với chị em trước ngày lên đường đến nước thứ ba. Em có biết lý do tại sao chị em vẫn một mực từ chối không? Trang kể tiếp qua nước mắt: – Bây giờ em mới có dịp trình bày với anh. Sau khi thi xong phần hai tú tài, chị Mai tự nhiên bị bệnh nhức đầu kinh niên. Cha mẹ em đã chạy chữa khắp nơi nhưng các bác sĩ không kiếm ra bệnh chứng. Cuối cùng phải vào tận Sàigòn nhờ các bác sĩ nước ngoài chữa trị, ở đây khám phá ra chị Mai bị chứng ung thư hệ thần kinh nảo bộ. Dù với các phương tiện tối tân nhưng các bác sĩ phải đành khoanh tay, không thể giải phẫu để lấy cục bứu ra. Họ cho hay việc giải phẫu chưa biết kết quả đi đến đâu nhưng trước mắt, may mắn lắm thì nạn nhân sẽ sống sót nhưng toàn thân bất toại, nếu rủi ro thì không cứu được mạng người. Lúc đầu gia đình dấu kín chuyện nầy nhưng cuối cùng chị Mai cũng biết. Từ đó chị ít trò chuyện và không tiếp xúc với bất cứ ai…Cho đến một ngày gặp lại anh trong trại tị nạn. Điều nầy cũng đủ để giải thích thái độ chị Mai đối với anh trong thời gian nầy. Ba tháng sau ngày anh lên đường qua Mỹ, phái đoàn Thụy Điển đến Mãlai và chỉ nhận người tị nạn thuộc diện nhân đạo, nghĩa là họ chỉ nhận những gia đình có người đang mang trong người chứng bệnh nan y để đưa về Thụy Điển chữa trị. Gia đình em quá mừng, hy vọng cơ hội duy nhất để dành lại mạng sống của chị Mai đang tàn dần theo thời gian. Nhưng số trời đã định, ở đây cho biết ngày ra đi của chị Mai gần kề, họ khuyên gia đình nên làm những gì vui lòng cho người xấu số trong những ngày còn lại. Chị ra đi một cách nhẹ nhàng không đau đớn, trước khi nhắm mắt chị Mai còn tỉnh táo nói nhỏ với vợ chồng em, hãy cố gắng tìm và chuyển lại anh thông điệp cuối cùng của chị: Mai vẫn một đời yêu anh. Nghĩa muốn tạm ngưng câu chuyện tại đây, xen vào hỏi Toàn: – Xin lỗi, chưa hỏi gì về anh. Gia đình, công việc ra sao? – Anh đã li dị, không con cái và còn tiếp tục đi làm. Thế còn hai bác? Trang cho biết: – Cha mẹ em đã qua đời, hiện giờ chỉ còn vợ chồng em và hai đứa con. Chúng nó đã lớn và có gia đình. Suy nghĩ một hồi, Toàn đề nghị: – Anh đề nghị hai em việc nầy, xem có tiện không? – Anh cứ nói. – Anh muốn xin phép hai em cho anh được đưa hài cốt chị Mai về Mỹ. Một đề nghị ngoài dự đoán, vợ chồng Nghĩa nhìn nhau không ai lên tiếng trước. Toàn giải thích thêm: – Anh cũng độc thân không còn ai ràng buộc trong cuộc sống cũng như tình cảm. Anh muốn mang đưa Mai về ở gần anh. Mỗi năm hai em có dịp qua thăm như vậy cũng tiện. Nghĩa nhường lời cho Trang: – Em nghĩ thế nào? Trang đáp trong do dự: – Nằm ở đây có cha có mẹ đường nào cũng ấm cúng hơn. Toàn thuyết phục: – Dù chưa giao ước cưới hỏi, nhưng ý nguyện của Mai muốn được sống bên anh. Kiếp nầy đã dở dang, âm dương có cách trở nhưng tình yêu không ai có thể ngăn cản một người sống yêu thương một người chết bên kia thế giới. Sự cách biệt thể xác đâu ảnh hưởng đến tình yêu trong tâm hồn. Anh muốn cùng Mai ngày đêm có nhau, như tình cảm của một người chồng trung thành vĩnh viễn với vợ mặc dù nàng đã chết. Trang yên lặng, một lúc sau nàng đáp: – Nếu anh đã nặng tình với chị Mai thì em đành nghe theo. Ngày mai chúng ta nghiên cứu việc bốc mộ. Dù hơn hai mươi ba năm, em nghĩ xương cốt vẫn còn nguyên. Vậy anh muốn hỏa thiêu một lần nữa để anh đưa về dễ dàng không? – Được vậy rất tốt cho việc di chuyển và vấn đề vệ sinh cũng như kiểm soát hải quan. Trước khi chia tay về phòng, Trang trao cho Toàn một hộp giấy: – Chiếp hộp nầy chị Mai dặn em, một ngày nào tìm được anh thì trao tận tay. Em chưa bao giờ mở ra xem. – Toàn cám ơn đem hộp giấy vào phòng ngủ. Một ngày sau khi trở lại Mỹ, Toàn tìm đến một nhà điêu khắc và nắn tượng nổi tiếng tạiLos Angelesđể đặt làm một pho tượng bán thân bằng thạch cao. Chàng đưa bức ảnh bán thân của Thùy Mai và đề nghị nhà nghệ sĩ cố gắng làm thế nào để khuôn mặt phải có hồn và giống y theo bức ảnh, kích thước đúng với vóc dáng thật của một người con gái Á Châu. Toàn còn đề nghị khoét một lỗ ở phần sau lưng pho tượng để







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Mấy người?

Mấy người? Trên đường quốc lộ, hai gã thanh...

Truyện Cười

18:51 - 26/12/2015

Đọc truyện ma- Kiếp nạn trời định

Đọc truyện ma- Kiếp nạn trời định CHƯƠNG 1: CÔ TA LÀ NGƯỜI HAY LÀ MA ♦ 1 Tôi tên l...

Truyện Ma

10:10 - 10/01/2016

Sợ cười vì bị sưng..

Sợ cười vì bị sưng.. Một anh thanh niên cứ đứng thập ...

Truyện Cười

22:17 - 26/12/2015

Màu đặc biệt, ngày cũng đặc biệt

Màu đặc biệt, ngày cũng đặc biệt Một trọc phú bước vào salon ôtô,...

Truyện Cười

22:41 - 26/12/2015

Mẹ tôi

Mẹ tôiBa xuất hiện, mẹ thấy như trời bừng sáng khi nhìn ...

Truyện Ngắn

04:26 - 23/12/2015