Teya Salat

Đọc Truyện Ma – Chơi Với Lửa

Tôi không có ý định nói về những gì đã xảy ra một cách chính xác ngày mười bốn tháng tư vừa qua tại số nhà 17 đường Badderly Gardens. Khi viết ra trên giấy trắng mực đen, các giả thiết của tôi có vẻ quá lố bịch để được mọi người coi là truyện đứng đắn. Tuy vậy đúng là có truyện gì đó đã xảy ra: một truyện quá lạ lùng khiến chúng tôi phải nhớ tới cho tới khi chết; câu chuyện này chắc chắn đáng tin cũng như có sự chứng nhận của năm người. Tôi sẽ không để mình bị lôi kéo vào những cuộc tranh luận hay những sự suy diễn. Tôi chỉ xin đưa ra một kiểu lời khai mà tôi đã đưa cho John Moire, cho Harver Deacon và bà De la Mer xem qua; tôi chỉ công bố lời khai này sau khi được họ công nhận từng chi tiết trong đó. Tôi buộc phải bỏ qua sự chấp nhận của Paul Le Duc vì ông đã rời khỏi nước Anh. Chính John Moire, hội viên thứ nhất của công ty Moire, Moire và Sanderson là người đầu tiên đã lôi kéo sự chú ý của chúng tôi tới các vấn đề của khoa học huyền bí. Giống như nhiều thương gia rất cương quyết và thực tế, ông có một khía cạnh huyền bí, chính khía cạnh này đã đưa ông tới sự khảo sát và chấp nhận, khi có cơ hội, các hiện tượng huyền hoặc mà người ta đã gói ghém lại cùng với nhiều điều ngu xuẩn và giả trá dưới nhãn hiệu thông linh học. Ông đã bắt đầu các cuộc nghiên cứu với một tinh thần tự do, chẳng mấy chốc những nghiên cứu đó đã mang bộ mặt của các giáo điều; lúc đó ông cũng trở nên tích cực và cuồng tín như một người sùng đạo mù quáng. Trong nhóm người nhỏ bé của chúng tôi, ông tiêu biểu cho những người huyền bí đã tạo lập một tôn giáo mới dựa theo các hiện tượng lạ lùng này. Bà De la mer, bà đồng của chúng tôi, là em gái ông và cũng là vợ của nhà điêu khắc De la mer. Kinh nghiệm đã cho chúng tôi thấy rằng đụng tới những vấn đề này mà không có người ngồi đồng thì chỉ uổng công, cũng như một nhà thiên văn muốn tiến hành quan sát mà lại không có kính viễn vọng vậy. Mặt khác không bào giờ chúng tôi muốn đưa vào nhóm chúng tôi một bà đồng chuyên nghiệp; các bà này rõ ràng chỉ cốt moi tiền chúng tôi nên mới làm việc đó và dễ quay ra lừa bịp; làm sao chúng tôi có thể tin được những hiện tượng được tạo ra với giá biểu một đồng bạc một giờ? May mắn thay, Moire đã khám phá ra rằng cô em gái ông có khả năng lên đồng, nói theo cách khác bà ta là một cục pin của năng lượng nhân điện, hình thức năng lượng duy nhất khá tế nhị để có thể vận dụng hữu hiệu trên bình diện tinh thần cũng như trên bình diện vật chất của chúng ta. Tất nhiên khi nói đến điều này tôi tuyệt đối không có ý khẳng định những gì liên hệ tới vấn đề là xác thực: tôi chỉ nhắc tới các lý thuyết nhờ vào đó chúng tôi đã giải thích, có thể là sai mà cũng có thể là đúng, những điều chúng tôi đã nhìn thấy. Bà đồng này đã tới, tuy không hoàn toàn được ông chồng đồng ý. Dù không bao giờ bà cho ta có cảm tưởng bà có một sức mạnh rất lớn về tâm linh, chúng tôi vẫn thấy những kiểu thần giao cách cảm theo thói quen vừa ngây thơ ấu trĩ vừa không thể giải thích được. Chiều chủ nhật nào cũng vậy, chúng tôi gặp nhau tại phòng làm việc của Harver Deacon ở Bedderly Gardens trong căn nhà ở góc đường Merton Park. Đầu óc giàu tưởng tượng của Harver Deacon đã phung phí trong nghệ thuật của ông làm bất cứ ai nhìn thấy cũng phải coi ông là một tay chơi tài tử rất hăng say về tất cả những gì kỳ quái và dễ gây xúc động. Chắc chắn sự ngoạn mục trong việc nghiên cứu các khoa học huyền bí đã lôi cuốn ông lúc khởi đầu; nhưng rồi sự chú tâm của ông đã nhanh chóng chuyển sang một vài hiện tượng mà tôi vừa nói tới, và ông đã đi tới kết luận rằng những điều ông từng coi là một cuộc mạo hiểm lãng mạn để chơi đủa, như một sự giải trí trong lúc trà dư tửu hậu, thật ra là một sự thực rất đáng sợ. Vốn có bộ óc thông minh và duy lý nổi tiếng, trong cái thế giới nhỏ bé của chúng tôi ông là hình ảnh của một phần tử hay phê phán, một người không có thành kiến lúc nào cũng sẵn sàng theo dõi các sự việc đúng như ông nhìn thấy chúng và luôn khước từ việc đưa ra trước một lý thuyết về những thông tin của ông. Sự khôn ngoan của ông đi ngược lại ý của Moire, giống hệt như chuyện đức tin mạnh mẽ của ông này làm trò cười cho Deacon. Nhưng theo cách của họ, cả hai đều là những kẻ loạn trí. Còn tôi? Tôi có thể tự coi mình là người thế nào đây? Tôi không phải là người mộ đạo. Tôi cũng không phải là một người phê bình theo lối khoa học. Cứ cho rằng tôi là một anh thị dân có tính tài tử, thích được thấy mình trong một trào lưu thời thượng, biết ơn tất cả những cảm xúc mới làm tôi say mê và mở cho tôi những hướng đi mới về đời sống. Bản thân tôi không phải là người có nhiệt huyết, nhưng tôi thích giao du với những người có nhiệt huyết. Những ý kiến của Moire cho tôi cảm tưởng chúng tôi đã có một giấy thông hành đặc biệt để mở cánh cửa của cõi chết, và làm tôi hoàn toàn mãn nguyện. Tôi thấy rất thoải mái với bầu không khí ấm cúng của buổi họp mặt dưới ánh sáng mờ ảo. Nói tóm lại, chuyện này làm tôi thích thú. Đó là lý do tại sao tôi đã có mặt tại đó ngày 14 – 4, để chứng kiến một cảnh rất kỳ lạ mà tôi sẽ thuật lại ngay bây giờ. Trong số đàn ông thì tôi là người tới trước nhất, nhưng bà De la mer đã có mặt trong phòng làm việc của Deacon rồi, vì bà đã uống trà với bà Deacon. Hai bà và ông Deacon đang đứng trước một bức hoạchưa hoàn tất đặt trên giá. Tôi không phải là người sành sỏi về hội hoạ và không bao giờ dám nói là hiểu ý nghĩa các bức hoạ của Deacon. Tuy nhiên trong trường hợp nay, tôi thấy bức hoạ tuyệt đẹp, rất kỳ ảo, thấm đượm vẻ thần tiên, chứa đầy các loài vật và những hình ảnh tượng trưng đủ loại. Các bà ngợi khen ông hết lời, hiệu lực của màu sắc quả là tuyệt mỹ. – Ông nghĩ thế nào, ông Markham? Ông ta hỏi tôi. – Thú thật điều này vượt quá mức hiểu biết của tôi! Tôi đáp lại. Những con thú này… Đó là những con gì vậy? – Những con quái vật trong thần thoại, những con vật tưởng tượng, các kiểu huy chương. Một đám rước kỳ dị, bí ẩn. – Với một con ngựa trắng đi đầu! – Đó không phải là một con ngựa! Ông đã phản đối lại với một giọng nghiêm nghị, điều làm tôi kinh ngạc vì ông vốn có tính tình rất tốt và không bao giờ tỏ ra quá trang nghiêm. -Vậy đó là cái gì? -Ông không trông thấy cái sừng trên trán nó à? Đó là một con kỳ lân. Tôi đã nói với ông đó là những con thú tưởng tượng. Ông không thể nhận ra con nào cả sao? -Tôi thấy thất vọng, ông Deacon ạ! Có vẻ như ông đã bị xúc phạm dữ dội, nhưng ông bật cười lớn. -Hãy tha thứ cho tôi, ông Markham ạ! Ông nói với tôi. Thật ra tôi đã làm một công việc điên rồ với con thú này. Suốt cả ngày tôi vẽ nó, vẽ đi vẽ lại, cố tưởng tượng xem nếu như có một con kỳ lân sống thì nó giống cái gì. Sau cùng tôi tin rằng tôi đã thành công. Ít nhất tôi cũng đã hy vọng vậy, nhưng khi ông không nhận ra nó, tôi thấy bị chạm tự ái dữ dội. -Chắc chắn đó là một con kỳ lân! Tôi kêu lên với vẻ tin tưởng, vì tôi thấy ông bực bội bởi sự mù tịt của tôi. Tôi phân biệt rất rõ cái sừng, nhưng chưa bao giờ tôi nhìn thấy kỳ lân cả, ngoài những thứ được vẽ trên các huy hiệu hoàng gia, và tôi tuyệt đối không tin là có con thú này. Những con thú khác là những con quái vật đầu sư tử, những con mãng xà và rồng đủ loại, có phải thế không? -Vâng, với những con này tôi không gặp một khó khăn nào. Chỉ có con kỳ lân này là làm cho tôi bực mình. Thôi, thế cũng tạm đủ cho tới ngày mai. Ông quay lật bức hoạ lại ở trên giá và chúng tôi chuyển câu chuyện sang đề tài khác. Chiều hôm đó ông Moire tới trễ. Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy ông đi cùng một người Pháp thấp nhỏ và khoẻ mạnh, mà ông giới thiệu với chúng tôi dưới cái tên là Paul Le Duc. Tôi nói rằng chúng tôi ngạc nhiên, vì chúng tôi giữ quy luật là một sự xâm nhập vào nhóm thông linh học của chúng tôi sẽ làm xáo trộn tình thế và đưa vào một phần tử khả nghi. Chúng tôi biết có thể tin cậy lẫn nhau, nhưng tất cả kết quả của chúng tôi sẽ có nguy cơ bị hoài nghi bởi sự hiện diện của một người ngoài cuộc. Tuy nhiên, ông Moire đã mau lẽ trấn an chúng tôi. Ông Paul Le Duc là một môn đồ danh tiếng của khoa thần bí học. Ông du lịch tới nước Anh mang theo một thư giới thiệu của ông chủ tịch hội Huynh đệ những người dân Paris của giáo phái Rose-Croix gửi cho ông Moire. Như vậy thật hoàn toàn bình thường khi ông được mời tới dự cuộc ngồi đồng của chúng tôi; chúng tôi còn thấy vinh dự về sự có mặt của ông. Như tôi đã nói, ông ta nhỏ bé và khoẻ mạnh, nom bề ngoài không có gì đặc biệt. Trên khuôn mặt lớn được cạo nhẵn của ông chỉ có đôi mắt to màu nâu là đáng kể mà thôi. Ông ăn mặc lịch sự, có điệu bộ của một người thượng lưu và nói tiếng Anh bằng một giọng khiến các bà tủm tỉm cười. Bà Deacon vốn không muốn tắt bớt đèn đi như thường lệ và chúng tôi kéo nhích ghế lại gần chiếc bàn vuông bằng gỗ bạch đàn được kê ở giữa phòng. Ánh sáng yếu ớt nhưng cũng đủ để chúng tôi nhìn thấy nhau rất rõ ràng. Tôi nhớ là tôi còn có thể nhìn thấy rõ ông người Pháp có hai bàn tay nhỏ nhắn mũm mĩm với những ngón tay vuông. -Thật vui nhỉ! Ông nói với chúng tôi. Đã từ nhiều năm nay tôi không ngồi dự theo lối này, tuy nhiên tôi rất thích việc này. Bà là bà đồng đúng không? Có phải bà hành nghề lên đồng không? -Không hoàn toàn đúng, bà De la mer đáp lại. Nhưng bao giờ tôi cũng cảm thấy một sự chập chờn nửa thức nửa ngủ. -Đó là giai đoạn đầu. Chỉ cần thúc đẩy thêm là nó tới chỗ đồng nhập. Khi đồng nhập rồi thì linh hồn bé nhỏ của bà bay đi và một linh hồn khác tới thế chỗ của nó, do đó mà bà đã có giọng nói và tuồng chữ tự động phát sinh. Bà đã để cho người khác nằm quyền điểu khiển cơ thể của bà, phải vậy không? Nhưng những con kỳ lân thì có gì dính líu tới chúng ta? Harver Deacon giật nảy người lên. Ông người Pháp từ từ quay đầu lại và chăm chú nhìn vão những bức màn tối sẫm che phủ các bức tường. -Nom có vẻ ngồ ngộ! Ông ta lẩm bẩm. Luôn luôn là những con kỳ lân. Ai đã nghĩ tới một đề tài kỳ cục như vậy với một cường độ mạnh như thế? -Thật là kỳ diệu! Deacon kêu lên. Suốt cả ngày tôi đã cố sức vẽ ra một con. Tại sao ông lại biết được? -Ông đã nghĩ tới những con kỳ lân trong căn phòng này à? -Chắc chắn là thế! -Những tư tưởng là vật thể đó ông bạn ạ! Khi ông tưởng tượng tới một vật gì là ông đã tạo ra vật đó. Ông không biết như thế à? Nhưng tôi có thể nhìn thấy những con kỳ lân của ông và không phải chỉ có thể nhìn bằng mắt thôi đâu. -Có phải ông muốn nói rằng tôi đã tạo ra một vật chưa bao giờ có thật cả chỉ bằng cách nghĩ đến nó thôi à? -Rõ ràng là thế. Đó là một sự kiện nằm trong tất cả mọi sự kiện khắc. Đó là lý do tại sao một ý nghĩ xấu cũng là một sự nguy hiểm. -Tôi lại nghĩ đó là trên bình diện siêu nhiên chứ? Ông Moire hỏi lại. -À, đó chỉ là những từ thôi, ông bạn ạ! Những con vật đó ở kia kìa, tại một nơi nào đó, tại khắp mọi nơi, tôi không thể nói rõ được. Tôi nhìn thấy chúng. Tôi có thể sờ mó vào chúng. -Ông không thể làm cho chúng tôi nhìn thấy chúng được à? – Chỉ cần làm cho chúng trở thành hiện thực. Xin các ông chú ý lắng nghe, đây sẽ là cuộc thí nghiệm. Nhưng cần phải có quyền uy. Trước hết hãy đo lường quyền uy mà chúng ta có được, sau đó chúng ta sẽ thấy chúng ta có thể làm gì. Các vị có thể cho phép tôi được xếp cho ngồi cho quý vị theo ý muốn của tôi không? -Chắc chắn ông là người thành thạo hơn chúng tôi, Deacon trả lời. Tôi mong rằng ông sẽ điều khiển mọi việc. -Có thể các điều kiện không được hoàn hảo nhưng chúng ta sẽ làm những gì có thể làm. Xin bà cứ ngồi yên tại chỗ cũ, tôi sẽ ngồi cạnh bà ấy và quý ông đây sẽ ngồi bên tôi. Ông Moire sẽ ngồi cạnh bà, vì sự xen kẽ giữa màu nâu và vàng nâu là rất tốt. Vậy là được rồi. Và bây giờ xin quý vị cho phép tôi tắt hết đèn đi. -Bóng tối thì có lợi ích gì? Tôi hỏi. -Xung lực mà chúng ta liên hệ tới là một sự rung động của ête, giống hệt như ánh sáng vậy.Bây giờ chúng ta có những sợi dây liên lạc đặc biệt riêng của chúng ta, các vị hiểu không? Thưa bà, bà sẽ không thấy sợ hãi trong bóng tối chứ? Một buổi lên đồng như thế này thật rất vui! Mới đầu chúng tôi thấy hoàn toàn tối mịt; nhưng sau một vài phút mắt chúng tôi quen dần với bóng tối: chúng tôi có thể nhận ra bóng của chúng tôi một cách rất mơ hồ và rất lộn xộn, tôi phải thừa nhận như vậy. Tôi không thể nhìn thấy những đồ vật khác trong phòng làm việc. Cả bọn chúng tôi đều trang nghiêm hơn rất nhiều so với những lần trước. – Xin quý vị hãy đặt bàn tay ra trước mặt quý vị. Chúng ta không có cơ hội nào để đụng chạm vào nhau vì chúng ta quá ít người quanh một chiếc bàn kích thước lớn như vậy. Thưa bà, xin bà hãy chuẩn bị. Nếu cơn buồn ngủ kéo tới xin bà đừng cưỡng lại. Còn bây giờ chúng ta hãy ngồi yên lặng và chờ đợi. Vậy là chúng tôi đều ngồi yên lặng chờ đợi trong khi phải nhìn xoi mói vào bóng tối trước mặt mình. Ngoài hành lang, tiếng đồng hồ kêu tích tắc. Xa xa một con chó sủa lên từng hồi. Hai hay ba lần có tiếng xe ngựa chạy lạo xạo ngoài phố, ánh sáng chập chờn từ những ngọn đèn của chúng lọt qua kẽ mành đã tạo nên một vài khoảng ấm cúng trong buổi thức thâu đêm của chúng tôi. Tôi cảm thấy các triệu chứng về thể xác đã trở thành quen thuộc qua các buổi lên đồng trước đây: đôi bàn chân giá buốt, bàn tay như bị kiến bò, một cảm giác ấm áp dịu dàng ở lòng bàn tay và một luồng gió lạnh lẽo trên lưng, những cơn đau nhức nhỏ, kỳ lạ nhất là ở hai cánh tay (đặc biệt là ở cánh tay trái, cánh tay gần vị khách của chúng tôi nhất). Những cảm giác này chắc chắn là do sự lộn xộn của hệ thống thần kinh mạch, nhưng dù sao cũng đáng lưu ý. Đồng thời tôi cảm thấy một cảm giác căng thẳng của sự nôn nóng chờ đợi, một cảm giác gần như đau đớn vậy. Cứ xét qua sự im lặng nghiêm ngặt tuyệt đối của các bạn tôi thì đủ biết họ cũng có các dây thần kinh căng thẳng như tôi. Rồi đột nhiên một tiếng động nổi lên từ bóng tối: một tiếng rít trầm trầm. Đó là tiếng thở nhanh và nhẹ của một người đàn bà, càng lúc càng nhanh hơn, càng lúc càng nhẹ hơn, như thể hơi thở lọt qua hai hàm rằng nghiến chặt; rồi chúng tôi nghe thấy một tiếng nấc cụt khá mạnh, kèm theo một tiếng sột soạt của vải. – Cái gì vậy? Có bình thường không? Một người hỏi trong bóng tối. – Hoàn toàn bình thường, ông người Pháp trả lời. Đó là tiếng thở của bà ấy. Bà ấy đã nhập đồng. Thưa quý vị, bây giờ nếu quý vị vui lòng chờ đợi một cách bình thản, quý vị sẽ thấy một vật mà tôi tin sẽ làm quý vị vô cùng thích thú. Vẫn còn tiếng tích tắc ngoài hành lang. Vẫn còn hơi thở, nhưng lúc này sâu hơn, dài hơn, của bà đồng. Vẫn còn những tia sáng chập chờn của những ngọn đèn xe ngựa, nhìn thấy rõ hơn bao giờ hết. Chúng tôi đang lấp đầy một cái vực thẳm gớm ghê ! Ở một bên là bức màn của sự vĩnh hằng đã hé lên một nửa, bên kia là những xe cộ của thành phố London. Chiếc bàn rung lên một nhịp thở mạnh mẽ. Nó lắc lư một cách đều đặn, nhịp nhàng, nó tự nâng lên, hạ xuống một cách nhẹ nhàng bên trong những thớ gỗ của nó; ta có thể nói đó là tiếng một bó củi đang nổ lách tách trong lò sưởi vào một đêm đông. – Có rất nhiều quyền uy! Ông người Pháp lẩm bẩm. Các vị hãy nhìn trên bàn kìa!… Tôi đã tưởng tôi là một kẻ làm trò cười cho ảo giác của riêng mình, nhưng tất cả mọi người đều nhìn thấy một thứ như tôi. Một thứ ánh sáng lân tinh màu vàng hơi xanh nhạt (có lẽ tôi nên gọi là một thứ hơi nước có ánh sáng hơn là một thứ ánh sáng!) trụ lại trên mặt bàn. Nó lăn đi, uốn éo, xoắn lại thành những nếp lập loè mờ ảo xoay quanh và tự xoay tròn như những đám mây khói. Qua ánh sáng kỳ diệu đó tôi có thể nhìn thấy hai bàn tay trắng trẻo và những ngón tay vuông của ông người Pháp. – Tuyệt diệu! Ông ta kêu lên. Thật là thích thú. – Ta có nên đòi các mẫu tự không? Ông Moire hỏi. – Không! Chúng ta có thể đạt được những điều tốt hơn nhiều. Vị khách của chúng tôi đáp. Làm cho cái bàn lúc lắc ở mỗi chữ trong bảng chữ cái chỉ là trò trẻ con; với một bà đồng như quý bà đây, chúng ta phải làm được hơn thế. – Vâng, các vị sẽ làm được nhiều hơn, một tiếng nói cất lên. – Ai nói vậy? Có phải ông đấy không, ông Markham? – Không, không phải tôi nói. – Đó là bà đây đã nói. – Nhưng không phải tiếng của bà ấy. – Có phải bà không, thưa bà De la mer? -Không phải là bà đồng đâu nhưng đó là quyền uy đã sử dụng cơ thể của bà đồng, tiếng nói trầm trầm xa lạ đáp lại. -Bà De la mer đâu rồi? Tôi hy vọng rằng điều này sẽ không làm gì hại tới bà phải không? – Bà đồng rất sung sướng trong một bình diện khác của đời sống. Bà đã ngồi vào chỗ của tôi, cũng như tôi đã ngồi vào chỗ của bà. – Ông là ai? – Điều đó không có gì quan trọng với ngài. Tôi là một người đã từng sống cũng như ông đang sống bây giờ và đã chết cũng như ông sẽ chết một ngày nào đó. Chúng tôi nghe thấy tiếng ken két của bánh xe ngựa dừng lại trước cửa một ngôi nhà bên cạnh. Bên ngoài, người ta đang cãi nhau về giá cả chuyến xe, và vừa đánh xe đi bác đánh xe vừa càu nhàu một câu tục tĩu. Đám mây màu vàng xanh vẫn còn xoay tròn trên mặt chiếc bàn, lờ đờ trên toàn bộ bề mặt của nó, trừ một tia sáng yếu ớt; như thể nó dồn cả vào trước mặt bà đồng. Tim tôi như đóng băng vì lạnh và sợ hãi. Hình như chúng tôi đã khinh suất và dại dột đi tới gần sự thiêng liêng thực tại nhất và cao cả nhất; sự cảm thông với những người chết mà các cha của Giáo hội đã nói tới. – Các ông không thấy rằng chúng ta đã đi quá xa à? Có lẽ chúng ta phải cắt đứt buổi lên đồng này đi thôi. Tôi kêu lên. Nhưng những người khác rất muốn được coi tới phút chót. Sự áy náy của tôi làm họ bật cười. – Tất cả mọi quyền uy đều được tạo ra cho người ta sử dụng, Harver Deacon trả lời tôi. Nếu chúng ta có thể sử dụng được thì chúng ta phải sử dụng. Tất cả những điểm xuất phát mới của tri thức đều đã bị coi là bất hợp pháp vào lúc khởi đầu. Đó là một điều đúng và hợp lý khi chúng ta tìm hiểu về bản chất của cái chết. – Đó là đúng và hợp lý, tiếng nói tiếp lời. – Đó! Ông còn muốn đòi hỏi gì hơn nữa? Ông Moire kêu lên, vẻ rất xúc động. Ta hãy làm một trắc nghiệm. Ông có vui lòng cho chúng tôi một bằng chứng rằng ông thật sự có mặt ở nơi đây không? – Ông muốn thử nghiệm như thế nào? – Đây này… Tôi có một ít tiền lẻ trong túi. Ông có thể nói cho tôi biết là bao nhiêu không? – Chúng tôi tới đây với hy vọng là để giáo dục và giác ngộ, chứ không phải để giải đáp những câu đố trẻ con. – A, a, ông Moire ơi, đó lả ông đã bị chỉnh rồi đó. Ông người Pháp kêu lên. Nhưng lời chỉ trích hoàn toàn đúng. – Đây là một tôn giáo chứ không phải là một trò chơi, tiếng nói lạnh lùng và cứng rắn lại cất lên. – Đúng thế. Tôi cũng có ý kiến như vậy. Ông Moire nói lớn. Tôi rất tiếc đã đặt ra một câu hỏi như vậy. Ông không thể vui lòng cho chúng tôi biết ông là ai à? – Việc đó có liên quan gì tới ông? – Chắc ông phải là một hồn ma từ lâu lắm rồi phải không? – Vâng. – Bao lâu rồi? – Chúng tôi không tính thời gian như các ông. Hoàn cảnh đời sống của chúng tôi khác hẳn. – Ông có sung sướng không? – Có. – Chắc ông không muốn trở lại trái đất nữa? – Không. Chắc chắn là không. – Ông có bận rộn lắm không? – Chúng tôi sẽ không thể sung sướng được nếu chúng tôi không rất bận rộn. – Ông làm việc gì? – Tôi đã nói rằng hoàn cảnh của chúng tôi hoàn toàn khác biệt mà. – Ông có thể cho chúng tôi một ý niệm về công việc của ông không? – Chúng tôi làm việc cho sự tiến bộ của chính chúng tôi, cho sự thăng tiến của những người khác. – Ông có thích tới đây chiều hôm nay không? – Tôi thấy sung sướng được tới nếu sự tới thăm của tôi có thể làm được điều thiện. – Vậy thì mục đích của ông là làm điều thiện à? – Đó là mục đích của đời sống trên mọi bình diện. – Ông Markham, ông thấy đó; đây là câu trả lời cho sự áy náy của ông. – Đúng thật vậy. Những mối nghi ngờ của tôi đã tan biến: tôi đã thích thú một cách kỳ diệu. – Ông có gặp những sự đau đớn trong cuộc sống của ông không? Tôi hỏi. – Không. Sự đau đớn là một việc của thể xác. – Ông có những điều đau khổ vè tinh thần không? – Có. Bao giờ người ta cũng có thể buồn rầu hoặc lo lắng. – Ông có gặp những bạn hữu mà ông đã bỏ lại trên trái đất không? – Một vài người. – Tại sao lại chỉ có một vài người? – Chỉ gặp những người nào có cảm tình thôi. – Những người chồng có gặp lại vợ họ không? – Những ngưởi nào yêu họ một cách chân thực. – Còn những người khác? – Họ chẳng là cái gì đối với nhau cả. – Liệu có một sợi dây liên hệ tinh thần không? – Chắc chắn là có! – Những điều chúng tôi làm có tốt không? – Nếu các ngài làm điều đó với tinh thần thiện hảo. – Vậy cái gì gọi là tinh thần xấu xa? – Sự tò mò và







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Còn phải chờ xem

Còn phải chờ xem Một người đàn ông đến gặp bác sĩ...

Truyện Cười

19:22 - 26/12/2015

Ông ấy đã thực lòng

Ông ấy đã thực lòng - Quan hệ giữa cậu và ông bố vợ ...

Truyện Cười

21:21 - 26/12/2015

Dùng suốt đời

Dùng suốt đời Khách hàng khiếu nại: - Cái đồn...

Truyện Cười

22:23 - 26/12/2015

Ngày đùa

Ngày đùaHôm ấy là ngày một tháng Tư. Ngày nầy, người đời h...

Truyện Ngắn

09:50 - 23/12/2015

Nước mắt của cá

Nước mắt của cáỞ một vùng biển xa xôi, có một con cá lớn rất đẹp ...

Truyện Ngắn

10:23 - 23/12/2015