Phần 1: Đứa Con Chắt Út. Cậu chuyện mà tôi sắp kể cho các bạn nghe dưới đây cũng chỉ là một chuyện mà tôi nghe được từ một người bạn mà có thể được coi là người trong lãnh vực tâm linh. Câu chuyện này nguyên bản có tên là “chó đội nón chống gậy”, và tôi tin chắc rằng bạn đọc có thể đã nghe qua hay biết rõ về câu chuyện này vì theo như tôi được biết thì câu chuyện này có thật và đã xảy ra tại một vùng giáp ranh Hà Nội (Cái này là người kể nói là có thật chứ không phải tôi nhé). Sau khi nghe câu chuyện “chó đội nón chống gậy” này xong thì tôi thấy nó vô cùng hấp dẫn và xin mạn phép được viết lại một phiên bản khác của câu chuyện trên với một cái tên mới đó là “nghiệp chướng”. Mong bạn đọc hiểu cho rằng đây là một phiên bản khác nên có nhiều tình tiết thay đổi, tôi cố ý làm vậy để câu chuyện trở nên hợp lý và hay hơn theo suy nghĩ của tôi mà thôi chứ tuyệt đối không có ý đạo văn hay gì cả. Mong bạn đọc sẽ thích câu chuyện này, và xin lưu ý rằng, truyện ma dù sao cũng là truyện ma, đọc để cho biết thôi chứ đừng tranh cãi nhau là thật hay giả nhé, xin cám ơn. Giáp ranh thành phố Hà Nội có một ngôi làng nhỏ mang tên Vọng Nguyệt, sở dĩ cái làng này có cái tên kì lạ như vậy là vì vào những đêm trời trong vắt, ánh trăng soi sáng khắp cả làng và in bóng xuống cái hồ nước ngay giữa làng tạo nên một hình ảnh đẹp đẽ nên thơ những cũng mang lại cho con người ta một cái cảm giác gì đó rờn rợn, ớn lảnh đến nỗi nổi da gà. Dòng họ lớn nhất ngồi Làng này phải kể đến dòng họ Ngô, nghe đâu ông cố tổ của dòng họ Ngô là một ông thợ làm vải có tiếng. Vải được ông ta tạo ra đẹp đến mức mà người ta có thể dành hàng giờ chỉ để ngắm những mảnh vải đó. Mầu sắc của vải thì phải nói là thực sứ sống động, và nhiều người tin rằng những mảnh vải đó dường như có sức mạnh làm mê hoặc lòng người vậy. Chỉ là vải không mà đã đẹp như vậy, thì cần gì phải bàn đến việc vải được may thành những bộ quần áo đẹp tuyệt trần, nhất là áo dài. Đã có rất nhiều người lặn lội đường xá xa xôi tìm đến đây chỉ để may được một bộ quần áo làm từ vải của nhà dòng họ Ngô nổi tiếng này. Trong làng cũng có một số hộ gia đình làm vải theo khi thấy dòng họ Ngô ăn nên làm ra từ vải, thế nhưng không hiểu sao vải họ làm ra cũng y như cách làm vải của họ Ngô vậy mà không sao cạnh tranh được với dòng họ này. Ngoài việc dòng họ Ngô nổi tiếng về cái nghê làm vải, dòng họ này còn là một trong những người đầu tiên thành lập nên ngôi làng Vọng Nguyệt này, thế nên bàn thờ tổ của họ được đặt ngay trong đình làng coi như là để ghi công đức của một trong những giòng họ đã có công với làng. Vào đợt đầu thu năm đó, trưởng họ hiện nay là ông Ngô Đình Tú năm nay đã hơn tám mươi tuổi, vẫn khỏe mạnh bình thường đang đứng trước sân đình để ngắm nhìn cảnh vật. Lớn lên từ ngôi lang này, ông ta có thể nhận rõ thấy nhiều sự thay đổi theo dòng thời gian và lịch sử. Ông Tú đang đứng nhìn ngắm thì chợt từ xa có một người coi bói mù đang cầm gậy tiến lại. Ông Tú quay đầu nhìn người coi bói mù này, người coi bói tựa như có thể cảm nhận được ông Tú, ông ta nói: – Chào ông, tôi làm nghề coi bói dạo để kiếm chút cơm canh qua ngày, ông có muốn coi không? Ông Tú mỉm cười, nghĩ thầm cũng thấy thương người coi bói dạo bị mù này liền đồng ý và cùng với ông ta ngồi xuống trước thềm của đình để làm mấy quẻ coi thử. Khi hai người đã ngồi xuống, ông Tú nhìn người coi bói dạo này rất là lâu, anh ta chắc cũng chỉ tầm có ba mươi tuổi là cùng. Ông Tú vừa nhìn người thầy bói này vửa mỉm cười, ông ta nghĩ chắc lại là một trò bịp bợm nhưng ông Tú cũng không nói gì vì bản thân ông ta cũng tò mò muốn coi thử cho vui, chứ sống đến nhường này tuổi rồi thì mấy ai mà quan tâm tới vẫn mệnh nữa cơ chứ. Người thầy bói mù mở cái tráp ra sợ xoạn một lúc, thế rồi ông ta lấy ra ba đồng tiền cổ, một cái bát và một cái đĩa. Người thấy bói này cho tiền lên đĩa, úp bát lại và ngồi thu chân ngay ngắn. Người thầy bói mở lời: – Thế ông muốn coi cái gì? Ông Tú nhìn người thầy bói mù mà mỉm cười: – Thầy muốn coi gì cũng được à. Người thầy bói này ra vẻ ngạc nhiên và thú vị lắm, thế rồi người thầy bói bảo ông Tú đưa tay ra. Người thầy bói này sờ nắn tay của ông Tu một lúc thế rồi ông ta nói: – Tay ông rất là mềm mại, tôi nói ông làm nghề vải, thêm vào đó bàn tay không hề bị trai, chắc chắn gia đình ông thuộc vào loại giầu có. Ông Tú gật gù đáp: – Đúng lắm … nói tiếp đi. Thế rồi người thầy bói ngửa bàn tay của ông Tú ra mà bắt mạch, ông ta nói: – Tôi nói ông cũng già rồi, ít nhất cũng phải tám mươi tuổi có đùng không? Ông Tú nghe thấy người thầy bói này nói vậy thì vô cùng ngạc nhiên, quả thực không ngờ là người coi bói mù này cũng có chút tài cán. Chợt ông Tú như nhận ra một điều là biết đâu người này chỉ giả mù. Nghĩ đến đây ông Tú chỉ mỉm cười và đoán là như vậy. Sau khi coi xong tay của ông Tú, người thầy bói này bắt đầu cầm cái bát lên và xóc những đồng tiền. Đủ bẩy nhịp thì ông ta mở đĩa ra và đưa tay sờ lên mặt của từng đồng tiền một. Ông Tú nhìn những đồng tiền đó thì cũng chả hiểu gì, người thầy bói này lần lần, ông ta nói: – Coi bộ gia đình nhà ông với nghề làm vải này khá là phát đạt, con cháu đứa nào cũng có ăn học đàng hoàng… Chợt khi sờ đến đồng tiền cuối cùng thì măt người thầy bói này biến sắc, ông ta mần kĩ lại đồng tiền đó như không thể nào tin được, ông Tú thấy sắc mặc của ông ta thay đổi thì cũng ngạc nhiên lắm. Sau khi đã kiểm tra kĩ thì người coi bói này mới thở hắt ra và nói với ông Tú: – Chỉ tiếc thay là … vận hạn của ông đã đến, phúc dức dòng họ nhà ông gây dựng bao lâu nay thì đến ngày hôm nay sẽ bị phá bỏ mà thôi… Ông Tú nghe thấy vậy thì cười lớn vì cứ nghĩ là người thầy coi bói này chắc lại giở trò để đòi tiền làm lễ. Ông Tú giả vờ giọng lo lắng hỏi mà mặt vẫn cười: – Chết thật, vậy thì nguy quá, tại sao lại ra đến cơ sự này hả thầy? Người coi bói nói: – Trước đây dòng họ nhà ông có quý nhân phù trợ, tuy nhiên thời gian trôi qua. Những người thuộc dòng họ nhà ông không tạo phúc tạo đức để giữ lại cái vận may đó, nay thời gian đã hết, quý nhân phù trợ đã về lại với cõi trời, thì vận hạn sẽ sớm đổ xuống đầu dòng họ ông mà thôi. Ông Tú càng nghe thì càng thấy nực cười, phái cố lắm ông ta mới không nhin được cười, thế rồi ông Tú cố cãi: – Thầy nói lạ, không chỉ bản thân tôi, mà rất nhiều con cháu ngày ngày lên chùa cầu khấn, bố thí, rồi làm bao nhiêu việc tốt, như vậy chẳng lẽ không phải là hành thiện tích đức hay sao? Người coi bói lúc này mới quay đầu về phía mặt ông Tú như thể có thị lực, ông ta nói: – Những việc đó gia đình ông làm là để tích đức hay chỉ là để tạo danh tiếng. Đồng ý là con cái ông làm nhiều việc thiện, ít ra là hơn ông, nhưng như vậy vẫn là chưa đủ để giúp ông giải được cái vận hạn đâng đổ lên đầu ông, hay như đổ lên dòng họ nhà ông đâu ông Tú ạ. Ông Tú lúc này thì đờ cả mặt ra, ông Tú thấy lạ lắm là tại sao chỉ mới gặp nhau mà người coi bói này đã biết được tên mình. Người coi bói lúc này mở một nù cười gian trá trên khuôn mặt, thế rồi ông ta nói: – Hay tôi nên nói rõ hơn là tôi lội của ông ngày trước là quá nẳng để rồi đến ngày hôm nay nó giáng xuống đầu không chỉ riêng mình ông mà còn cả dòng họ nhà ông nữa. Ông Tú nghe những lời nói đó của người coi bói thì tựa như có một thứ gì đó đánh thức con người ông ta vậy. Ông Tú bắt đầu có hơi bực tức, thế rồi ông ta lẳng lặng đứng lên bỏ đi. Thế nhưng ngay khi ông Tú mới bước được từ thềm xuống tới sân thì người coi bói này đã nói vọng ra: – Ông Tú, không lẽ ông đã quên vợ ông chết như thế nào rồi hay sao? Không lẽ ông không còn nhớ tới những gì vợ ông nói trước khi chết hay sao? Ông Tú quay ngang đầu nhìn ông thầy bói mặt hằm hằm, người thầy bói chỉ khẽ mỉm cười thế rồi ông ta nói: – Thất đáng buồn thay cho dòng họ ông sẽ bị bại tàn bởi tội lỗi của một mình ông. Ông đã có cơ hội để thay đổi vận mệnh nhưng ông đã không chịu, thật là đáng tiếc ông Tú ạ. Ông Tú đứng đó nóng giận lắm, thế nhưng cũng may mà ông ta kìm chế lại được. Ông Tú móc túi lấy ra một ít tiền lẻ mà ném thẳng vào mặt người thầy bói mà nói: – Mầy cầm lấy tiền và xéo đi! Nhóc con nói bậy bạ không à! Ông Tú quay người đi thẳng thì chỉ nghe sau lưng là tiếng cười khanh khách của người coi bói và giọng nói: – Ông Tú à … ông cầm tiền đi coi như là tiền tôi phúng điếu cho ông đó… Ông Tú không thèm quay đầu chỉ đi thẳng về cái tòa nhà ba gian rộng lớn của mình. Đợi khi ông Tú đã đi khỏi, người thầy bói này mới cởi cái kính đen để lộ ra hai con mắt thầm quần đen xì, đôi môi của người coi bói này cũng đen thẫm lại. hắn ta đứng lên và lấy từ trong cạp quần ra một cái mũ vãi xếp mầu đen có hình thái cực. người này đội xong thì quay người nhìn vào trong đình nơi để bàn thờ tổ dòng họ Ngô mà lặc đầu, thế rồi người thầy bói này tan thành một lài khói đen mà biến mất không để lại một dấu vết. Không ít lâu sau, ông Tú đã đổ bệnh nặng tựa như những lời nói hôm nào của gã thầy bói mù trước đình làng đã khiến cho ông ta suy sụp vậy. Cảm thấy rằng ông Tú chắc sắp qua đời, họ hàng tại Làng đã liên lạc cho con cháu sinh sống làm ăn ở xa để kịp về để được ở bên cạnh ông ta những giây phút cuối đời. Ông Tú nằm trên giường thoi thóp, có vẻ như ông ta đã nhớ ra và thấm thía những lời nói hôm nào của tên thầy bói mù. Thế nhưng có lẽ đúng như lời hắn ta nói, đã quá muộn mà thôi, bây giờ thì bản thân ông ta cũng chẳng làm được gì ngoài việc tuổn rơi hai hàng nước mắt. Nhưng có lẽ ông Tú cũng được an ủi phần nào khi mà đứa cháu gái mà ông ta thương yêu nhất đang ở bên cạnh ông, đứa cháu này của ông ta năm nay đã hai mươi bẩy tuổi và đang mang bầu đứa thứ hai, được tầm gần tám tháng rồi. Ông Tú có thể nói là quý đứa cháu gái này nhất trong nhà vì từ dáng vẻ đến tính nết của nó đều giống hệt như vợ ông, bà Hà đã mất cách đây năm năm. Hoa ở bênh cạnh ông chăm nom ông Tú thật ân cần và chu đáo, riêng chỉ có một điều khiến ông Tú uất ức nhất về Hoa đó là lấy thằng Lương, con cháu của dòng họ Hoàng, là dòng họ mà có xích mích với dòng họ Ngô từ lâu lắm rồi. Thế nhưng cho dù có ghét thằng Lương và dòng họ nhà nó tơi đâu đi chăng nữa, thì ông Tú vẫn thương mến đứa cháu này của mình bấy nhiêu. Thật may mắn cho ông Tú là trước khi chết thì con cháu cũng đã tập chung về gần đủ, và cuối cùng thì ông ta cũng đã trút hơi thở cuối cùng. Có lẽ ông trời đã ban cho ông ta được một cái ơn huệ cuối cùng là cho ông ta được thấy mặt mũi con cháu trước khi chết vậy. Quan tài của ông Tú được đặt ngay ngắn tại gian nhà giữa với hai cây nến, bát cơm với quả trứng và ảnh ông Tú đặt trên quan tài. Hai gian nhà hai bên đã chất cứng con cháu ngủ tạm để làm tang lễ và mang ông ra đồng trồn vào sáng ngày mai. Gian nhà chính này bên tay trái là bộ bàn ghế gỗ, bên tay phải thì là một cái sập. Nằm trên sập là gia đình của một người cháu mới ở trên Hà Nội về gồm có hai vợ chồng và một thằng con trai mới lên bẩy tuổi. Cả ba người đã ngủ say như chết bên cạnh cái quan tài lặng lẽ ngự ngay trước bàn thờ họ kia. Thằng nhóc này đang ngủ say thì bất chợt nó giật mình tỉnh giấc khi mà nhiệt độ trong nhà có vẻ như đang lạnh dần. Thằng nhóc cố chùm chăn lên ngang mặt và ngủ tiếp. Bất ngờ nó giật thót tim khi nghe thấy tiếng gió rít qua khe cửa sổ. Thằng nhóc nằm trên giường lúc này mới run lên cầm cập, da gà trên người nó dựng đứng hết cả lên. Chả là thằng nhỏ này nhát gan lắm mà lại hay coi phim kinh dị, thế nên trí tưởng tượng của nó thì phải gọi là vô biên. Tiếng gió rít qua khe cửa cứ vang vọng, lúc lên lúc xuống. Thằng nhóc dần dần nghe cũng quen, và từ từ thiu thiu rơi lại vào giấc ngủ. Tuy nhiên, thằng nhóc lần này phải thót tim mà toát mồ hôi hột khi mà nó nghe thấy tiếng hai con chó, một con mực, một con vàng cùng nhau tru lên những tiếng ai oán mà nghe rợn hết cả người. Thằng nhóc nằm co ro run rẩy trên giường mà liên tưởng ngay tới người sói. Thằng nhỏ giúc vào người mẹ nó mà ôm chặt lấy run rẩy. Và rồi không biết từ khi nào, thằng nhóc này mới để mắt tới cái quan tài ở giữa gian nhà. Thằng nhỏ dường như có thể nhìn thấy cái quan tài đó đang nhúc nhích, cứ như thể người ở bên trong đang cố đẩy nắp quan tài chui ra vậy. Thằng nhỏ quá sợ hãi, nó giúc mặt vào người mẹ nó như thể không muốn nhìn vào cái quan tài đó nữa vậy. Chỉ trong giây lát, bốn bề đã lại yên tĩnh đến đáng sợ, gió đã ngừng thổi và hai con chó đã thôi không còn tru lên nữa. Nhưng ngay lúc này đây, một tiếng “ken két” vang lên xé tan cái màn đêm im lặng đó. Thằng nhóc nằm trên giường lại một lần nữa giật bắn mình lền, thế rồi nó mở he hé mắt cố liếc về phía cửa ra vào. Thằng nhóc như muốn hét lên khi mà nó nhìn thấy hai cái bóng trắng từ bên ngoài lướt qua cửa tiến tới gần phía quan tài của cụ nó. Gió từ bên ngoài lúc này lại ùa vào, khiến cho thằng nhóc dù có lạnh đến run cầm cập nhưng vẫn phải cố nằm im. Thằng nhóc nằm im hé mắt ra nhìn thì thấy đây là một người đàn bà còn trẻ tuổi lắm mới ngoài hai mươi với mái tóc dài đen mượt, trên người là một bộ áo dài trắng tinh. Người đàn bà này còn dắt theo một con nhỏ nữa cũng tóc dài ngang vai và trên người cũng lại là một bộ áo dài mầu trắng. Hai cái bóng trắng này tiến tới bên quan tài và đứng lặng thinh ở đó một hồi lâu. Thằng nhóc cứ he hé mắt ra mà nhìn, toàn thân nó sởn gai ốc y như một con nhím vậy. Thế rồi chợt cái bóng người đàn bà mặc áo trắng đó cười lên một tiếng khanh khách, cái tiếng cười thỏa mãn rùng rợn khiến cho thằng nhỏ co rúm lấy. Có một điều rất lạ là tại sao chỉ có một mình nó là nghe thấy được còn bố mẹ nó vẫn ngủ ngon lành. Thằng nhóc còn chưa hết hãi hùng thì hai cái bóng chắng này liên tiếp vỗ mạnh tay lên cái quan tài đó khiến cho ảnh của ông Tú đổ ụp xuống. Thằng nhóc nghe tiếng khung ảnh đổ thì la toáng lên: – Mẹ ơi con sợ quá! Lúc này bố mẹ nó mới choàng tỉnh giấc. Bố mẹ nó nhìn nó và cố hỏi chuyện gì thì thằng nhóc nhìn về phía quan tài thì bóng hai người kia đã biến mất. Thấy thằng nhóc đó không nói năng gì mà mặt tái xanh, nghĩ là con minh mơ mị nhiều vì lạ giường nên mẹ nó cũng ôm nó vào lòng mà dỗ nó ngủ. Bố thằng nhóc thì chạy ra khép lại cánh cửa nhà lúc nãy đã đóng để cho đỡ lạnh. Thằng nhóc nằm đó mà nó không tài nào ngủ được, hình ảnh hai cái bóng trắng đó vẫn ám ảnh trong đầu nó. Nó tự hỏi rằng không lẽ nó vừa nhìn thấy ma? Phần 2: Nước Mắt Của Bà Giúp Việc. Sáng hôm sau, mấy người em của ông Tú hết sức bực tức khi mà họ phát hiện ra cái ảnh để trên nóc quan tài bị đổ vỡ tan kính, theo như những gì dân làng vùng này tin thì việc ảnh thờ bị đổ là một điềm sui sẻo lắm. Khi mấy người này hỏi thăm đôi vợ chồng coi coi tối qua có biết vì sao mà ảnh đổ thì hai vợ chồng nói rằng họ ngủ say như chết nên không biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng lúc này đứa con trai bẩy tuổi của họ lại nói rằng đêm qua nó nhìn thấy có hai bóng người mặc áo dài trắng tới bên cạnh quan tài của cụ cố cười lớn và vỗ vào quan tài làm cho ảnh của cụ cố đổ xuống. Mấy người lớn có mặt ở đó nghe thấy vậy thì rợn hết cả tóc gáy, bố mẹ của thằng nhóc nghe thấy vậy thì cũng sợ lắm, thế nhưng họ nói chen vào rằng chắc thằng nhóc nó nằm mơ mộng linh tinh, chứ làm gì có chuyện bàn thờ tổ để ngay giữa nhà mà ma quỷ dám bước vào được. Ngay lúc này có một bà giúp việc đã ở với gia đình này mấy chục năm, bà ta tên là Thoa. Bà Thoa chẳng là hồi xưa có đi dạt tới làng này từ lúc mười mấy tuổi, nhưng may là vợ ông Tú tức là bà Hà thương xót nên đã nhận nuôi vào làm người giúp việc. Bà Hà rất quý mến bà Thoa và coi bà ta như con vậy, không hiểu sao đến ngày hôm nay khi bà Thoa đứng đây nghe thấy những lời này thì bà ta chợt tuôn rơi những giọt nước mắt. Bà Thoa tiến tới phía thằng nhóc và nói: – Cháu ơi … những lời cháu nói là có thật không? Thằng nhóc này gật đầu, bà Thòa lúc này nhìn nó mà hai hàng nước mắt tuôn rơi nhiều hơn nữa. Mẹ thằng nhóc có vẻ không thích bà Thoa liền kéo tay thằng nhóc lại mà nói: – Cháu nó còn bé, nói linh tính ý mà bà. Thế rồi một người em khác của ông Tú lớn tiếng nói: – Thôi bà mau lo đi chuẩn bị công việc đi. Bà Thoa nghe thấy vậy cũng chỉ biết đứng lên mà xuống bếp. Chẳng là con cháu hay như anh em của ông Tú không hề thích bà Thoa từ ngày bà Hà nhận bà Thoa về nuôi. Chưa kể đến việc tuy bà Thoa là người giúp việc nhưng bà Hà luôn đối xử và quý mến bà Thoa như con mình vậy. Chính điều đó đã khiến cho người trong dòng họ ghanh ghét bà Thoa và luôn luôn coi bà ta là kẻ ngoại tộc. Ngày trước còn bà Hà nên mọi người không giám tỏ thái độ gì, nhưng ngay từ cái ngày bà Hoa mất đi rồi đến lượt ông Tú, thì người nhà này trở mặt hẳn và luôn tỏ ra vể rằng họ muốn bà Thoa quấn gói đi khỏi cái nhà này càng sớm càng tốt. Đúng chín giờ sáng, cái giờ mà người nhà ông Tú coi là giờ đẹp. Mọi người bắt đầu đưa quan tài ông ra ruộng, nơi mà họ đã chuân bị đắp sẵn một nền si măng rộng, và sau khi đưa quan tài xuống họ sẽ xây lên một ngôi mộ thật đẹp và hoành tráng nhất cai làng này. Cả đoàn người đưa tiễn ông Tú về nới an nghỉ cuối cùng, tiếng con cháu, anh chị em, họ hàng của ông khóc lóc pha vào với tiếng kèn trống nghe thật não nề. Từng đồng tiền giấy được giải ra đường, cuốn theo chiều gió, một cảnh tượng thật tang thương. Thế nhưng ngay khi người ta vừa đưa quan tài của ông Tú ra khỏi nhà thì trời tự nhiên đang trong vắt bỗng mây đen ở đâu kéo tới che kín cả mặt trời. Từng cơn gió lạnh đầu mùa thổi về khiến cho những người đi đưa đám ma phải run lên cầm cập. Chiếc xe tải để quan tài của ông Tú dừng lại ngay trước thửa ruộng rộng mênh mông, nơi mà họ muốn trôn cất ông ta. Lúc này tất thẩy sau người thanh niên trong đoàn người được chọn ra tiến tới bê quan tài của ông Tú xuống và khênh ra ruộng. Ngay khi họ vừa đặt chân xuống ruộng thì trời sấm chớp vang lên, một chận mưa to kéo tới. Mấy người khiêng quan tài do không kịp chuẩn bị nên họ đành phải tắm mưa mà đưa quan tài của ông ta ra giữa ruộng. Khiêng quan tai của ông Tú được tầm nửa quãng đường, bỗng nhiên sáu người thanh niên trai trẻ này có cảm giác như cái quan tài của ông ta bỗng như nặng dần, thế rồi chẳng mấy chốc mà chân họ đã lún sâu xuống ruộng như thể có một thế lực nào đó đè nặng xuống vậy. Người nhà ông Tú theo sau thấy mấy người khênh quan tài cứ loay hoay đứng một chố mà không thể bước tiếp thì họ bắt đầu láo nháo và tiến tới hỏi. Trong đám người đó là thằng cháu hôm nào, nó nhìn về phía quan tài thì sởn gai ốc kinh hãi khi thấy ngồi chễm chệ trên quan tài của cụ cố nó là hai bóng người mặc áo dài trắng hôm nào đang đung đưa chân. Thằng nhỏ túm chặt lấy mẹ nó mà hét toáng lên: – Mẹ ơi con sợ quá! Hai người mặc áo trắng đang ngồi trên quan tài của cụ cố kìa! Bố mẹ nó và mấy người đứng xung quanh nghe thấy vậy thì hoảng hốt và có phần lạnh gáy. Mấy người đàn ông lúc này thì đã chạy tới phía quan tài, họ kinh hãi khi thấy sáu người con trai khênh quan tài đang bị lún xâu từ từ xuống đất ruộng mà không tài nào nhúc nhích được. Ngay lập tức mấy người này liền giúp một tay nâng quan tài lên thế nhưng cho dù có thêm gần cả chục người mà cái quan tài vẫn có vẻ như càng ngày càng nặng dần. Người nhà ông Tú bây giờ thì bỗng chốc nháo nhào lên không hiểu có chuyện gì đang xảy ra. Bỗng trong tiếng gió vù vù, tiếng mưa rào rào đó, một số người nghe thấy có cái tiếng cười khanh khách của một người đàn bà và một đứa nhóc khiến họ phải rùng mình sợ hãi. Thế rồi mấy đứa nhóc bắt đầu thi nhau gào khóc lên như thể chúng nó đang sợ hãi một cái gì đó lắm. Trước cái cảnh tượng đo, người nhà họ Ngô còn nháo nhác hơn nữa, nhưng riêng chỉ có bà Thoa là vẫn bình tĩnh, dường như bà ta biết được có chuyện gì đang thực sự xảy ra. Bà liên lấy trong túi đồ lễ ra mấy tờ tiền vàng, một chai rượu nếp nhỏ để cúng. Thế rồi bà tiến tới phía người đang cầm bát cơm quả trứng. Bà Thoa giựt lấy cái bát đó mà đổ hết cả cơm với trứng đi. Bà Liên ngồi xuống đất, bà đổ rượu vào bát, đồng thời bà lấy cái nón đội trên đầu xuống che lấy cái đồng tiền vàng mà bà đang châm lửa. Sau khi đồng tiền vàng cháy gần hết, bà bỏ tro vào bát rượu quấy đều. Xong xuôi, bà quên cả đội nón mà cầm bát rượu tro đó lao về phía quan tài. khi chỉ còn cách vài bước chân, bà Thoa tạt mạnh cái bát nước đó lên nóc quan tài. Ngay khi bà Thoa tạt bát rượu tro lên quan tài, mấy người đỡ quan tài cuối cùng cũng nâng được nó lên, mấy đứa con nít cũng đã thôi khóc. Bà Thoa còn đang đứng dưới mưa đờ người ra nhìn người ta nâng cái quan tài của ông T