Thuỷ Căn co giật từng hồi. Khi cậu há miệng muốn thét lên kêu cứu, nước lạnh đột nhiên ộc vào cổ họng, làm cậu sặc không thở nổi, chỉ có thể giãy giụa trong tuyệt vọng. Cậu khó chịu muốn chết, nhưng người đó lại không cho cậu được ra đi thanh thản. Bên tai cậu không ngừng vang lên tiếng sủa điên cuồng, thanh âm khàn đặc khiến màng tai nhức nhối: “Tỉnh lại, mau mở mắt ra, ngươi mở mắt ra cho ta!” Chịu không nổi tiếng vịt kêu đó, cuối cùng Thủy Căn nhọc nhằn mở mắt. Cậu thấy Thiệu đang trợn mắt nhìn cậu với vẻ mặt ngập tràn lo lắng. Khi nhận thấy cậu đã mở mắt, hắn rõ ràng thở phào nhẹ nhõm, khàn giọng hỏi: “Thế nào, có cảm thấy chỗ nào khó ở không?” Thuỷ Căn ngơ ngác nhìn quanh, và nhận ra không biết từ lúc nào hai người đã nổi lên, cậu đang nằm ngửa mặt trên mặt nước, còn bàn tay Thiệu đang đỡ gáy cậu, để mũi và miệng cậu không bị chìm vào nước. Vô số khảm tháp tứ chi sứt mẻ vẫn đang chao liệng giữa không trung, những đôi mắt ánh bạc ấy nhìn qua lại như sao sáng đầy trời, lập loè chớp tắt. Cơn đau ở bụng vẫn chưa hề vợi bớt. Thuỷ Căn chạm tay vào và phát hiện ra cái ống nối vào rốn cậu đã bị xé đứt, chỉ còn lại một vết thương chảy máu đầm đìa, và Thiệu cũng giống thế. Tay kia của hắn đang nắm một con dao thép. Coi bộ vừa nãy hắn đã dùng con dao găm này để tách cái ống đã hòa vào làm một với da thịt cậu kia ra. Thiệu nói với cậu: “Con quái vật chúng ra vừa thấy rất kỳ quái, nó có thể nhiếp hồn người, khi đó nếu ngủ thiếp đi, chỉ sợ ngươi sẽ an nghỉ dưới đáy hồ này như những người vừa nãy mất thôi.” Nghĩ đến việc cậu suýt chút nữa là rơi vào kết cục giống những tế phẩm dưới nước kia, Thuỷ Căn không nhịn được rùng mình một cái. Còn chưa kịp vui mừng vì vừa qua được một kiếp, mặt nước yên ả bất chợt nổi lên một xoáy nước khổng lồ, vô số xúc tua dài ngoằng vươn lên từ dưới nước, lao tới hai người đang dập dềnh trên mặt nước. Một tay Thiệu túm con vịt cạn, chỉ còn một tay để vung dao lên chống chọi lại những cái xúc tua kia. Nhưng những xúc tua ấy trong nước linh hoạt vô cùng, chỉ một lưỡi dao nhỏ bé có thể nào chống đỡ nổi đây. Chẳng mấy chốc, chân Thuỷ Căn đã bị xúc tua quấn lấy, và lôi xuống. Thiệu siết chặt cổ tay Thuỷ Căn, nhanh tay lẹ mắt chặt đứt xúc tua đang cuốn lấy Thuỷ Căn. Nhưng đúng lúc này, lại có vài cái xúc tua khác cuốn lấy tay cầm dao của Thiệu, chờ Thiệu không tài nào xuất chiêu được nữa, vô số sợi xúc tua thi nhau quấn chặt lấy hai người và kéo xuống. Nước lại bắt đầu ộc vào mũi, vào miệng Thuỷ Căn, hài tử cảm thấy hai người đến phải giao mạng cho con bạch tuộc trong hồ mất thôi. Thủy Căn cố gắng nắm bàn tay đang kéo tay cậu của Thiệu, hai người nhanh chóng bị kéo xuống đáy nước, chỉ có thể dựa vào đôi bàn tay đang siết chặt ấy để nhắn nhủ tuyệt vọng cuối cùng. Thế nhưng giữa những bọt nước quay cuồng, cậu mơ hồ nhìn thấy Thiệu mỉm cười gật đầu với mình. Hắn nắm tay cậu chặt thêm một chút, sau đó dường như vét cạn chút hơi sức cuối cùng buông tay Thủy Căn ra, rút dao găm trong túi quần ra, chặt đứt cái vòi đang quấn quanh eo Thuỷ Căn. Rồi hắn đẩy hài tử một cái thật mạnh, đủ để đẩy Thuỷ Căn lên mặt nước. Một lần nữa, thân thể Thuỷ Căn lại có được tự do. Được sức nước nâng lên, cậu chỉ có thể trơ mắt nhìn Thác Bạt Thiệu chủ động thuận theo những cái xúc tua kia, ra sức bơi xuống thật sâu dưới đáy hồ. Lúc Thiệu biến mất giữa xoáy nước cũng là lúc đầu Thuỷ Căn cũng một lần nữa nổi lên khỏi mặt nước. Tuy không biết bơi, nhưng cậu vẫn giãy giụa vẫn hít thở được vài lần. Cậu gắng sức nhớ lại cách bơi Thiệu đã từng dạy, hai chân ra sức đạp nước, dựa vào sức nổi tạm thời bồng bềnh trên mặt nước. Đương nhiên Thủy Căn hiểu rõ vì sao Thiệu lại đi xuống. Nếu để cả hai người cùng bó tay chịu trói, thì chẳng thà để một người bị tóm thôi vậy. Nếu những xúc tua kia đã khó chơi đến thế, thì có lẽ Thiệu đã hạ quyết tâm xuống đáy hồ quyết đấu sống còn với bạch tuộc mỹ nhân. Nếu như làm thịt được mỹ nhân, đương nhiên sẽ không sợ bị xúc tua quấn nữa. Thế nhưng, ở cái nơi đáng sợ ấy e rằng chẳng có gì tốt lành cả, Thiệu trong tình trạng hoàn toàn không còn linh lực có thể chế ngự được con bạch tuộc khổng lồ kia sao? Trên mặt nước đã không còn những cái vòi lao lên tập kích nữa, nhưng dưới nước đang xảy ra chuyện gì thì chẳng ai biết được. Trong lòng Thuỷ Căn thấp thỏm lo lắng là tay chân lại cuống lên rồi nuốt phải mấy ngụm nước ngay tắp lự, và thế là cơ thể cậu lại bắt đầu chìm xuống. Đúng lúc này, vùng trời phía trên hồ nước một lần nữa xuất hiện tiếng kêu thê thiết của khảm tháp. Ngẩng đầu lên nhìn, Thuỷ Căn thấy một con khảm tháp thịt thối đầy người đang giương những cái vuốt sắc bén quắp cậu lên như vớt trăng trong nước. “Thế nào, ở dưới này chơi vui chứ? Tự nhi?” Vạn Nhân ngồi trên lưng con khảm tháp ấy, vẫn tiêu sái như thế hỏi thăm Thuỷ Căn đang chật vật không thể tả. Thế mới biết, quan hệ tốt với động vật quan trọng đến thế nào! Nếu không phải đang trong tình trạng nguy cấp, thì Thuỷ Căn nhất định phải xin tiến sĩ Vạn chỉ giáo cho, có phải vì lên đại học là được học tiếng chim (cũng có nghĩa là tiếng Anh) cấp bốn, không còn trở ngại ngôn ngữ nữa, hay có lẽ vì tiến sĩ Vạn có duyên với loài chim, nên y luôn hoà hợp với loài chim như thế? Vạn Nhân chìa tay lôi Thuỷ Căn lên. Khi thấy vết thương ở rốn Thuỷ Căn, y quệt ít máu cho vào miệng tinh tế thưởng thức, chẳng biết nó có vị gì mà mặt y có vẻ sung sướng như điên. “Khụ… khụ khụ… Thiệu còn đang… còn đang ở dưới nước đó!” Xì hết nước trong mũi ra rồi, Thủy Căn vội vàng cầu xin Vạn Nhân giúp đỡ. Nhưng Vạn Nhân lại chẳng có vẻ gì là gấp gáp cả. Nhìn xoáy nước càng lúc càng lớn, càng sâu, y tỏ vẻ đắc ý, nghênh mặt hỏi: “Cứu hắn thì ta được lợi gì chứ?” Bây giờ là lúc để mặc cả đấy hả? Thuỷ Căn tức nổ đom đóm mắt, buột miệng: “Chỉ cần ngươi cứu hắn, con mẹ nó, ta cho ngươi làm đến khi nào bị trĩ thì thôi!” Vạn Nhân vui vẻ hôn chụt một cái lên mặt Thuỷ Căn, người ngợm thì không một mảnh vải che thân, ấy thế mà chả biết y lôi ở đâu ra một hạt châu trên chuỗi tràng hạt ở Huyền Không Tự, và ném xuống hồ nước. Khi hạt châu bị ném vào, toàn bộ mặt nước bắt đầu sủi bọt. Những tế phẩm vốn đang yên giấc dưới đáy hồ kia không biết vì sao đua nhau nổi lên mặt nước. Tất cả đều mở mắt, mịt mờ nhìn quanh, rồi thét lên chói tai, thân thể co giật, làn da nhẵn nhụi thoáng chốc đã nhăn nheo hết cả lại. Họ lão hoá thành một cơ thể quắt queo, vẫn bất động bồng bềnh trên mặt nước, cơ thể trắng bệch và nước sâu đen ngòm tạo nên một sự tương phản mãnh liệt. Thuỷ Căn mở to hai mắt, và nhìn thấy giữa những cơ thể lão hoá trong nháy mắt ấy có một người mặc quần áo, cũng không nhúc nhích mà bập bềnh trên mặt nước. “Thiệu!” Vừa mừng vừa sợ, Thủy Căn hét lớn. Lúc này, con khảm tháp mà họ đang cưỡi cũng nhanh chóng bay đến, quắp Thiệu lên. Sau đó, nó bay lên cao, hướng về phía trên khe nứt. Cuối cùng, khi rơi xuống liệt tầng, họ có cảm giác như đã trải qua mấy đời. Sau khi ba người rơi xuống đất, Vạn Nhân dấy lên lửa ma trơi để ổn định tâm mạch cho Thủy Căn, rồi lại đá đá Thiệu đang nằm sõng soài trên mặt đất: “Tỉnh lại cái coi, linh lực của ngươi phải khôi phục rồi chứ.” Thiệu nhíu mày mở mắt, dữ dằn trừng Vạn Nhân. Con khảm tháp vừa chở bọn họ đang ngoan ngoãn đứng một bên. Bấy giờ Thuỷ Căn mới nhìn rõ, trên trán con chim có dán một lá bùa lạ lùng, coi bộ vì có là bùa này nên mới hàng phục được loài linh điểu kỳ quái ấy. “Bùa ở đâu ra vậy? Linh thiệt đó, vừa nãy sao không sớm lấy ra chứ?” Thuỷ Căn không khỏi oán giận hỏi. Vạn Nhân mỉm cười: “Thật ra thì uy lực của bùa lớn hay nhỏ gắn bó chặt chẽ với chất liệu làm ra nó. Cho dù bùa của ta có pháp lực cao đến đâu đi chăng nữa, cũng phải gặp vật liệu hiếm có mới được.” Thuỷ Căn săm soi lá bùa trên đầu chim… nom không giống như giấy lắm, mà như là… Hài tử quét mắt nhìn quanh, và phát hiện ra mặt băng dưới chân cậu có một chỗ bị đập ra thành một cái lỗ to đùng, lộ ra thi thể một người phụ nữ, và da ngực của thi thể lại bị ai đó lột ra một mảng, còn hở ra cả thịt hồng bên dưới. Hình dáng chỗ da bị mất đi giống y chang cái bùa. Thuỷ Căn hiểu ra ngay vật liệu chế bùa của tiến sĩ cởi truồng là cái gì, từ đáy lòng dâng lên một cảm giác lạnh buốt. “Ta đã nói rồi mà, những con khảm tháp này không phải động vật, mà là do ác linh biến thành. Năm ấy, ở vùng núi này đã xảy ra một tai hoạ thần bí nào đó, mọi người bị phong ấn trong tầng băng này đã chết oan uổng, đông người như vầy thì dĩ nhiên oán khí sẽ tụ lại, thi thể được ướp lạnh trong hàn băng, không mục không thối, nên lại càng dễ phát sinh dị biến, e rằng những quái điểu kia đều là do oán khí của những người chết dưới băng này hợp lại. Dùng da của bọn họ để chế bùa thì dĩ nhiên có thể trấn áp những ác điểu đó thôi! Chỉ có điều, bởi vì ta không có công cụ trong tay, chỉ đành dùng máu của mình để vẽ bùa, nên e rằng không thể trấn áp chúng được bao lâu.” Quả nhiên, Vạn Nhân vừa nói dứt lời, bùa trên đầu con chim kia đã từ từ nhạt dần rồi rơi xuống. Con khảm tháp vung cánh lên, thét lên những tiếng thê lương chói tai. Ba người chuyển sang tư thế đề phòng bị quái điểu đột kích. Không ai ngờ được rằng cái miệng rộng sắc nhọn của con chim lại tự mổ chính nó. Ba người trợn tròn mắt nhìn con khảm tháp tự cắn. Cuối cùng thân chim tàn tạ hoá thành một làn khói xanh biến mất không một dấu vết. “Cái đệch! Con chim này không phải luyện xx công đấy chứ? Tà ma hệt như tự thiêu á!” Nhìn mà choáng váng, Thủy Căn lẩm bẩm. Vạn Nhân ngẫm nghĩ một chút, rồi nói: “Có lẽ lúc còn sống, những người này là sơn dân đã thề tận trung với Dát Tiên! Bị lời thề ràng buộc, linh hồn sau khi chết vẫn không được giải thoát. Vừa nãy, nó bị lá bùa thao túng nên đã cứu chúng ta, xem như là vi phạm lời thề, cho nên tự cắn mình tạ tội đó!” “Dát Tiên?” Con mắt Thuỷ Căn triệt để biến thành một quả cầu pha lê, “Ngươi nói cái con bạch tuộc khổng lồ dương nanh múa vuốt kia là Dát Tiên? Mẹ nó, đùa cái gì vậy? Bảo nó là mãn cái còn nghe được!” Tiến sĩ Vạn nói một câu đầy ý tứ hàm súc: “Là tiên là ma, đôi khi cũng chính là một. Ai nói Dát Tiên không thể là mãn cái, mãn cái không thể là Dát Tiên chứ?” Chương 62 Bị quay mòng mòng đến loạn hết cả lên, Thủy Căn vẫn còn đang bận gỡ rối câu nói đó. Nhưng ánh sáng đã lóe lên trong mắt Thác Bạt Thiệu, hắn trầm giọng nói với Vạn Nhân: “Trong động băng này rốt cuộc cất giấu bí mật gì? Mọi việc đã đến nông nỗi này, ngươi cũng không nên giấu diếm nữa chứ nhỉ?” Vạn Nhân ngoảnh lại nhìn vực sâu không đáy. Từ bên dưới thấp thoáng vọng đến tiếng kêu thét the thé, và muôn vàn khảm tháp còn đang chao liệng trong vực sâu, nôn nóng kêu lên những tiếng chói tai. Y biết hiệu lực của hạt châu ấy không duy trì được bao lăm, đến lúc “nó” nổi giận, thì e rằng sự phản công sẽ rất khủng khiếp, chỉ dựa vào sức mạnh của mình y thì chẳng làm nên trò trống gì, có lẽ nên nói cho Thanh Hà vương thì hơn. Nghĩ vậy, y chậm rãi mở miệng: “Đời này, từ bé ta đã thích lịch sử của Nam Bắc Triều, cho nên khi mới sáu tuổi, ta đã bắt đầu tiếp xúc với những tài liệu lịch sử có liên quan, hơn nữa cha ta là giáo sư khảo cổ, lại càng tạo điều kiện…” Thuỷ Căn không khỏi cắt lời y: “Không phải chớ, ta cứ thắc mắc, lúc đó nguyên thần của ngươi chưa tụ lại cơ mà, cho dù có đầu thai cũng phải thành một tên ngớ ngẩn chứ nhỉ?” “Năm mười ba tuổi, ta đã học xong cấp hai, cũng thi đỗ trường điểm cấp ba rồi, song từ nhỏ ta đã không thể tự lo cho cuộc sống của mình, đến quần áo cũng không biết mặc, ngoài tri thức trong sách ra, những cái khác ta đều là dốt đặc cán mai, có lẽ là do nguyên thần chưa tụ lại nhỉ? Mãi đến khi các ngươi xông vào cổ mộ, ta mới từ từ ‘tỉnh’ lại.” Vạn Nhân mỉm cười và nói. Thuỷ Căn nghe mà líu hết cả lưỡi, uầy uầy, lúc còn ngớ ngẩn, người ta đã là thần đồng. Vậy thử nói xem, bây giờ trí lực bình thường rồi thì còn thành cái gì nữa đây? Đúng là thiên tài thối tha tuyệt thế hiếm thấy, vạn người mới có một! Cậu sợ sệt nhìn Vạn Nhân: “Ngươi nói tiếp đi, cứ nói đi.” Tiến sĩ Vạn không nhanh không chậm tiếp lời: “Dần dần, ta phát hiện ra rằng thực ra trong lịch sử Trung Hoa, có một tộc người rất kỳ lạ. Họ đến từ vùng núi cao bí ẩn; ngoại hình tóc vàng mắt xanh, khác xa các dân tộc vùng Trung Nguyên. Họ là dân tộc thiểu số đã tiếp nối dân tộc Hung Nô xưng bá ở thảo nguyên Mông Cổ rộng lớn; họ xây dựng chính quyền dân tộc thiểu số đứng đầu… nhưng không biết từ khi nào tộc người này đã biến mất giữa dòng lịch sử…” Nghe đến đây, Thuỷ Căn đã đoán được y đang nói đến tộc người nào. Cậu lại nhịn không được chõ mồn vào: “Ngươi đang nói tới tộc Tiên Ti đúng không? Ta biết tộc Tiên Ti này còn có một chi gọi là Mộ Dung thị, cả ngày có mỗi một việc là khôi phục Yến quốc, cả ‘Dĩ bỉ chi đạo, hoàn thi bỉ thân’ (cái kiểu ‘gậy ông đập lưng ông’ dùng chiêu thức của đối phương để đánh bạn đối phương của bạn Mộ Dung ý) của bọn họ nữa! Lại còn Đại Lý Đoàn thị, ‘Nhất dương chỉ’ kia…” Tuy học hành chẳng lấy gì làm giỏi giang, nhưng Thủy Căn được cái đọc không ít tiểu thuyết võ hiệp. Cậu đang thao thao bất tuyệt khoe khoang kiến thức, thì chỉ một ánh mắt Thiệu đã làm cậu im thin thít. Trừng Thuỷ Căn xong, Thiệu gật đầu với Vạn Nhân: “Ngươi nói tiếp đi.” Vạn Nhân không thèm đáp lại Thiệu, mà lại nhìn Thuỷ Căn bằng ánh mắt đầy cưng chìu khen ngợi: “Ngươi nói không sai, tộc Tiên Ti quả là xuất hiện rất nhiều dị sĩ tài giỏi. Thế nhưng nhiều tác phẩm văn học lại miêu tả quý tộc Tiên Ti suy tàn như hoàng hôn chiều tà. Tộc Tiên Ti thực sự cứ lặng lẽ rút khỏi vũ đài lịch sử như thế sao? Sự thật không phải như thế, ngược lại, thậm chí họ đã để lại dấu ấn sâu sắc ở nền văn minh Thịnh Đường rực rỡ nhất trong lịch sử Trung Hoa . Vào thời nhà Đường, dân tộc thiểu số phương bắc tôn Lý Thế Dân là ‘thiên khả hãn’, đây là danh hiệu dành cho thủ lĩnh tối cao của dị tộc phương bắc, các ngươi có bao giờ tưởng tượng được rằng họ lại gọi một vị hoàng đế người Hán như thế không? Là người dựng nên nhà Đường, nguồn gốc của dòng họ Lý thị vẫn là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khảo cổ. Lý thị có gốc gác từ vùng Lũng Tây, tuy nhiên, để nâng giá trị bản thân, hoàng tộc Lý thị vẫn tự xưng là cùng một huyết thống với Lão tử Lý Nhĩ của Đạo gia. Song ngày nay đã có nhiều vị học giả trong giới sử học đã chỉ ra rằng: Lý thị – hoàng thất nhà Đường không phải có gốc gác từ Lão tử, cũng không phải Lý thị ở Lũng Tây, mà là từ người Thác Bạt Đạt Đồ tộc Tiên Ti sửa họ Hán, Lý gia là hậu duệ của Thác Bạt Đạt Đồ. Như vậy thì tổ tiên của Lý gia chính là người Tiên Ti. Thêm vào đó, thê tử của Lý Bính, phụ thân của Lý Uyên (Đường Cao Tổ), tức Độc Cô thị, là con gái danh tướng Độc Cô Tín người Tiên Ti, mà Đậu Nghị, ông ngoại của Lý Thế Dân (Đường Thái Tông), chắc chắn cũng là người Tiên Ti. Có thể khẳng định trong ba vị hoàng đế đầu tiên của Lý Đường, huyết thống tộc Tiên Ti đã từng bước tăng dần. Thác Bạt thị là quốc tính của Bắc Nguỵ, vì lẽ đó, chúng ta có thể coi Đường triều là sự phục hưng của vương triều Bắc Nguỵ mà người Tiên Ti đã gây dựng nên.” Thuỷ Căn nghe mà miệng không ngậm lại được, cậu lẩm bẩm: “Mấy người nghiên cứu lịch sử đều thật kỳ lạ, độp một phát đã nhân tổ quy tông rồi. Nói thế là dân tộc lớn nhất trên đất Trung Hoa này chẳng phải là người Hán, mà là người tộc Tiên Ti phát triển ra sao?” Vạn Nhân cười: “Ngươi cảm thấy điều đó thật khó tin? Nhưng nghĩ kỹ lại mà xem, có điều gì là không thể? Huyết thống các dân tộc không ngừng hoà hợp, ngươi cho rằng trong huyết quản người Hán ngày nay chảy được bao nhiêu phần huyết thống thuần khiết của Viêm Hoàng? Thứ duy nhất của tộc Tiên Ti đã biến mất chỉ là cái tên mà thôi, huyết thống truyền tới ngày nay vẫn không hề phai nhạt. Bây giờ đi trên đường, có lẽ trong mười người thì có tới chín là con cháu tộc Tiên Ti.” Nghe được những điều đáng tự hào như thế về huyết thống của mình, vương tử Tiên Ti, Thác Bạt Thiệu, rất lấy làm đắc ý. Nhưng hắn vẫn khó hiểu nhíu mày: “Mặc dù con cháu Tiên Ti chúng ta đúng là ‘con cưng của trời’, lẽ ra phải thống nhất Trung Nguyên, nhưng những điều ngươi vừa thì có liên quan gì tới quái vật dưới nước kia?” Vạn Nhân cười mỉa mai: “Con cưng của trời? Bọn họ có thật là đứa con yêu của các vị thần không? Một dân tộc trên đỉnh cực thịnh như một đoá hoa rực rỡ tươi đẹp, nhưng phía sau hương thơm và vẻ đẹp ấy lại là mùi thối rữa mục nát không thể che đậy… Nếu nói họ là dân tộc được sủng ái, có lẽ nên nói họ là dân tộc bị nguyền rủa thì hơn. Cho dù thoát khỏi núi lớn, vượt qua thảo nguyên, dù chạy trốn tới đâu đi chăng nữa, họ cũng không thể thoát khỏi sự ràng buộc của huyết thống và vận mệnh khủng khiếp đã được định trước từ lâu. Ẩn giấu trong động băng này chính là bí mật bị nguyền rủa ấy, một câu đố vận mệnh mà mỗi một đời hoàng tộc Tiên Ti đều muốn giải đáp…” Y còn đang nói, tầng băng dưới chân bọn họ bất ngờ rung chuyển dữ dội. Cùng với những tiếng vang “ầm ầm”, mặt băng bắt đầu nứt ra, và một cánh tay bị đóng băng trắng bệch cứng đờ vươn lên, chậm chạp nhúc nhích. Lần này Thuỷ Căn phản ứng rất nhanh, la lên bài hãi: “Xác chết vùng dậy kìa! Mọi người mau chạy thôi!” . Lão tử (老子) là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỉ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc. Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh (道德經) – cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ 道祖). Tham khảo thêm – wiki. Đường Cao Tổ (chữ Hán: 高祖 Gāo Zǔ) là miếu hiệu của Lý Uyên (李淵 Lǐ Yuān) là vị hoàng đế khai quốc của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, cai trị từ năm 618 đến 626, với niên hiệu là Vũ Đức (武德). Dưới thời nhà Tùy, ông là một vị quan cai trị khu vực ngày nay là tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, đóng ở Thái Nguyên. Lý Uyên sau đó được phong làm Đại thừa tướng. Tham khảo thêm – wiki. Nhà Đường (Tiếng Trung: 唐朝; bính âm: Táng Cháo; phát âm Tiếng Trung: [tʰɑ̌ŋ tʂʰɑ̌ʊ'>; Tiếng Hoa Trung Đại: Dâng) (18 tháng 6, 618 – 1 tháng 6, 907) là một triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau đó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc. Nhà Đường được thành lập bởi gia tộc họ Lý (李). Gia tộc này thâu tóm lấy quyền hành khi nhà Tùy đi xuống và sụp đổ. Triều đại bị gián đoạn bởi Nhà Võ Chu (8 tháng 10, 690 – 3 tháng 3, 705) bởi Nữ hoàng Võ Tắc Thiên nắm lấy quyền hành. Bà là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, và đặt ra bộ luật riêng của bà. Nhà Đường, với thủ đô là Trường An (là thành phố đông dân nhất thời bấy giờ, ngày nay là Tây An), được các nhà sử học coi là đỉnh cao trong văn minh Trung Hoa—ngang bằng, hoặc vượt trội hơn so với thời kì đầu nhà Hán—một thời kì vàng của văn hóa thế giới. Tham khảo thêm –wiki. Đường Thái Tông (唐太宗,; 23 tháng 1 năm 599 – 10 tháng 7 năm 649), tên thật là Lý Thế Dân (李世民), là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 626 đến 649. Ông là một vị vua tài ba, người đã thiết lập sự cường thịnh của Đại Đường. Lý Thế Dân là con trai thứ hai của Đường Cao Tổ Lý Uyên – vị vua khai quốc Đại Đường. Mẹ ông là Thái Mục hoàng hậu. Lý Thế Dân là người động viên cha đứng lên khởi nghĩa chống lại nhà Tùy tại Thái Nguyên năm 617 và là người chỉ huy quân đội đi thu phục hầu hết các vùng đất quan trọng bị chia rẽ sau khi thành lập nhà Đường, từ các đối thủ bao gồm: Tần Vương Tiết Nhân Cảo, Định Dương Khả hãn Lưu Vũ Chu, Trịnh Vương Vương Thế Sung và Hạ Vương Đậu Kiến Đức. Với sự dẫn dắt của nhà Đường nói chung và tài mưu trí thao lược của Lý Thế Dân nói riêng nên Trung Quốc đã dần thống nhất sau khi nhà Tùy sụp đổ. Thời Nhà Đường, Trung Quốc thịnh trị cả về văn hóa, kinh tế và chính trị nên được gọi là “Thịnh Thế Thiên Triều”. Tham khảo thêm – wiki. Chương 63 Thế nhưng chạy đi đâu bây giờ? Chỗ nào cũng có những cánh tay đang trồi lên các của xác chết đông lạnh, chạy đi đâu cũng vấp phải. Tình tiết của mấy bộ “Resident Evil” cuồn cuộn ùa về trong đầu Thuỷ Căn. Cứ tưởng là đã rèn luyện tốt lắm rồi, ấy thế mà khi cậu nhìn thấy một rừng cương thi, bắp chân cậu vẫn cứng đờ cả ra. Đúng lúc này, cùng với sự nứt vỡ của tầng băng, Thiệu phát hiện ra khe nứt ấy từ từ kéo dài ra hai bên vách động. Khi tường băng bên trái nứt toác ra, một đống kim qua thiết mã xuất hiện trước mặt ba người. Nơi đây