Chiếc đèn măng-sông treo trên rường nhà bị cơn gió len lỏi qua vách tường thổi lung lay, ánh sáng chập chờn, làm căn phòng lúc tối lúc sáng, tượng đá đen thui tựa như một người bị chôn sống, chỉ lộ ra cái đầu, phần còn lại chôn vùi trong cát. Tôi đến gần lại nhìn, thì ra trên mắt của người đá có con kiến lớn, to bằng đốt ngón tay cái, toàn thân một màu đen tuyền, đuôi đỏ như máu, mỗi khi ánh sáng của đèn măng-sông lay lắt chiếu qua, lại lóe lên một tia sáng yếu ớt, nhìn từ xa lại, trông như ánh sáng phát ra từ mắt của người đá. Tôi thấy chỉ là con kiến, bèn thuận tay búng một cái, bắn văng nó xuống đất, giẫm chân lên một cái, chỉ nghe một tiếng “nhoét”, con kiến bị giẫm cho nát bét, nhưng thấy hơi là lạ, thân thể con kiến này cứng chắc hơn nhiều so với kiến thường. Tôi nhìn chung quanh, trong căn phòng nát chỗ nào cũng lọt gió, chẳng biết con kiến bò từ đâu vào, Shirley Dương chạy tới hỏi tôi xem có chuyện gì, tôi bảo chẳng có gì, chỉ là con kiến, tôi giẫm chết rồi. Tôi gọi Tuyền béo đang ngủ say giấc dậy, ra đứng gác, sau đó thêm một ít nhiên liệu rắn vào đống lửa, để lửa to hơn chút nữa, rồi tắt đèn măng-sông đi, chui vào túi ngủ đánh một giấc. Cơ thể mệt mỏi, liền ngủ ngay lập tức, khi tỉnh dậy đã hơn chín giờ sáng ngày hôm sau rồi, bão cát ngoài kia hoành hành suốt một đêm, vẫn chưa chịu dứt, chỉ có điều sức gió đã nhỏ hơn nhiều so với hôm qua, cơn bão quỷ quái này cuối cùng cũng sắp kết thúc rồi. Di tích thành cổ này phần lớn vùi trong cát, phần lộ lên khỏi mặt đất không nhiều, thêm chừng hai đợt gió cát lớn thế này, chỉ e tòa thành cổ vô danh sẽ biến mất trong sa mạc, thế nhưng cho dù toàn bộ bị chôn vùi trong cát, nhưng cũng không có nghĩa vĩnh viễn bị chôn vùi, Taklimakan có quá nửa diện tích là sa mạc lưu động, cùng với những dải sa mạc bị gió thổi bạt đi, không biết sau bao năm nữa chúng sẽ lại ngoi lên hứng ánh mặt trời. Hách Ái Quốc đang chỉ huy mấy sinh viên đào pho tượng đá ở góc tường, đã đào được đến phần đùi của pho tượng, mọi người đều xúm lại xem, chỉ có lão Anliman tranh thủ sức gió yếu dần, chạy ra trông lũ lạc đà nấp dưới tường thành. Tôi lục túi lấy ít lương khô, vừa ăn vừa xem mọi người đào cát, theo đoàn khảo cổ vào sa mạc lần này, ngoài muốn xem xem có mộ cổ lớn nào không, tôi cũng muốn học một ít kinh nghiệm khảo cổ từ những chuyên gia này nữa. Họ sợ làm hỏng những nét điêu khắc trên thân tượng, chỉ lấy xẻng công binh gạt cát phía ngoài, sau đó dùng xẻng bằng và chổi làm sạch từng tí một, đào lên được phần nào, làm sạch luôn phần ấy, đồng thời còn ghi chép rất tỉ mỉ nữa. Giáo sư Trần thấy tôi đã tỉnh, liền gật đầu chào, xem ra sức khỏe của ông đã không còn ái ngại nữa. Ông bảo tôi giờ để mấy đứa học trò luyện tay luyện mắt một chút, thêm ít kinh nghiệm thực tập, học lý thuyết tuy quan trọng nhưng nghề khảo cổ này, thực tập tại hiện trường cũng quan trọng không kém, nhìn nhiều, tiếp xúc nhiều, động tay động chân nhiều ở hiện trường, mới có cảm giác trực quan, kết hợp với lý thuyết sẽ tiến bộ nhanh chóng. Chưa được một chốc, mấy sinh viên đã làm sạch xong phần bệ tượng, tôi lần đầu tiên nhìn thấy loại tượng người đá mắt lớn này, bức tượng mặc quần áo người Hồ, hai cánh tay buông xuống, trên mình chạm khắc rất nhiều hoa văn, như thứ kinh văn Mật Tông gì đó. Theo giáo sư Trần, những văn tự này xưa nay chưa được giải mã, nhưng theo sự mở rộng của lĩnh vực nghiên cứu khảo cổ mấy năm gần đây, các chuyên gia cho rằng đây có lẽ là một loại kí hiệu hay ám hiệu nào đó, ghi chép những thông tin về tôn giáo cổ xưa. Còn về việc vì sao lại khắc những kí hiệu này lên thân tượng, thì có lẽ liên quan đến việc cúng tế. Nhưng các tư liệu liên quan, các bức bích họa và cả sử sách đều không thấy ghi chép, đến nay tất cả cũng chỉ là suy đoán mà thôi. Táp Đế Bằng ngồi bên cạnh nghe giáo sư giảng giải, cung kính hỏi: “Thưa giáo sư! Bức tượng đá này có tạo hình khác xa so với người thường, em cảm giác có thể thời cổ đại có một dạng tôn giáo sùng bái người ngoài Trái Đất, sau khi họ thấy người hành tinh khác tới, thì tưởng họ là Chúa trời, rồi tạo ra một loạt bức tượng kiểu này để lễ bái, những kí hiệu trên mình bức tượng này, có thể là một dạng ngôn ngữ của người ngoài Trái Đất.” Hách Ái Quốc lập tức phê bình: “Cậu Bằng này, ngày thường cậu học hành chểnh mảng, bảo cậu bao nhiêu lần rồi, cậu là đứa thông minh, nhưng tư duy không được lệch, lại còn lôi cả người ngoài hành tinh ra nữa, cần phải nghiêm túc đối với lịch sử, đối với ngành khảo cổ!” Giáo sư Trần không hề bực tức, ngược lại còn nở một nụ cười hiền hòa: “Có trí tưởng tượng không phải xấu, thanh niên trai tráng, đầu óc nhanh nhạy, thế là rất tốt. Đoàn kết khẩn trương, nghiêm túc hoạt bát, không hề mâu thuẫn đâu nhé! Có điều, chúng ta làm công tác khảo cổ, nghiên cứu lịch sử, thì nhất định phải tuân thủ một nguyên tắc, đưa ra giả thiết táo bạo, nhưng phải chứng thực một cách cẩn thận. Trí tưởng tượng phải được xây dựng trên chứng cứ hiện thực, trí tưởng tượng mà thiếu chứng cứ thì không đáng tin cậy. Chúng ta lấy bức tượng mắt to này ra nói nhé, người cổ đại thích đoán may rủi họa phúc thông qua các hiện tượng thiên văn, cứ mỗi tối, họ lại dõi đôi mắt lên bầu trời sao, phải chăng họ hi vọng mắt mình có thể nhìn xa hơn nữa không? Khi tạc bức tượng này, liệu họ có gửi gắm ước vọng của mình vào đây không? Khả năng này là rất lớn, ở gò Tam Tinh, Tứ Xuyên cũng từng khai quật được một số pho tượng kiểu này, hai mắt dài lồi cả ra ngoài, nói theo kiểu bảo thủ, điều này rất có thể là một sự gửi gắm khát vọng tìm hiểu, khám phá thế giới của người xưa. Tôi nghe đến đây, liền hết sức thán phục, đúng là trình độ của giáo sư có khác, không nói những lí lẽ đao to búa lớn, so với ông, anh Hách Ái Quốc kia vẫn chưa ăn thua. Giáo sư Trần tiếp tục nói: “Người ngoài hành tinh mà cậu nói, không phải là không có khả năng tồn tại, nhưng không phải hễ nhắc đến họ lại nghĩ đến những câu chuyện khoa học giả tưởng được hư cấu trong tiểu thuyết nước ngoài, , thực ra sự ghi chép sớm nhất về người ngoài hành tinh, đã xuất hiện trong bích họa và bút kí của người Trung Quốc chúng ta. Từ bảy ngàn năm trăm năm trước, trong bích họa của bộ lạc nguyên thủy trên dãy Hạ Lan, đã xuất hiện hình vẽ những nhà du hành vũ trụ mặc quần áo du hành, đi ra từ một cái mâm tròn lớn, động vật và cư dân xung quanh đều chạy tán loạn khắp nơi, những điều này e rằng không phải loài người thuở ban sơ có thể tưởng tượng ra được, đó có lẽ là một bức bích họa mang tính ký lục, ghi chép lại một sự kiện, giống như một tai nạn to lớn đã xảy ra. Sự việc tương tự cũng được ghi lại trong đỉnh vạc của thời Hạ, Chu, và một số cổ thư khác… “ Lúc này, ông già Anliman đội gió đội cát, nhảy từ cái lỗ trên trần nhà xuống, thông báo với mọi người rằng cơn bão cát sắp kết thúc rồi, không đầy nửa tiếng đồng hồ nữa, trời sẽ nắng ráo, nhờ có Đức Allah phù hộ, cát đã sắp lấp đầykín bức tường bên ngoài, nếu gió thổi thêm hai tiếng nữa, chắc hôm nay chúng ta sẽ bị chôn sống ở đây mất. Vốn dĩ mọi người vẫn có chút lo lắng, tuy thấy sức gió yếu dần, nhưng không biết bao giờ mới dứt, giờ có lời này của lão Anliman, thì đã hoàn toàn yên tâm. Mấy cô cậu sinh viên tiếp tục chăm chú nghe giáo sư Trần giảng, tôi ngồi bên cạnh đống lửa đun ấm trà, chuẩn bị cho mọi người uống xong rồi lên đường. Trà vừa đun sôi, mấy người đang ngồi vây quanh bức tượng mắt to đột nhiên hét lớn, nhảy bật cả về phía sau, có người hét: “Ối… sao lắm kiến thế?”, người thì gào lên:”Ối mẹ ơi, ở đây cũng có này!” Tôi vội chạy lại xem sao, chỉ thấy nấm cát dưới chân bức tượng bỗng sùi lên một bọc lớn, rồi tuôn ra như suối những con kiến bự, có người dùng xẻng đập, một nhát chết hàng trăm con, nhưng cùng lúc ấy dưới cát lại đùn lên hàng nghìn con. Nhung nhúc nhung nhúc, nhìn sởn hết da gà. Ban đầu cứ tưởng bọn họ đào cát, đào phải ổ kiến, nhưng giờ lập tức phát hiện ra không phải vậy, dưới đất xuất hiện mười mấy cái ổ lớn, càng ngày càng nhiều kiến trong đó bò ra, con nào con nấy đều thân mình đen bóng, đuôi đỏ chót, hai màu đen đỏ, cứ như vỡ đê, nước thủy triều tuôn ra ồ ạt. Lão Anliman chỉ nhìn một cái rồi vội quay ngoắt đầu chạy ra ngoài, bọn Tuyền béo vẫn định dùng xẻng công binh đập tiếp, trong nháy mắt, lũ kiến đã nhiều đến nỗi trở tay không kịp. Shirley Dương là nhiếp ảnh gia của tạp chí National Geographic, đã đi nhiều nơi, hiểu biết cũng rộng, chỉ nghe giọng cô cuống quýt gọi mọi người: “Mọi người mau trèo khỏi đây ra ngoài ngay, đấy là kiến lửa sa mạc, chậm nửa bước thôi chúng sẽ gặm ta thành xương đấy!” Hàng vạn con kiến lửa sa mạc đã dồn đầy nửa phòng, dưới đất vẫn không ngừng đùn lên nhiều hơn nữa, mà không chỉ có dưới đất, trên rường nhà, trong vách tường, đâu đâu cũng có kiến bò ra. Giáo sư Trần và Diệp Diệc Tâm mấy người khiếp hãi đến run rẩy hai chân, chẳng thể tiến lên được nửa bước. Chớ nói tới mấy tay trí thức, ngay cả tôi và Tuyền béo thế này mà vẫn run cả người, lũ kiến lửa sa mạc kia thực quá đáng sợ, không chừng bộ xương người trong căn phòng này cũng chính là kiệt tác chúng để lại, thảo nào mà không còn tí da thịt gì. Tôi cố gắng trấn tĩnh, nhìn mọi người chung quanh, phát hiện lão Anliman lại bỏ chạy trước, lão già quỷ quyệt này, hễ thấy có nguy hiểm là chạy tót đi ngay, thế mà tối qua còn thề thốt bảo sẽ cùng mọi người đồng cam cộng khổ. Xem chừng những cú đập bằng xẻng công binh đã không thể ngăn chặn nổi lú kiến lửa sa mạc ồ ạt như nước thủy triều này được nữa, tôi đá tung đống lửa đang đun trà lên, dốc nửa bình nhiên liệu rắn ra, tạo thành một bức tường lửa trong phòng, bầy kiến chạm phải tường lửa lập tức bị cháy sém, trong giây lát chặn đứng được khí thế lấn át của chúng. Lũ kiến quá đông, lại lao thẳng vào tường lửa với một tinh thần quyết tử, hòng lợi dụng số lượng để dập tắt ngọn lửa, may mà nhiên liệu rắn có sức cháy rất mạnh, có điều việc lũ kiến tràn lên dập lửa cũng chỉ còn là chuyện sớm muộn mà thôi. Tranh thủ chút thời gian này, chúng tôi nhặt lấy những hành lý trang thiết bị có thể nhặt được, vừa kéo vừa lôi, chạy cả ra khỏi căn nhà nát, gió cát bên ngoài còn rất nhỏ, chỉ thấy mấy trăm con dê vàng, lạc đà hoang, sói sa mạc, chuột sa mạc và thằn lằn sa mạc con nào con nấy chạy loạn xạ trong đống đổ nát. Không chỉ có căn phòng chúng tôi trú chân vừa nãy, mà giờ rất nhiều chỗ khác cũng đều đùn lên hàng vạn kiến, một số con vật chạy chậm, lập tức bị cơn lú kiến nuốt gọn. Trong miệng kiến lửa sa mạc có rất nhiều axit sinh học, hàng ngàn hàng vạn con cùng xông lên gặm nhấm, thì đến cả voi cũng chẳng chịu nổi, dê vàng và sói sa mạc ngã xuống đất ràm rạp, sau khi lũ kiến đi qua, chỉ còn trơ lại một đống xương trắng. Số lượng lũ kiến lửa sa mạc trong thành này đâu chỉ triệu con, dường như cả tòa thành cổ là một tổ kiến khổng lồ, chúng tôi bị vây khốn trên nóc nhà, chỉ còn biết vung xẻng công binh đánh bay những con kiến bò lại gần xuống. Dưới tường thành phía xa, lão Anliman đang vội vã cởi bỏ sợi dây thừng cột chặt đoàn lạc đà, tôi ném cây súng cho Tuyền béo: “Bắn vào mũ của lão!” Tuyền béo giơ khẩu súng lên, không hề chần chừ, nhằm thẳng vào lão Anliman và lẩy cò, “đoàng” một tiếng, chiếc mũ da của lão Anliman bị đạn hất bay lên không, lão già sợ rụt cả cổ, quay đầu lại nhìn mọi người đứng trên nóc nhà. Tôi quát lớn: “Lão già kia! Lão mà dám bỏ chạy, phát súng thứ hai sẽ bắn vào mông lão, Hutai chắc chắn không có ý kiến gì đâu.” Lão Anliman rối rít khua tay, tỏ ý không bỏ chạy nữa. Nhưng dưới nhà đã ngập đầy lũ kiến lửa, chúng tôi tạm thời không xuống được, đương lúc bối rối, bỗng thấy một bức tường đổ rầm xuống, một con kiến to bằng con dê từ phía sau bò ra. Đây chính là kiến chúa, trên thân nó mọc sáu đôi cánh lớn trong suốt, có lẽ do cơn bão sa mạc đã kinh động đến con kiến chúa ẩn mình trong chốn thâm cung, nó đang chuẩn bị di chuyển. Thấy thanh thế của con kiến chúa, thành viên trong đoàn khảo cổ ai nấy mặt mày biến sắc, Shirley Dương hô lên: “Đánh rắn đánh dập đầu! Mau bắn chết con kiến chúa đi!” Tuyền béo vỗ vào khẩu súng hoi thể thao mấy cái, cuống quýt giậm chân: “Nòng súng này nhỏ quá, mẹ kiếp, bắn không nổi.” Tuy nói như vậy, nhưng cậu ta vẫn nổ súng bắn hết đống đạn còn lại vào con kiến chúa. Tôi gỡ tấm khăn dùng chắn gió cát xuống, bọc hết đống nhiên liệu rắn còn thừa lại, lấy bật lửa đốt một góc của chiếc khăn, làm lựu đạn cháy ném xuống con kiến chúa bên dưới. Chiêu này thế mà lại đạt được kì tích, lửa cậy sức gió, đã phủ kín toàn bộ cơ thể con kiến chúa khổng lồ, nó đau rát, giãy giụa lăn tròn trên bãi cát, càng lăn ngọn lửa càng lớn. Loại nhiên liệu nén thành thể rắn này, chỉ cần một miếng nhỏ thôi đã có thể cháy mười mấy phút, huống hồ là hơn nửa thùng, cũng phải xấp xỉ một ki lô gam. Lửa ngày một lớn hơn, lũ kiến bốn phía xung quanh như vỡ tổ, nhao nhao cắm cổ lao về chỗ kiến chúa, hy vọng có thể dựa vào số lượng đông đảo dập tắt ngọn lửa. Tôi thấy cơ hội đã đến, liền vẫy tay bảo mọi người, đoạn vác xẻng công binh nhảy xuống trước đánh đuổi vài con kiến lửa sa mạc lẻ tẻ đi. Sở Kiện to khỏe cõng lấy giáo sư Trần, bọn Hách Ái Quốc, Diệp Diệc Tâm dìu dắt lẫn nhau , Tuyền béo cắt đoàn ở phía sau, đoàn người lao ra khỏi lỗ hổng. Bấy giờ lão Anliman đã khống chế được lũ lạc đà bị kinh hãi, mọi người leo lên mình lạc đà, thúc chúng chạy ra khỏi thành, xung quanh chốc chốc lại có những con thú hoang chạy băng qua, ngày thường mà đụng phải nhau thế nào cũng quyết một phen sống mái, lúc này thì con nào lo thân con ấy, tất cả đều bỏ chạy thục mạng. Đoàn lạc đà chạy được mấy trăm mét, tôi quay đầu lại nhìn, đã chẳng còn thấy đống di tích đổ nát của thành cổ đâu nữa. Như những đợt sóng biển rặt màu đen đỏ chồm lên ập xuống, vô số kiến lửa sa mạc cuồn cuộn nổi lên khỏi mặt đất. Có điều chỉ cần không bị chúng bao vây thì chẳng còn nguy hiểm gì nữa. Lão Anliman giải thích rằng lão định chạy ra trước, cởi dây thừng cột lũ lạc đà, nếu không lũ kiến sẽ gặm chúng chỉ còn trơ xương, lúc ấy thì chúng ta có muốn bỏ chạy cũng chẳng thể chạy thoát, chứ không phải lão đây định chạy trước. Tuyền béo không tin, trỏ ngón tay cái vào khẩu súng trên lưng: “Lão đừng lải nhải với tôi làm gì, sau có muốn giải thích thì đi mà giải thích với khẩu súng này này!” Lý do của lão Anliman dường như rất thuyết phục, cũng không thể nào nhận định rằng lão đã bỏ mọi người để bỏ trốn một mình, về sau ở noi sa mạc này còn có nhiều chỗ cần đến lão, tôi không muốn vì việc này mà đôi bên trở mặt, vậy nên ngăn ngay Tuyền béo, không để cậu ta nói thêm nữa. Tôi nói với lão Anliman: “Chúng ta cùng gặp lạc đà trắng trong cõi sa mạc này, lại thoát khỏi vòng vây của kiến lửa sa mạc, đó đều là ý của Hutai. Hutai cho rằng chúng ta là anh em, là những tín đồ trung thành, cho nên chúng tôi tin ông, kẻ phản bội anh em và bè bạn, ắt sẽ bị Hutai trừng phạt.” Lão Anliman rối rít bảo phải: “Lạy Đức Allah, Hutai là bậc chân chúa duy nhất. Chúng ta mà, đều là anh em bè bạn tốt nhất, tốt nhất của nhau mà, Đức Allah nhất định sẽ bảo vệ cho chúng ta mà.” Bản nhạc không dài không ngắn có xen những thanh âm kinh hãi đến đây kể như kết thúc, nhưng ai biết được ở thành cổ Tây Dạ tận sâu trong biển cát kia, còn có những rắc rối gì chờ đợi chúng tôi, tôi vẫn gắng nghĩ cách để khuyên đoàn giáo sư Trần quay trở về. Chúng tôi cách di chỉ Thành cổ Tây Dạ còn chưa đến nửa ngày đường, gió đã lặng đi, vầng dương như quả cầu lửa treo giữa tầng không. Đi trong sa mạc, điều quan trọng nhất là phải giữ cho mình có đủ nước, đi đường ban ngày vốn là điều tối kị, nhưng lượng nước của chúng tôi vẫn còn đủ, đến thành Tây Dạ lại có thể bổ sung nước ngọt, thế nên chúng tôi vẫn đội cái nắng gay gắt như lửa tiến sâu vào sa mạc. Ban ngày, cảnh sắc sa mạc cũng có vẻ đẹp riêng, thời thượng cổ, quá trình vận động dãy núi Himalaya đã hình thành nên bồn địa Tarim, địa hình của cả vùng Tân Cương giống như chiếc bát lớn, trong bát đựng đầy hạt cát vàng óng, còn đoàn chín người với mười chín con lạc đà chúng tôi thì quả thực quábé nhỏ, so ra còn chẳng bằng một phần mười nghìn của một hạt cát trong đống cát vàng đựng trong chiếc bát này. Sa mạc mênh mông, không bờ không bến, nếu không có những vết chân trải dài phía sau, thậm chí còn chẳng thể nhận ra mình đang không ngừng tiến lên phía trước, thế mới biết những nhà thám hiểm một mình tiến vào sa mạc Gobi đáng phục nhường nào, có lẽ một mình lang thang trong vòm trời đát, họ mới có thể hiểu được ý nghĩa chân chính của cuộc sống. Âu khâm phục tìh khâm phục thật, song cả đời tôi sẽ không bao giờ có ý định làm như vậy, cuộc sống tập thể vẫn thích hợp với tôi hơn. Bọn Táp Đế Bằng tính rất hiếu kì, vừa đi vừa đòi Shirley Dương kể về loài kiến lửa sa mạc, Shirley Dương cũng chưa từng tận mắt nhìn thấy bọn này, chỉ thấy những xóm làng sau khi bị lũ kiến tấn công, đều bị gặm cho trơ ra xương trắng, thê thảm vô cùng. Loài kiến này còn được gọi là kiến quân đội, bởi chúng vốn có tính tổ chức và kỷ luật cao độ, lấy kiến lính làm chủ, so sánh với quân đội của loài người, ngoài khả năng sử dụng hỏa lực và máy móc ra, khả năng tổ chức điều hòa quân đội của con người dẫu được huấn luyện thế nào, căn bản vẫn không thể so được với chúng. Bọn họ vừa đi vừa nói, đồi cát dưới chân chốc thấp chốc cao, độ mấp mô lớn chưa từng thấy, lão Anliman nói dưới những gò cát chằng chịt này đều là những phố xá cổ bị cát vàng nhấn chìm, lão đẫn mọi người đi lên đồi cát cao nhất, rồi trỏ tay về phía Nam bảo, đó chính là trạm trung gian của chúng ta, di chỉ thành cổ Tây Dạ. Tôi giơ ống nhòm lên, nhìn về phía Nam, giữa biển cát mênh mông hiện lên một ốc đảo, thu gọn trong tầm mắt. Ốc đảo trong sa mạc, tựa như hòn lam bảo thạch đính trên bàn cờ dát vàng, xa xa nhìn lại, một tòa thành đen xạm sừng sững giữa vùng. Di chỉ thành cổ Tây Dạ được bảo tồn tương đối tốt, niên đại của tòa thành này, cũng khá lâu đời, mãi đến tận cuối thời Đường mới bị ngọn lửa chiến tranh hủy hoại, hoang phế đến tận ngày nay. Đầu thế kỷ 19, các nhà thám hiểm người Đức đã phát hiện ra nơi này, phần lớn các bức bích họa, tượng điêu khắc cùng các văn vật có giá trị nghệ thuật khác đều bị họ mang đi hết sạch. Giữa sa mạc chỉ trơ lại một tòa thành trống rỗng, dòng sông Khổng Tước cổ xưa nhất đến đây là dừng. Vì từ xưa tới nay, quanh năm bốn mùa đều có mạch nước ngầm chảy dưới mặt đát trong thành, thế nên từ lâu nơi đây đã trở thành một điểm cấp nước quan trọng cho những vị lữ khách trên sa mạc. Đoàn lạc đà rời đồi cát, chậm rãi tiến về phía ốc đảo, lão Anliman bàn bạc với chúng tôi, đến thành Tây Dajnghir ngơi hai hôm rồi hẵng tiến vào sa mạc đen, tiến vào rồi thì khó mà quay trở lại, mấy hôm nay lũ lạc đà cũng đã kinh hãi ít nhiều, lại phải thồ hàng đống hành lý, nhất thiết phải cho chúng dừng chân lấy sức mới có thể tiếp tục xuất phát. Lời này vừa đúng ý tôi, tôi chỉ mong dừng lại thêm vài ngày, còn dễ kiếm cớ khuyên đoàn khảo cổ quay trở về, khỏi phải kiếm tìm thành cổ Tinh Tuyệt gì nữa, đào hai ba cái hố ở gần đó là được rồi, cần gì mệt mỏi. Gần đây tôi càng ngày càng cảm thấy lực bất tòng tâm, nếu cứ tiếp tục đi sâu hơn nữa vào trong sa mạc, sớm muộn gì cũng xảy ra chuyện lớn, đến lúc đó, e rằng sẽ chẳng may mắn như mấy lần trước nữa. Tôi cho lạc đà bước chậm lại, đi song song với giáo sư Trần, nói với ông: “Giáo sư! Chúng ta tới thành Tây Dạ, cứ nghỉ dăm ba hôm, năm sáu hôm gì đáy rồi hẵng xuất phát có được không? Lão Anliman bảo bầy lạc đà đã mệt lử rồi, nếu không để chúng nghỉ ngơi cho đủ thì chúng ta chắc phải chuyển sang lái xe số 11 thôi.” Giáo sư Trần nghe không hiểu, hỏi lại: ” Cái gì… số 11 cơ? Lái thế nào?” Tôi đáp: “Giáo sư ơi có cái số 11 mà giáo sư cũng không biết à, tức là đi bộ bằng hai chân ấy.” Nói đoạn tôi lấy hai ngón tay bắt chước dáng đi cảu hai chân, “Đây chẳng phải là số 11 sao?” Giáo sư Trần cười lớn: “Chú Nhất ơi là chú Nhất, đâu ra cái từ mới mẻ thế? Thật là thú vị. Được rồi, chúng ta cứ ở trong thành chỉnh đốn mấy hôm, tôi cũng đang muốn khảo sát di tích tòa thành nổi tiếng này đây.” Trên đồi cát thấy ốc đảo cách chẳng bao xa, nhưng phải đi tận ba tiếng đồng hồ mới tới nơi. Tường thành xây bằng đá đen, có chỗ đã bị sụt lở phng hóa, tổn hại hết sức nghiêm trọng, chỉ có tòa thành chính nằm ở giữa được xây hết sức kiên cố, đâu đó vẫn còn thấy được dáng vẻ huy hoàng năm xưa. Các công nhân giếng dầu, đoàn thám hiể