ai oán. “Là áp phích quảng cáo cho vở Nhà, họa báo Giang Kinh năm 1962.” Na Lan lộ vẻ tư lự, “Nếu Hoàng Tuệ Trân mất tích thật, chúng ta có thể đi tìm bà ấy, chưa biết chừng sẽ khiến Mễ Trị Văn phải nói thật.” Sở Hoài Sơn im lặng rất lâu. “Sao thế?” “Ngây thơ!” Sở Hoài Sơn đáp. Na Lan thở dài, “Cảm ơn anh nhận xét. À, cái chữ kia… có manh mối gì chưa?” Cô biết mình hỏi thừa, nếu Sở Hoài Sơn khám phá ra thì anh ta đã nói cho cô biết trước tiên. Sở Hoài Sơn im lặng một lát, rồi nói, “Tôi lại muốn hỏi cô. Vì Mễ Trị Văn bảo chỉ cô mới giải mã được.” Na Lan toang kháng nghị, thì anh cũng phải giúp tôi chứ! Nhưng chính cô không chịu động não thì Sở Hoài Sơn giúp thế nào được? Tại sao lại là cô? Con chữ đang đặt trên bàn, những nét cong cong như con sâu. Na Lan nhìn nó rất lâu, hình như con sâu sắp bò vào mắt cô. Cô hỏi, “Là chữ tượng hình phải không?” “Trước khi rút khỏi vụ này, Ba Du Sinh đã thỉnh giáo một lô chuyên gia văn tự học, được một lô kết luận nhưng đều vô ích. Đa số các vị ấy cho là chữ tượng hình, ý kiến na ná nhau, phần trên giống chữ Thi hoặc giống chữ Trãi… đều là động vật.” “Điều này ngay trẻ con cũng nhận ra. Thi là lợn, còn Trãi là con gì?” “Nếu là Trãi thì hóc búa rồi. Thời cổ, chữ Trãi chỉ nhiều loài động vật, về sau thì những con vật không chân, di chuyển bằng cách trườn như sâu, giun…” “Hơi thú vị đấy! Và gì nữa?” Na Lan nhớ đến những con vật bị mất xương ngón chân nằm dưới cái hố. “Hết rồi. Còn lại nhờ cô.” “Tôi? Tôi chưa bao giờ nuôi lợn, và cũng không thích sưu tầm giun.” Mình đã làm gì? Để rồi Mễ Trị Văn cứ không buông tha mình? Na Lan cảm thấy một ý nghĩ đang dần hình thành… Nhưng nó rất mờ mịt, mơ hồ, chập chờn, cô không sao nắm bắt được. Mình từng làm những việc gì? Suýt bỏ mạng trong vụ án “năm xác chết” ở hồ Chiêu Dương, tình cảm tưởng như được rồi lại mất. Suýt chết trong núi tuyết Trường Bạch, người xưa trở về với mình rồi lại ra đi. Cách đây ba hôm trong cái hố sâu ở dốc Mễ Lung cũng suýt mất mạng bên đám xương động vật xác xơ và cuốn sách Không dũ tùy đàm. Mễ Trị Văn đã đoán được rằng cô sẽ đến thôn Mễ Lung điều tra các chuyện thời niên thiếu của lão. Việc cô cứ loay hoay trong vụ án vô vọng này đến nay, có phải là một quá trình tất nhiên thậm chí là quá trình bắt buộc nếu muốn giải mã con chữ quái quỷ ấy không? Rơi vào cái hố, thu hoạch lớn nhất của Na Lan là phát hiện ra mặt tối tăm của Mễ Trị Văn thời niên thiếu và cuốn sách Không dũ tùy đàm. Cô nhớ lại cuốn sách lem nhem đã lật xem ấy, bên trong có nhiều chỗ đánh dấu và ghi chú. Cô gọi điện cho Kim Thạc. Có thể coi cuốn Không dũ tùy đàm “khai quật” được ở cái hố là đồ cổ thực sự. Các kỹ thuật viên ở Sở Công an đã nhờ hai chuyên gia về sách cổ giám định, cho biết là bản in năm Quang Tự thứ 3 (tức năm 1878), có thể nói là cuốn truyện ký gần như duy nhất còn sót lại. Chứng tỏ thời đó số bản in chỉ lèo tèo. Na Lan hỏi Kim Thạc đã đọc kỹ chưa, anh vừa ngạc nhiên vừa nghiêm túc nhìn cô, hình như ngờ rằng đầu óc cô có vấn đề, “Cô có muốn xem thời gian biểu công tác của tôi và các cán bộ khác ở Sở không? Ai có thì giờ mà đọc!” Anh chỉ món “đồ cổ” đặt trên bàn. “Chữ phồn thể, in dọc, quá cũ kỹ, nét tỏ nét mờ, lại là cổ văn, ai đọc thì đầu cũng chỉ chực vỡ tung!” Na Lan mỉm cười, “Không đến nỗi thế! Chỉ là có thêm những ghi chép chú thích khi đọc. Rất có thể sẽ cho ta manh mối gì đó.” “Tôi đã đọc những chỗ chú thích, chẳng có gì ahy ho. Cô muốn xem cũng được nhưng phải đến đây mà đọc, hôm nay đọc chưa hết mai đọc tiếp.” “Được!” Cô nghĩ ngợi, rồi nói với giọng nài nỉ, “Tôi muốn phiền anh một việc nữa, có thể tìm băng ghi âm trích đoạn vở kịch nói Nhà của Tào Ngu, ghi âm năm 1964 hay 1965 gì đó không?” Kim Thạc ngạc nhiên, “Nhà, là của Ba Kim viết kia mà?” Na Lan, “Tào Ngu đã đem chuyển thể kịch nói, nhà hát kịch Giang Kinh diễn, Đài Phát thanh Nhân dân Giang Kinh phát đi phát lại suốt hai năm.” Kim Thạc hỏi, “Có liên quan đến vụ án không?” “Rất liên quan! Bà mẹ Mễ Trị Văn sắm một vai trong đó, tôi muốn nghe giọng nói của bà ấy.” “Giọng bà mẹ có liên quan đến vụ án hay sao?” Na Lan khẽ thở dài. “Bà ấy bỏ đi từ khi Mễ Trị Văn còn rất nhỏ, có người nói bà đã bí mật lấy một nhân vật cỡ bự nào đó. Nếu chúng ta tìm thấy bà ấy, nhờ bà khuyên Mễ đại sư hợp tác với ta, thì sẽ đỡ tốn bao công sức.” Kim Thạc bật cười. Na Lan cau mày, “Sao?” “Tôi định bình luận cô bằng hai chữ.” Na Lan lắc đầu, “Ngây thơ, chứ gì?” Kim Thạc sửng sốt, “Sao cô biết?” Nhưng anh bỗng hiểu ra. “À, cô chuyên về Tâm lý học.” Anh tủm tỉm nhìn Na Lan hồi lâu, khiến cô mất tự nhiên. “Được, tôi sẽ thử hỏi. Băng ghi âm cổ lỗ sĩ, e rằng rất ít hy vọng.” Nói rồi anh bước ra khỏi phòng làm việc. Lại thêm một lần mắc nợ, sắp phải đi thủ đô với anh ta cũng nên. Na Lan nhớ đến Ba Du Sinh, không rõ hiện giờ anh đang bận rộn ở đâu, mấy lần đến sở đều không thấy anh. Lẽ nào Ba Du Sinh buông tay khỏi vụ án này thật? Mở cuốn Không dũ tùy đàm ra, nhìn chữ phồn thể in dọc ra quả là hơi chóng mặt. Nhưng Na Lan không cần đọc kỹ nội dung bản cổ văn này, cô chỉ chú ý đến những chỗ Mễ Trị Văn đánh dấu hoặc ghi chú bằng bút lông. Các chuyên gia bút tích học đã xác định đây là chữ của Mễ Trị Văn, chữ hồi đó tất nhiên non nớt, nhưng vẫn nhận ra trình độ thư pháp rất khá. Phần lớn các ghi chú của Mễ Trị Văn viết ở góc trang sách, chủ yếu là trầm trồ, khen ngợi, bình luận. Na Lan cũng nhận ra yếu tố trẻ con trong những câu chữ này. Nhưng đây đó lại vương vất một thứ tà khí không trẻ con chút nào. Ví dụ, sau mẩu chuyện về cái chết li kỳ dữ dội của một nhân vật, Mễ Trị Văn viết, “Sống đời tầm thường, thà chết cho xong” ; một mẩu chuyện khác miêu tả hai nhà thơ vừa uống rượu vừa thi làm thơ, rốt cuộc một ông chết đuối một ông ngộ độc rượu rồi bại não, thì Mễ Trị Văn viết hơn trăm chữ bình luận, trong đó có câu “văn nhân dè bỉu nhau vốn đã đáng chết, chết như thế này là tất nhiên”. Ngoài những câu chữ châm biếm và chế nhạo ra, có một số đoạn văn hoạc từ ngữ được đánh dấu khuyên đỏ, tức là những chổ khiến Mễ Trị Văn phấn khích nhất. Giở đến một bài ở giữa cuốn sách, Na Lan sửng sốt, cô lại nhìn cách đánh dấu sách bằng dây đàn, trang này là một chuyện ngắn viết về vụ án, tiêu đề được Mễ Trị Văn dùng bút đỏ khuyên rất đậm, Lã công thất tiết1. Khúc đệm Năm thứ 3 Thiên Khải, đời vua Minh Hy Tông2. Trước khi thoái ngũ ở Đông Xưởng3, Lã Diệp Hàn rất hiểu cái nơi mà mình phục vụ này, cái nơi nổi tiếng từ triều đình đến giang hồ đến dân chúng này, là một tổ chức cực kỳ thối nát. Ông là một thám tử cao thủ được tuyển chọn kỹ càng, là một dịch tướng đeo kim bài ai ai cũng phải kính sợ, ông đã từng nổi danh tận tâm báo quốc, đã từng can dự những cấu kết đáng xấu hổ với trời đất, cho nên, hành động có vẻ như can đảm dừng bước của ông là một sự an ủi tâm trạng bất an, là một cách chuộc tội cho nhân cách đang xuống dốc của mình. 1. Ông họ Lã đánh mất khí tiết, vi phạm đạo đức. 2. Năm 1623. 3. Là cơ quan mật vụ trấn áp đắc lực, trực thuộc triều đình. Ông mừng vì đã lựa chọn ra khỏi Đông Xưởng, làm một tay bổ khoái giúp dân trong các vụ án thường gặp, để tích chút âm đức dương đức, hi vọng mai kia hưởng trọn tuổi trời thì không đến nỗi bị xuống địa ngục A Tỳ. Đương nhiên rất ít bộ khoái xuất sắc được hưởng trọn tuổi trời, vụ án rơi vào tay Lã Diệp Hàn không phải là vụ án bình thường. Các văn nhân sau này viết truyện hoặc ký sự về vụ án đều gọi nó là vụ án ‘ngón tay khăn máu’. Nạn nhân đều là các cô gái trẻ, sau khi bị hành hạ lăng nhục rồi giết hại, đều bị chặt một ngón tay. Hơn hai mươi nạn nhân đều có hoàn cảnh rất khác nhau, tiểu thư khuê các, con gái nhà lành, gái quê lam lũ, gái làng chơi ở chốn thêu hoa… đủ cả. Hung thủ chỉ có mục đích khát máu là giết các cô gái vô tội chứ không có thâm ý gì rõ rệt. Theo kinh nghiệm của Lã Diệp Hàn, kẻ ác như thế chỉ có thể khái quát bằng hai chữ “tà ma”. Không chỉ tà ma, hắn còn rất mưu trí tinh khôn, giỏi giấu mặt và có võ công siêu việt. Trước khi Lã Diệp Hàn nhận làm vụ án này, đã có ba bộ khoái dày dạn phải gục ngã bởi tay hung thủ, hai chết một bị thương, lại bị thương nặng ở não đến nỗi quên cả họ tên mình, quên cả người nhà, chẳng khác gì thẳng thằng điên, lúc cười lúc khóc, không thể tự kiểm soát bài tiết, sống mà khổ hơn chết. Lã Diệp Hàn thảm cảnh của đồng nghiệp, ông thề với mình sẽ báo thù rử hận cho họ, giành lại vị thế cho bộ khoái, trừ hại cho dân chúng. Nhưng đã sáu năm tròn, kẻ ác ma chặt ngón tay vẫn bí mật tồn tại giữa chốn giang hồ ở phủ Giang Kinh, Lã Diệp Hàn biết tên khốn ấy đang sống ở địa bàn này nhưng hy vọng lôi hắn ra trước pháp luật dường như ngày càng mong manh. Khi còn ở Đông Xưởng, Lã Diệp Hàn là một thám tử hàng đầu, ông không lần theo các manh mối không liên quan. Ông hiểu rằng cách điều tra khám phá hiệu quả nhất là phân tích tổng hợp, suy luận ra con người, tính cách, quy luật hành vi của hung thủ. Ông sưu tầm đầy đủ các tư liệu về vụ án “ngón tay khăn máu”, địa điểm gây án, khoảng thời gian giãn cách giữa các vụ án, đặc điểm của nạn nhân, thủ đoạn gây án… sau đó ông nghiền ngẫm suy đoán thấu đáo, suy ra lần gây án tiếp theo của hung thủ, hy vọng bắt được y trong lần gây án sắp đến. Hai năm sau, Lã Diệp Hàn không thể không thừa nhận, đối thủ của ông vẫn lì lợm ẩn mình trong bóng tồi, y hơn hẳn những tên ác ôn nông nổi ngu xuẩn thô bỉ, y là tên tà ma đầy mưu mô toan tính và ngông cuồng đến cùng cực. Rõ ràng Tà ma cũng biết rõ về Lã Diệp Hàn cao thủ mới nhậm chức tổng bộ khoái phủ Giang Kinh này từng làm ở trung tâm mật vụ tối cao Đông Xưởng của triều đình Đại Minh, từng khám phá ra nhiều vụ án kinh thiên động địa. Và thế là Tà ma bỗng nổi cơn hưng phấn gây án. Y cố tình để lại những manh mối mà phải rất đau đầu suy ngẫm mới nhận ra, để cho Lã Diệp Hàn từng bước tiếp cận y. Nhưng hết lần này đến lần khác y vẫn thoát hiểm trong gang tấc. Mỗi lần y thoát hiểm thì một cô gái vô tội phải bỏ mạng thê thảm. Một cái khăn tay dính máu, một bài thơ Đường, một con nhện đỏ sẫm, một thanh kiếm gãy, một con thuyền nan thủng đáy… là nhũng manh mối mà Tà ma để lại cho Lã Diệp Hàn. Y đều bố trí rất có dụng ý, hư hư thực thực, mờ ảo khó lường, chỉ có cao thủ phá án như Lã Diệp Hàn mới hiểu nổi và có đủ tư cách để chơi trò mèo vờn chuột với y. Có điều, trong trò chơi này ai là mèo ai là chuột, thì thực khó nói. Có thế mới thú vị! Hẳn là Tà ma đã sống sáu năm trời khoái trá nhất trong đời y. Còn Lã Diệp Hàn, sự nhẫn lại của ông dần bị bào mòn. Cảm giác thất bại gặm nhấm từng chút một lòng tự trọng của ông. Trong sáu năm trời, Giang Kinh ba lần thay tri phủ, đám quan lại khó tránh khỏi bàn tán, thậm trí nghi ngờ vị tổng bộ khoái ì trệ không thể phá án này đã “ăn ở hai lòng”. Một phó bộ khoái được điều từ kinh thành đến, tên là Mạc Tông Trạch, có lẽ tri phủ sẽ để anh ta thay chỗ Lã Diệp Hàn. Mạc Tông Trạch tuổi trẻ tài ba, rất nổi tiếng vì đã từng phá nhiều vụ án lớn ở kinh thành, được điều về Giang Kinh để hiệp trợ phá vụ án “ngón tay khăn máu”. Rõ ràng chuyện này thể hiện quan trên đã thất vọng với Lã Diệp Hàn. Lã Diệp Hàn thua kém thì đã rõ, tuổi ngoại tứ tuần, trông già nua với khôn mặt đã có không ít nếp nhăn, còn Mạc Tông Trạch là chàng trai tắng trẻo, môi hồng, mày dài, mắt sáng. Lã Diệp Hàn lưng đã hơi còng, Mạc Tông Trạch đẹp trai cao lớn ; Lã Diệp Hàn ít được gặp quan trên, Mạc Tông Trạch ngồi nâng cốc với tri phủ, tổng binh là thường. Lã Diệp Hàn đến giờ vẫn độc thân, Mạc Tông Trạch thì đã sớm lấy vợ đẹp ở kinh thành là tiểu thư con nhà thế gia võ quan khai quốc, nghe nói võ công của cô chẳng kém gì Mạc Tông Trạch. Nhưng, điều mà Mạc Tông Trạch không có là sự tôn kính với bề trên và đồng nghiệp. Vừa đến Giang Kinh anh ta đã trỉ chích cả hệ thống trinh thám phá án của Lã Diệp Hàn. Ví dụ, tại sao Tà ma vẫn nhơn nhơn sát hại các cô gái vô tội? Tại sao lại chặt ngón tay? Lã Diệp Hàn nói, hung thủ muốn chứng minh rằng y tài giỏi hơn cả các cao thủ ở nha môn, ngón tay là chiến lợi phẩm, là vật kỷ niệm của y, y rất kiêu căng. Mạc Tông Trạch thì cho rằng đó là hung thủ tự bù đắp ình, bù đắp nỗi cô đơn, kém cỏi, sự nghiệp thất bại, thậm chí cho “của quý” bất lực, “ngón tay” đại diện cho “của quý” của y chứ còn gì nữa?! Lập luận kỳ quái của anh ta lại được tri phủ nhiều lần tán thưởng! Lã Diệp Hàn càng rơi vào trạng thái bức xúc nặng nề. Bấy giờ đang độ giữa thu, lúc chiều muộn khói mây mịt mờ, những ngôi nhà nhỏ bên sông Thanh An dường như ngùn ngụt âm khí. Lã Diệp Hàn đang ẩn thân dưới cái hố, ông nhìn qua khe nắp hô quan sát ô cửa sổ hé mở trên tầng hai của một ngôi nhà. Lưng giắt be rượu mạnh Nhất Giang Thu đặc sản địa phương, ông cầm lên tợp một ngụm lớn. Đã mấy đêm không ngủ. Vị cay xè thấm vào ruột gan của người đang sầu muộn chẳng giúp được ông thêm hưng phấn, nhưng nó như một liều thuốc tê khiến ông có thể tạm gác lại vấn đề tự trọng và thành kiến, tạm quên đi chuyện thế tục “tam thập1 công danh”, ông bất giác nhớ đến Đông Xưởng với bức họa danh tướng Nhạc Phi treo ở đại đường, nhớ đến bức hoành “Vạn thế lưu phương2” treo ở cửa vào… Giờ đây ông thấy “Vạn thế lưu phương” như một sự chế những hành vi đi ngược đạo lý của Đông Xưởng, và cũng đang giễu cợt chính ông – kẻ bất lực trước một vụ án lớn. 1. Mượn ý câu nói của Không Tử, “(Ngô) tam thập nhi lập” = (Ta) 30 tuổi đã lập thân (tự lập, thành công…) 2. Để lại tiếng thơm uôn đời. Nhưng dù sao những năm tháng làm ở Đông Xưởng cũng dạy cho ông điều này, muốn đạt được mục đích thì phải dùng bất cứ thủ đoạn nào. Đây là ưu thế lớn nhất của ông để chiến thắng Tà ma. Hung thủ của vụ án “ngón tay khăn máu” đã trải nhiều năm “thành công”, có lẽ y đã coi thường một điều quan trọng, không phải chỉ có mình y biết sắp đặt. Trong ngôi nhà gác nhỏ kia, cách đây bốn tháng có một phụ nữ độc thân, một bà già giúp việc và một a hoàn đến ở. Đó là một thiếu phụ mới góa chồng, nhan sắc tuyệt trần, từ trang phục cho đến bài trí trong nhà đều cực kỳ sang trọng, nàng lại rất sàng vẽ hoa. Sự xuất hiện cảu nàng bỗng khiến cho các nhân vật phong lưu ở Giang Kinh xao động. Kẻ đã có vợ, người chưa vợ và người sắp lấy vợ đều như đàn ong phát cuồng đua nhau tìm đến thăm hỏi, nàng cung kính tiếp đãi, tươi cười đón nhận những tình ý nồng nànđang tràn đến như thủy triều, nhưng nàng không lơi lả buông tuồng, nàng chỉ để cho những người tự ình là phong lưu ấy có được chút tưởng tượng và kỳ vọng vừa đủ nhưng không thể vượt quá giới hạn. Chỉ cần các nhân sĩ hơi nghe ngóng một chút sẽ biết ngay, Thích phu nhân tuổi mới 20, xuất thân danh gia vọng tộc ở Nam Kinh. Nhà họ Thích rất phồn thịnh đông đúc, con cháu dù làm quan hay là thương nhânđều thành công hiển hách. Nếu nói chuyện với bất cứ ai trong số họ sẽ biết ngay, trước khi đi lấy chồng, Thích phu nhân đã nổi tiếng là người đẹp vô song ở đất Kim Lăng, khiến vô số sĩ tử, anh hùng hào kiệt phải chết mê chết mệt. Nhưng số phận oái oăm, nàng lại chọn một tài tử Trương Hữu Linh làm chồng. Tài tử bạc mệnh, sau hai năm chung sống chàng đã qua đời. Thích phu nhân đau đớn vô cùng, nàng không muốn ở lại cái chốn phồn hoa, nên nàng đã chọn đô thị lớn Giang Kinh cư trú. Thích phu nhân là then chốt trong kế hoạch thú vị của Lã Diệp Hàn. Dúng là có Thích phu nhân và các chuyện liên quan nhưng chỉ có những người trong nhà họ Thích mới biết rõ sự thật, Thích phu nhân thực sự thì đã bí mật cắt tóc đi tu, bên ngọn đèn xanh và dưới chân bàn thờ Phật, tâm hồn bị tổn thương của nàng sẽ được an ủi. Còn mỹ nhân đang ở ngôi nhà nhỏ bên sông chẳng qua chỉ là một ca kỹ mới nổi danh trên sông Tân Hoài. “Thích phu nhân giả” này cũng có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành và biệt tài cầm kỳ thi họa. Lã Diệp Hàn đã dùng vốn liếng dành dụm bao năm qua của mình để thuê ngôi nhà này cho cô ta, thuê người giúp việc, a hoàn, và chu cấp đủ mọi phí tổn sinh hoạt. Còn về con cháu nhà họ Thích? Họ vui lòng nói dối giúp Lã Diệp Hàn, cũng vì muốn báo đáp ân nghĩa rất lớn năm xưa ông đã giúp họ. Đó là vụ án cuối cùng ông làm trước khi rời Đông Xưởng, vụ án “Kim Lăng di lão”. Vào thời Minh, cụ tổ nhà họ Thích từng giúp sức đưa Kiến Văn Đế lên ngôi ở Kim Lăng, sau khi Kiến Văn Đế bị Thành Tổ phế truất thì nhà họ Thích bị liên lụy, luôn là đối tượng bị Đông Xưởng giám sát. Cách đây độ mười năm có người tố các với Đông Xưởng rằng người nhà họ Thích cấu kết với một số “người do Kiến Văn Đế để lại”, Lã Diệp Hàn được cử đi điều tra. Vừa nghe đến cái “nhiệm vụ” này ông đã cười ngao ngán, vụ án Kiến Văn trôi qua đã 200 năm, dù những “người để lại” là có thật thì họ còn làm nổi trò trống gì? Họ đoạt lại quyền bính sao được? Đây chẳng qua là do một số kẻ trong triều cố tình bài xích nhà họ Thích mà thôi. Theo phong cách thà xử oan còn hơn bỏ sót của Đông Xưởng, dù là chuyện vu vơ thì nhà họ Thích cũng không thể không bị liên đới, phãi hành hạ khiến họ tan cửa nát nhà mới xong. Âu khí số nhà họ Thích đã tận. Lã Diệp Hàn chán ghét cái thói ngang ngược trấn áp người ta, sau khi xác định nhà họ Thích trong sáng vô tội, ông chỉ viện cớ họ “không tử tế với bà con” phạt họ nộp bạc, rồi cho cả nhả được an toàn. Cho nên, vào lúc hệ trọng hiện giờ, nhà họ Thích sẵn sàng giúp Lã Diệp Hàn giăng bẫy. Đúng lúc hệ trọng, là thời khắc rất hệ trọng trong sự nghiệp và trong cuộc đời Lã Diệp Hàn. Ong đã phân tích, cách thức Tà ma gây án chặt ngón tay có vẻ như tùy hứng, nhưng ông cũng nhận ra vài nét có tính quy luật. Thoạt đầu, chắc là vì Tà ma chưa đủ lông đủ cách nên y chỉ chọn những phụ nữ bình thường để sát hại, vợ giận chồng bỏ về nhà mẹ đẻ, con gái lén lút hẹn hò với tình nhân, a hoàn đi vào những lối tắt ngõ tối, kỹ nữ lầu xanh hạng bét nhan sắc đã tàn phai… giết những người này khá dễ, quan phủ cũng không mấy quan tâm. Ít lâu sau Tà ma dần có kinh nghiệm, y chọn đối tượng “khó làm” hơn, là tiểu thư khuê các, đào hát đã có danh tiếng, nữ đạo sĩ công phu cao cường, nạn nhân của vụ gần đây nhất là một tiểu thiếp của tổng bình phủ Giang Kinh, cứ đà này thì sẽ đến lượt con gái cưng của tổng binh cũng nên. Cho nên Mạc Tông Trạch được “mời” đến gấp, vì lửa đã bén đến cổng nha môn quan phủ rồi. Lã Diệp Hàn suy luận rằng, Tà ma nhiều lần đã gây án thành công, đối phó với quan phủ cũng thành công, thì y sẽ càng to gan và càng muốn gây ra vụ án chấn động hơn nữa, có thế y mới thực sự thỏa mãn. Và đó cũng là pháp bảo để Lã Diệp Hàn chiến thắng Tà ma, ông gần như đã hiểu thấu tâm can y, cảm nhận được nhu cầu của y nên sẽ giúp y lựa chọn mục tiêu tiếp theo. Ong có kế hoạch cài Thích phu nhân giả từ trước khi tiểu thiếp của tổng binh bị giết hại, bấy giờ quy luật hoạt động của Tà ma đã hình thành, vụ án tiểu thiếp tổng binh chỉ chứng minh thêm suy luận của Lã Diệp Hàn. Tà ma càng thèm khát gây trọng án càng hay, y chưa thỏa mãn với việc sát hại dân thường. Cho nên, “Thích phu nhân” dòng dõi cao sang danh giá lại đang nổi tiếng trong chốn xã giao Giang Kinh, sẽ là cơ hội trời cho, Tà ma không thể không mò đến. Mấy tháng nay hầu như đêm nào Lã Diệp Hàn cũng đến mai phục bên ngoài ngôi nhà nhỏ của Thích phu nhân. Tà ma thường gây án vào ban đêm, cho nên chưa có ai nhìn thấy mặt mũi y ra sao, các bộ khoái biết mặt y thì đều đã bị giết chết hoặc mất trí nhớ. Đôi khi Thích phu nhân cũng tiếp khách buổi tối, đèn thắp sáng trưng, văng vẳng tiếng đàn tranh vọng ra, những lúc đó Lã Diệp Hàn có thể ngủ gật chốc lát. Khi khách ra về, căn nhà nhỏ tắt đèn tối om, thì ông phải tỉnh táo căng mắt ra. Canh gác kiểu này quả là thử thách lớn đối với thể xác và ý chí, cũng may Lã Diệp Hàn là người có nội công thâm hậu nên mới trụ vững ngần này tháng trời. Mạc Tông Trạch cũng được Lã Diệp Hàn gọi đi cùng theo dõi, đây cũng là dịp để một bộ khoái trẻ tuổi thể ghiệm nỗi gian nan khi điều tra phá án. Mạc Tông Trạch coi thường hành động “gác đêm” này của Lã Diệp Hàn, đường đường tổng bộ khoái của phủ Giang Kinh lại phải nấp dưới căn nhà của đàn bà, cứ như sắp sửa xông vào để bắt trai trên gái dưới, đây gọi là khám phá vụ án hay sao? Nhưng là cấp phó thì anh ta phải tuyệt đối phục tùng cấp trên. Lã Diệp Hàn linh cảm rằng đêm nay ông sẽ có thu hoạch sau bao ngày vất vả. Từ sáng sớm, bà già giúp việc bỗng đau ngực dữ dội, thầy lang chạy vào chạy ra, bà là người địa phương nên con trai đến đón về nhà chữa trị. Sau đó không hiểu sao Thích phu nhân lớn tiếng mắng mỏ a hoàn, nó bưng mặt khóc rồi chạy ra ngoà