đầu vào bộ ngực cơ bắp bên dưới lớp áo phông của anh; tôi mất một lúc không biết nên nêu cái câu hỏi rất triết lý lại rất trần tục ấy ra sao. “Những ngày qua em đã nghĩ rất nhiều…” Tôi bất lực mở đầu, và cũng bất lực không thể nói tiếp. Cốc Y Dương có đôi mắt nhỏ và dài, khi chơi bóng rổ hoặc khi tranh luận, đôi mắt ấy cực kỳ sắc sảo, thậm chí có người hình dung là “rất hung”, nhưng lúc này đôi mắt anh lại đằm thắm hiền hòa như làn gió ấm. Tôi khẽ thở dài, những lời định nói đành để dành cho Đào Tử nghe vậy. Cốc Y Dương ghì chặt tôi, mùi hương tươi mới, rất đàn ông, rất “đáng ghét” ấy khiến tôi không thể tự chủ. Đúng vào giây phút tôi yếu đuối nhất, chẳng rõ sức mạnh từ đâu đến, tôi đã khơi lại những lời định kể cho Đào Tử nghe. Tôi là thế đấy. Các bạn có thể nói tôi tình cảm chưa đủ bay bổng, các bạn có thể lấy làm tiếc cho tôi vì đã để cho lý trí thắng tình cảm, các bạn có thể chê tôi không biết yêu hết mình… nhưng hãy tin tôi, tôi đã trải nghiệm thế nào là hết mình, là sinh tử rồi. Khi người yêu bạn nhất trên đời bỗng nhiên bị cái ác sát hại, cảm giác lúc đó của bạn mới thật sự là chết đi sống lại. Tôi khẽ nói bên tai anh: “Anh sắp đi Bắc Kinh, anh định thế nào, anh nói đi?” Cốc Y Dương cười: “Anh quên không mua cho em kẹo cao su.” Tôi cố ý đùa anh: “Miệng em hôi đến mức ấy à?” “Để dán vào miệng em, không cho em hỏi cái câu khó nhất thế kỷ ấy.” Cảm ơn trời đất, thì ra không chỉ mình tôi cho rằng đó là câu hỏi cực khó. “Đã là câu hỏi hóc búa, thì hai đứa lớ ngớ chúng ta phải đấu nhau lại mà tìm đáp án.” Tôi ngẩng đầu nhìn thẳng vào mắt anh. Cốc Y Dương lại kéo tôi xáp lại, mặt anh áp vào tóc tôi, nói nhỏ nhưng kiên quyết: “Không biết có nên coi đây là lời hứa không: anh nhất định sẽ trở lại gặp em…” Với tôi thì đây là một lời hứa. “… Hamster của anh!” Cốc Y Dương cười, rất tin ở câu đùa của mình! Thú cưng Hamster là món quà anh ấy tặng tôi nhân sinh nhật tôi năm ngoái. Tôi thụi cho anh một quả vào bụng, rồi liên tiếp thụi vào các bắp thịt ở ngực và bắp tay anh, khiến anh cười ngặt nghẽo, nói: “Khi nào anh trở về, em mà còn đánh anh thế này nữa, thế đúng là bạo lực gia đình!” Liệu câu này có coi như lời hứa không? Trung tuần tháng 7 thì anh đi Bắc Kinh, mấy ngày sau đó chúng tôi không ngớt điện thoại hoặc chat với nhau, không có cảm giác mỗi người một nơi. Anh còn bảo tháng sau sẽ đến thăm tôi; và dịp nghỉ quốc khánh sẽ đến Giang Kinh “thường trú”. Nào ngờ giao lưu đang thân mật thì bỗng dưng đứt đoạn, sau hơn nửa tháng trôi qua, “nàng ấy” (biệt danh kiều nữ giới mà tôi đặt cho Cốc Y Dương) không những không về thăm tôi và thú cưng Hamster mà còn lặn biệt tăm! Lòng tự trọng của tôi quá lớn nên tôi nhất định không “nhắc nhở” anh về sự tồn tại của tôi, sự hẫng hụt của tôi dần biến thành phẫn nộ. Tôi biết cuộc đời này có vô vàn biến cố, chỉ không ngờ nó lại xảy ra nhanh như thế. Trước đây Thành Lộ ở Bắc Kinh từng gặp Cốc Y Dương, khi anh vừa đến Bắc Kinh, Thành Lộ và La Lập Phàm đã mời anh dùng bữa “tẩy trần”, nhân thể “cảnh cáo” anh hãy liệu mà “giữ mình trong sáng.” Khi chị nói chuyện điện thoại với tôi, lúc nghe nói Cốc Y Dương bỗng dưng mất tăm biệt tích, chị cười nhạt, rồi nói nhất định sẽ giúp tôi điều tra sự thật và bắt anh ta phải “đền nợ máu.” Ít lâu sau chị báo cho tôi biết Cốc Y Dương vẫn bình thường, không có dấu hiệu “bao” ai hoặc “được ai chăn dắt”, anh vẫn cặm cụi đi làm rồi trở về, cùng vài người bạn thuê chung một căn hộ chung cư; cũng không đi quán thâu đêm, không gội đầu mát-sa, không xài thuốc lắc; và, trước ngày chính thức đến Cục năng lượng công tác, anh chỉ về quê miền đông bắc một lần; cũng không thấy anh cặp kè với ai đi du lịch lãng mạn. Nếu là thế, thì sự lạnh nhạt của anh đối với tôi có phần kỳ lạ? Đôi lúc tôi nghĩ chẳng thà anh đã có niềm vui mới, chẳng thà tin rằng gần đây anh tìm một người đẹp ở thành phố để bù lấp khoảng trống, còn hơn! Sẽ càng chứng minh rằng tình cảm trai gái khó mà trường cửu trong không gian cách trở, đó là quy luật tự nhiên; còn tôi, sau nỗi đau cũng sẽ nhẹ lòng dứt điểm. Tôi đã bao phen thầm nhẩm “diễn văn” để nói với anh rằng: thôi, ta hãy giải tán. Nhưng khi đang do dự nên dùng hình thức nào để thể hiện thì tôi bất ngờ bị cuốn vào cuộc sống của Tần Hoài, bị cuốn vào “vụ án 5 xác chết.” Thoạt đầu, tôi truy tìm những sự thật kinh khủng, rồi tôi chạy trốn, tôi mai danh ẩn tích, phục kích… tôi không có thời gian suy tính cho thứ tình cảm mơ hồ kia. Số phận thật trớ trêu, sau những phen hú vía, tôi lại có một tình yêu cũng mờ mờ ảo ảo. Nhưng sau một lần ôm hôn, Tần Hoài cũng đi mất hút tận chân trời, không có chút tin tức. Hình như duyên phận tôi trời đã định sẵn như thế: mãi mãi dừng lại ở vạch xuất phát của tình yêu. Khi nghe Thành Lộ nói Cốc Y Dương là người khởi xướng chuyến nghỉ đông đi trượt tuyết ở đông bắc, tôi không rõ cảm nhận của mình là thế nào, chỉ biết nó không ngọt ngào mà cũng không háo hức; mà chủ yếu là bất đắc dĩ và thoáng chút hoang mang cộng với không ít sự phẫn nộ. Tôi phản bác Thành Lộ: “Sao chị không nói trước điều này?” “Nói trước, thì đời nào cô nhận lời cùng đi!” Thành Lộ nói thản nhiên như không. Cốc Y Dương khơi mào tổ chức chuyến đi này, tôi không hề ngạc nhiên. Hồi học đại học, tổ chức các hoạt động là sở trường của anh, trang web của trường đã mấy lần đăng các chuyến du lịch dịp nghỉ hè và các tuần lễ Vàng. Hồi còn gắn bó với anh, tôi chỉ cùng anh đi về quê anh một lần vào dịp tuần lễ Vàng quốc khánh, tôi vẫn thích về quê với mẹ vào những kỳ nghỉ dài ngày hơn. “Anh ấy có biết em có thể cũng đi không?” Không ai có thể trách tôi cảnh giác vào lúc này. Thành Lộ nói: “Đương nhiên có biết…” Chị do dự một lát. Tính chị ấy vẫn thế, định giấu ai điều gì cũng không giấu nổi. “Để em đoán vậy; anh ta đã đề nghị chị gọi em cùng đi, đúng không? Anh ta định làm cái quái gì thế?” Không ai có thể trách tôi tỏ thái độ giận dữ vào lúc này. “Còn làm gì khác chứ? Anh ta muốn tiếp cận cô! Bà chị lớ ngớ này cũng thừa sức nhận ra.” “Anh ta không cảm thấy đã hơi muộn rồi hay sao?” Trên đời này lẽ nào có người từng xếp xó người yêu hồi đại học, lặn mất tăm, không đoái hoài suốt nửa năm, sau đó lại chạy về “nối lại duyên xưa” cứ như là chưa từng xảy ra chuyện gì? Thành Lộ nói: “Nhưng… dù sao cô hiện giờ cũng…” “Em hiện giờ thế nào, chẳng liên quan gì đến cái trò chơi “mất tích” rẻ tiền ấy của anh ta!” Thành Lộ im lặng, chị ấy hiểu tôi. Về phương diện này chị ấy thể hiện càng rõ hơn tôi. Thành Lộ từ nhỏ đã cứng cỏi “thành tinh”, không bao giờ để cho bất cứ anh chàng nào dù đẹp trai dù con nhà giàu đến mấy điều hành “gọi dạ bảo vâng” cả. Lát sau chị nói: “Nhưng cô có nghĩ rằng, biết đâu anh ta có nỗi khổ tâm nào đó thì sao?” Chương 8: Thiếu Một Bên ngoài gió rít điên cuồng. Tôi lên đến ngôi nhà trên núi này rồi, lần đầu tiên trong đời mới thật sự biết thế nào là “gió thét gào”. Gió lạnh mùa đông ở quê tôi và ở Giang Kinh cũng rất khủng khiếp, mùa xuân cũng có cuồng phong cuốn tung đất bụi, nhưng hiếm khi nghe thấy tiếng gió rít ghê rợn như thế này. Cứ như tiếng dã thú phát điên trong rừng thẳm. La Lập Phàm nói: “Tuyết lớn gió to thế này, chúng ta dù đi cũng không đi nổi mấy bước, quá mạo hiểm. Tôi nghĩ ta nên nhẫn nại chờ vậy. Đâu có chuyện gió tuyết kéo dài mãi? Cứ lạc quan lên nào!” Giản Tự Viễn cười nhạt: “Trước hết anh nên khuyên vợ mình lạc quan đã!” La Lập Phàm nhướng mày độp lại: “Anh bao đồng quá đấy!” Cốc Y Dương nói: “Hiện giờ đúng là không thể ra khỏi cửa, nhưng ta vẫn nên thu xếp hành lý thiết yếu, sẵn sàng rời khỏi đây bất cứ lúc nào.Chờ khi gió tuyết dịu bớt hoặc khu nghỉ dưỡng có cách đón ta xuống núi, thì xuất phát ngay.” Anh nhìn mọi người khắp lượt, rồi bỗng cau mày: “Sao lại thiếu một người nhỉ?” Tôi biết anh nói đến Hân Nghi. Ở đây ai cũng nhận ra Lê Vận Chi rất mặn mà với Cốc Y Dương; thực ra Lê Vận Chi có mặt là vì Cốc Y Dương có mặt. Nhưng tôi biết một người nữa cũng đang khát khao Cốc Y Dương, đó là Hân Nghi. Vì mấy hôm nay ở cùng phòng với Hân Nghi, chúng tôi đã dần trở nên thân thiết. Lúc đầu Thành Lộ nói “Cốc Y Dương lại muốn tiếp cận cô” thì tôi nửa tin nửa ngờ. Tôi cho rằng mình tương đối hiểu về tình cảm con người: một người đã nhạt tình rồi, thì không thể sau nửa năm bỗng dưng được trời ban phúc, và tình cảm lại ấm lên được! Việc Cốc Y Dương nhờ Thành Lộ mời tôi tham gia chuyến đi, e rằng anh ta còn có những ý nghĩ phức tạp hơn. Nếu không vì nể Thành Lộ thì tôi nhất định không bước vào con đường mờ mịt này. Chiếc ô tô việt dã do La Lập Phàm lái chạy đến đỗ ở sân ký túc xá trường tôi, khi chui đầu vào xe, tôi đã nhận ra phán đoán của mình lúc trước là sai. Vì, đến đón tôi¸ ngoài vợ chồng Thành Lộ ra, còn có Cốc Y Dương đang ngồi hàng ghế sau với đôi mắt không hề che giấu sự đợi chờ cháy bỏng và khát vọng mãnh liệt. Ánh mắt thiêu đốt ấy khiến tôi đâm ngượng nghịu. Tôi thầm nghĩ: chúc giấc mơ của anh sẽ thành hiện thực. Chương 9: Nghệ Nhân Mài Đá Suốt chặng đường từ Giang Kinh đến thị trấn Ngân Dư bên ngoài khu nghỉ dưỡng – trượt tuyết quốc tế Diên Phong, ngoài mấy câu xã giao thông thường ra, tôi hầu như không chuyện trò gì thêm với Cốc Y Dương cả. Đã có “loa phát thanh” Thành Lộ rồi nên chuyến đi cũng không đến nỗi buồn tẻ; Cốc Y Dương cũng rất có ý, không nói những câu vô duyên khiến cả hai chúng tôi cùng tẽn tò. Rất có thể, “anh ta muốn tiếp cận cô” chỉ là ý nghĩ của riêng Thành Lộ, chứ Cốc Y Dương không hề có hứng thú trò chuyện với tôi. Khoảng 3 giờ chiều thì xe chạy đến thị trấn Ngân Dư. Gió hiu hiu, trời rất đẹp, không hề có cảnh gió đông bắc giá lạnh, tuyết bay khắp chốn như tưởng tượng. Cốc Y Dương gợi ý nên ghé siêu thị mua một số vật dụng hàng ngày và một ít lương khô, vì ngôi nhà gỗ đã thuê nằm trên sườn núi rất cao, không tiện lên xuống mua sắm. Thực ra đây không phải lần đầu tiên tôi đến chân núi Trường Bạch. Mùa thu năm ngoái, dịp tuần lễ Vàng quốc khánh, tôi không đỡ nổi cuộc “tấn công” của Cốc Y Dương – thực ra chủ yếu là vì tôi đã thích anh – nên đã cùng về quê anh chơi. Còn nhớ, dịp đó mẹ tôi lo chúng tôi tiến triển quá nhanh, chưa gì đã đến giai đoạn về “trình diện” bố mẹ? Tôi cố thuyết phục bà rằng: mẹ cũng đã gặp anh ấy rồi, con chỉ về chơi quê anh ấy chứ chưa chính thức gì cả. (Các bạn đang đọc truyện tại: tuthienbao.com Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ)Lần đó chúng tôi không đến thị trấn Ngân Dư. Nhà Cốc Y Dương ở huyện lỵ, chúng tôi đến điểm du lịch Thiên Trì, cũng khá gần Ngân Dư; còn đi thị trấn Hồ Cương, ở đó có thắng cảnh Hồi Phượng Nham, ngắm rừng lá đỏ lúc bình minh, đẹp mê hồn. Vật đổi sao dời, mới chỉ có một năm ngắn ngủi. Ở Ngân Dư có cơ sở của chuỗi siêu thị Hoan Lạc Phúc, khá bề thế, trước cửa có vài tiệm nho nhỏ. Thành Lộ vốn rất thích các đồ chơi mới lạ, chị không để tâm mua mỳ ăn liền, sủi cảo và bánh bao đông lạnh mà kéo tôi đi dạo các tiệm nhỏ này. Có một tiệm chuyên bán các đồ lưu niệm núi Trường Bạch, các tệp tranh ảnh, lịch treo tường, gạt tàn thuốc lá Thiên Trì, hổ đông bắc khắc gỗ, khắc đá… Tôi cũng rất hào hứng đi quanh một lượt xem ngắm. Thành Lộ bỗng lắc tay tôi, rồi chỉ về hướng có tiếng vo vo vọng ra từ một tiệm có cánh cửa màu đen, bên trên viết bốn chữ “Thiên Trì Ngọc Thạch.” Thành Lộ nói: “Ta thử vào xem sao!” Thực ra tôi biết chị đã có ý muốn vào. Đẩy cửa bước vào, thấy bên trong tối om. Nhờ ánh sáng bên ngoài tràn vào, mắt chúng tôi từ từ thích ứng, dần dần nhìn rõ một bà già đang ngồi trước cái bàn. Tôi hơi chột dạ: chẳng lẽ bà ấy suốt ngày ngồi trong bóng tối thế này? Thành Lộ cũng nắm chặt cánh tay tôi, người chị hơi run. Vẻ kỳ quái của bà già khiến chị sợ hãi: mái tóc dài bạc phơ buông xõa xuống bênh cạnh chân ghế, da dẻ thì vẫn hồng hào như người độ tuổi chớm trung niên. Bước lại gần hơn thì nhận ra tại sao bà ta lại ngồi trong bóng tối: đôi mắt bà giống như hai viên đá cuội trắng đục, không chút sinh khí. “Kìa, viên đá đẹp quá!” Thành Lộ reo lên khi nhìn thấy vật trên bàn. Chị quên cả sợ hãi, bước đến cầm lên xem. Đó là một viên đá tròn trịa, chị cố ngắm nghía nó trong ánh sáng lờ mờ. “Nó là đá bên bờ Thiên Trì thật à? Bà làm ra nó phải không? Bà bán bao nhiêu?” Hỏi tới tấp như thế, dẫu là người nhanh mồm nhanh miệng cũng khó mà trả lời một mạch, nữa là bà già hình như rất ít nói này. Bà chỉ vào tấm bìa cứng dán ở cạnh bàn, trên viết mấy chữ: “Đá Thiên Trì, 88 đồng một viên.” Tay bà cầm một viên đá đang gia công dở dang, trên bàn có một thiết bị lắp hòn đá mài, tôi đoán đó là chiếc máy quay tay đơn giản để mài đá. Hình như bà không mấy mặn mà với khách, lúc thì dùng máy, lúc thì cầm cái giũa lên để giũa. Tiếng máy mài vo vo ken két. Thành Lộ thì thào với tôi: “Thì ra là một bà già vừa điếc vừa câm.” Chị nói to: “88 đồng, sao đắt thế ạ? Nó chỉ là hòn đá thôi mà!” Bà già không ngẩng đầu, chẳng rõ vì không nghe thấy hay vì chẳng thiết trả lời. Thành Lộ đặt viên đá trở lại chỗ cũ, tay để trên bàn, chị hơi do dự; rồi nhận ra trên bàn đang bày 6 viên đá đã mài xong. Chị nghĩ ngợi giây lát, rồi khẽ nói với tôi: “Nhóm chúng ta vừa khéo 6 người, tôi mua cả 6 viên đá để mỗi người một viên làm kỷ niệm. Sẽ mặc cả với bà ấy xem sao. 300 đồng 6 viên, cô thấy được không? Tôi vẫn thấy hơi đắt. Nhưng đã thỏa thuận rồi, chuyến đi này La Lập Phàm bao tất.” Tôi biết Thành Lộ có thói quen tiêu tiền văng mạng, ngăn cũng chẳng được, bèn nói: “Em nghĩ là hơi lãng phí, thôi thì tùy chị!” Thành Lộ bước đến gần bà già, nói to: “Tôi mua cả 6 viên này, 300 đồng, được không?” Bà già dừng tay, nhìn chúng tôi (tôi biết bà chẳng nhìn thấy gì hết), bà nghĩ ngợi rồi mở ngăn kéo lấy ra cái máy tính, bấm lách tách, rồi đưa cho Thành Lộ. Hai chúng tôi cùng bước ra gần cửa để nhìn cho rõ con số: 388. Thành Lộ đưa mắt nhìn tôi, vẻ hơi bực mình. Tôi biết chị đang nghĩ gì: bà già này rất trần tục, suốt ngày chỉ mê con số 8! Chị nói: “Được, được! Ừ thì 388 đồng! Bà có cái hộp đẹp nào không? Tôi làm quà biếu người ta.” Bà già moi cái túi vải quàng trên lưng ghế, lấy ra sáu cái hộp nhỏ bọc nhung đỏ, đưa cho Thành Lộ. Chị đưa bà già bốn tờ tiền 100, rồi lần lượt đặt từng viên đá vào hộp. “Sao hai người lại trốn vào đây? Bọn anh gọi mãi không thấy!” La Lập Phàm đứng trước cửa ra vào. “Sao phải kêu ca gì thế? Em đang mua quà lưu niệm tặng mọi người. Anh cảm ơn em đi, em đã giúp anh đỡ tốn 200 đồng.” Thành Lộ nói. La Lập Phàm lắc đầu: “Chỉ suốt ngày mua sắm vớ vẩn!” Thành Lộ cười nhạt: “Giữ tiền làm gì? Tiêu hết càng nhẹ mình, để người ngoài đỡ phải nhớ.” Ngụ ý trong câu nói, có lẽ ngay cả bà già điếc kia cũng hiểu ra. “Sao mọi người lại ở đây?” Giọng Cốc Y Dương nghe là lạ, có vẻ sợ hãi thì phải? Gần như đồng thời, bà già đang lần tìm tiền lẻ bỗng sững người. Thành Lộ “suỵt…” rồi nói: “Ở đây thì sao?” Cốc Y Dương tỏ ra sốt ruột: “Mau mau lên, không còn sớm nữa đâu, còn phải đăng ký, rồi lên núi…” Bà già bỗng đưa tay ra nắm chặt tay Thành Lộ đang đặt viên đá vào hộp. “Kìa, bà làm gì thế?” Thành Lộ kêu lên. Bà già quầy quậy lắc đầu. Tôi kinh ngạc hỏi: “Thế là sao? Bà không bán nữa à?” Bốn tờ giấy bạc 100 ấn trở lại tay Thành Lộ. “Gì thế này? Có chuyện ép khách mua bằng được, chứ đâu có chuyện đã thỏa thuận rồi mà lại đánh tháo không bán nữa?” Thành Lộ lầu bầu, đưa mắt sang La Lập Phàm và Cốc Y Dương. “Hai anh phá quấy à? Vừa vào thì bà ấy không bán nữa?” Tôi bước đến trước mặt bà già, nhẹ nhàng hỏi: “Bà có thể cho bọn cháu biết tại sao bà không bán nữa không?” Bà già đưa tay chỉ về phía Cốc Y Dương (cứ như là bà nhìn thấy), chầm chậm lắc đầu. Cốc Y Dương nhìn đôi mắt lờ đờ của bà, điềm tĩnh nói: “Kệ bà ấy, ta đi thôi!” Lúc này tôi mới chú ý nhìn, bà đưa tay cầm sáu viên đá mà Thành Lộ mua hụt lần lượt ném vào cái âu gốm đặt trên bàn. Tuy mắt không nhìn được nhưng các viên đá rơi vào âu rất chuẩn, chúng chạm vào các viên đá trong âu kêu lách cách. Sắc mặt bà vô cảm, hình như chẳng thèm bận tâm các viên đá mỹ nghệ nhẵn bóng sẽ bị xước. Lúc Thành Lộ và mọi người bước ra khỏi cửa thì 6 viên đá đã rơi cả vào trong âu, tôi vẫn đứng lại nhìn những động tác của bà già cổ quái. Tôi không chấp nhận một câu đố sẽ vĩnh viễn là câu đố ở ngay trước mặt mình. “Thực ra là chuyện gì vậy?” Tôi gặng hỏi bà lần cuối cùng. Trả lời tôi chỉ là sự im lặng. Bà già tay cầm viên đá vừa mới mài xong, hình như bà đang do dự. Tôi thở dài, bước về phía cửa. “Bây giờ quay về thì vẫn còn kịp.” Bà già bỗng mở miệng. Giọng bà rin rít như âm thanh phát ra từ cái máy mài. Thì ra bà vẫn nói được, chỉ là không muốn nói mà thôi. Thần kinh tôi bỗng chùng xuống: “Vậy xin bà cho cháu biết, tại sao?” Bà già lại im lặng, tay mân mê viên đá. Tôi chờ thêm giây lát, Thành Lộ đứng ngoài gọi: “Na Lan còn ở trong đó làm gì thế?” Tôi đáp: “Em ra ngay đây!” Tôi bước ra phía cửa. Hình như sau lưng tôi có tiếng thở dài. Tiếp đó là một tiếng “cạch”. Tôi biết đó là viên đá cuối cùng mất hút vào cái âu gốm. Mấy viên đá ấy lần lượt mất hút. Lúc này gió núi đang hú hét, tôi thầm nghĩ, Hân Nghi đang ở đâu? Sao không thấy cô ấy? Lẽ nào cô ấy biến mất? Trong căn phòng, ánh mắt của mọi người đều đang đổ dồn vào tôi – người bạn tạm thời cùng phòng với Hân Nghi – hình như tôi là người duy nhất biết câu trả lời. Tôi lắc đầu: “Lúc nãy nghe chị Thành Lộ gọi, tôi chạy ra ngay; tôi nhớ rằng lúc đó đã không thấy Hân Nghi trong phòng. Nếu có, tin rằng cô ấy cũng chạy ra theo để xem có chuyện gì.” Lúc này tôi cảm thấy hơi gai lạnh: đầu tiên là tấm ảnh bí hiểm, sau đó là Hân Nghi đi đâu không biết. Và cả câu nói của bà già kia nữa: bây giờ quay về thì vẫn còn kịp. Nhưng bây giờ thì đã không kịp nữa rồi. Chương 10: Hương Tuyết Trên chiếc xe SUV mà La Lập Phàm và Thành Lộ lái đến, không có Hân Nghi. Hân Nghi tự lái xe đến bãi trượt tuyết. Thành Lộ cho tôi biết Hân Nghi liên lạc với chị qua blog. Sau khi kế hoạch đã hòm hòm, chị tung mẩu tin lên blog: “Tôi chuẩn bị đi bãi trượt tuyết Diên Phong mới mở ở núi Trường Bạch, có ai muốn dạy tôi trượt tuyết không?” Không lâu sau đó, một người có nickname là “Hương Tuyết” vẫn thường vào xem blog của Thành Lộ gửi thư cho chị, nói rằng mình rất mê trượt tuyết, là huấn luyện viên bán chuyên nghiệp, lâu nay vẫn đến hai khu trượt tuyết “chưa đủ chuyên nghiệp” là Bắc Kinh và Hà Bắc. Người đó cho biết đã đọc tin nhắn trên blog Thành Lộ và muốn đi cùng. Thành Lộ và cô ấy điện thoại cho nhau, mới biết “Hương Tuyết” tên thật là Hân Nghi. Hai người nói chuyện với nhau rất vui. Trước khi đến đây, Thành Lộ vẫn chưa biết mặt cô ta. Sau khi đã đến ngôi nhà gỗ, chúng tôi mới lần đầu tiên bắt tay nữ kiện tướng thể thao này. Khi ngồi trên xe La Lập Phàm, Thành Lộ nói: “Chắc chắn cô sẽ mến cô gái rất cởi mở và nhanh nhẹn này.” Tất nhiên, ai chẳng mến một con người có cả hai tố chất như thế! Và sau khi đến nơi chúng tôi cũng mới biết họ tên đầy đủ của cô ấy là Mục Hân Nghi, nhưng mọi người đều gọi cô ấy là Hân Nghi. Cô tự lái xe đến, mang theo cả ván trượt tuyết, giày trượt tuyết nữa. Cô nói, thuê dụng cụ của họ cũng tốt nhưng cô dùng đồ của mình đã quen, sẽ thoải mái hơn. Thành Lộ chỉ phỏng đoán qua điện thoại mà vẫn đúng: Hân Nghi rất đáng mến, ngoại hình cũng ưa nhìn, giọng nói trong trẻo dễ nghe. Hai má có lúm đồng tiền, lại hay cười, lanh lảnh và cởi mở, rất có sức hút. Ấn tượng mạnh nhất là Hân Nghi có thể hình rất tuyệt, dù mặc đồ trượt tuyết trông cô vẫn rất xinh tươi lạ thường. Thảo nào, anh chàng lái chiếc xe đi tuyết chở chúng tôi lên núi nghe nói chúng tôi lên ngôi nhà gỗ số 16, thì hỏi luôn: “Thì ra, người đẹp Phi Tuyết và các anh chị là một nhóm?” Nghe cứ như chúng tôi là một bọn thổ phỉ trên núi xuống! Thành Lộ kêu lên: “Cô ấy cho anh biết nickname của mình à?” Anh ta nói: “Nickname gì nhỉ? Tôi thấy cô ấy trượt tuyết rất siêu. Cô ấy đã đến trước nửa ngày, và đã ra trượt tuyêt rồi. Tôi nhìn thấy bèn hỏi tên, cô ấy bảo “anh không biết tôi là Phi Tuyết à?” Tưởng cô ấy nói đùa, nào ngờ là tên thật[1'>.” [1'> Tiếng TQ: Hương Tuyết và Phi Tuyết gần như là đồng âm; ở đây là cách “chơi chữ”. Thành Lộ chỉ vào La Lập Phàm, nói: “Người kia đâu phải nữ, thế mà trượt tuyết chẳng đâu vào đâu cả!” La Lập Phàm nguýt Thành Lộ, Thành Lộ đắc ý mỉm cười. Tính chị vẫn trẻ con như thế, chị cứ như là em tôi! Còn tôi, lần lượt bị Cốc Y Dương ở bên cạnh và Tần Hoài ở xa lắc xa lơ giày vò, nên gần như đã bị già trước tuổi. Mục Hân Nghi đang đứng ở cửa ngôi nhà gỗ, vẫy tay đón chào chúng