Đọc truyện ma- Bãi Gió Cồn Trăng

m nấu nước pha trà cho ông uống cho tỉnh người. Cô xách chiếc ấm nhôm ra hiên mú c nước mưa rồi đốt rề- sô nấu nước. Cô bỏ trà vô ấm, soạn khay chén và bảo: – Ở trong đống cây vụn bên hè có con rắn, ông chớ nên ra đó đi tiểu. Để em về nhà lấy rượu hùng hoàng phun vô đống cây cho con rắn bỏ đi. Bác vật Cảnh uể oải ăn cơm như ăn sỏi sạn. Hơn lúc nào hết, ông bi quan tuyệt vọng. Bịnh này khi thì hành đau nhức, khi thì hành ngứa ngáy. Lúc ngứa, ông lấy khăn lông quấn quanh gậy hơ lên lủa than cho nóng rồi áp vô chổ ngứa. Nhưng lúc đau, ông phải nhờ thuốc an thần. Thuốc nầy làm ông dịu được cơn đau đôi chút thì lại làm tinh thần ông mệt mỏi, nỗi bi quan vọt lên cao. Những lúc đó ông chỉ đọc thần chú Dược Sư Quán Đảnh chớ không thể tụng kinh tràng giang đại hải được. Cô Ba Túy Nguyệt ra về, bảo cha: – Có con rắn trong đống cây vụn bên nhà ông Bác vật Cảnh, xin cha cho con rượu hùng hoàng để con phun vô đống cây đuổi rằn đi. Ông Năm Tảo lật đật đi lấy hũ rượu. Cô Ba liền bưng hũ bương bả qua bên khôn viên nhà Bÿc vật Cảnh. Cô bước lại đống cây, hớp từng ngụm rượu phun đều khắp. Chưa yên tâm, cô còn phun rượu chung quanh nhà. Mùi rượu nồng ngát bay tới chỗ Bác vật Cảnh uống trà. Ông than: – Công ơn cô săn sóc tui như vậy, nếu tui không hết bịnh mà chết đi thì tui chỉ nguyện kiếp sau đầu thai trả ơn cô. Cô Ba Túy Nguyệt chỉ cười, nhưng cặp mắt cô sáng mọng nước mắt. Cô không thèm lau, chỉ cuối xuống thu dọn bàn ăn rồi te tái đi một mạch ra khỏi nhà, không cất tiếng giả từ ông như mọi khi. Khi cô Ba đi rồi. Bác vật Cảnh nhìn theo, nước mắt chảy ròng ròng. Lúc ươn yếu trong người, ông nhạy cảm hẳn lên, lòng mếm đi. Ông liền đánh răng súc miệng để sửa soạn nghi thức tụng kinh Dước Sư. Bên ngoài, trang sáng vằng vặc. Dưới sông, ghe thương hồ qua lại, tiếng đối đáp văng vẳng. Khi ông tụng kinh xong, trăng đã tuột khỏi đỉnh ngọ, tà tà ngả về tây. Ông liền tắt đèn đi ngủ. Song chén trà ông uống hồi chiều khá mạnh, khiến ông trằn trọc mãi. Không lẽ cứ nằm lăn trở trên giường, ông liền chỗi dậy thắp nén nhang ngọc quế trên bàn Phật và thắp ngọn đèn huê kỳ để đọc lại quyển kinh Viên Giác. Vào thời khắc nầy, tư bề yên lặng. Ngoài kia trăng sáng mênh mông. Tiếng mõ ở điếm canh chốc chốc nổi lên văng vẳng. Tiếng dơi ăn trái chín kêu chóe bên vườn. Càng đọc kinh, Bác vật Cảnh càng sanh hứng, quên đi cơn đau âm ỉ ở thể xác. Con đường tu của các bậc Bồ tát trong kinh mở cho tâm ông biết bao cánh cửa để ông nhìn thấp thoáng vô số góc cạnh của chân giác ngộ. Thần trí ông lăng tăng. Ông tạm xếp kinh lại, tìm cái ấm nhom đem ra hiên múc nước. Giây phút nầy mà uống một tách cà phê thì ngon phải biết! Ngoài hiên gió từng đợt thổi qua, cuốn thốc một mớ là vàng rồi hất vào hiên Ánh đèn huê kỳ từ trong hắt ra chỗ lu nước mưa. Và trời đất quỉ thần ơi, dưới chơn lu, một con rắn vảy nâu có vạch hoàng kim và vạch ngân bạch đang nghểnh cổ nhìn ông. Và không để ông phản ứng, nó phóng tới, cắn vào trên mắt cá chơn ông làm ông đau điếng. Niềm kinh hoàng làm miệng lưỡi ông tê liệt. Cơn xây xẩm làm ông suýt ngất đi. Ông cố gượng lê vào divan và ngã người trên đó, thần trí chìm dần vào cơn hôm mê dầy đặc. Bỗng một bà già hiện ra, mặt mày tuy vẫn xấu xí nhưng không hung ác. Bà ta cười: – Cung hỉ ông Bác vật. ừ đây ông sẽ lần hồi lành bịnh, cũng tỉ như cây khô trổ bông, rau héo gặp mưa vậy. Vía Bác vật Cảnh bảo: – Tui bị rắn cắn, chắc phải chết, lành bịnh mà chi? Bà già vẫn tươi cười: – Trong sách Đông y có viết rằng nọc độc của loại rằn Kim Ngân Hoa Xà có thể trị được bịnh cùi. Bởi trước kia tuy ông có phỉ báng Trời Phật, nhưng ông biết làm việc thiện, biết tụng kinh sấm hối, giốc lòng tin tưởng Trời Phật nên các đại tướng Dược Xoa động tâm, sai con rắn Kim Ngân nầy cắn ông. Nọc rắn bắt đầu phát tác để tiêu diệt các mầm mống phung hủi trong thân ông. Sáng mai rồi ông sẽ rõ: Bác vật Cảnh chỉ biết chấp tay niệm Phật. – Trong mấy tuần nay, ông bị bịnh hành dữ dội. Bịnh cùi đâu có phát mau dữ vậy. Đây chỉ là cái quả báo hiện hành gấp rút để ông mau trả hết oan gia nghiệp chướng đó thôi. Lại nữa, mới nãy đây rắn cắn ông, chưa chi mà ông đã xây xẩm hôn mê. Đó là do tui dùng phép mọn để ông bất tỉnh nhơn sự, không thể kêu cứu. Nếu ông tri hô kêu cứu, ông Năm Tảo cũng là tay giỏi trị rắn cắn, sẽ dùng thuốc hóa giải hết nọc rắn thì làm sao có thứ dĩ độc trị độc để tiêu hủy mầm mống bịnh cùi kia được! Vía Bác vật Cảnh liền quỳ xuống tạ ơn bà già. Bà già xua tay ngăn cản, rồi bảo: – Thấy ông là kẻ hiền lương nên tui giốc lòng phù hộ ông. Việc tui làm thấu đến đức Quán Thế Âm Bồ Tát nên lát nữa đây, tui sẽ thác sanh làm cây hoa quỳnh ở từng trời Tứ Thiên Vương, mười năm trổ bông ngũ sắc một lần cho chư tiên cúng Phật. Vậy tui xin từ giả ông. Bắt đầu từ đây, bộ đi- quăng ông nằm sẽ chỉ thứ gỗ tầm thường, vô tri vô giác. Bà già biến mất và Bác vật Cảnh cũng vừa tỉnh giấc chiêm bao. Trời bên ngoài đã sáng lờ mờ. Ông chợt thấy niềm sảng khoái thấm nhuần châu thân nên vào nhà tắm, tắm để tẩy đi mồ hôi nhớp nháp. Xong ông trở về phòng khách vừa hút thuốc vừa đọc báo và chờ cô Ba Túy Nguyệt đem điểm tâm qua. Chùng giập bã trầu, Cô Ba Túy Nguyệt đến, theo sau là cô Hai Túy Ngọc xách một cái giỏ lớn. Cô Hai bảo: – Xế hôm qua, em tui đã mua đủ thứ cần dùng cho chú, vậy mà chiếu qua nó quên đem. Cô lôi ra nào là đường, cà phê, xà bông đá để giặt quần áo, xà bông thơm để rửa mặt, hai gói trà tàu, hai bánh thuốc rê, xấp giấy quyến vấn thuốc, hai tờ nhật báo, hai tờ nguyệt san… Cô ân cần hỏi han: – Chú khỏe không? Đêm qua ngủ có ngon không? Bác vật Cảnh đáp: – Thưa chị, dù đêm qua ngủ ít nhưng tui an giấc và cảm thấy dễ chịu lắm. Cô Hai Túy Ngọc sắp làm vợ ông Huyện Khải. Kể vai vế, cô đứng vào hàng chị ông Bác vật Cảnh. Đây là lần thứ hai cô qua thăm ông. Cô dịu dàng bảo: – Chú cần chi, muốn ăn món gì cứ nói con em tui biết. Ngày mốt, anh Huyện cùng ông Đốc Hạnh sẽ tới chơi, để dự lễ cúng rầm Vu Lan. Cô Ba đặt mâm điểm tâm xuống bàn, so đũa, ân cần mời: – Mời ông dùng điểm tâm cho nóng. Mâm cháo sáng thật tươm tất. Cháu trắng nấu bằng gạo nàng hương thơm phức. Hai trứng vịt muối xẻ đôi bày trên chiếc dĩa màu trứng sáo. Một dĩa nhỏ đựng dưa mắm trộn tỏi ớt. Một dĩa cá lóc muối mặn và chiên vàng. Một tô thịt nạc dăm và cá lóc kho chung, nước kho đặc quánh sặc mùi tiêu hành Một dĩa bắp chuối luộc trộn dấm ớt. Cô Hai nhìn từ trong ra ngoài, khen: – Ở đây từ trong ra ngoài đều ngăn nắp đẹp đẽ, chỉ thiếu mấy chậu bông cho vui mắt. Để tui mua tặng chú cặp chậu bông ngọc nữ. Cô quay qua em: – Em ở đây hàn huyên với chú Bác vật, chị có việc phải ra ngoài Cầu Dài. Và cô kiếu từ. Đợi chị mình đi khuất, cô Ba mới nhìn sững người đàn ông tân học, bảo: – Lạ dữ không, da mặt ông coi bộ bớt đỏ… Bác vật Cảnh úp úp mở mở: – Tui sẽ hết bịnh. Để rồi cô coi. Cô Ba cười: – Dĩ nhiên rồi. Em tin chắc như vậy. Cô Ba nghiêm sắc mặt: – Đêm hôm qua, em nằm chiêm bao thấy ông cùng em ngồi nói chuyện dưới mái lá nầy. Tư dưng ông biến mất. Chỗ của ông ngồi là một nhánh cây nhỏ trồng trong chậu. Một cơn gió hắt vào một làn sương mát, cây bỗng nãy lộc non, lá mới và trổ bông rườm ra lắm. Bác vật Cảnh nhìn sâu vào mắt cô gái: – Cô chiêm bao thấy cây khô trổ bông thì chuyện vui ứng vào cô chớ sao lại ứng vào tui? Cô Ba đỏ mặt, ấp úng: – Nhưng bấy lâu nay em tụng kinh Phổ Môn để cầu ông được lành bịnh. Cứ theo mộng triệu mà suy thì điềm hên phải ứng vào ông mới phải. Rồi không nói gì thêm, cô thu xếp gào- mên bỏ vào tay xách, bỏ ấm đất vô giỏ mây rồi kiếu từ. – Em phải đi chợ mua sắm lặt vạt. Khi cô đi rồi, Bác vật Cảnh vẫn tiếp tục dùng điểm tâm. Hôm nay cô Ba mặc áo nhiễu màu tím than, càng làm tôn sắc da trắng trẻo, hồng hào của cô lên bội phần. Khi cô mắc cỡ, sượng sùng, má cô càng hồng tươi thắm đượm, càng rạo rực lộng lẫy. Tim ông bỗng đập mạnh, miệng ông cười bâng khuâng… Bên ông Năm Tảo, lễ cúng rằm được tổ chức thiệt lớn. Bà Năm ngoài chè bánh còn làm một mâm cỗ chay thịnh soạn. Cô Ba bưng qua Bác vật Cảnh một mâm chay vĩ vèo nào là chả giò, mắm thái, cà ri chay để ăn với bún, bánh tráng, rau sống. Mâm chè bánh gồm các loại bánh luộc như bánh ú, bánh dừa, bánh qui; chè đậu trắng, xôi nhuộm nước cốt lá cẩm màu tím tươi, xôi vị mau nâu mã não thơm mùi ngũ vị hương ngào ngạt. Ông Huyện Khải tháp tùng ông bà Năm Tảo, cô Thiệt Nguyện, hai cô Túy đi chùa Long Đức và chùa Sơn Thắng. Kỳ rằm này bà Năm Tảo, ngoài mười ngăn quả đựng mười thứ bánh, còn cúng đường mỗi chùa năm chục đồng, rất hậu hĩ. Tiền cơm, tiền tiêu xài dành cho Bác vật Cảnh được người bác ông và ông Huyện Khải cung cấp đều đặn. Và cũng đều đặn ngày ba lần, cô Ba Túy Nguyệt đem cơm nước cho ông. Mỗi lần như vậy cô đều ngồi nán chừng nửa tiếng đồng hồ để trò chuyện. Bác vật Cảnh vẫn trì tụng kinh Pháp Hoa và kinh Dược Sư đều đều. Chừng nửa tháng sau, cô Ba chăm chăm nhìn ông, bảo: – Lạ quá đi, da mặt ông sáng mịn hơn bao giờ! Ông đưa tay xoa xoa lên má mình. Quả vậy, áp dưới lòng bàn tay, da mặt ông láng như da trẻ thơ. Khi cô Ba ra về, ông soi gương và thấy lớp xù xì trên mặt không còn nữa. Đôi mày lưa thưa của ông đã mọc rậm lại. Những vết lở lói ở tay ở cẳng đã khô mặt dần. Rồi đến một hôm, ông nấu lá thạch xương bồ đề tắm thì thấy mình đã hoàn toàn bình thường. Tóc ông rập rạp xanh tốt trở lại, những vết lở lói biến mất không để lại vết thẹo nào. Chiều hôm đó ông Năm Tảo sau khi xem mạch cho Bác vật Cảnh, bảo: – Bấy lâu theo dõi bịnh trạng ông, thấy bịnh lần lượt rút lui. Nay tóc, mày ông đã mọc rậm trở lại, chứng tỏ ông đã hoàn toàn bình phục. Vậy ông hãy lên Sài gòn khám bịnh coi có đúng như lời tui nói hay không. Tới lúc đó Bác vật Cảnh mới thuật tỉ mỉ cho ông Năm nghe những lần con tinh cẩm lai báo mộng, lần con Kim Ngân Hoa Xà cắn ông. Ông Năm chỉ biết chắp tay niệm Phật. Sau cùng, Bác vật Cảnh bảo: – Thưa ông Năm, tiện đây tui cũng xin thưa với ông. Ông là danh y, đoán bịnh khó mà trật được. Như vậy là tui đã lành bịnh rồi, không còn hồ nghi gì nữa. Trong thời gian về đây dưỡng bịnh, tui được cô Ba săn sóc, an ủi. Cổ lại còn khuyên tui tham khảo kinh điển và trì tụng kinh kệ. Ơn cổ lớn biết chừng nào! Tấm lòng cổ đối với tui tận tụy tha thiết biết mấy! Cô vừa đẹp vừa hiền, lại có tấm lòng vàng, nên tui muốn cưới cổ để đáp đền ơn cổ. Xin ông nhận lời tui, cho tui được làm rể ông. Ông Năm Tảo ngần ngại: – Ông lành bịnh thì tui mừng, nhưng về việc cầu hôn thì xin ông suy nghĩ lại. Bác vật Cảnh tha thiết: – Đực làm rể người hiền đức như ông, được làm chồng cô gái ngọc diện băng tâm như cô Ba, thì đó là tam sanh hữu hạnh cho tui vậy! Ông Năm Tảo chau mày: – Tui biết tánh ý con gái tui nhiều. Nếu vì mang ơn nó mà ông đòi cưới nó thì nó không ưng đâu! Nghe vậy Bác vật Cảnh cười xòa: – Đó là cách nói thôi, chớ thiệt tình tui đã thương thầm nhớ trộm cổ từ những ngày được gần gũi và trò chuyện với cô kia… Bác sĩ Lê Thạnh Mậu tiễn Hai Dần, người anh bạn dì của mình ra cửa, bảo: – Phải bố trí các nào để bắt quả tang đôi gian phu dâm phụ kia, có trưởng tòa làm biên bản. Có vậy tôi mới lôi cổ con vợ khốn nạn của tui ra tòa xin ly dị. Từ hơn tháng nay, bác sĩ Lê Thạnh Mậu nghe đồn vợ mình tư tình với tên Thierry Lemur, giám đốc đề- bô nước ngọt, la- de và rượu tây kiêm đề- bô nước đá. Ông nhờ Hai Dần làm thám tử dò la xem tin đồn có đích xác hay không. Ông tặng quà cáp, tiền bạc cho đương sự rất hậu hĩ. Hai Dần vốn bảnh trai, lanh lợi, quyền biến. Anh ta đã cặp xách được với cô Sáu Bạch Huệ, người chứa chấp và dắt mối cho cặp trai gái ngoại tình kia. Thierry Lemur đã có vợ, một người đờn bà Pháp, cho nên y ta không thể dắt cô Ba Cẩm Tú về nhà hú hí được. Cô Ba Cẩm Tú sực nhớ tới cô Sáu Bạch Huệ vốn thiếu nợ cô một món tiền lớn, chạy tiền lời trả cô cũng hụt hơi huống chi trả vốn. Cô Ba bèn đề nghị nếu cô Sáu chịu cho cô mượn nhà để cô hú hí với Thierry Lemur thì số tiền nợ lẫn lời kể như bỏ. Trước hết, cô Ba Cẩm Tú xé giấy nợ cũ, làm giấy nợ mới, coi như cô Sáu đã trả cho cô phân nửa. Phân nửa còn lại, cô Ba hứa sẽ tha luôn nếu cô Sáu làm y theo lời cô. Nhưng xui cho cô Ba Cẩm Tú. Ở đời, tiếng gọi của trái tim vẫn thường làm cho con người lung lay thay đổi lập trường và đạo đức. VaÛ lại cô Ba chưa hề làm ơn cho cô Sáu Bạch Huệ, nếu không nói là trước kia đã bóc lột cô Sáu qua lối cho vay cắt cổ. Hai Dần biết được điều đó nên cứ dùng lời súc siểm, túc ráy cô Sáu. Vậy là cô Sáu bằng lòng nhận hai trăm năm chục đồng của bác sĩ Mậu để gài bẩy và bêu xấu cô Ba Cẩm Tú cùng tên Pháp kiều Thierry Lemur kia. Hai Dần nói: – Xong vụ nầy, em trích ra một trăm đồng trả dứt nợ cô Ba Cẩm Tú, còn một trăm năm chục đồng thì để dành làm vốn mở tiệm cơm tây với anh. Nhận tiền rồi, cô Sáu Bạch Huệ cùng Hai Dần bố trí giăng lưới, đặt bẫy rình rập chờ đón đôi gian phu dâm phụ. Cái xui xẻo, vận rủi ro thường không mấy khi đi một mình có phải! Quan Chánh tham biện chơi thân với bác sĩ Lê Thạnh Mậu và không ưa Thierry Lemur. Chắc chằn việc điếm nhục nầy có đổ bể ra, quan cũng sẽ không bao che kẻ đồng hương đồng chủng với mình. Khi Hai Dần đi rồi, bác sĩ Mậu vào giường làm một giấc trưa cho khỏe. Hôm nay ông đóng cửa phòng mạch và nghỉ cuối năm như thường lệ. Từ sáng sớm cô Ba Cẩm Tú đã lấy cớ đến nhà Agnès Thuận và Isabell Định, hai ả chơi bời nổi tiếng trong tỉnh, để tìm, cách mua đi bán lại vài món nữ trang. Ông cũng không thèm hỏi lui hỏi tới công việc củ a vợ nữa. Tình vợ chồng giữa ông và cô Ba trở nên lợt lạt vì từ khi bị sảo thai, cô Ba Cẩm Tú xuống sắc thấy rõ. Mình mẩy cô tuy không ốm o nhưng bắt đầu khô khan. Dung nhan cô lợt lạt nên cô đánh phấn dày cui, trang điểm lòe loẹt, đeo nữ trang rườm rà, phúc sức choáng lộn. Tuy hết yêu vợ nhưng ông vẫn ghen vì tự ái bị xúc phạm. Và để làm cho lợi gan, ông muốn bứng vợ ra khỏi nhà, làm cho lớn chuyện để bên vợ phải ê mặt với dân trong tỉnh. Thanh danh ông có trầy trụa chút đỉnh mà nhằm nhò chi! Cả hai chưa có con với nhau thì lẽ nào ông cần phải nới tay cho con vợ lăng loàn kia! Cốt nhứt là mình phải bình tĩnh, giả đò mắt đui tai điếc ở lớp đầu. Khi chim đã sa lưới, cá đã vô nò, trong rọ, trong ó thì mình sẽ thẳng tay. Tuy nghĩ vậy nhưng lòng ông sôi sục sục. Ông không thể nằm đây để nghiền ngẫm cơn hờn ghen đang nung nấu tâm can ông. Ông liền chổi dậy gọi chị ở pha cho ông một tách cà phê, còn ông thì đi tắm, chải đầu thiệt láng, xịt dầu thơm nực nồng và ăn mặc thiệt bảnh bao. Ông dùng cà phê xong liền lái xe chạy rong thành phố. Trời buổi xế nắng uôi uôi. Gió tạt vào xe làm ông cảm thấy nguôi dịu sự ray rứt đôi chút. Bây giờ ông mới cảm thấy đói vì hồi trưa nầy mảng lo bàn bạc gài bẫy vợ với Hai Dần, ông chỉ căn chấm chút bụng như no vì suy tính nọ kia. Ông sực nhớ tới quán bà Bảy Thông cất ở giữa khoảng chợ cá và Bungalow, sàn quán gie ra sông. Bà Bảy có món chả giò, bì bún, bì cuốn, gỏi cuốn, nem nướng, chạo, bánh cống ngon tuyệt vời. Tuy nhiên hôm nay là ngày rằm, quán bà sẽ bán đồ chay. Nhưng đồ chay của bà cũng nổi tiếng hàng đầu trong tỉnh. Bác sĩ Mậu cho xe đậu trước dãy khách sạn gần bên chợ hàng bông, ngoắc đứa nhỏ đứng sớ rớ gần đó, nhét vào tay nó năm xu, dặn cho coi chừng xe cho ông. Xong, ông vượt qua đường, qua khu bán nước ngọt, chè tới quán bà Bảy Thông. Quán lúc nào cũng đông khách. Ông chọn chiếc bàn đặt sâu bên trong, gần cửa sổ để ngó xéo xéo ra sông Cổ Chiên và vùng cù lao An Thành. Bỗng ông ngập ngừng chùn bước. Người đàn bà ngồi cạnh chiếc bàn ông chọn chẳng ai xa lạ mà chính là cô Võ thị Tố Mai pháp danh Thiệt Nguyện, người yêu cũ của ông. Hôm nay cô Thiệt Nguyện vẫn như thường lệ mặc chiếc áo dài trắng, quần trắng. Nhưng áo dài bằng lụa cẩm nhung, còn quần thì bằng cẩm quất. Tai cô đeo đôi bông nhận hột trân châu, cổ cô đeo giây chuyền vàng có miếng mề đay cẩm thạch tạc tượng Quan Âm. Cô không son phấn, không tỉa chơn mày, nhưng da mặt cô trắng hồng, môi cô mọng thắm, mày cô thanh thanh. Bác sĩ Lê Thạnh Mậu nghĩ thầm: “Mèn ơi, sau sáu năm xa cách, cổ còn giưa y nét trẻ trung. Hôm gặp lại ở chùa Sơn Thắng, vì mảng lo bịnh trạng con vợ mình nên không có dịp quan sát cổ. Màu trắng của y phục làm cô kiều diễm thanh cao bội phần. Đây là vẻ đẹp thiên chơn. Son phấn hực hỡ, nũ tang hòa nhoáng chỉ tổ làm hư hoại bóng sắc đi”. Thiệt tình bởi trước kia ông hành xử quấy với cô Thiệt Nguyện nên gặp lại ông hơi ngường ngượng. Tuy nhiên vì quen giao thiệp, lại thêm tánh tự tin bặt thiệp nên ông ré lên liền: – Tố Mai, mạnh giỏi hả em? Cô Thiệt Nguyện vẫn giữ sắc điềm đạm: – Em vẫn mạnh. Còn anh? Bác sĩ Mậu hơi cau mày nhưng vẫn giữ vẻ tươi cười: – Ờ thì cũng mạnh, nhưng hồi này anh có mấy việc không vui nên ít đi đâu. Ông kéo ghế ngồi vào bàn rồi hỏi: – Em cho phép anh ngồi với em không? Cô Thiệt Nguyện cười: – Thiệt ra em đợi mua đồ chay đem về nhà chớ không phải ngồi ăn ở đây. Đồ chay lấy xong, em về liền. Bác sĩ Mậu nhìn cô trân trối: – Nghe nói dạo này em ở đàng nhà ông Năm Tảo, phải không? Anh muốn tới đó thăm em, em nhắm coi có tiện không? Cô Thiệt Nguyện vẫn cười: – Anh phải hỏi con Ba Cẩm Tứ, chớ sao lại hỏi em? Mà anh tới thăm em làm chi? Anh không sợ kẹt cho đôi bên hay sao? Bác sĩ Mậu ngẫm nghĩ: – Ờ, kẹt thiệt đó chớ. Nhưng mà… chu choa ơi, lóng rày sao em đẹp quá! Em làm anh nhớ huở nào anh còn học trường Petrus Ký, còn em học trường Áo Tím. Cô Thiệt Nguyện chỉ cười: – Thì đó là hồi xưa. Xưa khác, nay khác. Hoàn cảnh của anh và của em thay đổi nhiều rồi. Bác sĩ Mậu bỗng xúc động: – Tại anh ráo trọi! Nhưng trong thâm tâm anh nếu quá khứ là giấc mơ thì anh xin giữ những giấc mơ đẹp. Cô Thiệt Nguyện lắc đầu: – Cám ơn anh. Nhưng mà quá khứ không phải là giấc mơ. Tuy nhiên nếu nó quả là giấn mơ thì trong đó cũng có nhiêu cơn ác mộng mà em đã trải qua. – Tại anh hết. Nhưng để ảnh thu xếp. Mốt đây anh sẽ đến xóm Chuồng Gà thăm em. Cô Thiệt Nguyện xua tay: – Thôi anh ạ. Em có phiền trách anh đâu! Việc gì cũng đều do nghiệp lực đưa đẩy. Đừng có léo hánh tới em mà sanh nhiều tiếng thị phi. Bác sĩ Mậu buồn so. Bà Bảy Thông đem năm ngăn gào- mên đựng thức ăn lại cho cô Thiệt Nguyện kèm theo tiền thối. Cô cám ơn bà chủ quán rồi chào bác sĩ Mậu. – Anh ở lại, em về. Cô uyển chuyển xách gào- mên bước ra cửa, xuyên qua khu nước ngọt, đồ ngọt, bước ra lề đường ngoắc chiếc xe lôi về xóm Chuồng Gà. Bác sĩ Mậu kêu một ly nước dừa xiêm, một tô bún chả giò, ba cuốn bì. Ông cảm thấy tim mình đập theo nhịp điệu lạ lẫm. Ngoài cửa sổ, con sông Cổ Chiên trải rộng tầm nhìn từ vàm sông. Bên kia là cù lao An Thành với hàng cây xanh tươi. Một chiếc ghe giương buồm trắng lướt qua. Sông gợn sóng bạc lấp lánh dưới ánh nắng bắt đầu rạng rỡ. Màn mây mỏng che bầu trời bắt đầu tan rã vì cơn gió lao xao thổi mạnh, trả lại màu xanh lam ngọc ửng sáng. Riêng cô Thiệt Nguyện trên đường về, cảm thấy tâm hồn mình lay động khiến cô quên phứt mình đang là một ưu bà di. Trái tim cô ấm áp với niềm rung động xưa cũ. Ôi, đây là cảm giác 0trong những lúc cô nép mình trong vòng tay anh chàng Mậu năm nào. Tới bây giờ cô vẫn yêu anh ta, một người tuy thông minh nhưng tâm địa tầm thường, không chí hướng cao cả, không có đời sống tâm linh như cô hàng mong mỏi. Nhưng cô biết làm sao hơn! Cô yêu đương sự qua một mối đam mê oan nghiệt, theo một nghiệp lực tai ác đẩy đưa. Cho tới bây giờ mà ảnh còn nói tới mộng nầy mơ nọ khi tuổi đã quá nửa chừng xuân. Hồi tám năm trước, cái miệng xạo đía những mộng đó đã làm tui mê man đắm đuối. Khi bị ảnh lộng nài bẻ ống từ hôn, tui chỉ nghĩ tới tựn tử để chạy trốn đớn đau nhục nhã… Hôm nay là ngày rắm Trung Thu. Kỳ rằm này, gia đình ông Năm Tảo làm tiệc thưởng trăng thiệt lớn. Một phần bởi ông Nam Tảo làm ăn phát đạt, nhưng phần lớn là tại ông sắp có hai chàng rể chẳng những thuộc hàng tân học mà còn đứng vào giai cấp thượng lưu trong xã hội. Các thân chủ của ông Năm biếu xén ông nhiều hộp bánh trung thu thựng hạng, cho nên bà Năm chia bớt cho ông bà Chín Thẹo và ông Mười Thiệp ăn lấy thảo. Bà Năm Tảo sử soạn hai mâm tiệc. Mâm mặn dành cho ông Năm, ông Đốc Hạnh, ông Huyện Khải, ông Bác vật Cảnh và hai cô Túy. Còn mâm chay dành cho cô Thiệt Nguyện cô Út Ngọc An và bà. Khi cô Thiệt Nguyện về tới nhà thì cô Hai Túy Ngọc đã quét dọn trung đường và sắp đặt bàn ăn. Chén sứ, dĩa sứ, đũa mun được bày ra. Vừa thấy cô Thiệt Nguyện, bà Năm Tảo cười: – Không dè năm nay cháu ăn Tết Trung Thu với chú thím và hai con Túy. Cô Thiệt Nguyện bày nă







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Ngủ ngon nhé quá khứ!

Ngủ ngon nhé quá khứ!Những nỗi đau sẽ nằm lại, kỉ niệm buồn vui sẽ qua ...

Truyện Ngắn

09:38 - 23/12/2015

Tiếng thở dài

Tiếng thở dài- Bây giờ mà trúng con lô được năm bảy trăm thì tố...

Truyện Ngắn

08:27 - 23/12/2015

Bệnh nhân tâm thần..

Bệnh nhân tâm thần.. Khi bệnh viện tâm thần bốc cháy,...

Truyện Cười

23:29 - 26/12/2015

Ông nội

Ông nộiMẹ bảo: Được nghe ông mắng còn là vui đấy con ạ, l...

Truyện Ngắn

05:11 - 23/12/2015

Sang ngay

Sang ngay Có tiếng gõ cửa, chủ nhà chạy ra...

Truyện Cười

21:22 - 26/12/2015


XtGem Forum catalog