Disneyland 1972 Love the old s

Đọc truyện ma- Bãi Gió Cồn Trăng

e, dào dạt sóng tình, hực hừng lửa dục, bèn kêu Cai tuần Xướng: – Mầy phải giao hẹn với vợ chồng thằng Cai tuần Hạp cho chắc. Tao không muốn tụi nó trì hưỡn chuyện đó. Cái bụng cỏn chỉ chừng một thàng nữa là bự chang bang như cái chảo úp thì… hư bột hư đường ráo trọi! Mầy nói với tụi nó là tao muốn gặp con vợ nó tối mai. Cai tuần Xướng liền tới nhà Cai tuần Hạp. Nhà cửa đóng im lìm. Ngoài hàng ba, là rụng ngổn ngang. Lúc đó trời đã xế trưa, ánh nắng vàng vọt nhuộm buồn cảnh vật chung quanh. Một con mèo muôn nằm gần áng nước, thấy có người lạ liền chậm rãi bước về phía hàng rào xương rồng rồi chui qua lộ hổng ra ngoài. Cai tuần Xướng lớn tiếng gọi: – Có ai ờ nhà không? Trong nhà có tiếng đờn bà vọng ra: – Anh Bảy đó hỏa? Cửa không gài, mời anh vô. Cai tuần Xướng đẩy cửa bước vào. Nhà trống trớn, chỉ còn trơ chiếc chõng tre trải chiếu đậu. Một thép dầu mù u đặt ở đầu giường. Vợ Cai tuần Hạp mặc bộ đồ trắng ngồi bên mép chõng, tóc tai dã dượi, bảo: – Đồ đạc trong nhà đã bán hết để chồng tui lấy tiền đóng thuế thân. Ảnh đem sắp nhỏ về viếng thăm bà dì của ảnh ở Lộc Hòa, nhà chỉ còn có mình tui. Vậy anh nên về nói với ông Bang biện Hưỡn tối nay ổng tới đậy tiện hơn. Tôi cũng đã giặt sẵn chiếu mùng đợi ổng. Cai tuần Xướng tán thành: – Tối nay có trăng, tiện lắm. Rồi anh ta hỏi cho có chuyện: – Thím có đau ốm gì không? Sao lại nằm dã dượi một mình trong căn nhà đóng cửa tối mờ như vậy? Vợ Cai tuần Hạp cười gượng: – Tui có đau ốm chi đâu! Bởi vì thai hành nên tui cứ sật sừ sật sưỡng vậy mà! Tui cũng mới vừa uống thang thuốc dưỡng thai do ông Năm Tảo hốt nên cũng thầy đỡ. Rồi chị ta giục: – Thôi, anh kíp về báo tin cho ông Bang biện mừng. Tui vừa sắm cục xà bông sả, sẽ tắm gội cho da thịt thơm tho, để… tiếp ổng. Giọng người đàn bà vừa lẳng lơ vừa se sắt làm Cai tuần Xướng rợn cả người, nhưng biết chị ta bằng lòng tiếp ông Bang biện Hưỡn là anh ta đủ mừng rồi. Xế đó, ông Bang biện Hưỡn sai con Lý, con Lài dọn ông một tiệc tượu nhỏ để ông cùng Cai tuần Xướng cụng ly. Ông cao hứng bảo tên nha trảo tâm phúc: – Xong cái vụ vợ thằng Cai tuần Hạp, mầy nên bắt tay lo vụ em gái anh Hương bộ Lại cho tao. Ông đặt vào tay Cai tuần Xướng một phong bao: – Mầy cứ ăn nhậu cho đã đời đi. Còn tao, tao chỉ có thể nhậu sương sương thôi. Tối nay nếu say li bì thì còn làm ăn giống gì được! Tao tặng mầy hai chục bạc này để uống trà. Ông lôi chai rượu thuốc ngâm xác con chim bìm bịp phơi khô ra nhâm nhi. Đó là rượu tráng dương mà Cai tuần Xướng bổ cho ông hồi Tết vừa rồi. Trong tủ buýp- phê của ông cũng đã có hủ rượu ngâm cắc kè bông, một thứ rượu dương khác. Sau bữa tiệc, Cai tuần Xướng say hoắc cần câu, phải vịn vai thằng Đực để về nhà. Còn ông Bang biện Hưỡn đánh một giấc thiệt đã. Khi ông thức dậy thì trời đã chạng vạng. Mâm cơm chiều cọn lên, ông ăn thiệt ngon miệng vì có món canh cá khoai nấu ngót mà ông rất ưa. Xong xuôi ông đi tắm, cạo râu, xịt dầu thơm và mặc bộ đồ bà ba bằng lục soạn trắng. Tay xách đèn tán chai, ông chậm rãi đến nhà Cai tuần Hạp. Lúc đó vầng trăng mười ba khá tròn, rải ánh sáng khắp nơi. Vùng ngoại ô tỉnh lỵ dập dìu người đi chơi trăng. Ông Bang biện Hưỡn đi sâu hướng xóm Đình Khao, bước qua cầu sát lót ván, rẽ vô vùng thôn ổ tận rạp cây dâu miền dưới, bụi tre gai, khóm tầm vông. Đây rồi! Nhà Cai tuần Hạp đây rồi! Mái lá lợp nhô khỏi chòm cây đen thẳm, bên kia lối đi đắp đất lươn song song với dòng rạch lấp loáng ánh trăng. Cửa ngõ không gài, ông đẩy cánh cửa bước vào lối đi ngắn và hẹp viền những cây kim quát trổ bông thơm ngát để bước vào vuông sân ngổn ngang là vàng. Mái hiên tối mờ mờ, nhưng có ánh đèn chong le lói qua mắt cáo. Ông Bang biện Hưỡn tằng hắng: – Có ai trong nhà không? Tiếng đờn bà lảnh lót vọng ra: – Ông Bang biện đó phải không? Cửa không có gài chốt, mời ông vô kẻo lạnh. Một trận gió lốc nổi lên, lá vàng bay thốc. Ông Bang biện đẩy cửa vô. Vợ Cai tuần Hạp nhõng nhẽo: – Sao trể vậy? chờ ông xốn xang tấc dạ vậy đó! Ông Bang biện cười mơn: – Qua đây cũng trông đứng trông ngồi, mong trời mau tối… Ông ồm chầm lấy chị ta, vuốt ve cái bụng chửa lùm lùm của chị, hun hít. Mà ủa lạn, sao mình mẩy chị ta lạnh ngắt. Ông hỏi: – Sao mình mẩy em như ướp nước đá vậy? Vợ Cai tuần Hạp háy ông bằng cặp mắt có đuôi: – Thì em phải tắm rửa sạch sẽ để tiếp ông. Ngặt vì lóng rầy em yếu trong người, gặp nước lạnh về chiều nên da thịt mới như vậy. Ông úm em một đỗi thì em ấm lại liền! Ông tiếp tục hun hít, ấp ủ người đàn bà. Quả nhiên da thịt chị ấm lại dần. Nhưng khi ông muốn bóc hết lớp quần áo che thân chị thì chị đề nghị: – Ngoài sau vườn em có một cây rơm, chỗ đó quanh năm suốt tháng chẳng ai lai vãng. Đêm nay có trăng, tụi mình ra đó gẫm có thú vị hơn không? Ông Bang biện Hưỡn khoái quá, gật gù khen ngợi: – Thiệt qua không ngờ em… cao kiến như vầy, hiểu chuyện phong lưu tao nhã lắm. Vậy thì mình cùng đi! Cả hai sóng bước ra ngoài nhà sau. Quả thiệt có cây rơm bên cạnh cái ao. Ven ao là cây gừa, Đom đóm bám vào từng chiếc là, ánh sáng chớp tắt liên hồi. Trăng bây giờ lên cao, thu nhỏ lại, sáng như phiến gương làu làu nước thủy. Quanh ao tiếng vạt sành kêu râm ran. Chốc chốc có tiếng cá ăn móng. Ông Bang biện Hưỡn bước cạnh người đờn bà, chốc chốc lại quay qua nhìn chị cười mơn. Bỗng ông lạnh mình. Ô hay! Người đàn bà đi cạnh ông rõ ràng là cô Út Thoại Huê. Ông buốt miệng kêu: “Trời ơi!” rồi đưa tay dụi mắt. À thì ra ông nhìn lầm, vợ Cai tuần Hạp chớ không ai khác. Người đờn bà gặng ông: – Ủa, sao ông kêu trời vậy? Ông Bang biện Hưỡn nói lảng: – Không, có gì đâu! Tại qua thấy em đẹp nên buột miệng vậy mà! Vợ Cai tuần nhìn ông đăm đăm như thôi miên: – Thiệt không đó? Hay ông tưởng em là cô nào khác? Ông Bang biện cười dã lã: – Thôi mà em, em nói chi chuyện tầm phào ất vui! Người đờn bà khi tới gốc cây rơm, nằm dài ra, giọng ỏn ẻn thẽo thợt: – Mình ơi, em đây nè. Mình có chiên xào, kho nấu em cách nào, em cũng vui lòng hết. Chị lột hết quần áo ông, ôm sát vào người chị rồi bất ngờ siết thiệt chặt làm ngực ông muốn vỡ vụn. Chị ta cười hăng hắc, sắc lạnh như từng gáo nước dội lên mặt, lên sống lưng ông. Ông Bang biện sững sờ nhìn chị. Trời ơi, rõ ràng là Út Thoại Huê đây mà! Quả nhiên người đờn bà the thé: – Con quỉ dâm dục, con quỉ súc sanh từng làm nhơ các thai phụ để họ phải chịu nhục nhã vì ô danh xủ tiết! Cả nhà Cai tuần Hạp đã vì mầy mà lìa quê lìa quán, đem thân cầu thực xứ người! Bọn họ đi Bạc Liêu từ hai hôm rồi, tao phải giả dạng chị vợ để răn dạy mầy! Nói tới đây, cô Út Thoại Huê thổi một làn hơi lạnh buốt lên mặt ông bang biện Hưỡn khiến ông lịm đi. Sáng hôm sau, mấy người đờn bà hái rau dại trong xóm phát giác ông Bang biện Hưỡn nằm im lìm bên mộ cô Út Thoại Huê, liền tri hô lên. Mấy lực điền xúm lại, lấy chiếu đắp lên thân thể trần truồng của ông, rồi hơ lửa cạo gió, xức dầu… Chừng nửa tiếng đồng hồ sau, ông bắt đầu thở thoi thóp. Sau khi hỏi han gốc tích, họ đưa ông Bang biện Hưỡn ra bến sông Cổ Chiên, dùng xuồng đưa ông về bến chùa Bảy Phủ và võng ông về Cầu Đào. Sau đó ông bị á khẩu, câm luôn.. Ông còn bị bán thân bất toại, nằm ngồi một chỗ. Khi mắc tiêu tiểu, ông phải lết tới cầu xí một cách khó nhọc. Bà Bang biện Hưỡn khi đi chợ Ba Xi chuộc bùa về chẳng những không vui mà còn thấy chồng bịnh hoạn như vầy thì vừa rầu vừa lo. Thầy Năm Lê Thái Sanh vừa khi diện kiến mẹ con bà, đã bảo: – Trị bịnh là chuyện nhỏ, còn trị được cái ác nghiệt hay không là một chuyện tỉ như hột muối thả xuống dông, nước sông làm sao mặn cho được! Tui coi qua sắc diện bà và hai cô đây từ ấn đường đã có vệt đen ửng ra rồi! Đây là ác quả hiện hành, ác báo phát tác. Bà và hai cô nên tụng kinh niệm Phật cho siêng, làm việc bố thí cho nhiều thì họa may mới cạy gỡ được phần nào móng vuốt của ác quả ác báo đó. Bà Bang biện dù lo dù rầu bởi lời nói của thầy Năm Lê Thái Sanh nhưng vẫn không ngưng việc bòn tro đãi trấu, hành hạ xéo xắt kẻ dưới tay mình. Hễ việc làm ăn không trôi chảy, bà kiếm chuyện đánh chửi Bửu, coi việc nuôi cậu trong nhà là nuôi kẻ đem oan nghiệt và xui xẻo ình. Một hôm, cô Tư Cẩm Lệ từ Sài gòn hớt hơ hớt hải báo tin: – Nguy rồi má ơi, sáng hôm qua con đốt nhang trang thờ bùa thì thấy gián cắn lá bùa lam nham. Làm sao đây má? Ha mẹ con ngồi lo rầu không biết gỡ rối cách nào thì tới xế chiều, cô Ba Cẩm Tú tay che dù, tay xách bóp từ Cầu Lầu qua thăm. Cô vừa khóc vừa thuật: – Hổm rày, tối tối con nghe chuột kêu chít chít ở mấy bàn thờ nên mừng thầm vì nghĩ đó là điềm hên. Ai mà dè sáng nay con ở của con chưng bông, cúng nước trên trang thờ thì thấy gói bùa bị chuột cắn nát ráo trọi rồi! Cứ mỗi ngày cô Ba Túy Nguyệt đem cơm cho Bác vật Cảnh. Lúc đầu bà Năm Tảo sợ con mình vì tiếp xúc với kẻ phong hủi lâu ngầy chầy tháng sẽ bị lây bịnh ngặt nghèo kia, nhưng ông Năm Tảo khuyên: – Sanh lão bịnh tử đều có số mạng cả, má nó chớ lo. Con Ba nhà mình đem cơm cho ông Bác vật chớ có tiếp xúc kề cận với ổng đâu mà má nó sợ lây bịnh. Cô Ba Túy Nguyệt cũng trấn an mẹ: – Thưa má, con mang cơm nước cho ổng con chỉ đứng đàng xa nói chuyện chớ không chà lết, quết xảm lên bộ ván gõ của ổng, con cũng không uống nước, ăn bánh ổng mời thì làm sao lây bịnh được. Ăn uống xong, ổng tự tay rửa gào- mên, phơi cho ráo để bữa sau con tời lấy đem về. Vậy là ngày ba bữa, dù nắng hay mưa, cô Ba cũng đem cơm qua túp nhà lá nơi ông Bác vật Cảnh thuê. Tuy nhiên bà Năm tự nhủ để hưỡn hưỡn bà sẽ xúi ông Bác vật Cảnh thuê một đứa trẻ trong xóm lo việc đem cơm nước cho ông. Lần đầu chạm mặt ông Bác vật Cảnh, cô Ba Túy Nguyệt bàng hoàng khôn tả. Trừ làn da đỏ thén vì bịnh, đường nét trên khuôn mặt ông thiệt khôi vĩ: Mũi dọc dừa, cầm vuông, trán đứng thẳng vách thành, cặp môi đầy đặn và rõ nét.. Chèn ơi, mặt gì mà thanh tú từng nét một! Đã vậy, vóc mình ông còn cân đối. Hôm đó ông mặc quần đùi, sơ- mi màu cháo lòng có vá vài mảnh để tiện việc vun xới líp huệ bên hè và mấy khóm bông tang, bông ngọc trâm trong sân. Cả hai chào nhau. Cô gái nhỏ nhẹ thưa: – Thưa ông bác vật, ba má em sai em đem cơm qua đây. Từ rày về sau, hễ ông muốn ăn món chi xin cho em biết trước một ngày để em đi chợ mua sắm rồi nấu nướng cho ông ăn sốt dẽo. Ông Bác vật trả lời: – Để rồi đêm đêm, tôi nằm gác tay lên trán coi mình thèm ăn món chi, sẽ nói cho cô biết. Cô Ba Túy Nguyệt đặt gào- mêm xuống bàn, lôi tùng ngăn ra để bày lên mâm. Bốn ngăn, trừ một ngăn đựng đầy cơm gạo nanh chồn trắng như bông bưởi và thơm ngào ngạt, ba ngăn kia gồm món canh rau cao kỷ nấu thịt, món sườn nướng thơm điếc mũi, món lòng gà xào thuốc vừa sắc cùng hai trái xoài cát làm món tráng miệng. Bác vật Cảnh xoa tay, trầm trồ: – Cơm sốt canh nóng, chỉ ăn bằng mắt thôi tôi cũng đã biết ngon dở ra sao rồi. Ai làm bếp vậy cô? Cô Ba rụt rè: – Thường thị chị Hai em cùng em làm bếp, nhưng hôm nay chỉ theo má em đi vô ngọn rạch CÁ Trê thăm người quen nên em làm bếp mình em. Mong ông không chê món dở mà chiếu cố cho em mừng. Co rót thuốc vào chiếc tô sành, rồi bày trên chiếc dĩa sứ trái táo tàu và trái cà na tẩm đường. Xong xuôi, cô xin phép ra về. Ông Bác vật Cảnh vừa ăn cơm vừa hình dung lại nhân diện vóc dáng sô gái. Chu choa ơi, cô nầy là gái giữa chợ nửa quê mà sao có tướng sang dường ấy! Khuôn mặt trái xoan, sóng mũi giọt mật, vàng trán cao, mắt xếch thuộc loại phụng nhỡn sáng long lanh, cặp môi trái tim ửng màu san hô, hàn răng ngọc trai dều đặn trắng bóng, mái tóc óng ả như mua nhuộm huyền giồi! Đã vậy vóc mình cổ còn cao ráo, yểu điệu. Khi bước đi, tay cổ đánh đàng xa dịu nhiễu. Giọng cổ còn ấm áp lảnh lót, phát âm ráo rẻ ra người ăn học. Phải chi mình không mang bịnh nan y, mình sẽ cưới cổ, cất nhà lầu hai từng cho cổ ở mới xứng đáng cái huê dung nguyệt mạo của cô. Trưa hôm đó, cứ nghĩ tới cô Ba Túy Nguyệt, rồi nghĩ tới hoàn cảnh cay nghiệt của mình, Bác vật Cảnh thêm thao thức, không tài nào ngủ trưa được. Theo trí lan man, ông nghĩ hết chuyện nọ qua chuyện kia. Gia đình ông thanh bạch, tuy không theo đạo nào nhưng thường tu nhơn tích đức, thờ cúng ông bà. Ông thì nhiễm Tây học, tin khoa học chớ không tin một đấng tạo hóa nào. Sống trong buổi giao thời, nhận thấy nước nhà không được khai hóa mở mang nên ông tích cực tham gia vào các hội phước thiện, hội chống mù chữ, hội chống hủ tục, hội khuyến nông cùng các hoạt động nâng cao dân trí. Vậy mà từ khi vướng bịnh nghiệt nầy, ông đành bỏ dở hết mọi hoạt động, cam sống ẩn dật nơi thôn ổ tịch mịch. Bên ngoài trời xáng một trận mưa, lúc đầu tầm tã rồi sau cứ rỉ rả dai nhách. Mưa điệu nầy, làm sao ông ra ngoài sân để o bế bông kiểng và chăm bón vạt đất trồng rau cho được! Bởi đó ông đốt rề- sô nấu nước, pha ình một bình trà. Uống trà xong, ông lấy quyển Đường thi ra ngâm rồi thử dịch ra tiếng Việt. Bên ngoài, thỉnh thoảng gió lùa vào bụi tre kêu rào rào hoặc khua mấy nhánh bằng lăng, nhánh trúc bách diệp phần phật. Sau đó ông bỏ vào giường nằm gác tay lên trán, mắt lim dim. Bóng chiều xám tro kéo về. Mưa vẫn chưa ngớt. Ngoài mé ruộng sâm sấp nước, ngoài ao bàu lũng vũng, tiếng ếch nhái, nhóc nhen, chàng hiu, bồ tọt cưa kêu nềnh oang buôn sao mà buồn thúi ruột! Ông bèn chổi dậy đi rửa mấy ngăn gào- mên và súc ấm. Xong, ông đem phơi trên vì tre cho ráo nước. Bỗng ngoài sân có tiếng lăng líu: – Xin thưa, có ông Bác vật trong nhà hay không? Bác vật Cảnh đi thắp đèn và nói vang ra: – Tôi ở trong nhà đây. Trời mưa ướt át, tôi có dám ra ngoài sân, ngoài hè, ngoài vườn đâu! Cô Ba Túy Nguyệt đem hai gào- mên kháÿc đựng cơm và thức ăn qua. Chiều nay cô đổ bánh xèo. Món cơm nóng ăn với tôm kho tàu là đề ăn dặm thêm kẻo đêm dài ông sẽ đói bụng. Cô lôi giỏ lấy bánh xèo và rau sống bọc trong lá chuối để bày ra mâm. Cô mở nút chai đựng nước mắm giấm ớt rót ra chén nhỏ để ông chấm bánh xèo. Bác vật Cảnh than: – Trời chiều mưa gió, nằm đọc sách hoài nên tinh thần tôi trì trệ lắm. Sẵn bánh xèo nóng hổi bù thổi bù ăn nầy, ăn xong chắc tinh thần tôi sẽ phấn chấn được chút nào chăng! Cô Ba chắc lưỡi: – Chết chưa! Nằm mà đọc sách hoài thì đầu óc tránh sao khỏi loõng bõng, tinh thần làm sao khỏi sa sút đây! Ông Bác vật nên tìm kinh kệ mà đọc có hơn không? Bác vậy Cảnh cười cười:: – Ý gì cô khuyên tôi như vậy? Cô Ba sắp mấy trái mận xanh, đỏ vào dĩa, nhoẻn nụ cười ranh mảnh: – Thưa, em có ý gì đâu. Ông thử đọc vài phẩm kinh Đại Thừa thử coi có hạp với nhu cầu tâm linh của ông hay không! Nếu hạp thì đọc tiếp, còn không thì ông cứ đọc sách khác để mở mang trí thức. Bác vật Cảnh ỡm ờ: – Được rồi, tôi sẽ đọc kinh Phật cho cô vui. Cô Ba nghiêm ngay sắc mặt, thái độ lạnh lùng nên Bác vật Cảnh không nói gì thêm. Cô chồng những ngăn gào- mên, xỏ vào tay xách, còn chiếc ấm đất thì cô bỏ vào giỏ mây. Bên ngoài mưa đã tạnh, trời nạm đầy sao đêm lấp lánh. Bóng trăng tròn vành vạnh đã ló dạng ở phương đông. Bác vật Cảnh bảo: – Chắc cô không rõ, tôi đã có lần thưa với bác Năm rằng tôi vốn không duy tâm nên không tin đấng tạo hóa. Theo tôi, tôn giáo chỉ lập ra những lý thuyết khiến con người cần an. thiếu ý chí tiến thân. Cô Ba Túy Nguyệt lắc đầu: – Đó chỉ là thành kiến. Nếu ông đọc kinh Phật, ông sẽ có những suy nghĩ khác. Và cô vẫn giữ vẻ lạnh lùng: – Thôi, xin chào ông. Đêm nay ông có suy nghĩ muốn ăn món chi thì sáng mai cho em biết. Cô bước ra ngoài, men theo lối nhỏ băng qua khoảng đất trống mọc đầy cỏ đuôi chồn, cây ké, cây mua, cỏ mực để tiến vè phía hàng rào ngăn đôi khuôn viên nhà cô và ngôi nhà thuê này, mở cửa rào bước vào khuôn viên nhà mình. Hôm nay cả nhà ăn cơm trễ phải chờ cô Thiệt Nguyện đi An Hữu về. Cũng như thường lệ, bàn ăn được cọn hai mâm. Mâm mặn dành cho cả nhà, mâm chay dọn riêng cho cô Thiệt Nguyện. Món bánh xèo chay được đúc nhưn bằng giá, nấm mối, đậu hũ chiên… Hôm nay lại có ông Đạo Chuối đến viếng, và cũng như thường lệ ông chỉ ăn chuối chớ không ăn cơm. Bởi đó, bà Năm Tảo đãi ông bằng chuối cau vàng óng, ngọt và thơm. Ngoài ra ông Năm Tảo còn pha cho ông một bình trà Ô Long thiệt ngon. Trong lúc dùng bữa, bà Năm Tảo mang ý định thuê trẻ mang cơm cho ông Bác vật Cảnh ra tỏ với cả nhà. Cô Ba Túy Nguyệt lộ vẻ bất bình, bảo mẹ: – Má nghĩ coi, nếu má sợ con lây bịnh rồi đi mướn một thằng nhỏ đem cơm cho ông Bác vật thì té ra mình ỷ có tiền đưa nó vào chỗ hiểm nghèo hay sao? Gia đình mình là Phật tử thuần thành, con đâu thể để má làm như vậy được. Vả lại con vốn dè dặt kỹ lưỡng, gẫm chẳng hại chi. Còn bọn con nít lòng dạ hời hợt, ăn chưa no lo chưa tới, khó mà gìn giữ kỹ, không sớm thì chầy tụi nó cũng bị lây bịnh. Cô Hai Túy Ngọc biểu đồng tình: – Em con nói phải đó má. Thôi, để con với nó thay phiên nhau đem cơm cho ổng. Ông ta kể vai vế và thứ tự họ hàng là em chồng của con đó, chớ có phải người dưng nước lã đâu! Cô Thiệt Nguyện ngăn cản: – Em lãnh phần đem cơm cho ổng sao tiện. Thôi để cho con Ba cũng được. Cô Hai cười: – Tiện hay không tiện là chuyện thị phi. Mình hơi nào để tâm tới miệng lằn lưỡi mối ệt! Cứ làm theo lương tâm, theo lẽ phải. Hễ đức trọng thì quỷ thần kinh. Bà Năm Tảo làm thinh, không dám chêm vào một tiếng bàn ra nào nữa. Cơm nước xong, cả nhà ra trung đường hầu chuyện ông Đạo Chuối. Ông Đạo than phiền: – Tui vừa đi An Hương về. Bịnh tình bà Mười Hai có mòi tái phát. Tui có dán mấy đạo bùa ở cửa buồng bả, vậy mà đêm đêm yêu quái cứ chui vô buồng cưỡng dâm bả. Tui biết ngay là con yêu nầy bản lĩnh cao cường trong khi tui còn non tay ấn. Chồng bả cho tui hay bả lại lớn bụng thêm một lần nữa. Ồng khóc lóc xin tui cứu mạng bả, cho nên ngày mai tui phải đi đò máy về Châu Đốc tìm sư huynh tui là ông Đạo Xiêm để xin vài lá bùa. Sư huynh tui có học luyện bùa ngải và trừ tà tận bên Xiêm. Bà Năm Tảo thở dài bảo chồng: – Ông coi đó, nếu vợ chồng bà Mười Hai từ trước biết tu nhơn tích đức thì đâu phải lãnh cái ác bào như vầy Thừ khi ị yêu mà tà quái quấy nhiễu, bả đã phải bỏ thành thị để về An Hương, vậy mà có thoát đâu! Cô Thiệt Nguyện kể thêm: – Thưa thím, cháu đi An Hương, nghe đâu xóm bên cạnh đình kể rằng trước đây bà Mười Hai lâu lâu từ chợ Vãng về các làng quê lân cận dụ dỗ gái quê ra thành, trước hết bắt họ làm đầy tớ, sau đó bà mua sắm quần hàng áo lụa cùng son phấn vòng vàng cho họ, bắt họ tiếp khách. Ăn quen theo kiểu đó, bà dụ dỗ gái chú Thường xuyên Lê Văn Hai ở An Hương khiến chú tức giận, vốn mang bịnh lao nặng nên chú hộc máu tươi ra mà chết. Con trai chú sau đó bỏ nhà ra đi, thề sẽ trả thù. Ít lâu sau, hắn lảng vảng ở xóm Lò Tương ngoài chợ Vãng là nơi bả mở động điếm. Hắn tò tí với chị bếp bả, bỏ bùa vô thức ăn của bả sao đó nên bả phát điên. Chồng con bả đưa bả về An Hương tịnh dưỡng. Sau đó công việc làm ăn thất bại, họ đành bán nhà, bán động đĩ ở xóm Lò Tương về xóm cạnh đình làng An Hương. Càng lúc cơn điên của bà Mười Hai càng nặng, bà thường đổ hô có yêu quái đêm đêm vô buồng cưỡng dâm bà, nhưng chồng con bà thì nghĩ rằng bả điên chớ có yêu quái gì đâu! Ông Đạo Chuối nhấn mạnh từng tiếng: – Bà điên trước, sau đó yêu quái thừa lúc tâm thần bà dao động, nhập vô quấy phá. Tiếc rằng tui chưa dò dẫm được tung tích con yêu đó mà thôi! Cô Thiệt Nguyện bảo: – Dạo sau nầy hễ nghe chó sủa là bả hoảng kinh hồn vía, tay chân run lẩy bẩy, sống lưng bả đổ mồ hôi lạnh ngắt. Con chó nào sủa dai thì bả lăn đùng ra chết giấc. Mưa lại kéo về. Câu chuyện xoay qua đề tài khác. Bà Năm Tảo lau bộ ván cẩm lai, trải chiếu bông, bày mền nỉ, gối ống để dọn chỗ ngủ cho ông Đạo Chuối. Sau đó ai nấy rút về buồng riêng. Bà Năm Tảo dặn hai cô con gái: – Con Hai con Ba hãy đi ngủ sớm để đầu canh năm thức dậy bắt nước làm gà nấu cháo. Bay cũng đừng quên nấu cháo chay cho chị Thiệt Nguyện bây dùng. Nhà có sẵn nấm rơm, mì căn, tào hũ ky, đủ bộ vận hết… Mưa bên ngoài không ngớt, hễ trận nầy vừa tạnh là đám khác kéo về. Sau đó mưa cứ tuôn rỉ rả, trùn dế bên nhà tỉ tê từng loạt. Cô Ba Túy Nguyệt thay bộ quần áo rộng rồi vào giường, buông mùng xuống. Ngọn đèn chong vẫn cháy sáng mà cô không buồn vặn nhỏ. Thời tiết mát lạnh làm giấc ngủ mau tới. Bỗng dưng cố Ba thấy mình đang đứng dưới mái hiên túp nhà lá mà Bác vật Cảnh vừa thuê. Cô đang đứng gần lu nước có chiếc gáo dừa gác trên miệng lu. Kế lu nước la khóm trang trổ bông đỏ như ráng chiều hè. Bỗng một người đàn bà mặc chiếc áo dài trắng, có khoát khăn san the trắng, dáng đi thướt tha yểu điệu tới gần bên cô. Tửng ai té ra cô Út Thoại Huê. Cô Ba Túy Nguyệt hoảng kinh toan chạy trốn thì cô Út trấn an liền: – Cháu đừng sợ. Dì tuy là hồn ma bón







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Còn phải xem xét..

Còn phải xem xét.. Chàng trai trở về nhà sau cuộc t...

Truyện Cười

22:58 - 26/12/2015

Những dòng lưu bút

Những dòng lưu bútNhững cây phượng trong sân trường đồng lọat nở hoa...

Truyện Ngắn

11:09 - 23/12/2015

Đọc truyện ma- Lỡ Động Vào Đất Chùa

Đọc truyện ma-  Lỡ Động Vào Đất Chùa Mới đây thôi, đầu tháng 9, người quen của mình đ...

Truyện Ma

10:22 - 10/01/2016

Nước mắt của cá

Nước mắt của cáỞ một vùng biển xa xôi, có một con cá lớn rất đẹp ...

Truyện Ngắn

10:23 - 23/12/2015

Độc chiêu kiếm vợ

Độc chiêu kiếm vợĐều đặn suốt nửa năm, tuần nào hắn cũng đổ 2 chỉ. ...

Truyện Ngắn

08:42 - 23/12/2015