Old school Swatch Watches

Đọc truyện ma- Bãi Gió Cồn Trăng

trước, ông Khải kết hôn với cô Ba Kim Chưởng, con gái ông Cai tổng Chất. Ông nầy là anh một cha khác mẹ với ông Bang biện Hưỡn. Tuy nhiên cuộc hôn nhơn đó không đem lại hạnh phúc cho đôi bên. Cô Ba ít lầu sau từ trần vì bịnh lao. Tứ đó ông Huyện Khải không nghĩ tới việc tục huyền nữa. Hiện giờ ông được bổ về làm việc ở huyện Tiểu Cần thuộc tỉnh Trà Vinh. Cậu Hai Luyện mừng rỡ: – Nè anh Ba, chốc nữa anh có về nhà tía em không? Hay là anh về thẳng Tiểu Cần? Ông Huyện Khải trả lời: – Sáng mốt anh mới về Tiểu Cần. Anh lên Vĩnh Long để lo vài ba việc. Chú Bang biện giữ anh ở Cầu Đào chớ không cho anh ở chỗ nào khác. Cậu Hai nói xuôi: – Thôi để em về Cầu Đào trước. Lÿt nữa anh em mình mặc sức cụng ly và hàn huyên với nhau. Quanh mâm cơm chiều hôm đó, cậu Hai Luyện thuật cho cha và ông huyện Khải nghe quái trạng về chiếc divan cẩm lai. Ông Bang biện Hưỡn cũng kể cho con và cháu rể nghe giấc chiêm bao vào hôm ông ngủ trưa lần đầu tiên trên chiếc divan ấy. Ông Huyện Khải khuyên: – Vậy thì nên đốt cái divan đó đi, để cho tinh linh cây cẩm lai được siêu sanh. Ông Bang biện Hưỡn lắc đầu: – Cháu đừng nghĩ vậy. Để rồi chú tìm cách bán rẻ cho kẻ thích xài bàn ghế xưa. Ông Huyện Khải chỉ cười cười không nói gì thêm. Sau cùng, ông tỏ thiệt với cha con ông Bang biện Hưỡn: – Cháu lên đây cũng có chút việc. Số là người em bà con nhà chú của cháu mấy năm gần đây được bác sĩ cho biết nó có triệu chứng bị bịnh cùi. Tía má nó sợ nó bị nhà nước bắt vô trại cùi ở cù lao Rồng gần chợ Mỹ Tho. Cháu có nghe ông Năm Tảo ở gần đây là tay thần y, biết đâu nhờ ổng điều trị mà bịnh nan y được thuyên giảm chăng! Cậu Hai Luyện chắc lưỡi: – Coi bộ khó đó đa! Bịnh lao, bịnh cùi là bịnh ngặt. Đông y Tây y đều bó tay, anh quên rồi sao? Ông Huyện Khải chẩm rãi: – Biết vậy, nhưng bịnh nó chưa phát tác, vậy thì mình cũng nên hy vọng chút ít chớ. Vả lại ngành Đông y đôi khi đôi khi cũng trị được bịnh lao, bịnh cùi vậy. Bộ em chưa coi tuồng hát bội Kim Thạch kỳ duyên của nhà chí sĩ Bùi Hữu Nghĩa hay sao? Chàng Kim Ngọc được ông thầy thuốc Thạch Đạo Toàn trị dứt bịnh cùi để sau nầy đi đánh giặc lập công, được vua phong vương tước đó. Em nên nhớ cụ Bùi Hữu Nghĩa thông hiểu y lý cũng như nho y Nguyễn Đình Chiểu vậy. Ông Bang biện Hưỡn đề nghị: – Ừ, cứ cho người em nhà chú của cháu đến đây trị cầu may. Phải kiếm nhà cho y ta ở vì bịnh cùi phải được điều trị qua năm nầy tháng nọ, chớ không phải chỉ trị một vài ngày đâu. Ông Huyện Khải tán thành: – Lời chú bàn rất hiệp ý cháu. Nhưng làm sao kiếm nhà choa thằng em cháu ở đây? Ông Bang biện có vẽ suy nghĩ: – Ở xóm Chuồng Gà có túp nhà lá của bà Bảy Lực bỏ hoang từ một năm nay. Bả dời ra Cầu Dài để mở vựa mắm. Để rồi chú tính cho cháu. Nói tới đây, ông Bang biện thầm tính trong bụng, sau khi sửa chữa túp nhà lá cho người em con nhà chú của ông Huyện Khải, ông sẽ gạ gẫm đương sự bán tống chiếc divan ác ôn kia đi. Cơm nước xong, chị bếp lo nấu cháo gà và ché thưng để các tay binh xập xám và xoa mạt chược ăn giải lao lúc khuya. Ông Bang biện Hưỡn hỏi cháu rể: – Tối nay có mấy tay chơi tới đây chơi bài, cháu có quen tiếng ồn ào không? Ông Huyện Khải cười gượng. Cậu Hai Kinh lý thấy vậy hiểu ý ông anh rể họ của mình, bèn đề nghị với cha: – Nếu anh Huyện sợ ồn ào, con sẽ đưa ảnh lên tổ quỉ của cha con mình tên cầu Kinh Cụt. Ở đó yên tĩnh lắm, chỉ sợ anh Huyện gán cái divan ma quỉ vả cái bãi tha ma mộ địa trước cửa đó thôi. Ông Huyện Khải tươi nét mặt: – Anh không sợ đâu. Cổ nhân có câu: “đức trọng quỉ thần kinh”, em hãy đưa anh tới đó ngủ đêm. Ma quỉ anh không sợ, chỉ sợ tiếng ồn. Ông Bang biện Hưỡn vui vẻ: – Được vậy thì tốt lắm! Chú cũng nghĩ rằng tử sanh hữu mạng. Gần nghĩa địa thiếu gì nhà cất san sát. Để chú sai thằng Xiêm đem mùng mền chiếu gối mới thay lớp cũ. Nó sẽ ở đó hủ hỉ với cháu và thằng tài xế. Trước ba người đàn ông nặng bóng vía thì ma nào dám lộng, quỉ nào dám phá? Ông Huyện Khải ngon lành: – Ngủ một mình tại đó, cháu cũng chẳng sợ! Ông Bang biện cười: – Cứ để thằng Xiêm ở đó phục dịch cháu. Ở đó có nước tắm, có nước mưa để pha trà, pha cà phê. Vậy là đêm đó ông huyện Khải ngủ ở cầu Kinh Cụt. Ông đành nằm trên chiếc divan cẩm lai. Còn thằng Xiêm và anh tài xế thì ngủ trân giường đồng. Thằng Xiêm xợ bị tía con ông Bang biện Hưỡn trách mắng nên cuốn gối nệm và drap bày trên giường đồng, thay thế bằng chiếc gối rơm và cái chiếu đậu. Ông Huyện Khải bằng lòng chỗ ngủ đơn giản. Trời nực, được nằm trên mặt cẩm lai bóng láng, ông cảm hấy mát mẻ dễ chịu như nằm trên mặt đá hoa cương. Bên hông nhà, dòng nước từ con kinh Công- xi heo đổ ra kinh Huỳnh Tá rì rào. Thằng Xiêm và anh tài xế rủ nhau ra trước nhà xem đèn ma từ các ngôi mộ bốc ra phất phơ rồi tản mạn trước gió. Thằng Xiêm bảo: – Coi vậy chớ đèn ma hiền lắm, chẳng hại ai hết. Con chó ở cuối xóm phía sau đình Tân Giai thỉnh thoảng sủa ăng ẳng. Một chị thương hồ khi chèo ghe qua bến nước sau nhà, cất giọng hò: Con cá đối nằm trên cối đá Con cò lửa đứng trước của ló Ghét anh lòng dạ quanh co Ngặt em còn tưởng giọng hò dễ thương Ủa lạ, mấy câu hát nầy hôm nay sao lại trổi lên? Ông Huyện Khải nhớ lại hồi mười tám năm trước, cô Minh Ngọc mỗi khi nằm trên võng để ru thằng cháu kêu bằng dì đi ngủ cũng thường ru bằng mấy câu hát đó. Giờ đây thịt cô đã rã tan, nhưng xương cô còn vùi sâu dưới nắm mộ cẩn đá lục lăng trong cuộc đất hương hỏa của dòng họ cô. Ông cứ mỗi năm đến đó đặt lên một bó bông sen trắng, thắp một nén nhang để tưởng niệm người yêu cũ. Ông bà Cai tổng Nhung đã lần lượt qua đời hồi bảy năm trước. Con trưởng ông là thầy Hương quản Gấm vẫn còn ở chăm nom ngôi nhà thừa tự, bề sinh sống cũng khá vững vàng. Ông Huyện Khải lẩm nhẩm đọc lại bức thư tuyệt mạng của cô Minh Ngọc mà ông đã thuộc làu từ mười tám năm qua. Ông khe khẽ ngâm lại hai câu thơ trong bức thư nầy:: Tái sanh bướm lại gặp hoa Thề xưa hẹm cũ ai mà dám quên! Ôi, trời đất mênh mông, nẻo u minh xa lắc, càn khôn vũ trụ tối mờ, làm sao ông dám tin tưởng sẽ có ngày tái ngộ với người yêu? Khi trống điểm canh ba, thần trí ông Huyện Khải mới chìm dần vào giấc ngủ. Bỗng dưng ông thấy mình đứng giữa căn nhà lợp lá cũ của tía má ông hồi mười tám năm về trước. Nhà đó đã bị giỡ từ lâu, mười công đất cũ của chú Biện Khảo cũng đã bán mất. Một bà già mặt mũi nhăn heo dữ tợn đến gần ông. Ông chợt lùi lại vì ánh hung quang từ cặp mắt bà ta làm dạ ông bồn chồn. Bà già liền trấn an: – Quan huyện chớ sợ! Tui là con tinh già của cây cẩm lai trên rừng Xuân Lộc. Thân tui bị đốn, bị cưa xẻ làm bàn, làm tủ, làm bộ “đi- quăng” chân quỳ mà quan huyện đang nắm đó. Bởi khúc làm “đi- quăng” nầy là khúc gốc nên hồn tui cứ theo bộ “di- quăng” hoài hoài. Ai là kẻ tu nhân tích đức, ai là người quân tử hiền nhơn, ai là bực trinh liệt tiết tháo mà nằm trên “đi- quăng” thì hồn tui sớm được đấu thai vào cảnh giới tốt. Ngặt là bọn cường hào ác bá như tên Bang biện Hưỡn, phường tham dâm háo sắc như thằng con hắn cứ đem gái về hành lạc trên mình tui thì làm sao hồn tui sớm đi đầu thai cho được! Nay gặp được người làm quan thanh liêm như quan đây, tui mới hiện hồn trong giấc chiêm bao của quan để thổ lộ vài điều. Xin quan bỏ tiền ra mua chiếc “đi- quăng” rồi đặt vào nhà người em con nhà chú đang mắc bịnh cùi của quan. Ông ta tuy mang bệnh nan y nhưng là kẻ minh tâm kiến tánh, biết trọng Phật kính tăng. Có vậy tui sẽ phò hộ ổng để bịnh ngặt có cơ hội chữa lành. Mà tui cũng có cơ hội rời cõi trần gian uế trược nầy để thác sanh vào cõi trời Tứ Thiên Vương làm cây quỳnh trổ bông ngũ sắc cho chư tiên cúng Phật. Vía ông Huyện Khải bảo: – Nếu bà có lòng chỉ dạy như vậy thì lẽ nào tôi chẳng vưng lời! Hồn con tinh cây cẩm lai lại nói thêm: – Luôn tiện đây, tui báo cho quan rõ: Hồn tôi đêm nay sẽ đưa vía quan tới nơi cư ngụ cũ để chỉ cho quan thấy ở góc nhà cũ, tức là trong bụi cây mua hoa tím, chủ đất bốn đời trước có chôn một hũ vàng ngọc. Quan hãy tìm cách mua lại đất cũ và moi hũ lên, lấy cặp vòng cẩm thạch trong hũ làm sính lễ cưới vợ. Ông huyện Khải lắc đầu: – Nếu tôi đào được hũ châu báu đó thì tôi phải tìm con cháu chủ cũ đặng giao trả lại, lẽ nào tôi hưởng của phi nghĩa cho đành! Bà già cười: – Tui biết cái tâm quang minh chính đại của quan lắm, nhưng xin quan yên lòng! Bởi người chủ cũ là thứ cường hào ác bá, tánh bòn tro đãi trấu, rút rỉa của cải dân lành để sắm vàng ngọc, cho nên khi họ chết đi thì con cháu tứ tán mai một dần dần. Đôi vàng ngọc cũng là của tổ tiên quan bị họ tròng tréo để mua rẻ. Giờ đôi vòng đó trở lại tay quan là theo lẽ Hiệp Phố hườn châu chớ có gì lạ! Còn các món vàng ngọc châu báu khác thì quan muốn cho ai tùy ý! Ông Huyện Khải lại hỏi: – Bà biết nơi nào để tôi chọn người phối ngẫu không? Bà già cười thiệt tươi: – Sáng mai đây quan sẽ rõ người đó là ai. Vốn là hậu thân của cố nhơn quan, tức là cô Trịnh Thị Minh Ngọc đầu thai chớ không ai xa lạ đâu! Bà già biến mất. Ông Huyện Khải giựt mình thức giấc thì trời đã sáng trắng. Ngoài đường có tiếng bạn hàng bán rau cải, cá mắm, bánh trái lui tới rộn ràng. Thằng Xiêm ân cần: – Mời quan lớn rửa mặt rồi về nhà ông Bang biện dùng điểm tâm. Ông Huyện Khải: – Vậy chớ cậu Hai Kinh lý có còn ở Cầu Đào hay đi Mỹ An rồi? Thằng Xiêm lễ phép: – Thưa quan lớn, cậu Hai con chiều tối mới đi ghe buồm về Mỹ An. Sáng nay cậu con đi thăm người quen rồi sẽ về dùng cơm trưa với quan lớn và cả nhà. Ông Huyện Khải bước ra nhà sau thì thấy có thau nước đặt trên cái chạc ba chân dưới gốc cây kế. Gần đó có chiếc sào tre vắt chiếc khăn lông trắng tinh. Bên cạnh, trên chiếc băng xi- măng, anh tài xế đã đặt sẵn cái hộp đựng đồ cạo râu, dầu thơm, bàn chải chà răng, phấn đánh răng hiệu Kool, gương lược… Sau khi làm xong thủ tục buổi sáng, ông HuyệnKhải cầm hai tờ giấy một đồng đưa cho người tài xế, dặn: – Em cầm tiền ăn sáng và ăn cơm trưa. Trước hết, hãy đưa tôi và cháu Xiêm đây về Cầu Đào rồi hẵng đi tiệm nước. Ăn điểm tâm xong, nhớ trở lại Cầu Đào nghe! Tại nhà ông Bang biện Hưỡn, sau khi cùng tía con ông ngồi và bàn điểm tâm, ông Huyện Khải dặn: – Sáng nay nếu có rảnh, chú đưa cháu đến nhà ông Năm Tảo, luôn tiện chú dắt cháu tới nhà bà Bảy Lược để thuê nhà và sửa sang cho tươm tất. Ông Bang biện rót cà phê vào tách ông Huyện Khải: – Nhà đó ở khít bên cạnh nhà anh chị Năm Tảo, cách cái hàng rào bằng cây trà tươi. Chuyện thuê nhà cũng dễ thôi vì bà Bảy Lược hiện giờ dời về xóm Cầu Dài, gần chùa Bà thờ đức Thiên Hậu mà dân vùng nầy gọi là chùa Minh Hương. Sở dĩ nhà đó không ai thuê vì xóm Chuồng Gà có nhiều mồ mả, thiên hạ ngại cư ngụ ở vùng lảng vảng bóng âm hồn. Bữa điểm tâm thịnh soạn với món bánh canh bột gạo nấu tôm cua, món xôi lục xưởng, cà phê, trà… Sau đó ông Bang biện Hưỡn rủ ông Huyện Khải đến nhà bà Bảy Lược trước khi đến nhà ông Năm Tảo. Cuộc ngã giá cũng dễ dàng. Bà Bảy Lực cần hai chục đồng để tu bổ mái lợp lá xé, vÿch ván, làm cỏ sân trước và hai bên hè. Ông Huyện Khải móc bóp lấy hai tấm giấy hai chục đồng in hình con công đưa ông Bang biện và ông đến xóm Chuồng Gà để viếng ông bà Năm Tảo. May mắn làm sao, sáng hôm đó ông Năm Tảo có nhà. Ông đang o bế mấy chậu cây kiểng và hòn non bộ trong sân. Còn bà thì đang bày cối để giã gạo bên hè. Thấy khách sang tới, bà Năm Tảo tạm dẹp chày cối vào nhà sau, òn ông Năm thì mời khách bước vào trung đường uống trà. Ông Bang biện Hưỡn liền nói ngay mục đích chánh cuộc thăm viếng của chú cháu ông. Ông Năm Tảo lắng tai chăm chú nghe, rồi quay vào trong gọi: – Con Hai đâu? Mau pha trà đem ra đây để chào bác Bang biện cùng quan lớn. Bên trong có tiếng dạ thiệt ngọt ngào thanh tao. Ông Năm Tảo trầm ngâm: – Quả thiệt là bịnh nan y đó. Tuy nhiên tui cũng cần xem mạch, xem sắc diện bịnh nhơn mới biết được phải dùng y phương nào, trị liệu nào. Còn ngôi nhà chị Bảy Lược cũng chẳn hư hao gì nhiều vì chị Bảy mới dọn về Cầu Dài chừng một năm thôi. Lát nữa tui sẽ đưa quan lớn tới viếng coi cái mặt tiền và khu đất chung quanh. Ông Huyện Khải lộ vẻ buồn: – Chẳng dấu gì bác Năm, thằng em tui là dân ăn học, có tương lai hứa hẹn vì nó đậu bằng bác vật canh nông ở bên Tây. Nay nó vướng bịnh ngặt thì kể như cuộc đời nó gãy đổ ráo trọi. Mong bác tìm tòi sách vở tham cứu cách trị liệu để cứu vớt nó. Ông Năm Tảo trầm ngâm: – Thì mình cứ hết sức mình. Trị lành bịnh hay không vẫn so sức trời. Nhưng ông bà mình cũng có khuyên đôi khi nhơn định thắng thiên mạng như thường. Cô Hai Túy Ngọc bưng trà ra. Vì khách sang tới nhà nên cô vâng lời mẹ, mặc áo dài, mang giày nhung và chọn bộ ấm chén Vương Khải trân ngoạn để đãi trà. Cô dạn dĩ, đi đứng khoan thai. Vừa tới bộ trường kỷ mà khách đang ngồi đàm đạo với cha cô, cô cất tiếng chào: – Kính chào quan lớn! Thưa bác Bang biện tới chơi. Vừa khi cô Hai đặt khay trà trên chiếc bàn dài bằng cẩm lai giữa hai chiếc trừng kỷ thì ông Huyện Khải ngó cô lom lom, mặt trắng bệch bạc. Trời ơi, có phải cô Trịnh thị Minh Ngọc hiện hồn về đó chăng? Rõ ràng đây là chiếc áo dài bằng lụa bạch Duy Xuyên mà cô Minh Ngọc thường mặc đi chợ. Chu choa ơi, đây là giọng nói, khuôn mặt, dáng đi, điệu đứng của cô Minh Ngọc không sai một nét. Cô Hai Túy Ngọc khi đó cũng nhìn lại ông. Mặt cô xanh dờn, cô lảo đảo gắng gựng dựa lưng vào thân cột gỗ căm- xe để khỏi ngã. Co ôm ngực như chết điếng. Bỗng như do một động lực vô hình xui khiến, cô thều thào: – Anh Khải! Anh Nguyễn Văn Khải đó phải không? Cũng bị sức vô hình đẩy tới, ông Huyện Khải đứng dậy bước tới cô, kêu lớn:: – Em Minh Ngọc! Có phải em hay không? Cô Hai Túy Ngọc la lớn: – Phải, em là Minh Ngọc, Trịnh thị Minh Ngọc con của thầy Cai tổng Trịnh Văn Nhung ở Tam Bình đây! Rồi cô xỉu nằm dài. Dù đang ở thời đại nam nũ thọ thọ bất thân nhưng ông Huyện Khải quên tị hiềm, đỡ cô lại bộ ngựa bằng gỗ giáng hương. Bà Năm Tảo và cô Ba Tây Nguyệt ở trong nhà túa ra xức dầu. giựt tóc mai, kêuu cô lai tỉnh. Ông Huyện Khải đứng nhìn, nước mắt như mưa. Khi hồi tỉnh, cô Hai Túy Ngọc chắp tay thưa: – Thưa bác Bang biện, thưa tía má, hôm nay vừa thấy mặt ông Huyện đây, con vụt nhớ lại tiền kiếp của con. So là kiếp trước hai đứa tụi con có tư ước với nhau, nhưng duyên nợ không thành nên con tự vận. Trước khi cầm chén thuốc phiện trộn giấm thanh đưa lên miệng, con có cầu Phật trời cho con đầu thai kiếp sau được kết duyên với người tình xưa. Cũng bởi ba má kiếp trước của con bức ngặt con phải lấy thằng chồng dại vì nó là con ông tri phủ Tam Bình nên con quẫn trí lánh nợ đời đó thôi. Nghe thuật lại mọi sự xảy ra hồi mười tám năm về trước, mọi người đều xửng sốt. Ông Huyện Khải hỏi: – Em còn nhớ hai câu thơ em viết trong bức thư tuyệt mạng gởi cho anh không? – Cô Hai Túy Ngọc có vẻ suy nghĩ: – Anh thử nhắc câu đầu, rồi em sẽ tiếp câu kế: Ông Huyện Khải đọc: – Tái sanh bướm lại gặp hoa… Cô Hai Túy Ngọc tươi cười: – Thôi em nhớ rồi! Thề xưa, hẹn cũ ai mà dám quên… Có phải vậy không anh? Ông Huyên Khải mủi lòng quá, nắm tay cô Hai Túy Ngọc và cùng khóc với cô. Trừ ông Bang biện Hưỡn ra, ai cũng giọt vắn giọt dài theo cặp tình nhơn qua suốt hai kiếp được tái hội với nhau. Ông Huyện Khải nói:: – Ai dè trong cõi minh mông, có ngày anh lại được gặp em, nhưng anh đã già rồi! Ông Năm Tảo bảo: – Thưa quan lớn, trông quan lớn chỉ cỡ 30 là cùng. Ông Huyện Khải thú thật: – Tôi đã ba mươi tám tuổi rồi! Cô Hai Túy Ngọc lau nước mắt: – Anh đừng nói vậy. Dù anh ruổi tới 60 và xấu xí như ông tiên Lý Thiết Quày trong hàng bát tiên đi nữa, em cũng nguyện nâng khăn sửa túi cho anh. Ông Năm Tảo tán thành: – Con gái tui phân rất chí lý. Xin quan lớn chớ ngại. Bà Năm Tảo tiếp lời: – Chỉ sợ quan lớn chê nhà vợ chồng tui nghèo hèn nên không cưới con gái tui thôi. Ông Huyện Khải khẳng khái bảo:: – Dù phải từ quan để được cưới con gái ông bà tôi cũng không nề hà. Xin đừng tị hiềm vè giai cấp thấp cao. Cũng tại ba cái giai cấp mà suốt mười tám năm qua tôi tốn bao nhiêu là nước mắt, còn em Ngọc phải chịu vùi dập qua hai kiếp luân hồi! Lại hỏi về tuổi tác ông bà Năm Tảo, ông Huyện vui vẻ bảo: – Vậy là ông đây lớn hơn tui 6 tuổi, bà lớn hơn 5 tuổi. Dù sao tui cũng là phận rể, xin kêu ông bà bằng tía má cho phải đạo. Bà Năm Tảo mau mắn: – Chùng nào con gái tui trở thành vợ quan lớn sẽ hay. Giờ đây, xin mời ông Bang biện và quan lớn ở lại dùng bữa cơm đạm bạc với vợ chồng tui để đánh dấu ngày tái hiệp này. Bà quay qua cô Hai Túy Ngọc: – Con ở hầu chuyện quan lớn cùng bác Bang biện và tía con, để má và em con nấu nướng cũng được. Bà cùng cô Ba Túy Nguyệt xuống bếp. Bà sai cô Ba qua nhà chị Tám Khéo mua tôm càng, còn bà bắc nước làm vịt. Ở tại trung đường, ông Huyện Khải yêu cầu ông Bang biện Hưỡn và ông Năm Tảo: – Xin các bậc tiền bối giữ kín vụ nầy. Nếu mình tiết lộ ra thì thiên hạ bu lại hỏi tới hỏi lui, lôi thôi phiền phức lắm! Mình cứ bị kẻ tò mò quấy nhiễu hoài thì làm ăn gì được! Ông Bang biện Hưỡn tán thành: – Cháu nói phải đó. Co Hai Túy Ngọc cùng ông Huyện Khải nhắc những chuyện quen thân ở Tam Bình ngày trước, nhắc về gia cảnh ông bà Cai tổng Nhung. Cô Hai tỏ ra ngậm ngùi lắm. Ông Huyện Khải hỏi: – Em muốn về thăm lại xóm cũ làng xưa không? Cô Hai Túy Ngọc bảo: – Để làm chi hả anh? Tía má kiếp trước của em đã mãn phần rồi. Về nhắc chuyện cũ, những người bà con kiếp trước chưa chắc tin, mà nếu họ tin thì chuyện sẽ đổ bể ra, gây ồn ào. Chắc họ hàng cũ chẳng ai muốn nhắc lại chuyện tự vận của em hồi kiếp trước để thiên hạ mai mỉa ông bà Cai tổng Nhung đâu! Thừa lúc ông Bang biện Hưỡn ra hè đi tiểu, ông Huyện Khải nói nhỏ với ông Năm Tảo: – Thưa ba, con không muốn cậy chú Bang biện làm mai. Để con cậy vợ chồng thầy giáo cũ của con ở Tam Bình làm mai tốt hơn vì họ biết tu nhơn tích đức. Con cũng mời hai bác con đứng vai chủ hôn cho tiện. Khi thấy ông Bang biện trở vào, ông Huyện Khải vụt xoay qua chuyện khác. Vừa lúc đó bà Năm Tảo bước ra trung đường mời khách dùng bữa. Ông Huyện yêu cầu bà Năm cùng hai cô Túy ngồi chung bàn vì đây là bữa ăn đặc biệt. Bà Năm và hai cô Túy đành chiều lòng ông. Trong bữa ăn, ông Huyện Khải nhận thấy hai cô mỗi người một vẻ. Hai chị em gợi nên cái đẹp của bông bụp và bóng lồng đèn, không bông nào trội hơn bông nào. Cả hai như chim hoàng oanh và chim bạch yến, không chim nào kém chim nào… Cô Thiệt Nguyện buông chiếc lược sừng trâu xuống chiếc bàn hình hột xoài, bảo cô Hai Túy Ngọc: – Khuôn mặt em đúng là có hồng quang phát hiện. Em có tướng sang bẩm sinh. Trời sanh em ra để em làm mạng phụ phu nhơn đó. Cô Hai Túy Ngọc nhìn lom lom bóng mình trong kiến. Tóc cô chải bảy ba, đen bóng như huyền giồi, mặt cô ửng hồng và sáng rỡ, môi cô mọng thắm, mắt ngời ngợi sóng thu. Hôm nay cô Thiệt Nguyện dạy cô bới đầu lèo, cái búi tóc hình bánh tiêu được bao lưới giắt trâm nhấp nháy. Cách đây ba ngày, ông Huyện Khải cậy hai bác của mình là ông bà Hai Trưởng đứng chủ hôn và vợ chồng thầy giÿo Thiệt làm mai đi coi mắt cô Hai Túy Ngọc. Bà Chín Thẹo và cô Thiệt Nguyện lãnh phần lo trà rượu tiệc tùng. Đàng trai đưa cho đàng gái hai trăm đồng lo lễ cưới. Sình lễ gồm đôi vòng cẩm thạch xanh nước lý mà ông Huyện Khải đào được ở nền nhà cũ, một đôi bông hột xoàn cỡ năm ly rưỡi, một chiếc kiềng vàng nặng một lượng, một chiếc trâm cẩn sáu hột xoàn hai ly, một chiếc cà rá nhận hột ngọc lựu. Ngoài ra ông còn tặng cô dâu xấp gấm đỏ, xấp nhiễu xanh da trời để may áo cặp, một xấp cẩm nhung trắng để may quần. Cô Ba Túy Nguyệt được chị mình tặng những món nữ trang do ông bà Năm Tảo sắm cho gồm chiếc vòng vàng chạm bát bửu, sợi dây chuyền có miếng mề đay cẩm thạch tạc hình tượng Quan Âm. Cô rất mừng cho chị mình lấy được chồng sang. Bà Bang biện Huỡn cùng hai cô con gái đi Tịnh Biên về, mặt mày cả ba đều hớn hở. Thạch Eng và Cà Nựng đã dắt bà đến thầy của họ là Lâm Xâu để chuộc bùa, chuộc niệc đeo cổ hầu chống lại sự báo oán của các oan hồn. Kỳ về nầy, bà mua nào là lụa cẩm châu, lãnh tân châu, mắm thái, khô sặt, mắm cá trèn để dùng và biếu xén những nơi quen biết. Ông Huyện Khải cậy ông Năm Tảo sắm bàn ghế khi túp nhà lá gần bên đã sử chữa xong. Ông cũng bỏ tiền ra mua chiếc divan cẩm lai đặt ngăn bên chái túp nhà. Sau đó ông mới chở ông Bác vật Cảnh, người em họ nhà chú của ông về dưỡng bịnh. Ông Năm Tảo có qua chẩn mạch, hốt thuốc cho người đờn ông bất hạnh kia để ngăn bịnh cùi chậm phát tác và làm giảm đau. Ông khuyên đương sự: – Bịnh chửa khỏi hay không chi do thấy thuốc có một, nhưng do số trời, do nghiệp quả tới mười.. Ông Bác vật nên tụng thêm ki







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Bụt chùa nhà không thiêng

Bụt chùa nhà không thiêng Thiếu phụ đang làm cơm trong bếp...

Truyện Cười

21:56 - 26/12/2015

Vật với ma audio mp3

Vật với ma audio mp3Nam là thằng bạn thân của tôi, nó đã bị chết trong...

Truyện Ma Audio

21:29 - 28/12/2015

Dạy bơi

Dạy bơi Trong phòng thay quần áo ở bể bơ...

Truyện Cười

22:25 - 26/12/2015

Sự hào phóng đích thực

Sự hào phóng đích thựcCho đi những gì ta không cần nữa thật dễ dàng nhưn...

Truyện Ngắn

08:08 - 23/12/2015

Toàn diện

Toàn diện Chờ vợ trang điểm gần cả tiếng đ...

Truyện Cười

21:57 - 26/12/2015