The Soda Pop

Đọc truyện ma- Bãi Gió Cồn Trăng

g quế nhưng là vong cô của cháu, thường theo phù hộ cháu chớ có làm hại cháu bao giờ. Nè, hôm nay dì hiện hồn vào giấc chiêm bao của cháu để báo cho cháu một điều: ông bác vật Cảnh là người có duyên nợ với cháu đó. Cháu phải gắng mà săn sóc ổng. Cô Ba Túy Nguyệt thắc mắc: – Thưa dì, ổng đang mắc bệnh nan y, lẽ nào ba má cháu chịu gả cháu cho ổng? Hồn cô Út cười: – Việc đời biết ra sao mà lường! Rồi đây cháu sẽ rõ, thiên cơ bất khả lậu, cháu ôi!! Dì chỉ muốn biết một điều: cháu có tình ý gì với ổng không? Cô Ba Túy Nguyệt mắc cỡ: – Dì hỏi trớ trêu quá, nhưng cháu cũng xin thưa cháu kính mến ổng vì ổng là người ăn học, có dự phần vào xã hội tân tiến. Cháu lại còn thương xót ai hoài cho thân phận ổng vì bịnh ngặt nghèo mà phải bỏ hết công việc, chí hướng để về chui rúc nơi thôn ổ quạnh hiu như xóm Chuồng Gà nầy. Hồn cô Út: – Cháu là kẻ có lòng. Nội việc cháu không muốn mướn kẻ khác đem cơm nước cho ổng đã có thể gieo nhơn lành cho cháu rồi. Vậy cháu hãy săn sóc ổng cho chu đáo, và nhứt là phải thuyết phục ổng trọng Phật kính tăng, có vậy mới ngó lại cháu. Nói xong cô Út Thoại Huê biến mất. Cũng vừa lúc đó, cô Ba Túy Nguyệt thức giấc. Nằm ôn lại giấc chiêm bao, lòng cô ngổn ngang trăm mối. Câu của cô Út: “Việc đời biết ra sao mà lường” lại đập vào tâm trí cô. Nếu vậy Bác vật Cảnh sẽ có ngày hết bịnh? Nhưng hết bịnh bằng cách nào đây? Họa chăng nhờ phép lạ. Săn sóc ông, cô Ba không quản ngại. Cô chỉ ngại mình không thể cảm hóa ổng tin tưởng đạo Phật, trau giồi phương tiện tâm linh! Thiệt tình, tù khi Bác vật Cảnh dọn về đây, cô Ba Túy Nguyệt không hề có cảm tình gì đặc biệt với ông ta. Không phải tại cô chê ông vướng bịnh ngặt. Cô chỉ nhận thấy giữa ông ta và cô, mỗi người có một thế giới khác, một xã hội khác, một hoàn cảnh khác nên tâm tính, ý chí, tình cảm phải khác nhau. Nhưng từ sáng hôm nay, giáp mặt ông, nói chuyện với ông, cô cảm thấy lòng mình bâng khoâng khó tả. Lúc đầu cô cho rằng tại vì ông ta gợi ở cô lòng trắc ẩn, nhưng giờ đây cô mang máng thấy rằng, sau tấm lòng trắc ẩn kia còn có một tình cảm khác nữa. Thôi thì cô đành phó mặc cho nghiệp quả đẩy đưa, chớ làm sao cô lường được diễn biến sắp tới! Quý hồ là cô giữ được tấm lòng trong sạch, ý chi kiên trinh và nương theo Tam Bảo mà sống đời khiêm tốn nhưng sáng danh Phật tử. Có được như vậy thì dù tai ương hoạn nạn bủa giăng, cô vẫn bình tâm trả quả, gây dựng nghiệp tốt, tấm lòng tự tại sẽ lần lược sáng lòa như gương báu. Cô Ba Túy Nguyệt nối lại giấc ngủ cho tới lúc chùa xóm bên gióng trống dóng chuông làm lễ công phu. Cô cùng mẹ và chị nấu nước pha trà rồi cho vào chai lít. Bà Năm Tảo lấy hai nải chuối sứ, chai lít đựng nước trà và hai bộ quần áo vải xiêm vừa giặt sạch bỏ vào bao cà ròn, một loại bao đươn bằng lá bàng. Đây là hành lý của ông Đạo Chuối. Vào lúc bà Năm và hai cô con gái đốt đèn làm việc trong bếp thì ông Đạo Chuối cùng ông Năm Tảo thức dậy. Uống xong tuần trà, ông Năm hối ông đạo đi ra bến tàu. Chiều hôm trước, ông đã mua giấy tàu để sáng nay ông đạo đi Châu Đốc. Từ xóm Chuồng Gà muốn đi tới bến tàu phải đi bộ ra giốc cầu Thiềng Đức, ở đó có xe kéo, xe lôi, xe xích lô để qua bên kia khu chợ và đi một mạch tới bến tàu. Vừa lúc đó, ông Chín Thẹo và cô Út Ngọc An từ bên kia hàng rào bước qua. Ông Chín Thẹo nói với ông Đạo Chuối: – Má bầy trẻ có thuê hai chiếc xe lôi để cùng đưa ông đạo ra bến tàu. Giờ nầy chưa xe nào có mặt ở giốc cầu Thiêng Đức đâu! Cô Út Ngọc tha thiết: – Bạch ông Đạo, nếu nhờ tha lực của thập phương chư Phật cùng tài tróc quỉ trừ yêu của ông mà dì Mười Hai con hết bịnh thì con sẽ thuyết phục dì con qui y Tam Bảo và noi gương ông cùng chị Thiệt Nguyện để cứu nhơn độ thế. Ông Đạo Chuối mở đãy bằng vải nâu, lấy ra ba quyển kinh đưa cho cô Ba Túy Nguyệt: – Tặng cháu ba quyền kinh nầy, biết đâu sẽ có ích lợi cho cháu. X X X Sáng hôm đó, khi đem liễn cháo gà cho Bác vật Cảnh, cô Ba mang theo ba quyển bửu kinh mà ông Đạo Chuối vừa tặng cô đưa cho ông Bác vật. Cô chờ đợi phản ứng của ông. Ông cầm quyển kinh Viên Giác lên lật vài trang, mặt không hề đổi sắc. Chiều hôm sau, khi cô Ba xách cơm canh qua thì bắc gạp Bác vật Cảnh đang chăm chú xem kinh Lăng Nghiêm. Vừa thấy cô, ông xếp sách lại. Cô vừa bày thức ăn ra mâm, vừa hỏi: – Quyển kinh ông đang xem đó, ông thấy ra sao? Bác vật Cảnh trả lời: – Ngay từ hai phần đầu, tôi đã bị quyển sách này lôi cuốn. Đẻ tôi đọc xong, sẽ cho cô biết sau. Bây giờ, tôi có thể nói với cô điều nầy: Triết thuyết nhà Phật không phải là tà thuyết mà là để giúp chúng sanh giải phóng tâm thức. Lâu nay tôi đã lầm tưởng, thiệt bậy quá xá! Từ đó tới suốt nửa tháng sau, Bác vật Cảnh ngoài thú làm vườn, thường đọc kinh và tư duy. Ông có nhờ ông Năm Tảo mua cho ông bức tượng A Di Đà Tam Tôn và tượng Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Đêm đêm ông tụng kinh Dược sư, nhưng đó là chuyện về sau. Sau khi tìm gặp ông Đạo Xiêm ở Tân Châu, ông Đạo Chuối đem bùa trừ tà tróc yêu về đất Vãng. Ông Chín Thẹo sắm sửa ghe rồi cùng ông Đạo Chuối, cô Thiệt Nguyện và cô Út Ngọc An đi An Hưng để trị bịnh cho bà Mười Hai. Ông bà Mười Hai ở tong ngôi nhà lợp ngói âm dưng, vách vÿn bổ kho cách ngôi đình làng một con rạch nhỏ, có chiếu cầu khỉ bằng tre bắc ngang. Xung quanh nhà là ngôi vườn thập cẩm trồng nào chuối, ổi, mận, nho cam, xoài, chanh, bưởi… Thấy khách chợ Vãng đến, ông Mười Hai mừng lắm, sai trưởng nam là cậu Hai Thanh dọn hai căn buồng, một dành cho ông Đạo Chuối và ông Chín Thẹo, một dành cho cô Thiệt Nguyện và cô Út Ngọc An. Ông cũng sai con gái là cô Ba Hồng bắt con vịt cà cuống nấu cháo, cùng dọn cơm chay cho cô Thiệt Nguyện và cô út. Ông Chín Thẹo hỏi người em cột chèo: – Dì Mười Hai có đỡ chút nào chăng vậy dượng? Ông Mười Hai buồn rầu: – Từ mười bữa nay, má sắp nhỏ lại trở bịnh, cứ hô bị quái vật hãm hiếp rồi hát lý tối ngày. Cả nhà phải giữ bả kẻo bả uống nước bùn sình mà bả cho rằng ngon còn hơn cam lộ của Phật bà. Bà Mười Hai nghe có khách tới liền từ trong buồng bước ra. Đó là người đờn bà tuổi ngoài bốm mươi, da dẻ xanh chành, mình vóc gầy mòn khô héo, tóc rụng xơ xác. Vừa thấy mặt ông Đạo Chuối là bà ré lên chửi: – Tiên nhơn tổ đường cái quân tả đạo bàng môn nầy! Tao bị nó hành mà mầy còn dắt phường đầu trâu mặt ngựa tới đây quấy rầy không cho tao tịnh dưỡng phải không? Bà xốc lại ông Đạo Chuối toan hành hung, nhưng cậu Hai Thanh hiệp sức cùng ông Mười Hai và ông Chín Thẹo xúm lại cản ngăn và dùng lời dịu ngọt an ủi bà. Bà ngoe ngoảy bỏ vô buồng, miệng hát: – Tay thiếp ôm chiếc gối vuông, mắt thiếp tuôn giọt ngọc. Buồng vắng chàng rồi, bụi mốc nhện giăng… Ông Mười Hai nói với ông Đạo Chuối: – Vợ tui từ khi điên về đây tịnh dưỡng, úng thuốc bắc do thầy Năm Trợ gần đây hốt như uống nước lã! Tối hôm đó, bả bèn chạy ra ngoài giữa cơn mưa lâm râm. Cả nhà xách đèn tán chai đi kiếm, thì thấy bả ngồi trên mả con chó bẹc- giê của ông Cai tổng Huyền… Ông Chín Thẹo chận lại hỏi: – Chó chết mà cũng có mả nữa sao? Ông Mười Hai vừa vấn thuốc rê vừa đáp, vẻ mặt đăm chiêu: – Số là ông Cai tổng Huyền có cậu trưởng nam tên là Hai Biểu. Củ được cha cho qua Tây học, đậu bằng tú tải rồi trở về nước. Cẩu về vườn sống đời công tử. Sau khi ông bà Cai tổng lần lượt qua đời, cẩu bán nhà, bán vườn, bán ruộng lên Lèo lập nghiệp rồi cưới vợ ở luôn bên đó. Nhà ông Cai tổng trước đó bị thợ mộc ếm bùa Lỗ Ban nên ai ở cũng mần ăn thất bại cho tới tán gia bại sản mới thôi. Cho nên nhà đó bị bỏ hoang. Hồi còn ở đây, cậu Hai Biểu có nuôi một con chó tây, cưng nó lắm, cho nó ăn toàn thịt bò, thịt heo. Khi nó chết, cẩu chôn nó sau vườn, bốn bên mả có tấn đá ong. Cậu Hai Thanh tiếp lời cha: – Má cháu hôm đó trong cơn điên, đến ngồi trên mả con chó. Sau khi được đưa về nhà, mỗi lần bả nghe chó sủa là bà nổi da gà, tay chân lạnh ngắt. Rồi từ đó đêm đêm, bả đổ hô là có kẻ vô buồng hãm hiếp bả. Ông Đạo Chuối ngồi im. Vận sự về bà Mười Hai, ông đã nghe nhiều rồi. Ông hỏi ông Mười Hai lập đàn để ông làm phép trấn quỉ trừ ma. Cô Thiệt Nguyện thì lập bàn thờ, bày tranh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai rồi treo phấn lụa năm màu và đốt 49 ngọn đèn để tụng kinh Dược Sư. Ông Đạo Chuối treo tấm lụa đỏ vẽ hình bát quái bằng kim nhũ lóng lánh ở đàn tràng rồi vừa đốt mười đạo bùa thả mười phương vừa đọc thần chú. Đọc xong, ông bước xuống đàn tràng thì cô Thiệt Nguyện cũng vừa tụng xong 49 biến Dược Sư Lưu Ly Quang Dà La Ni. Cả hai tạm ngưng công việc, ngồi uống trà giải lao ở trung đường với gia chủ. Cậu Hai Thanh và cô Ba Hồng cúng đường hai nải chuối lá. Thứ chuối nầy tuy vỏ có nhiều sớ nhưng thịt thì khá ngon, ngọt hơn chuối sứ, chỉ không thơm bằng chuối cau mà thôi. Sau đó cô Ba Hồng dọn cơm chay cho cô Thiệt Nguyện và cô Út Ngọc An, ngồi bồi tiếp hai cô một chốc rồi mới xin phép dọn tiệc thịt vịt cho ông Chín Thẹo và cả nhà. Hôm sau, cô Thiệt Nguyện bắt đầu tụng nguyên bộ kinh Dược Sư, còn ông Đạo Chuối lên đàn tràng tiếp tục trấn ếm yêu ma quỉ quái. Sau khi mọi việc xong xuôi, cô Thiệt Nguyện tụng hết bộ kinh và ông Đạo Chuối đã cuốn lá bùa bát quái bỏ vào đãy gấm, tất cả chủ khách đều tụ lại ở trung đường đàm đạo. Ông Đạo Chuối bảo: – Tui đã biết tung tích con quỉ quấy nhiễu bà Mười Hai rồi. Tui chỉ có thể trấn áp con quỉ đó, còn việc chữa bịnh điên của bả, phải nhờ tha lực của đức Dược Sư cùng thập vị đại tướng Dược Xoa vậy. Đem đó bà Mười Hai vẫn nói nhảm, lúc khóc lúc cười làm cả nhà không ai ngủ nổi. Ông Mười Hai bảo ông Đạo Chuối: – Lạ chưa, hổm rày cơn điên của bả hơi bớt thì bữa nay lại có mòi tăng thêm. Ông đạo trấn an: – Cơn mưa trước khi tạnh tuôn ào ào hơn lúc mới rớt hột, xin gia chủ an tâm: Canh năm vừa mãn, cô Út Ngọc An, cô Thiệt Nguyện cùng cô Ba Hồng thức dậy xuống bếp nấu cơm nếp và chuẩn bị bữa điểm tâm thì bà Mười Hai từ trong buồng bước ra, miệng hát: – Đêm khuya tim lụn dầu hao, Chồng tui say rượu, anh vào chi đây? Rồi bà khóc sướt mướt: – Lại “nó” nữa! Nó cứ theo bóng tối đêm về để chui vô buồng hãm hiếp tao. Tao già rồi, thịt da dai nhách mà nó không tha! Chèn ơi, mình mẩy nó đấy lông lá khét nghẹt làm tao muốn nghẹt thở, bụng tao bào xào muốn mửa thốc mật xanh mật vàng! Phen nầy chắc tao tự vận chết át thân! Ông Đạo Chuối đem bùa dán ở cửa buồng và trên bốn vách buồng. Tất cả gồm năm đạo bùa. Đêm hốm đó, trong phòng bà Mười Hai có tiếng hét lẫn tiếng ạch đụi. Bà la chói lói: – Nó đó, nó hãm hiếp tui lại còn cắn tui nữa… Cứu tui bớ bà con! Cứu tui bớ lối xóm! Ông Đạo Chuối chỗi dậy hô lớn: – Mau thắp đuốc lên! Đêm nay tui bứng con yêu tinh ra khỏi cuộc đất nầy! Cậu Hai Thanh vội thắp đèn măng- sông treo giã nhà. Cậu cũng thắp cho ông Chín Thẹo, ông mười Hai, ông Đạo Chuối và cho cậu mỗi người một cây đuốc. Cả bốn cùng vào buồng bà Mười Hai thì thấy bà nằm lõa lồ trên giường, bất tỉnh hôn mê. Ông mười Hai kéo tấm mềm nỉ xám trùm cho vợ. Còn ông Đạo Chuối cầm đuốc rọi cửa buồng và bốn tấm vách thì thấy đạo bùa bị lột tróc hết, xác bùa bị xé tả tơi nằm trên nên gạch. Cậu Hai Thanh chắc lưỡi: – Con yêu nầy phép thuật cao cường thiết! Bùa của ông đạo đây chẳng nhằm nhò gì đối với nó! Ông Đạo Chuối moi chiếc kiếng trong tay nải ra. Đây là một phiến gưng tròn đường kính cỡ một tấc, sau lưng có dán đạo bùa vẽ chữ Phạn. Ông bảo: – Cháu đừng tưởng năm đạo bùa không hiệu nghiệm Con yêu kia trước đây vô buồng nầy khi rút lui không để lại dấu vết, nhưng năm đạo bùa nầy đã làm cho dấu chơn nó tỏ lộ. Phải có cái kiếng chiếu yêu này mới thấy dấu chơn để theo về sáo huyệt của nó. Ông khuyên mọi người thủ sẵn xà beng, cuốc, búa và cây tre vó nhọn. Ông đốt đèn cầy rồi áp gần kiếng chiếu yêu. Lùng ánh sáng phản chiếu soi rõ dấu chân chó từ cửa buồng ra tới ngoài hè. Mọi người cùng theo ông dò dấu chân chó, vượt qua hàng rào tre bao quanh khuôn viên, qua hai mương nước nhỏ, qua chiếc cầu khỉ, đến khuôn viên ông Cai tổng Huyền và dừng lại bên mộ con chó bẹc- giê của cậu Hai Biểu. Ông Đạo Chuối reo lên: – Đây rồi, sào huyệt của con yêu tinh đây rồi! Ông dán đạo bùa lên tấm mộ bia con chó, đoạn sai mọi người dùng xà beng nạy những phiến đá ong tấn hai bên và đào mộ lên. Gần hai tiếng đồng hồ sau, chiếc hòm gỗ huỳnh đàn bày ra. Ông Đạo Chuối vẽ bùa Lỗ Ban trên nắm hòm rồi vỗ tay một cái, nóc hòm văng ra xa, bày thi thể con chó. Thịt nó không hư vữa hôi thúi, chỉ rụng một ít lông mà thôi. Nó nằm thở hoi hóp, bụng phập phồng. Ông Đạo Chuối lại đọc thần chú, rồi cầm cây tre vót nhọn, dùng hết sức bình sanh đâm vào ngực con chó. Nó quằn quại lên tru một tiếng dài. Máu từ ngực nó tuôn ra đỏ ối nhưng không có mùi tanh của máu mà là mùi dầu lửa bốc nống nặc. Màu đỏ trong phút chốc biến thành màu xanh như chàm rồi ngả thành màu đen như hắc in. Ông Đạo Chuối lấy dao moi bụng chó thì chỉ thấy tóc cuộn từng lọn từng chàm chớ chẳng có ruột gan chi hết. Ông liền đưa cây đuốc vô vũng máu yêu tinh, máu mà bén lửa còn hơn xăng, cháy phùng lên. Mùi dầu hắc trộn mùi tóc cháy khét nghẹt. Đợi xác con yêu tinh thành tro, ông mới bảo cậu Hai Thanh lấp mộ lại, rồi ông quay qua ông mười Hai: – Thôi, xin mừng ông. Bà Mười Hai sẽ không bị con yêu tinh quấy rầy nữa. Rồi ông dặn cô Thiệt Nguyện: – Ngày mai tui về chợ Vãng với ông Chín và cô Út, còn cô cứ ở đây tụng thêm cho đúng 98 biến kinh Dược Sư rồi hẵng về. xxx Khi về tới chợ Vãng, ông Đạo Chuối dùng đò ngang từ bến Dinh ông Chánh qua bên kia cù lao An Thành. Còn ông Chín Thẹo và cô Út Ngọc An về xóm Chuồng Gà. Lối xóm bu lại nhà ông bà Chín Thẹo để nghe hai cha con ông Chín kể rạch ròi tự sự. Có người còn hiếu kỳ chèo ghe, bơi xuống tới An Hương để ngó tận mắt bà Mười Hai và mả con chó quỷ.. Dân xóm nghe chuyện, kéo qua An Thành viếng Tịnh Liên am, nơi ông Đạo Chuối cư ngụ. Họ cúng đường am rất hậu rồi hùn tiền may hai tấm áo nhựt bình và hai chiếc quần vải cho ông Đạo Chuối. Bà Năm Tảo và hai cô con gái càng giốc lòng ăn chay niệm Phật. Chừng hai tuần lễ sau, cô Thiệt Nguyện trở về xóm Chuồng Gà báo tin: – Thưa chú thím Năm, thưa ông bà Chín, giờ đây bà Mười Hai hết điên rồi. Bà hứa sẽ tìm những cô gái mà bà dụ dỗ làm nghề buôn hương bán phấn để giúp đỡ họ hoàn lương và tìm chỗ xứng đối vừa lứa gả họ. Dù có phải tốn ba phần tư gai sản, bà cũng không nề hà. Bà Chín Thẹo và cô Út Ngọc An chỉ biết chấp tay niệm Phật, không nói không rằng. Riêng cô Ba Túy Nguyệt trong dịp đem cơm nước cho Bác vật Cảnh hôm đó, thuật lại vận sự bà Mười Hai cho ông nghe. Cô nhấn mạnh: – Tha lực của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai khó mà lường được. Ông cứ trì chí tụng kinh Dược Sư sẽ thấy ứng nghiệm. Bác vật Cảnh thành thật: – Sự hiểu biết của nhơn loại về khoa học nào có nhằm nhò chi với sự hiểu biết của Phật. Cám ơn cô đã đem kinh lại cho tôi đọc. Lúc đầu vì chiều theo ý cô, vì tò mò nữa, nên tôi rờ tới kinh Lăng Nghiêm. Nhưng có lẽ tôi có túc duyên với Phật pháp hay sao đó mà chỉ mới đọc hai phần đầu là tôi say mê, trí óc thân nhiếp Phật pháp không mấy khó khăn. Thiệt cô là một thiện tri thức của tôi vậy! Cô Ba Túy Nguyệt cười: – Kiến thức của em về Phật pháp nào có bao nhiêu! So với chị Thiệt Nguyện, ba em và với các Phật tử thần thành thường làm công quả cho chùa Long Đức, em chỉ là con đom đóm sánh với ngọn đèn. Giờ đây, nghe ông luận về kinh kệ, em chợt thấy lợi căn của ông thù thắng là dường nào. Rồi đây biết đâu ông sẽ trở thành bực đa văn. Với cái biện tài vô ngại kia, ông sẽ đi đây đó giảng kinh cho các Phật tử nghe, làm lợi cho biết bao kẻ thành tâm cầu đạo. Trước khi ra về, cô Ba hứa: – Để em lên chùa Long Đức thỉnh kinh Diệu Pháp Liên Hoa cho ông xem. Trong quyển đó có phẩm Phổ Môn nói về công đức của đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Ông nên tụng phẩm nầy để cầu xin đức đại từ đại bi đem nước cam lộ gội rửa trần cấu cho thân tâm ông được khinh an và lành mạnh. Chiều hôm đó, cô Ba đem cơm cho Bác vật Cảnh, không quên mang theo quyển kinh Pháo Hoa. Tối hôm đó, sau khi cơm nước xong, Bác vật Cảnh đi tắm rồi pha trà cúng Phật. Trời đêm tạnh ráo. Vầng trăng bạc đã lên khỏi ngọn xoài ở cuối vườn. Ông cuốn lớp chiếu trải trên divan cẩm lai để nằm chơi át, dè đâu ông ngủ hồi nào không hay. Trong cơn chiêm bao, Bác vật Cảnh thấy một mụ già mặt mũi xấu xí đứng bên giường. Ông hỏi: – Bà ở đâu tới đây? Cửa nẻo đã gài chặt, sao bà vô đây được? Bà già cười thân thiện: – Tui ở trong nhà này chớ đâu! Cho ông rõ, tui vốn là con tinh cây cảm lai mà thiên hạ xé gỗ đóng chiếc đi- quăng ông đang nằm đó. Hiềm vì trước đây ông mê cái văn minh duy vật mà báng bổ trời thần, thóa mạ Phật pháp nên mang ác nghiệp. Nay ông biết quy y Tam Bảo, tu dưỡng thân tâm thì rồi đây, nhờ tha lực của Phật, ông sẽ thoát khỏi bịnh ngặt mà sánh duyên cùng trang thục nữ để rồi cả hai trợ tu cho nhau, ăn cơm có canh, tu hành có bạn là vây đó! Nói xong bà già xốc lại, xô Bác vật Cảnh té chúi nhủi. Vừa lúc đó ông cũng giật mình tỉnh giấc. Bên tai ông, trống canh vừa điểm ba tiếng. Ông liền chỗi dậy mặc áo tràng tử tế, chà răng súc miệng sạch sẽ, đốt nhang trên bàn thờ Phật và bắt đầu tụng kinh Pháp Hoa từ phẩm đầu cho tới phẩm chót. Vừa dứt quyển kinh thì bên ngoài trời đã sáng trắng. Cô Ba Túy Nguyệt đem các món điểm tâm qua. Cô bày bánh canh bột gạo và bánh tầm bì ra mâm trong khi Bác vật Cảnh nấu nước sôi để pha cà phê. Ông bảo: – Từ canh ba tôi tụng kinh Pháp Hoa cho tới sáng trắng, chắc cô lạ lắm? Cô Ba Túy Nguyệt cười thiệt tươi, sóng mắt ướt rượt nhưng cái nhìn thật nồng ấm. Cô bảo: – Đối với ai thì em lấy làm lạ, chớ đối với ông, em biết cơ duyên cầu đạo của ông tới lúc chín mùi rồi! Bác vật Cảnh nhìn sững cô gái. Đây có phải là trang thục nữ mà bà già trong chiêm bao đã tiên đoán ông sẽ cưới làm vợ chăng? Ông Huyện Khải, trong thời gian chờ đợi ngày đám cưới, thường từ Tiểu Cần lên thăm cô Hai Túy Ngọc và ông Bác vật Cảnh. Cùng đi với ông có Đốc học Hạnh, vốn là anh em chú bác của người vợ trước ông, cũng là cháu kêu ông Bang biện Hưỡn bằng chú. Thiệt ra, ông Cai tổng Chất, tía cô Ba Kim Chưởng (vợ trước ông Huyện Khải) và ông Chánh bái Chơn, tía ông Đốc học Hạnh, đều là anh một cha khác mẹ với ông Bang biện Hưỡn. Ông nội của họ là phường mãi quốc cầu vinh, tía và chú họ đều là cường hào ác bá, anh em con nhà chú nhà bác họ nếu không là thứ đâm heo thuốc chó thì cũng là phường giá áo túi cơm. Tuy nhiên cây đắng vẫn trổ trái ngọt. Ông Đốc học Hạnh từ nhỏ vốn bịnh hoạn èo uột nên bà mẹ ông liền ký bán ông cho gia đình người chị con nhà cô của bà. Nhờ sống trong gia đình hiền đức lẫn đạo hạnh của di họ mà ông nhiễm được hai đức tánh cao quý đó. Ông càng lớn càng bất mãn cách ăn ở khắc bạc của thân tọc mình đối với kẻ nghèo hèn cô thế nên ông ít đi lại với họ. Nội trong vòng bà con, ông chỉ thấy cô Ba Kim Chưởng là hiền lành thùy mị nên ông có bụng thường yêu nể vì. Sau đó cô Ba sánh duyên với ông Huyện Khải, ông cũng thường giao thiệp với người em rể họ của mình. Nhận thấy ông Huyện thanh liêm, khiêm tốn, cách ăn nói mềm mỏng nên ông mến thương ông Huyện còn hơn em ruột. Từ khi cô Ba Kim Chưởng qua đời, ông Huyện Khải và ông Đốc học Hạnh vẫn giữ tình em rể anh vợ như cũ. Ông Đốc học Hạnh hóa vợ hồi hai mươi lăm tuổi. Năm nay ông đã bốn mươi. Cậu con trai độc nhất của ông năm nay mười tám tuổi, đã đậu bằng tú tài bán phần và hiện học tại trường Chasseloup Laubat ở Sài gòn để chuẩn bị thi tú tài toàn phần. Mỗi khi ông Huyện Khải đi thăm gia đình hôn thê của ông đều có ông Đốc học Hạnh tháp tùng theo. Cô Út Ngọc An từ khi hết bịnh đàng dưới cũng thường lui tới nhà ông Năm Tảo. Ai dè cô lọt vào mắt xanh ông Đốc học Hạnh. Năm nay cô đã ba mươi hai tuổi, coi như lỡ thời. Còn ông thì tuổi đã bốn mươi mốt. Song ông còn tươi, còn trẻ nhờ năng vận động. Cô thì về sau nầy nhờ bầu tâm cảnh sáng làu làu nên mặt mày cô rạng rỡ, vóc vạc uyển chuyển. Thiệt tình, thuở chưa bị nạn, cô không xấu gái. Hiềm vì lòng cô không an ổn, tánh cô đầy sân hận nên mặt cô dữ dằn u ám. Giờ thì cô sống thảnh thơi tự tại nên mặt cô trở nên hiền hậu dịu dàng, thần sắc cô sáng như gương nga đêm rằm. Khi nghe ông Đốc học Hạnh muốn cưới cô Út Ngọc An thì cả nhà ông Năm Tảo mừng rỡ lắm. Bà Chín Thẹo cũng mừng, nhưng lại lo vì bà nghĩ rằng con gái mình lòng dạ thưa thớt, sợ cô không rành lễ nghi phong cách để làm vợ một bực tân học. Bà Năm Tảo trấn an: – Con Út thông minh lắm. Khi nó về với ông Đốc học rồi thì nó sẽ thích ứng với ổng, chị Chín chớ lo! Vả lại chắc chắn ổng sẽ chỉ vẽ cho nó cách ăn ở của dân tỉnh thành tân tiến. Cô Hai Tú







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Họ đã đúng

Họ đã đúng Ngày đầu vào làm ở một cửa hiệu,...

Truyện Cười

23:30 - 26/12/2015

Bàn tay đeo nhẫn

Bàn tay đeo nhẫnMùa thu, cô đánh mất chiếc nhẫn anh tặng. Cô từng ...

Truyện Ngắn

13:21 - 23/12/2015

Bắc thang lên hỏi “Ông trời” phần 1

Bắc thang lên hỏi “Ông trời” phần 1 “Bắc thang lên hỏi ông trời Chừ...

Truyện Cười

22:57 - 26/12/2015

Gánh chịu một mình

Gánh chịu một mình Trời mưa. Một cặp vợ chồng đi ng...

Truyện Cười

18:51 - 26/12/2015

Đọc Truyện Ma – Nhất dương Chỉ

Đọc Truyện Ma – Nhất dương Chỉ Năm tôi 14 tuổi, lúc chưa gia nhập Môn Phái, thỉ...

Truyện Ma

08:59 - 10/01/2016