m khư mà ngược lại, còn mất hết những gì mình có. Cá địa âm rẽ nước từ từ bơi trên dòng sông ngầm, Vương Uy chỉ việc soi đèn pin bám theo đàn cá, Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc chèo thuyền đi theo ánh đèn pin. Chiếc thuyền gỗ không nhanh không chậm lướt trên mặt nước, tâm trạng Vương Uy cũng dần bình ổn lại, điều anh thắc mắc nhất là Nhị Rỗ làm cách nào mà xuống được cái hang ngầm này, hơn nữa còn biết rõ sự việc đến vậy. Vương Uy càng nghĩ càng nghi ngờ, anh chợt cảm thấy mình kỳ thực không hiều gì về Nhị Rỗ cả, Nhị Rỗ trước mặt đây và Nhị Rỗ hơn chục năm nay vẫn theo anh hoàn toàn là hai con người khác nhau. Anh nghĩ ngợi một lúc rồi gắng trấn tĩnh hỏi Nhị Rỗ: -Anh vào khoang thuyền cách ly ấy bằng cách nào? Nhị Rỗ đang mải miết chèo thuyền, nghe thấy Vương Uy hỏi, gã bỗng ngớ ra, vừa ngước lên liền bắt gặp cặp mắt nghi ngờ của Vương Uy. Vương Uy lạnh lùng nói: -Có phải anh vẫn bám theo sau đội thám hiểm không? Hôm ấy Ngọng bảo anh ta trông thấy anh, tôi vẫn không tin, bây giờ nghĩ lại kẻ đó chắc chắn là anh. Nhị Rỗ tắt hẳn nụ cười, đáp: -Thưa chỉ huy, tôi không cần phải giấu giếm làm gì. Hôm ấy chỉ huy bị đội thám hiểm của lão Tôn bắt, tôi nấp trong rừng rậm thấy tất cả, lẽ ra lúc ấy phải ra tay cứu chỉ huy và hai thằng kia, nhưng tôi thấy lão Tôn nên bỏ hẳn ý nghĩ đó, bèn đổi sang cách âm thầm đi theo mọi người. Vương Uy thắc mắc: -Lão Tôn ấy à? Nhị Rỗ ngẩng lên nhìn Vương Uy và Dương Hoài Ngọc, nói: -Từ khi gặp lại hai người trong khoang thuyền cách ly, tôi vẫn luôn nghi ngờ lão Tôn, mà hai người cũng có muôn vàn thắc mắc, tiện đây tôi xin kể lại mọi ân oán giữa tôi và lão Tôn vậy. Im lặng một lúc, Nhị Rỗ chậm rãi kể: -Tôi với lão Tôn đều là truyền nhân của bí thuật địa nhãn phong thuỷ. Luận vai ế, ông ấy còn là sư huynh của cha tôi nữa kìa. Nhưng bí thuật truyền kỳ này của Trung Hoa rất khó hiểu, thuyết phong thuỷ vốn cũng rất mơ hồ, muốn tham thấu đến tận cùng đạo lý hình thành nên núi cao sông dài, nếu không có ngộ tính cực cao thì chẳng cách nào làm nổi. Ông nội tôi là bậc cao nhân trong dân gian nhưng đến đời cha tôi lại chẳng hề có chí tiến thủ, chút kiến thức bề ngoài cũng không học được. Về sau trong một lần hành tẩu giang hồ, ông tôi đụng phải một toán thổ phỉ, bị chúng bắt, may sao đúng lúc đó có một bọn thổ phỉ khác đến cướp trại, đánh tan bọn thổ phỉ kia. Lão Tôn là đầu lĩnh của bọn thổ phỉ đã cứu ông tôi, thấy ông tôi ăn mặc rách rưới, kiếm chác được gì, liền thả ông ra. Cả đời ông tôi hễ mang ơn là phải đền đáp, trò chuyện với lão Tôn một hồi, ông tôi cảm thấy lão tuy xuất thân thảo mãng, nhưng có khiếu về mặt phong thuỷ, có thể rèn giũa được, vậy là để đền đáp công ơn cứu mạng ông tôi liền truyền cho lão một cổ thuật truyền kỳ. Bí thuật phong thuỷ địa nhãn của tổ tiên chúng tôi xưa nay chỉ truyền cho con trai, không truyền cho con gái, truyền cho người trong họ, không truyền cho người ngoài, đến đời ông tôi, thấy cha tôi không có khiếu học về phong thuỷ, nghĩ lại bản thân đến từng tuổi này, biết đâu một ngày nhắm mắt xuôi tay, chẳng phải bí thuật tổ truyền cũng sẽ bị mai một ư? Vừa gặp được lão Tôn, ông nội tôi lập tức sinh lòng mến tài, hơn nữa lão ta còn là ân nhân cứu mạng, nên ông đã dốc lòng truyền dạy mọi bí thuật phong thuỷ địa nhãn gia truyền của dòng họ Triệu cho lão. – Lão Tôn rất có khiếu, theo học ba năm đã có chút thành tựu, ông tôi vui lắm. Không ngờ, ba năm sau, một đêm lão Tôn lại giở ngón đào tường khoét vách của bọn giặc cướp, lẻn vào tầng hầm nơi để sách của ông tôi, đánh cắp một cuốn sách gia truyền của nhà họ Triều rồi từ đấy bỏ đi biệt tích. Hơn ai hết, ông tôi biết đó là cuốn sách vô cùng quan trọng, ngay cha tôi cũng chưa bao giờ được nghe ông nhắc đến, chỉ là trong lúc ngẫu nhiên truyền dạy mới sơ sểnh để lộ ra, lão Tôn nghe thấy liền nảy lòng tham. Cuốn sách bị lão Tôn đánh cắp khiến ông tôi tức giận đổ bệnh liệt giường. Hồi đó tôi còn nhỏ, ông tôi nằm trên giường bệnh hơn một năm trời, đoán rằng mệnh mình không còn bao lâu nữa, lại chẳng trông mong gì được ở cha tôi, bèn nói với tôi về cuốn sách đó và tất cả bí thuật phong thuỷ địa nhãn của tổ tiên dòng họ Triệu, để tôi có thể nhớ được bao nhiều thì nhớ. Vương Uy nói: -Phải chăng trong cuốn sách đó có ghi chép những điều liên quan đến hang ngầm này? Nhị Rỗ gật đầu: -Đúng vậy. Chắc mọi người không ngờ, năm trăm năm trước, nhà họ Triệu chúng tôi cũng có quan hệ với đại tướng quân Trương Tử Thông. Vương Uy giật mình, hèn chi Nhị Rỗ biết rõ về Trương Tử Thông và chiến thuyền cổ như vậy. Tiếp theo, anh càng lo ngại hơn, nếu lão Tôn xuống hang ngầm này với mục đích khác, vậy thì Nhị Rỗ cùng với anh xông pha khắp miền Xuyên Trung phải chăng cũng có mục đích riêng? Vừa nghĩ vậy, lòng Vương Uy chợt thoáng chút sợ hãi. Nhị Rỗ theo anh vào sinh ra tử mười mấy năm trời, cùng thoát chết trong gang tấc không biết bao nhiều lần. Phải nói rằng, đời này Vương Uy không Nhị Rỗ thì không còn biết tin ai nữa. Nhưng cứ nghĩ đến việc Nhị Rỗ ôm mục đích khác, tiềm phục bên anh mười mấy năm trời, bất giác Vương Uy không lạnh mà run, hơn nữa, dọc đường gã luôn có hành tung kỳ dị, xuất quỷ nhập thần, bảo Vương Uy không nghi ngờ sao được. Nhị Rỗ nói: -Hơn năm trăm năm trước tổ tiên nhà họ Triệu chúng tôi cũng có một vị tướng quân, tên gọi Triệu Chiêu, là phó tướng của đại tướng quân Trương Tử Thông. Trương Tử Thông và Triệu Chiêu quen biết nhau từ thời trẻ, về sau lần lượt tòng quân, Trương Tử Thông thuận buồm xuôi gió cứ thế thăng tiến, Triệu Chiêu tới đầu quân cho Trương Tử Thông, sau mấy trận đánh, thấy Triệu Chiêu mưu trí anh dũng, Trương Tử Thông rất coi trọng. Trương Tử Thông dẫn quân Nam chinh Bắc chiến mà người duy nhất có tiếng nói trong hàng ngũ lính tráng là Triệu Chiêu, có đi có lại, Trương Tử Thông bèn truyền thuật phong thuỷ địa nhãn cho ông ta. Triệu Chiêu thông minh hơn người, chỉ mấy năm đã không thua kém gì Trương Tử Thông. Khi Trương Tử Thông được Vạn Lịch hoàng đế cử đến Tứ Xuyên, Tây Tạng, Triệu Chiêu đang dẫn quân chinh chiến bên ngoài nên mới thoát. Trương Tử Thông đắp đê bên con sông ngầm, đóng chiến thuyền mất hơn chục năm, thời gian đó có viết cho Triệu Chiêu một lá thư kể rõ mọi kế hoạch, hỏi ý Triệu Chiêu xem làm vậy có được không, nếu được thì nhờ Triệu Chiêu tâu lại với hoàng đế, xin điều thêm một vạn binh mã đến. Đáng tiếc, bấy giờ Vạn Lịch hoàng đế già yếu lắm rồi, chỉ miệt mài lo hưởng lạc, từ lâu đã quên khuấy đại tướng quân Trương Tử Thông và vị lạt ma già mười năm trước. Nhị Rỗ mê mải kể, nhưng Dương Hoài Ngọc nghe mà lòng đầy đau đớn. Từ trước đến nay Dương Hoài Ngọc vẫn xem lão Tôn như cha đẻ, nhưng cô không phải là kẻ ngốc, trái lại bao nhiêu năm làm cướp biển đã rèn luyện cho cô một trí tuệ hơn người, cô chỉ biết vẻ bề ngoài của lão Tôn, còn lòng dạ lão thâm hiểm ra sao chỉ có lão mới biết. Có điều so sánh hơn chục năm sống cùng lão, với câu chuyện vừa rồi của Nhị Rỗ, cô cũng nhận thấy Nhị Rỗ nói đúng, rất có thể cô đã bị lão Tôn lợi dụng. Nhưng nói gì thì nói, lão Tôn cũng đã nuôi cô khôn lớn, cho dù Nhị Rỗ vạch ra đủ mọi vấn đề về lão, cô vẫn lo cho sự an toàn của lão. Ba người, mỗi người một tâm tư, Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc đờ đẫn khua chèo, bỗng thấy Vương Uy kêu to: -Nhìn kìa, bầy cá đang lặn xuống. Câu nói của Vương Uy đối với Nhị Rỗ không khác gì một quả lựu đạn, đang đứng trên sàn thuyền, gã lập tức nhảy dựng lên, chạy đến bên Vương Uy. Vương Uy chiếu đèn pin lên mặt nước, chỉ thấy cá địa âm từng đàn lặn xuống sâu làm mặt nước cuộn sóng, những con cá địa âm ở phía sau cũng theo đó mà lộ ra trên mặt nước. Nhị Rỗ nói: -Đúng rồi, nơi này đúng là đôi mắt rồng củ Bối long âm khư, chúng ta phải tranh thủ nhảy xuống theo trước khi chúng lặn đi hết. Nói xong, gã lấy ra từ ba lô đeo sau lưng một bọc nhỏ thuốc nổ dưới nước, chắc hẳn đã có chuẩn bị từ trước. Nhị Rỗ cầm bọc thuốc nổ định nhảy xuống nước, nhưng bị Vương Uy từ phía sau lôi lại: -Cá địa âm là loài cá ăn thịt người, anh xuống như vậy nguy hiểm lắm. Nhị Rỗ cười hì hì với Vương Uy: -Không còn thời gian nữa đâu, Trương Tử Thông mất năm trăm năm mới tạo nên cơ hội này, nếu không nắm lấy nó thì cả đời chúng ta đừng hòng phá nổi Bối long âm khư. Lũ cá địa âm này đã no máu, khả năng tấn công người là rất thấp, tôi phải xuống ngay bây giờ. Không chờ Vương Uy nói thêm, Nhị Rỗ liền ôm bọc thuốc nổ nhảy xuống nước, mặt nước sủi lên mấy chiếc bong bóng rồi cũng lặng dần. Nước sông ngầm chảy đến đây trở nên xiết hơn, Dương Hoài Ngọc phải gắng sức chèo chống mới giữ vững được con thuyền. Vương Uy cũng hợp sức với Dương Hoài Ngọc chống thuyền, cố giữ cho con thuyền xoay tròn tại chỗ. Gần đây Vương Uy đều cảm thấy mỗi ngày dài như một năm, anh cứ chăm chăm dán mắt vào mặt nước, không hề chớp mắt. Chẳng biết đã bao lâu, bỗng từ dưới nước nhô lên một người toàn thân đầy máu, chính là Nhị Rỗ. Vương Uy vội buông mái chèo, vung Đoạn Môn chỉ ra đánh bay hai con cá địa âm đang cắn trên cánh tay Nhị Rỗ. Nhị Rỗ leo lên thuyền, thở hồng hộc. Vương Uy biết gã bơi quá nhanh nên khi hít thở bị đau mạng sườn, chưa thể nói gì ngay được, liền vỗ vỗ lên vai Nhị Rỗ giúp gã điều hoà lại hơi thở. Nhị Rỗ lại ra dấu đòi mình chèo thuyền ngay lập tức khiến Vương Uy sực hiểu ra gã đã đốt thuốc nổ dưới nước. Anh vội vơ lấy mái chèo, Dương Hoài Ngọc trông tình hình cũng hiểu ra sự việc, hai người chèo lấy chèo để, làm bọt nước bắn tung toé, con thuyền băng băng lướt theo dòng. Nhưng đã muộn, dưới nước bỗng vang lên một tiếng nổ lớn, sóng nước cuộn lên, ập vào thuyền, Vương Uy và Dương Hoài Ngọc chèo như điên, mặt sông nổi sóng to, tiếng nổ dưới nước mỗi lúc một lớn, tựa như cả ngọn núi bị nổ tung vậy. Đồng thời, tiếng vọng từ bốn phía hang ngầm ong ong vẳng lại cơ hồ thủng màng nhĩ, đá trên trần hang rào rào rơi xuống, mực nước cũng hạ thấp hẳn. Vương Uy kêu to hỏng rồi, cả khối núi bị Nhị Rỗ đánh sập, lần này coi như xong, anh giận dữ trừng mắt nhìn Nhị Rỗ. Nhị Rỗ cũng lộ vẻ kinh hoàng, rõ ràng gã cũng không ngờ bọc thuốc nổ kia lại có sức công phá mạnh đến thế. Họ đành trơ mắt nhìn mực nước thình lình tụt xuống, con thuyền gỗ cũng tụt xuống theo, bốn bề xung quanh núi đá lở rào rào, chỗ nào cũng nghe tiếng uỳnh oàng như sấm. Họ cảm nhận rõ rằng con thuyền đang rơi xuống, thân người chợt hẫng đi như đang trên mây vậy, không cách gì phản kháng, cũng không có thứ gì để mượn lực. Ba người nắm chặt lấy mạn thuyền, giờ đây cái duy nhất họ có thể bám víu chỉ là chiếc thuyền này mà thôi, sàn thuyền đã bị đá từ trần hang rơi xuống làm thủng mấy chỗ những lúc này giữ mạng là quan trọng nhất, chẳng lo được chuyện gì khác nữa. Vương Uy hét lên bảo Nhị Rỗ: -Chúng ta rơi xuống đâu thế này? Nhị Rỗ cũng rất hoang mang, đáp: -Tôi không biết nữa… Con thuyền gỗ không còn mặt nước nâng đỡ, cứ điên cuồng chao đảo giữa không trung. Vương Uy không sao đứng lên nổi, bằng không anh thật muốn đá cho Nhị Rỗ một cái. Dương Hoài Ngọc dù sao cũng là phụ nữ, dù trên mặt đất có hung hãn đến đâu chăng nữa, rơi vào cảnh này cũng sợ đến tái mét mặt, đờ đẫn cả ra. Mọi người đều biết, nếu phía dưới không phải là vực nước, thì rơi từ độ cao này xuống, bọn họ khó tránh khỏi cái chết. Hai tay Nhị Rỗ bám lấy mạn thuyển, mặt đỏ gay vì sợ hãi, nhắm mắt kêu toáng lên: -Cứu con với… Lạy Quán Thế âm Bồ tát Đại từ Đại bi… Vương Uy giận đến suýt nữa bật cười, tai hoạ này là do Nhị Rỗ gây nên, vậy mà gã lại kinh hoàng hơn ai hết. Bỗng một cái bóng khổng lồ lướt ngang qua con thuyền gỗ, Vương Uy giật mình, hét bảo Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc: -Vừa rồi hai người có thấy gì không? Nhị Rỗ nhắm mắt, giọng run run: -Không… không… tôi nhắm mắt, không thấy gì… Dương Hoài Ngọc bình tĩnh đáp: -Tôi có thấy, hình như là một bức tượng Phật, một bức tượng Phật rất lớn. Nghe Dương Hoài Ngọc nói như vậy, Vương Uy liền hỏi: -Cô khẳng định đấy là một bức tượng Phật chứ? Dương Hoài Ngọc gật đầu: -Chắc chắn là một bức tượng Phật, tôi trông rõ mặt pho tượng đó mà. Vương Uy đang lấy làm lạ thì con thuyền bỗng đụng phải vật gì đó, dừng khựng lại, tiếp đó chỉ nghe rầm rầm mấy tiếng, mấy thanh gỗ đâm xuyên qua sàn thuyền, chiếc thuyền lật úp, lộn vòng rơi xuống. Thuyền vừa lật, người trên thuyền cũng ngã nhào xuống. Vương Uy cuống quýt vung chân huơ tay quờ quạng loạn lên, nắm được một cành cây, nào ngờ anh rơi quá nhanh, vừa tóm được vào cành cây, đã vít cả cành cây to bằng cánh tay gãy rời. Vương Uy sợ quá, phải vội vàng ôm lấy thân cây mới khỏi rơi xuống đất. Rất may, trong lúc hoảng loạn anh vẫn giữ được cái đèn pin, Vương Uy bật đèn chiếu quanh một vòng, thì ra họ đang ở trên một cái cây to. Chiếc thuyền gỗ bị ba cành cây to bằng cánh tay đâm thủng, vỡ thành ba mảnh treo lơ lửng trên cành cây. Không biết đây là cây gì, chỉ thấy lá cây rất to, giống như chiếc quạt hương bồ người miền Nam vẫn phe phẩy trong mùa hè vậy. Chẳng thấy Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc có động tĩnh gì, Vương Uy liền chõ xuống dưới gọi. Nhị Rỗ từ trên một cành cây ngay trên đầu Vương Uy tụt xuống, gọi: -Chỉ huy, không việc gì chứ? Vương Uy xua tay: -Không thấy cô tây rởm kia đâu, chúng ta tìm xem. Vương Uy vừa nói xong thì nghe Dương Hoài Ngọc từ dưới gốc cây gọi to: -Tôi ở đây, hai anh thế nào rồi? Vương Uy và Nhị Rỗ vội tụt xuống, nào ngờ cái cây này tuy không lớn, chỉ chừng hai người ôm, nhưng rất cao, hai người tụt xuống đến chỗ thân cây không có lá, vẫn còn cách mặt đất chừng mười mấy trượng, thấy Dương Hoài Ngọc đang đứng dưới gốc cây nhìn lên. Thấy hai người từ trên cây tụt xuống, Dương Hoài Ngọc nói: -Hình như đây là một khu rừng ngầm dưới lòng đất, các anh xem, phía bên trên rừng cây tối om, không có chút ánh sáng nào cả. Nhị Rỗ cười: -Chúng ta từ trong hang tụt xuống, chắc chắn phía trên không là vòm không được, lẽ nào chút kiến thức thông thường đó cô Ngọc cũng không biết? Dương Hoài Ngọc tức giận: -Đều tại anh cả… Vương Uy trừng mắt nhìn Nhị Rỗ, nói: -Tại anh làm nổ tung Bối long âm khư rồi đấy, anh bảo bây giờ tính sao đây? Nhị Rỗ lắc đầu: -Tôi chỉ biết ông tôi bảo phải làm theo cách của Trương Tử Thông để phá Bối long âm khư mà thôi, sau khi cho nổ tung Bối long âm khư rồi thì sao, chẳng ai bảo tôi cả. Dương Hoài Ngọc nghe nói liền nổi giận, nếu Vương Uy không can, hẳn cô đã lia cho Nhị Rỗ một loạt đạn rồi. Cả ba người đều hiểu, đây mới thực sự là thế giới chưa một ai biết tới, nơi này ít nhất cũng cách mặt đất đến mấy nghìn mét, đầy rẫy nguy hiểm. Theo Nhị Rỗ, hồi xưa ông nội gã chưa đọc hết toàn bộ cuốn sách, có một phần nội dung ở cuối sách bị rách nát, không thể khôi phục nổi. Lão Tôn trộm cuốn sách đó đi, dựa vào bản lĩnh tung hoành khắp Đông Nam Á cũa lão ta, rất có thể đã xem hoàn chỉnh nội dung trong đó rồi. Năm xưa Nhị Rỗ cũng không nghĩ phải đi tìm di cốt Trương Tử Thông, ông nội gã chỉ dặn phải tìm lại cuốn sách bị lão Tôn đánh cắp để tạ tội với liệt tổ liệt tông mà thôi, ngoài ra không dặn thêm gì. Chẳng qua Nhị Rỗ ngẫu nhiên gặp lão Tôn trong rừng sâu giáp giới giữa Tứ Xuyên và Tây Tạng mới nổi hứng theo dõi lão, lặn lội lần đến tận đây. Nhưng điều khiến mọi người thắc mắc chính là, lão Tôn biết cách phá Bối long âm khư, vậy tại sao sau khi huyết mẫu chết, máu chảy loang ra sông ngầm, ông ta không nhân cơ hội ấy mà cho nổ tung đôi mắt rồng của Bối long âm khư? Hoặc nói cách khác, ông ta mất tích vô duyên vô cớ như vậy, liệu có phải cũng rơi xuống khu rừng dưới lòng đất này, hay đã tới một nơi nào khác? Điều này vẫn chưa có lời giải đáp, hiện giờ không có tung tích gì của lão Tôn, lão này đúng là bí ẩn. Có điều lúc này ba người bọn họ đang rơi vào đường cùng, không có tâm trí nào lo chuyện khác nữa, trước hết phải nghĩ cách thoát khỏi tình cảnh hiện tại cái đã. Họ chỉnh đốn hành trang, ngồi dưới gốc cây nghỉ một lúc, rồi tiến sâu vào khu rừng nguyên thuỷ. Cánh rừng này tồn tại dưới lòng đất nghìn vạn năm nay, không có dấu vết con người, trong rừng cây cối um tùm, cỏ dại rậm rạp, không có đường đi. Ba người phải dùng súng để rẽ lối tìm đường, nhiều lúc vừa vạch cỏ cây ra đã thấy trước mặt lù lù xuất hiện một cái xác động vật to tướng, khiến người ta lợm cả giọng, khó chịu vô cùng. Cứ thế, họ đi được mấy cây số, Nhị Rỗ dẫn đầu, Vương Uy và Dương Hoài Ngọc theo sau, để tiết kiệm pin, bọn họ phải dùng cành khô làm đuốc. Đột nhiên, Nhị Rỗ đang chui vào giữa một đám lá rậm rì, bỗng ré lên kinh hãi, làm cho Vương Uy và Dương Hoài Ngọc giật nảy mình. Hai người vội vã chui vào xem, mặc cho những con sâu trên tán lá bám vào cổ mình. Vừa vào đến nơi, họ cũng kinh hoàng hét lên, hệt như Nhị Rỗ. Chỉ thấy một ngôi nhà gỗ chình ình ngay trước mặt bọn họ, ngồi nhà này xem ra bỏ không đã lâu, dây leo đã bọc kín ngôi nhà. Nếu nóc nhà không lộ ra thì cũng khó phát hiện ra ngôi nhà giữa đám cây cối um tùm. Cả ba người đều hết sức hiếu kỳ, bèn thận trọng đi vòng qua đám dây nhợ gai góc, đến trước ngôi nhà. Họ phát hiện ra những căn nhà như thế không chỉ có một, mà trái phải trước sau đều có, lẽ nào đây là nơi quần cư của cả một bộ lạc? Người nào lại sống dưới lòng đất sâu không thấy ánh mặt trời này? Thật khiến người ta không sao hiểu nổi. Vương Uy đứng trước một ngôi nhà, đang định đẩy cửa, chợt Nhị Rỗ kéo anh lại, thì thào nói: -Chỉ huy có thấy quen không? Hành động và lời nói của Nhị Rỗ làm cho Dương Hoài Ngọc sinh nghi, đôi mắt sáng hết chằm chằm nhìn Nhị Rỗ rồi lại nhìn sang Vương Uy. Lúc này cô chỉ có một mình, không còn lão Tôn, chẳng có người tâm phúc nên thấy hai người kia lộ vẻ lạ lùng, cô cũng phải cẩn thận đề phòng. Vương Uy thận trọng quan sát kỹ bố cục những ngôi nhà, lòng chợt rúng động, đổi hẳn sắc mặt. Anh quay sang hỏi Nhị Rỗ: -Những ngôi nhà gỗ này chúng ta đã từng gặp qua rồi, đúng không? Nhị Rỗ căng thẳng gật đầu, cả hai đồng thời nhớ tới lần ở trong cánh rừng giáp ranh giữa hai tỉnh Tứ Xuyên và Tây Tạng. Bố cục của ngôi nhà bên dưới bệ đá đó rất giống những ngôi nhà ở đây, vừa nghĩ tới điểm đó, cả hai bỗng thấy lưng đẫm mồ hôi lạnh, quả là quái gở vô cùng. Vương Uy thấy Dương Hoài Ngọc đầy vẻ nghi ngờ anh và Nhị Rỗ, có điều anh không hề có ý thù địch gì với cô, hơn nữa dọc đường trải qua bao nhiêu nguy hiểm, anh nhận thấy cô tuy tính tình nóng nảy nhưng không phải loại người tâm địa xấu xa, vả lại anh cũng không coi cô là người ngoài, bèn kể với cô những chuyện mình từng gặp trong cánh rừng giáp giới Tứ Xuyên và Tây Tạng. Dương Hoài Ngọc không sao tin nổi trên đời lại có những chuyện như thế, cô nhấn mạnh: -Hai anh chắc chắn không nhìn nhầm đấy chứ? Hai nơi cách nhau cả ngàn dặm, sao lại có những ngôi nhà giống hệt nhau được? Vương Uy nghiêm trang nói: -Nếu chỉ một mình tôi nói thế thì cô có thể nghi ngờ, nhưng cả cậu Nhị đây lúc ấy cũng cùng đi với tôi, chúng tôi thấy cách bố trí của những ngôi nhà gỗ ấy giống hệt những ngôi nhà này thật mà. Dương Hoài Ngọc nghe mà nổi da gà, chuyện này quả thực vô cùng quái gở, thậm chí không có lý do nào giải thích nổi. Chẳng nhẽ người của một bộ lạc nào đó trú ngụ trong cánh rừng giữa hai tỉnh Tứ Xuyên và Tây Tạng lại xuống ở dưới lòng đất sâu này hay sao? Vương Uy càng cẩn thận hơn, một tay cầm đuốc, tay kia lăm lăm cây súng, đầy cửa nhà ra, chỉ nghe một tiếng “kẹt”, tim anh cũng nảy thót lên. Bóng tối trong nhà bị xé toang, Vương Uy vừa đẩy cửa ra chợt thấy một đôi mắt đang nhìn mình chằm chằm không chớp, anh giật nảy mình, lập tức bóp cò súng. Theo kinh nghiệm hơn chục năm cầm súng của Vương Uy, với khoảng cách gần như thế này ắt phải trăm phát trăm trúng, nhưng lần này viên đạn anh bắn lại chệch đi rất xa. Nhị Rỗ và Dương Hoài Ngọc cảm thấy bên trong hình như có chuyện, bèn xông vào theo. Dương Hoài Ngọc vừa soi đèn pin, thình lình trông thấy một bức tượng người chim cao bằng người thật sừng sững giữa nhà. Đôi mắt bức tượng dưới ánh đèn pin lung linh sinh động, sáng như mắt người sống. Nhị Rỗ không nhịn được, buột miệng chửi thể: -Mẹ kiếp, quả nhiên hai nơi có liên hệ với nhau, ngay cả pho tượng người chim cũng giống hệt. Vương Uy lau mồ hôi trán, nói: -Anh thấy bức tượng người chim trên chiến thuyền cổ không? -Thấy… đương nhiên là thấy… sao cơ? – Nhị Rỗ hỏi. -Anh có biết tại sao Trương Tử Thông đặt bức tượng người chim ấy trên thuyền khồn? – Vương Uy hỏi. Nhị Rỗ không cần suy nghĩ, nói ngay: -Nghe nói để trấn yểm tà ma dưới lòng đất, tránh cho con thuyền trên dòng sông ngầm không bị tà ma quấy rối. Vương Uy chợt trừng mắt n