Chuyện của con đến đâu rồi. Thủy Tiên e lệ: – Tới đâu là tới đâu hở cha? Chúng con chỉ là bạn. – Sao là bạn? Cậu ấy đã chính thức cầu hôn với con đấy! – Bao giờ? – Sao con không hỏi nó mà hỏi cha. Thủy Tiên cắn nhẹ móng tay: – Kỳ ghê chưa hỏi ý con đã … – Sao? Con không bằng lòng ư? Tháng sau là lễ đính hôn và tháng tới nữa là đám cưới. – Cha chấp nhận rồi ư? Nhanh quá con chưa chuẩn bị. Ông Tính nhìn Thủy Tiên e ngại: – Cha cũng đã dự định là sang năm mới tính chuyện hôn nhân cho con, nhưng gần đây khách sạn Thủy Tiên có nhiều chuyện xảy ra, nên cha đã quyết như thế. – Vậy là … Ông Tính cười to: – Con với Khải Trọng học chung cùng một nghề. Vả lại anh chị Khải Lâm là bạn của cha. Việc này coi như xong, con có cần chuẩn bị điều gì nữa đâu. Thủy Tiên giương đôi mắt to đen lay láy nhìn cha: – Con ngại là chuyện ở khách sạn có điều gì chưa ổn. Cha mẹ anh Khải Trọng họ nghe được chuyện của gia đình mình thì không khéo … – Ôi! Con gái khéo lo xa. Cha sẽ cùng Khải Trọng bắt hét ma lớn, ma nhỏ cho mà xem. – Í! Ngay cả bà nội ư? – Không! Cha chưa gặp bà con thì cha chưa tin đâu. Con xem mấy ngày trước, con ma này chỉ cho con nè, Hải Thi, Ly Ly thấy … ù mà nghe thôi. Trong khi Khải Trọng, Hoàng Anh họ ở bên các con mà có thấy gì đâu. Thủy Tiên cãi lại: – Khải Trọng nghe tiếng khóc mà cha. – Nhưng nó tìm không thấy đúng không? Vậy con ma này chỉ nhát đàn bà con gái. Thủy Tiên ngơ ngẩn: – Việc bà nội hiển hiện là điều có thật. Ðứa bé ngồi trong sóng biển con cũng thấy rõ ràng không thể là mơ. Vậy cha giải thích ra sao? Ông Tính suy nghĩ một lúc rồi nói: – Chuyện ma cỏ cha chưa biết phải giải thích thế nào cho con hiểu. Nhưng bảo cha tin trên đời này có ma thì cha không tin. – Tại sao? – Bởi vì lúc cha từ Trung Quốc sang đây băng rừng lội suối, có hôm gặp cả những người chết phơi thi thể trông rất gớm ghiếc. Ðầu một nơi, mình một ngã, thậm chí bụng bị mổ phanh. Có đêm phải ngủ tạm trong rừng, nghe vượn hú, hổ gầm người yếu bóng vía đã chết khiếp. Nếu có hồn ma, bóng ma hiển hiện chắc chắn đã gặp đầy đường. – Vậy là cha nặng bóng vía rồi. Ông Tính cười ha hả xoa đầu con gái: – Nghĩa là con nhẹ bóng vía. Con muốn cha phải tin là bà nội hiện về. – Ðúng vậy. Thủy Tiên dứt khoát. – Cha chỉ tin khi cha gặp bà nội của con. Chính mắt cha nhìn thấy. – Rồi cha sẽ thấy. Con sợ lắm. Nếu cứ đà này, tin tức … ma … ở khách sạn truyền nhanh ra, mình sẽ không còn làm ăn được, cha nghĩ xem có phải vậy không? – Con rất thông minh. Ðiều con vừa nói cha nghĩ có một người đã hiểu như thế … – Ai? Ông Tính im lặng rồi lơ đãng ra bên ngoài cửa sổ. Ðôi mắt ông trở nên buồn bã lạ. Thủy Tiên cũng đến bên cha, cô không hỏi gì nữa, đứng ngắm bầu trời bao la chương ngắt. Phía xa từng đợt sóng trắng xóa cuồn cuộn lao vút vào bờ rồi vỡ tung đục ngầu dữ dội. Một con hải âu lao mình trên sóng bạc. Nắng đổ vàng lấp lánh. Nhìn cảnh vật, ông Tính chợt nhớ mẹ mình da diết … Ông ao ước được gặp lại mẹ mình dù chỉ một lần.Vậy mà trời cũng đâu cho ông toại nguyện, dù chỉ là hồn ma bóng quế. Cái hồn ma mà mọi người đang run sợ, hãi hùng … Một tháng trôi qua … Hải Thi đã thật sự vào làm việc ở khách sạn Thủy Tiên. Cô quản lý phòng ốc. Hoàng Anh lo việc bếp núc. Ly Ly quản lý phòng Karaoke. Khải Trọng cùng Thủy Tiên lo việc chung. Ông Tính vẫn trông coi truyền đạt kinh nghiệm cho bọn trẻ. Ông còn phải quản lý cả một xưởng chế tạo cao su ở thành phố. Câu chuyện hồn cụ An hiện về ở phòng karaoke bị giấu nhẹm đi. Khách sạn kinh doanh khá lên, Thủy Tiên cười nói với Khải Trọng: – Sắp tới ngày đính hôn rồi, anh có dự định gì thêm không? Khải Trọng ngạc nhiên: – Anh thấy bình thường, ý em là … Thủy Tiên nhắc khéo: – Chuyện ma ấy mà … – Ôi! Công việc đang tiến triển bình thường, em nhắc chuyện ấy làm gì? – Không phải em nhắc mà em thấy tâm hồn mình không ổn định từ ngày thấy bà hiện ra trước mắt già nua, thật đáng thương mà cũng đáng sợ. – Bà em chết rồi … anh thấy bà ấy nên chết sướng hơn là sống … Sống khổ sở, bị nhốt … anh ngại quá. – Em rất đau lòng nhưng bà phá phách và càng về sau hại nhiều người … – Không phải bà hại người mà người hại bà nên nông nổi để rồi chết uất ức … Khải Trọng tỏ vẻ không hiểu: – Em nghĩ là bà nội chết oan. Thủy Tiên cắn chặt môi mình cho khỏi bật khóc. – Em nghĩ như thế? Anh hãy giúp em làm sáng tỏ chuyện này. Nếu không sao nội lại hiện về cho em thấy, bởi vì thường ngày bà ấy rất thương em … Ngay lúc gần chết … điên loạn vẫn gọi tên em … – Ôi! Chỉ tại em có tấm lòng nhân hậu nên mới suy nghĩ lung tung. – Ơ! Nếu anh không nhận lời thì thôi, em không nói nữa. – Nhận chứ! Nhưng ba em đã không cho nhắc đến chuyện này rồi mà em không nhớ à. – Nhớ nhưng … – Thôi được rồi, anh sẽ tìm hiểu kỹ chuyện này. Em về phòng mình đi. Anh còn lo nhiều chuyện lắm. Thủy Tiên nhớ tính toán lại sổ sách của tháng qua, rồi báo cáo lại cho bác Tính nghe chưa? Anh đi đây. Chúc em ngủ ngon. Khải Trọng xuống bếp tìm Hoàng Anh. Anh ta đang ngồi lắc lư trông rất thoải mái: – Í! Mời cậu chủ ăn ít gì nha! – Thôi khỏi, khách sáo quá.Hoàng Anh nhăn răng cười: – Ít ngày nữa người ta là ông chủ rồi, mình là nhân viên không khéo … Khải Trọng hếch mũi lên: – Bị đuổi là cái chắc nếu anh cứ ngồi chơi như thế này … Vừa nói, Khải Trọng vừa bê hai cái chân gác chéo của Hoàng Anh xuống đất, làm anh ta chúi mũi: – Ế hay đắt mà ngồi chơi xơi nước vậy ông bạn? – Có một lão già xuất hiện, gương mặt nhỏ nhắn, đôi mắt tinh ranh láo liên. – Ai vậy cậu Hoàng Anh? – Ông lo việc của ông đi hỏi làm gì? Lão mau đem món hầm hải sâm cho khách ở bàn số … nhanh lên. Ông lão đi rồi. Khải Trọng hất mắt lên phía đó hỏi: – Ông lão làm gì ở đây? – Bếp phó … phụ chạy bàn! – Thì ra là vậy. – Có chuyện gì phải không? Nhìn dáng điệu của ông lão, Khải Trọng có điều gì là lạ, nhất là lúc lão nhìn chằm chằm vào anh. Có vẻ như vừa kinh ngạc vừa thấp thỏm. Khải Trọng rủ Hoàng Anh thả bách bộ ra ngoài, đêm đã khuya. Những dãy hành lang dài hun hút. Các phòng đều đóng kín. Thỉnh thoảng có vài người đi ra đi vào. Bà Lan đang lau sàn nhà. Ðêm đã về khuya, thật vắng lặng đến lạnh người. Mọi người đều đi ngủ cả. Ban ngày đi tới đi lui khó làm hoàng thành công việc. Bà Lan thường tranh thủ lúc 12 giờ đem lại chăm chí lau thật sạch lại nền gạch hoa và công việc kết thúc khoảng 2 giờ sáng. Khải Trọng đi ngang, bà Lan chào hỏi rồi tiếp tục làm công việc miệt mài. Ðang xách xô nước từ phòng vệ sinh ra bà Lan chợt nhìn thấy một cụ già mặt bộ đồ gấm màu vàng ống ánh đi từ đầu hành lang đi tới. Bà Lan lấy làm lạ ngỡ là khách trọ nên chờ lại có ý chờ xem bà cụ có hỏi thăm gì không. Ðến càng gần bà Lan trong rõ bộ mặt của cụ già thì ra mẹ của chủ khách sạn. Hoảng quá bà đánh rơi xô nước xuống sản gạch rồi lùi lại hét lên: – Ông chủ ơi! Ông chủ … có chuyện gấp. Ông Tính vội hỏi lớn: – Ai gọi tôi? Có chuyện gì không nếu không gấp thì để ngày mai. – Không được … gấp lắm … ông chủ ạ! Tiếng bà Lan nói trong hơi thở dồn dập. Ông Tính vội mở cửa nhìn khuôn mặt mét xanh của bà Lan ông hỏi dồn: – Bà Lan chuyện gì vậy? – Dạ! Tôi … tôi sợ quá. Bây giờ làm sao mà dám lên trên đó dể làm nốt công việc. Vừa thở vừa nói, bà Lan ngồi bệt xuống đất nhìn dãy nhà trãi dài. Hành lang sâu hun hút, vắng tanh. Bà Lan kể lại sự việc vừa trông thấy cho ông Tính nghe. – Này không có chuyện gì đâu. Không khéo khách trọ họ bị té, bà nhìn thấy màu nên sợ chứ gì. Thôi bà đừng nói chuyện này với ai. Tôi sẽ cho bà thêm một tháng lương, với điều kiện bà không được kể chuyện vừa xảy ra cho ai nghe. – Tại sao vậy? – Chỉ cần bà hứa … ngày mai tôi sẽ thay cho bà công việc khác đỗ vất vả hơn. – Dạ! Thôi để tôi làm công việc này. Chắc tại tôi nhất quá có tật hay sợ ma. – Vậy thì tốt rồi, cảm ơn bà. Nghe lời nói thật êm ái của ông Tính, bà Lan lại mon men trở lên. Ông Tính gọi thêm người lên phụ bà Lan. Họ chẳng thấy gì ngoài tiếng tặc lưỡi của chú thạch sùng nửa đêm chép miệng vì tiếc của ở trên tường. Tuy tiếng chép miệng rất nhỏ, nhưng cũng làm cho bà Lan giật mình, mắt luôn lắm lét nhìn quanh. Bà lau vội vàng để rồi khỏi nơi này. Trời vừa tối nhá nhem, cả tòa khách sạn sáng rực. Khách du lịch đi tới đi lui cười nói vui vẻ. Họ lên tận sân thượng để hóng mát. Thủy Tiên cũng Hải Thi lên xem lại cảnh vật trên này bày trí như thế nào. Sân thượng rộng thênh thang. Hai dãy cây cảnh trải dài. Những cây thiên tuế xòe ra mướt xanh những chú nai bụm sụm xem con rỗng đuôi. Sau cây thông to lớn là một dãy bàn kê dài rất đẹp mắt. Khách khứa khá đông, họ ngồi, họ tản bộ. Vài người đứng tựa vào thành lan can ngắm cảnh. Không khí về đêm cảnh vừa núi vừa biển thật lý tưởng. Gió mát từ biển lùa về, dù biển khá xa vẫn mát rười rượi. Cây cối nhả không khí trong lành, êm ái, con người cứ ngây ngất tận hưởng. Thủy Tiên hài lòng với cảnh bày trí ở đây. Cô cùng Hải Thi đừng ngắm trời sau tàng cây thông nhấp nhá ánh đèn màu. Hải Thi cười: – Thủy Tiên này khách sạn của bạn thật lý tưởng. – Lý tưởng ư? Thủy Tiên hỏi lại … Ở chỗ nào? Mình thấy tiếc là bà mình không quay ra hướng biển, điều này mình khó hiểu. – Thật ra thì mình cũng hiểu lờ mờ, không biết đúng không, nói bạn đừng cười nghen. – Ðâu nói thử xem. – Ðây này, nếu lên sân thượng bạn sẽ thưởng ngoạn được cảnh cả núi và biển. Yù bà là: Non xa xa, núi xa xa thì mới đẹp. Vả lại ngọn núi này chắn bớt gió biển ban đêm rất lạnh thổi vào khách sạn. Ðứng đây bạn sẽ cảm thấy cả trời mây non nước và cả cây cảnh như một khu vườn. Bà nội bạn có khiếu thẫm mỹ đó chứ. – Ừ! Nhắc đến bà nội mình lại nhớ. Tất cả những cảnh bày trí trong nội thất, đại sảnh đều theo ý bà cả. Ngày đó làm gì có chuyện tốt nghiệp Ðại học mỹ thuật, bà mình rất hay về lãnh vực này. – Nhưng sao cha bạn lại không nhường khách sạn này cho chú Cón để bà phải điên? – Bởi vì bà nội thấy chỉ có mình là theo đúng ý bà nội. Vả lại mình sinh viên Ðại học kiến trúc, bà nội đã tặng khách sạn này cho mình lâu mình, nên bà đặt tên nó là Thủy Tiên đó. – Ừ há. Vậy là bà nội đã có ý đồ. – Ðúng vậy. Bà cho chú Tư mình ngôi biệt thự ở Vũng Tàu cũng lớn lắm, có thể mở rộng làm ăn, nhưng chú ấy đã bán ngay sau đó. Có lẽ mất ngôi biệt thự này mà bà điên cũng nên … – Tại sao?– Mình cũng không biết. Nhưng bà nội làm gì cũng có ý đồ rõ ràng … Hai người đang trò chuyện. Bỗng có một vị khách vẫy Hải Thi nhờ điều gì đó. Hải Thi gật đầu rồi đi ngay không kịp nói với Thủy Tiên. Khách thưa dần, họ xuống bên dưới trở về phòng của mình. Thủy Tiên nghe da mình mát lạnh. Một con gió lạnh ùa tới làm cô rùng mình. Bên dưới là thành phố muôn vàng ánh sáng đủ màu hắt lên sáng rực. Tóc bay quấn lấy cổ. Thủy Tiên vuốt lấy vuốt để cố giữ tóc khỏi bay quấn mắt. Cô đành quay lại đê ôm gọn mái tóc buông dài của mình. Chợt Thủy Tiên sững người, cô nghe có tiếng khóc nho nhỏ bên tai. – Hư hư … hư hư … hừ hừ … Tiếp theo là tiếng rên phía sau tàng cây: – Ối … lạnh quá … lạnh quá … cho tôi ăn … tôi đói quá. Thủy Tiên chạy lại nhìn sau tàng cây không thấy gì cả. Cô đảo mắt quanh quất và chợt há hốc mồm, tay chân tê cứng khi thấy bà nội cô, cụ An đang ngồi vắt vẻo trên thành lan can phía sau là bức tường … bà đung đưa hai chân nhìn cô cười nói gì đó. Cô không nghe rõ nhưng thấy bà nhếch miệng, tay vẫy vẫy. Bà nội gọi cô lại. Thủy Tiên muốn khuỵu xuống cô bám vào lan can cầu thang lùi dần, lùi dần … Ðụng bức tường bên dưới bị hụt chân Thủy Tiên té nhào. Cô bật dậy chạy về phòng ông Tính gọi cha rối rít, mặt cắt không còn giọt màu, nói không ra hơi. Ông Tính biết là có chuyện … Lấy nước cho cô uống, những Thủy Tiên đã ngã vật ra bất tỉnh tự lúc nào. Chương 3 Sau hai lần gặp bà nội theo kiểu đó Thủy Tiên xa sút tinh thần. Cô gầy guộc đi. Ông Tính sợ quá bàn với bà Thủy: – Thủy Tiên lại gặp bà nội nó. Chắc mình phải mời thầy về trấn hồn ma mới được. – Ông làm như vậy mẹ sẽ buồn. – Nhưng bà đâu có thương mình. Nếu thương sao không để con cháu làm ăn mà cứ quấy phá. Tôi đâu có bất hiếu, nhưng mẹ quá đáng. Thằng Cón nó hại mẹ chứ đâu phải chúng ta. Bà nghĩ xem lại có đúng không? Bà Thủy gật đầu: – Ừ! Tôi cũng không biết làm sao. Bà rất thương Thủy Tiên mà luôn làm cho nó sợ. Hay bà định gọi Thủy Tiên … – Bà đừng có nói bậy … Ông Tính sợ bà Thủy nói gở gạt ngang. Tôi phải cùng với Khải Trọng tìm cho ra nguyên cớ chuyện này, không được nói xàm nghe chưa? Bà phải dấu kín nếu vỡ lỡ thì công việc làm ăn của mình không có chiều suôn sẻ đâu? – Tôi biết nhưng lo cũng phải lo. Sắp đến ngày đính hôn của Thủy Tiên mà nó luôn gặp buồn phiền thật tội. Hay là mình bán quách cái khách sạn này đi. Ông Tính lắc đầu nguầy nguậy: – không được chính vì đây là kỉ niệm cả đời mẹ và tôi làm lụng. Tôi không dám cho hoặc đổi cho chú Tư của Thủy Tiên vì nó không biết giữ của, nó phung phí. Cái biệt thự này vào tay nó chỉ có mấy ngày là xong. Còn cái khách sạn này vào tay no vung vãi chỉ một thoáng là hết. – Lúc này ông thấy chú ấy làm gì? – Tôi không biết, nhưng nghe nói nó đủ tật xấu hút, chích, cờ bạc hoang đàng cửa nào có … tứ đổ tường … mà cái gì còn được trong tay thằng ấy. – Nhưng ông và chú ấy là anh em. Không lẻ ông bỏ chú ấy. Bà Thủy nói nhỏ. – Tôi muốn bà đừng nhắc tới thằng đó. Không chừng vụ này có âm mưu của có cũng nên … Ông Tính nói một hơi. – Vụ này? bà Thủy tỏ vẻ ngạc nhiên. – Thôi bà không biết đâu? Chuyện này tôi và bạn của Thủy Tiên sẽ lo. – Ðược tôi đi đây. Ông Tính gọi với theo: – Bà nhớ chuyện này phải giữ kín không được lộ ra ngoài nghe chưa? – Tôi nhớ rồi. Bà Thủy bước đi vội vã. Ông Tính ngồi trầm ngâm nghĩ ngợi. Chuyện xảy ra trong tháng nay khiến lòng dạ ông không yên. Ông cảm thấy bực bội …tin hay không tin cái huyền hoặc ấỵ …. Ông Tính ra lệnh giấu kín chuyện này ở đây, chưa người dân nào bên ngoài hay biết khách sạn có ma. Nhưng ông lo nếu nó lại xảy ra, thì giấy mà làm sao gói được lửa. Ðúng rồi có một người cũng không tin có chuyện ma giống như ông … Người đó là Khải Trọng. Ông mong đám cưới thật nhanh để ông giao khách sạn này cho vợ chồng Thủy Tiên. Không biết Khải Trọng có nghĩa như ông không. Vậy mà bây giờ tinh thần Thủy Tiên bất ổn. Ông Tính vô cùng lo sợ. Suy nghĩ, trăn trở ông cho gọi Khải Trọng đến gặp ông. – Khải Trọng cậu có biết chuyện gì xảy ra nữa không? – Dạ không! – Thủy Tiên lại nhìn thấy bà nội của nó. Cậu có dám cùng tôi rình xem tìm ra bí mật chuyện này không? Khải Trọng cười tươi: – Bác hình như không tin vào những chuyện đồn nhảm. – Ừ! Tôi cũng không tin lắm, nhưng đó không phải là tin đồn nhảm mà chính mắt Thủy Tiên nhìn thấy mới lạ chứ. Cháu có tin không? – Tin điều gì? – Khách sạn này có ma.Cháu cũng không biết. Cháu đang ao ước nhìn tận mắt … Lúc đó mới kết luận có hay không. – Cháu cũng giống bác … Ông Tính cười to tay bắt mặt mừng, quả là ông đánh giá không sai anh chàng này được việc đấy. Ngẫm nghĩ một lúc rồi ông Tính tiếp: – Bác sẽ giao cho cháu việc giúp đỡ Thủy Tiên, đừng để cho con bé đi một mình. Bác thấy hiện giờ tinh thần nó sa sút. Cháu rán an ủi nó giùm bác. – Ðó là nhiệm vụ và vinh dự của cháu mà bác. Ông Tính gọi Trọng đến bàn rồi nói: – Cháu thấy có được không? – Dạ tùy bác, làm sao ổn thì thôi. Còn cháu cũng đã có cách riêng của mình. – Vậy ư? Còn chuyện cưới xin cháu tính thế nào? – Vẫn đúng như bàn trước đây bác ạ! Ông Tính cười vui vẻ: – Bác mong có người lo cho Thủy Tiên sớm sớm. Chớ để tình trạng này hoài bác lo lắm cháu ạ. – Bác dạy chí phải, con xin nghe theo. Hai người đang nói chuyện tâm đắc. Khải Trọng định chào ông Tính đến theo Thủy Tiên thì Ly Ly hớt hơ hớt hải chạy vào: – Dạ thưa ông chủ, ông ra mà xem. – Chuyện gì vậy Ly Ly? Ly Ly cắn môi vẻ mặt lo lắng: – Lúc nãy con vừa ra khỏi phòng karaoke có người hét lên thất thanh khi đang hát. Họ cũng nhìn thấy một bà cụ như Thủy Tiên. Cô ta tả bà cụ miệng móm mém, tay chân run rẫy. Từ ngoài cửa sổ nhìn vào mắt chớp lia lịa sáng rực như mắt mèo. Móng tay của cụ dài như vuốt hổ. Họ sợ lắm. – Rồi cô nói sao? – Dạ tôi bảo không sao, ở trong khách sạn này có một bà cụ già ăn xin … Bà ấy không hại ai đâu? Xem ra họ chẳng tin. – Lại một cụ già … lạ quá … Tại sao bà cụ cứ lãng vãng ở khách sạn để nhát phụ nữ. Bực thật. – Bây giờ ta phải làm sao hở bác? Ông Tính cũng bối rối như Ly Ly và Khải Trọng: – Chúng ta mau tìm cách cứu vãn tình thế. Cậu mau đến phòng karaoke xem trước. Ly Ly kéo mạnh cánh tay Khải Trọng: – Thôi đi lẹ đi anh, kẻo bọn họ bỏ về hết. Ông Tính tất tả bước nhanh ra ngoài. Ông quên để ý có một người bước chân theo ông ở phía sau lưng. Việc ông Tính mời thầy Bảy pháp sư nổi tiếng trừ ma đến trấn hồn mà bà cụ chỉ có gia đình ông biết. Vậy mà chỉ một ngày sau đó đã có tin đồn là khách sạn Thủy Tiên là khách sạn ma … làm cho mọi người xôn xao. Ông Tính phải phân bua với mọi người là mời thấy về trị bệnh cho ông. Thầy Bảy sau khi trừ ếm dán mấy miếng bùa yêu ở cửa ra vào phòng của Thủy Tiên, nơi cửa ngõ hành lang … Ông ra yên chí ra về và hứa chắc là đã trừ xong ma quỷ. – Ma quỷ nào mà vào tay thầy Bảy thì phải chết. Ông ta cúng bái rất lâu. Hát những câu quái dị, thầy Bảy còn căn dặn Thủy Tiên giữ lá bùa ông cho và đặt ở đầu nằm sẽ được yên vui trong nhà. Bà Thủy và Thủy Tiên lo lắng: – Tôi mong thầy giúp cho con tôi khỏi gặp ma là được. Tôi cám ơn thầy lắm. – Ðược rồi. Ta sẽ giúp cho. Vừa nói ông Bảy vừa giương cặp mắt tí xíu. Chắc do ăn nhiều mà bị như thế. Mặt ông ta hớn hở nhưng bí xị, trông như cái bánh bao ế. Vui hay buồn cũng thế. Ông Tính quăng một số tiền để cho ông ấy yên lặng và giúp xong việc trừ ma. Việc cúng bái cũng phải gọn gàng, không được rình rang làm cho thiên hạ chú ý. Mọi việc tưởng chừng như êm xuôi. Ai cũng chờ đợi. Lo sợ nhưng hy vọng. Mọi người mong muốn được bình yên để làm ăn. Nhất là Khải Trọng, anh sắp sữa nôn nao lo chuyện hệ trọng cả đời mình. Anh sắp cưới Thủy Tiên. Niềm vui dâng tràn, nhưng Khải Trọng chưa dám nói với Thủy Tiên một lời, chắc Thủy Tiên đang lo lắng phiền lòng. Anh mỉm cười. Trời bên ngoài đã trưa sáng rực màu da cam sáng chói. Mấy hôm nay, A Cón uống rượu ở quán bà Bảy, chú ta cất giọng uyên thuyên: – Này! Bà có biết lúc này khách sạn Thủy Tiên làm ăn ra sao không? – Ra sao hở cậu? – Thì ma xuất hiện giữa ban ngày ban mặt khiến cho lão Tính rối tung chứ gì? – Sao cậu biết? – Tôi … tôi … A Cón này mắt như mắt khóm ở đâu mà chẳng trông thấy. Huống hồ vì đó là khách sạn mà tôi đáng lẽ ra phải là ông chủ. A Tính đã cướp gọn của tôi. Bà hiểu chứ? – Ừ! Hiểu … Cậu buồn nên đi uống rượu chứ gì? Mà này ma xuất hiện ra sao, cậu kệ tôi nghe coi, có giống con ma hồi nhỏ tôi nghe bà nội tôi kể không. A Cón chưng hửng: – Con ma nào? Ở đâu? – Trời ạ! Cậu nói gì tôi chả hiểu gì cả. Thì cậu vừa mới nói trong khách sạn có ma. Vậy nó như thế nào? A Cón cười bí hiểm: – Ai mà biết. Tôi chỉ nghe đồn thôi. Tôi đâu có vào đó mà xem ma tròn hay ma méo. Ðâu bà kể chuyện con ma của bà đi. Bà Bảy cười móm mém hàm răng lưa thưa còn vài ba cái ở phía trước: – Số là ngày xưa có anh thợ săn vào rừng đi săn. Anh ta mải mê đuổi theo con nai vàng nên bị lạc lối. Trời tối anh ta phải ở lại trong rừng. Sợ quá anh ta leo tuốt lên cành cây cao. Chợt thấy từ xa có một ánh đèn le lói, anh vội leo xuống là lần đi. trước mắt là một ngôi nhà, may quá anh kêu lên: – Chủ nhà ơi! Có nhà không? Có tiếng người đáp lại, anh mừng rỡ và xin tá túc. Chủ nhà rất lịch sự mời anh vào nhà. Anh thợ săn vừa đói vừa mệt. Anh nằm ngủ mà nhớ đến cái lạnh cái đói nên không tài nào chợp mắt cho được. Bổng anh nghe: xèo … xèo … xèo … – Ối! Ông chủ thật tố bụng, chắc đang lo cơm cho mình ăn. Lại nghe xèo … xèo … Anh nghĩ là ông ấy chiên cá. Anh tưởng tượng là một mâm cơm ngon và lời mời khả ái của ông chủ. Nhưng … nửa giờ trôi qua vẫn chỉ nghe tiếng xèo … xèo … đều đều. Anh đánh bạo bước xuống xem điều gì. Chao ôi! Trước mắt anh một cảnh tưởng hãi hùng, con ma lưỡi dài cuống trên nóc nhà thòng đầu xuống, le chiếc lưỡi dài hơn thước đỏ lòm liếm cái chảo nghe xoèn xoẹt. Anh ù té chạy ra khỏi nhà. Một đoạn nhìn lại ngôi nhà đã biến đâu mắt như trong mơ. – Hết rồi hả bà Bảy, tôi thích chuyện ma lắm. – Ừ! Nói chuyện tào lao thì hay lắm. Liệu hồn đấy. – Chợt ông Bảy đi đây về cất giọng làm cả hai giật mình. Bà Bảy hỏi dồn: – Anh đi đâu về mà mang đủ thứ vậy? – Cúng! Ở khách sạn Thủy Tiên ấy mà. – Vậy à! Anh có mắt được con ma nào không? – Ối! Họ tin ma thì có ma, không tin thì không có. A Cón nhìn ông Bảy hỏi: – Ông thấy họ đối phó với con ma đó n