ẻ và cho là việc cúng bái thành tâm của họ đã có hiệu quả. Chuyện khách sạn ma lắng xuống dần … cho đến một hôm … Trời đã xế chiều. Năng nhạt chói chang vào nên gạch hoa hắt lên thật khó chịu. Anh nhân viên ngồi ngáp dài uể oải. Anh giở quyển sổ xem qua một lượt. Số khách đến khách sạn thưa dần. Ông Tính và Thủy Tiên không vui. Họ biết nguyên nhân do tin đồn ra ngoài làm cho khách sạn ông ế ẩm. Ðây là điều ông sợ nhất. Có lẽ do kẻ xấu cạnh tranh với ông. Thương trường mà. Ông Tính đã nắm bắt mánh khóe của chúng từ lâu. Nhưng kẻ thù của ông là ai? Ông chưa biết rõ thì làm sao mà có cách đối phó … Nam cũng lo lắng như ông chủ. Anh mong khách sạn phát đạt để có thể giúp gia đình qua cơn khốn khó. Nam đóng quyển sổ định đứng lên bước ra ngoài vì cả buổi chiều nay không một người đến thuê phòng. Nam vừa đứng dậy, anh nhìn thấy một đôi vợ chồng trẻ thật sang trọng. Tay xách nách mang theo vali to đùng. Người vợ trở tay hỏi chồng: – Anh thấy khách sạn này có đẹp không? Bạn của em giới thiệu đấy. Anh chồng gương mặt trắng trẻo như con gái, mắt đeo cặp mắt kính cậu gật đầu, miệng cười đáp lại: – Anh biết em thích những chỗ yên tĩnh mát mẻ như thế này. Em chọn thì nhất rồi. – Hừ! Kheo nịnh. – Anh chị ơi! Anh chị muốn thuê phòng. Nam hỏi nhanh khiến cô vợ giật mình. – Í! Chúng ta làm thủ tục đi anh. Cô vợ có hàm răng khít đều nhau. Miệng nhỏ xíu đỏ tươi, cười nhúm nhím, cô dừng lại trước quầy: – Chúng tôi muốn thuê dài hạn. – Bao lâu hở cô? – Khoảng một tháng phải không anh? Người chồng ngồi xuống chiếc ghế đá ngồi đợi: – Thì bao giờ công việc của anh xong chúng ta sẽ trở về. – Em nghĩ ít ra cũng phải mất một tháng đó. – Ðược rồi, tuy em. Nam ghi tên tuổi … Lam xong thủ tục. Ðây là vị khách từ xa đến vì công việc nên ở lại lâu. Anh chồng tên là Chí Nguyện … kỹ sư địa chất. Chắc anh ấy đến đây để nghiên cứu thực địa. Nam phát chìa khóa phòng cho vợ chồng Chí Nguyện rồi cùng họ lên lầu. Phòng của đôi vợ chồng trẻ hướng ra đồi thấy một phần của biển. Hà thích thú sau khi nhận phòng, cô nhanh chóng sắp xếp mọi thứ vào chỗ, quần áo treo vào tủ ngay ngắn. Cô đặt sách vở của chồng lên bàn. Chí Nguyện vẫn còn bên ngoài đứng nói chuyện với Nam. Nam hướng dẫn cho anh nơi ăn chốn ở. Anh Nguyện gật gù: – Tôi thích đánh tenic lắm. Anh có biết môn thể thao này không? Chiều chiều chúng ta chơi nhé. Nam gật đầu: – Thỉnh thoảng chúng tôi chơi cho khỏe. Dưới đó có hồ bơi, bà nhà có thích bơi không? – Thích, để tôi nói với cô ấy. Thấy khách vui vẻ, Nam cũng tiếp chuyện anh ấy thật lâu. Trong phòng, Hà đã dọn dẹp xong xuôi. Cô gọi anh: – Anh Nguyện vào đây xem được chưa? Nguyện xin phép Nam đi vào. Nam trở xuống lầu. Lát sau anh thấy họ tay trong tay đi xuống căn tin chào thật vui vẻ. Anh cũng chào họ một nụ cười thật ý vị …. Hai vợ chồng Nguyện đi đâu đến mười giờ đêm mới về. Nam lại đưa họ lên phòng. Sắp xếp xong xuôi anh trở về phòng thu ngân. Nguyện vừa về đến, anh mệt phờ thay xong quần áo, anh ngã người trên chi ê giường nằm êm ái. Chiếc ra trắng tinh thơm mùi xà bông thật dễ chịu. Mới đó mà Nguyện đã ngủ từ lúc nào. Hà đang loay hoay soạn lại đồ đạc. Cô tìm kiếm và đặt lại chỗ cũ bộ trang điểm mang theo lúc chiều. Không ngẩng lên cô hỏi: – Anh Nguyện anh có nực không em soạn đồ cho anh tắm? Im lặng. Biết chồng ngủ rồi. Hà càu nhàu: – Người gì mà ngủ nhanh như điện. Mới thấy đó rồi tắt đó. Nói xong, cô vươn vai đứng dậy. Nhẹ nhàng đặt lại đôi chân của chồng cho ngay ngắn. Hà khép chặt cửa phòng. Cô bước lên nằm cạnh anh. Nguyện ngủ say sưa như đứa bé ngủ ngon giấc. Cô quay sang nhìn Nguyện ngủ ngon, bao giờ cũng vậy, làm việc rất giỏi ban ngày thậm chí có hôm đến nửa đêm. Hễ mệt mỏi là anh nằm xuống là ngủ ngay. Hà cảm thấy lưng mình nóng ran như có con gì bò ngọ nguậy. Trở dậy, Hà thay chiếc ao ngủ vẫn còn ngứa. Bực mình, cô trở dậy vào phòng tắm mở nước đầy bồn. Hà trở ra lấy thêm sữa tắm rồi trở vào. Nhẹ nhàng cô khép cửa bồn tắm, quay lưng lại, Hà bỏ trút bộ đồ trên người, bước vào bồn. Chân cô chưa chạm vào nước … Hà chết sững … Trước mắt cô là một bà già nằm trong bồn, thân dập dềnh trong nước, gương mặt già nua, nhăn nhúm. Cô vội rút chân ra cu rúm. Mắt Hà dán chặt vào bà lão. Bà lão cũng nhìn cô như thôi miên. Ðôi mắt mờ mờ đục nhưng tròng đen như hai viên bi đảo tới đảo lui. Mái tóc của bà lão dài trắng như cước ngập đầy cả bồn, chưa bao giờ Hà thấy tóc ai dài và nhiều như vậy. Hà hét lên một tiếng, té khụy xuống nền gạch. Nguyện đang ngủ nghe tiếng rơi đổ vỡ anh ngỡ mình đến khi nghe tiếng Hà hét từ trong bồn tắm anh vội đẩy cửa bước vào thấy vợ ngã nằm sóng soài dưới nền gạch, đồ đạc vương vãi. Anh tối tăm mặt mũi lay gọi và bế Hà ra: – Chuyện gì vậy em? – Em gặp ma anh à! Trời ơi ghê quá. Nguyện hỏi, anh ngạc nhiên cực độ khi nghe Hà kể lại. Anh đưa cô trở lại phòng tắm. Họ chỉ nghe nước chảy vào bồn ri rỉ rất nhỏ ngoài ra chẳng có âm thanh gì khác. Nhưng Hà bắt anh phải đứng cạnh cửa phòng chờ cô thay đồ xong, cô cùng anh khép cửa phòng tắm trở lại phòng ngủ. Hà lau tóc, vẻ lo sợ vẫn còn ẩn trong đôi mắt đen láy, cô nói trong hơi thở dồn dập: – Anh Nguyện mai chúng ta về. Nguyện lo lắng nhìn vợ: – Sao vậy em? Mới đụng chuyện là đã bỏ cuộc rồi. Anh nghĩ là suốt ngày nay em đi xe, tàu mệt mỏi nên em bị quáng mắt đó thôi. Hà lên tiếng: – Nhưng em có ngủ đâu, em thấy một bà lão thân người trắng trẻo nhưng da nhăn nheo, mặt mày đáng sợ lắm. Tóc tai thật khủng khiếp, dài và nhiều như dây luộc bỏ vào nước. Giọng cười của bà ấy nghe rợn người. Anh ơi! Nếu em gặp bà ấy một lần nữa, chắc em chết khiếp đi mất. Chúng ta mau rời khỏi đây. – Nhưng bây giờ đang giữa khuya. Ra bên ngoài mình đi đâu. Thôi đợi sáng mai. Bây giờ mình ngủ đi. Ngoan! Có anh bên cạnh em đừng có lo sợ gì cả. Hà nghe lời chồng nằm rút vào người anh như chú thỏ con. Vì sợ hãi hình ảnh bà cụ lúc nãy mà mắt cô sáng trắng. Hà trăn trở, Nguyện ôm chặt cô nhưng anh đã ngủ lại từ lúc nào. Trăn trở một lúc Hà cảm thấy mệt mỏi cô thiếp đi từ lúc nào … Không gian êm ắng. Ánh đèn vẫn mở sáng choang. Bên ngoài vạn vật đã ngủ say từ lúc nào. Hà trở mình, cô thấy tay mình tê cóng. Nguyện vẫn ôm cứng cô. Hà nằm ngay ngắn lại. Cô chợt thấy ở trên cửa sổ bà lão ngồi vắt vẻo đung đưa đôi chân. Trời ơi bà lão hồi khuya. Bà nhìn cô cười khe khé. Tiếng cười lạnh lùng hơn. Gai óc cô nổi cùng mình, cô không dám nhìn chỗ khác sợ bà lão biến mất. Bà lão nhìn cô vẻ mặt dữ dằn. Hoảng quá cô trùm kín đầu, quấn chặt chiếc chăn quanh mình không dám cựa quậy. Thấy im lặng, cô hé từ từ chiếc chăn rồi mở ra … Bà lão biến mất. Hà nhảy xuống đất mở cửa phòng nhìn dãy hành lang hun hút không một bóng người. Cô sợ hãi đóng chặt cửa nhảy lên trùm kín đầu, không tài nào ngủ được … Bên cạnh Nguyện vẫn say sưa trong giấc ngủ, thỉnh thoảng còn mỉm miệng cười. Chờ mãi … Vừa nghe tiếng lách cách ở phòng bên. Hà vội tung chăn ngồi dậy cô nhanh tay thu dọn đồ đạc, quần áo vào hai chiếc vali như cũ. Soạn xong đâu vào đấy cô cất tiếng gọi Nguyện: – Anh … Anh dậy … Sáng rồi. Nguyện giật mình bật dậy như chiếc lò xo ngơ ngác: – Còn sớm mà em gọi anh làm gì? – Sáng rồi anh à! Dậy trả phòng. Chúng ta tìm nơi khác đi. – Chuyện hồi hôm phải không? Anh thấy ở đây thoải mái lắm. Em định đi thật à? Nhìn hai chiếc vali to tướng, Nguyện hiểu Hà nói thật. Anh nói thêm: – Có cần gấp vậy không em? – Anh ngủ được chứ em có ngủ được miếng nào đâu. Giữa khuya bà cụ ấy lại ngồi vắt vẻo ở đây này. Em sợ muốn chết. – Rồi bà lão ấy đâu! – Anh tưởng là người à? Tất cả là ma, khách sạn ma anh hiểu chưa. Nếu ở đây thêm một ngày là em chết sớm đó. – Ừ! Thì đi. nhưng biết ăn nói làm sao với … Nguyện ngồi dậy mang dày vào. Vệ sinh cá nhân xong, anh ăn mặc tươm tất. Hà ngồi đợi anh tự bao giờ. Cô giận dỗi bỏ đi trước. Tới quầy Nam va Lan đang trực. Nguyện trả chìa khóa phòng lại cho Nam. Anh nói nhỏ nhẹ: – Chúng tôi phải đi thôi. Xin lỗi anh tôi gởi lại phòng. Nguyện nhìn Nam cười gượng. Nam ngạc nhiên: – Uûa sao anh không giữ chìa khóa … – Dạ! Tôi xin trả lại phòng. Chúng tôi bận công việc. – Sao hôm qua anh nói mướn phòng một tháng, bây giờ anh đi luôn à? – Ừ! Cô ấy thay đổi ý định bất tử quá, tôi phải nghe theo. Hẹn gặp lại nha. Nhìn theo dáng của Hà đi. Lan và Nam đoán già đoán non: – Lạ thật? Sao mới đến mà dọn đi sớm vậy. Lan hỏi: – Họ đến bao giờ? – Chiều hôm qua. Và trọ một tháng, vậy mà chỉ một đêm đã bỏ đi. chuyện gì vậy cà ? Nam thắc mắc. Chợt Lan kéo tay anh: – Hay là họ gặp ma hở anh ? – Chắc là vậy rồi . Có thế mà tôi nghĩ không ra. Hôm nay ma lại xuất hiện quấy khách thật đáng sợ. Nam lo lắng thật sự. Anh cảm thấy mệt mỏi bơ phờ. Chắc phải tìm công việc khác thôi. Lan đi báo với ông chủ sự việc trên. Ông tính buồn rầu, ông vừa nghe Thủy Tiên kể lại tin đồn về khách sạn ma làm ông nghĩ ngợi lung tung, chưa hết buồn thì cô Lan lại có khách sạn có chuyện. Câu chuyện này ngày càng rối rắm làm cho ông mất ăn, mất ngủ luôn phập phồng lo sợ. Ông lại đi tìm Khải Trọng. Chắc phải cho Khải Trọng làm đám cưới sớm ông mới yên lòng. Vì có kẻ định bắt cóc Thủy Tiên đứa con gái duy nhất mà ông rất yêu thương. Ông Tính tất tả đi đến nổi quên khép cửa phòng. A Cón nghiện ngập ngày càng lún sâu vào nợ nần vươn vãi. Cả cơ ngơi của Tiểu Hà không đủ cung phụng cho hắn. Từ ngày bà cụ An mất đến nay, A Cón chưa đến gia đình ông Tính bao giờ. Tiểu Hà cũng thế. A Cón quát lên: – Mày tím mua thuốc về cho tao nhanh lên. – Em đâu còn tiên. A Cón lôi Tiểu Hà ra đánh đập. Hắn đá vào lưng cô: – Tao bảo đi nhanh lên. Ðừng để tao nổi khùng nghe chưa. Tiểu Hà lồm cồm bò dậy: – Anh thấy cả cái gia tài của tôi vì anh mà tiêu tan chưa. Mẹ cho anh cái biệt thự anh cũng bán mất. Giờ thì đòi cái gì, không có nhà mà ở. A Cón nhừa nhựa: – Không có nhà thì ra chợ, xuống gầm cầu mà ở. Tao còn cả cái khách sạn. Mày mau đến tìm lão Tính là đòi cho tao một cây vàng, nếu không tao chẳng để yên lão đâu. – Ông đã gây với anh Hai còn đòi gì nữa. Anh ấy chẳng dại gì mà đưa tiền không cho anh đâu. – Mày câm chưa con quỷ cái. Tao bảo đi là đi ngay. Chần chừ là chết đó. Tiểu Hà trơ lì: – Tôi không đi. Anh làm gì tôi thì làm. A Cón bay tới nắm lấy tóc của Tiểu Hà lôi đi chân đá túi bụi vào người cô. Tiểu Hà co rúm lại chịu đòn. Cô từng chịu đòn như thế này mỗi khi A Cón đòi tiền. Từ ngày mẹ chồng chết. Tiểu Hà làm ăn suy sụp, cô đổ lỗi cho A Cón. A Cón chỉ lảm nhảm chỉ đòi lấy khách sạn. Hắn đì đi về về như ma hiện hồn. Tiểu Hà không còn quan tâm đến A Cón và cô xem hắn như nợ truyền kiếp khó gỡ. Ðánh đấm mỏi tay, A Cón ngáp dài: – Có một chút làm cũng không xong, tao bảo mày cho đàn em bắt cóc Thủy Tiên, nó đi bắt con nhỏ nào. Tiểu Hà trả lời từng một: – Bạn của Thủy Tiên. – Chi vậy? – Tôi đâu có biết. Tại thằng Hắc Long nó mê con nhỏ đó nên hư bột hư đường … – Còn mày làm được gì mà chê thằng Hắc Long, nó mê ai kệ nó. Tụi bây bằng mọi cách bắt có Thủy Tiên cho tao. – Tại cao ông lại bắt cóc cháu ông? A Cón lườm lườm Tiểu Hà, hắn chuẩn bị đá, Tiểu Hà né tránh, hắn mất đả chúi mũi vào vách tường đánh rầm một cái bật ra. Hắn chửi: – Cháu tao? Tao không có ai cả. Nó là con của lão Tính, tao sẽ cho nó chung số phận. Không loại trừ bọn nó thì làm sao mà khách sạn trở về tay tao được. Nè bọn tay nhớ tung tin khách sạn ma cho lão ta tức chơi. Tao muốn lão tức ói máu tao mới chịu. Tiểu Hà lắc đầu, nhưng cơ đã giúp A Cón nhiều việc … bây giờ còn phải A Cón quá quá dấn thân vào tội lổi, hắn đã m ất hết tính người. Tiểu Hà nhớ con chết, hắn không khóc mà còn đổ thừa là mẹ mình giết chết và oán hận bà mẹ cùng cực. Hắn hận ông Tính đã đành. Hắn còn hận Thủy Tiên. Bà cụ cho ông Tính cái khách sạn ấy nó là của hồi môn cho Thủy Tiên khi cô lấy chồng. Tin Thủy Tiên sắp làm đám cưới làm cho A Cón tức tối lồng lộn lên. Bởi lẽ nay mai khách sạn ấy sẽ mang mãi tên cô. A Cón khó mà giành lại phần ăn này nên hắn ráo riết chuẩn bị kế hoạch cho mình. Chỉ tiếc cơn ghiền nó hành hạ A Cón làm cho đầu óc hắn mụ đi, tinh thần uể oải. A Cón chỉ còn biết hét bọn đệ tử cũng buông trôi. Luật đời là vậy. Tuy nhiên, A Cón vẫn còn làm hùm làm hổ, trước khi giãy chết con hổ nào cũng hung dữ. A Cón bằng mọi cách chiếm lại khách sạn, dù hắn biết cơ hội đó có một phần mong manh. Ông Tính gặp Khải Trọng ở phòng kế hoạch. Ông gọi anh ra ngoài. Hai người đi bách bộ xuống căn tin. Khải Trọng lấy làm lạ trước thái độ của cha vợ. Anh nôn nao: – Có chuyện gì hở bác? – Dĩ nhiên là có chuyện, ta mới tìm con. Công việc con làm tới đâu rồi? Khải Trọng không hiểu ông hỏi gì nên đáp gọn: – Dạ vẫn bình thường. – Không phải, chuyện ma ở khách sạn ấy mà. Khải Trọng tỏ vẻ lúng túng: – Việc ấy con đang làm. – Có manh mối gì chưa? – Dạ! Bác còn có đề án thiết kế khách sạn này không? – Có một cái Thủy Tiên giữ nó chưa đưa cho con sao? – Dạ rồi. – Vậy sao con còn hỏi? – Dạ mất rồi! – Tự bao giờ? – Hôm kia, lúc con đi con khép cửa phòng rất kỹ khi cậu Nam bị ma nhát ngất xỉu. Lúc trở về phòng vẫn đóng kín thế mà bản đề án không cánh mà bay mất, đến nay con vẫn chưa tìm ra. Ông Tính bóp trán suy nghĩ: – Nhưng con xem bản đề án ấy làm gì, có gì là quan trọng. Khải Trọng mời ông ngồi xuống một chiếc bàn khá sang trọng ở căn tin. Hai người ngồi đối diện nhau. Anh gọi bồi bàn mang đến cho ông Tính tách trà nóng, anh mồi thuốc hút rồi nói tiếp: – Con vừa thấy có điều lạ trong bản đề án thiết kế, chưa kịp hỏi thì nó biến mất. Bác có nghĩ là những chuyện xảy ra ở khách sạn này có liên quan đến bản đề án cấu trúc của khách sạn? – Nghĩa là … Con nói thử xem. – Con chỉ nghi vấn thôi, mình còn phải tìm hiểu nữa. Bác à! Chú Cón hiện nay nghiện ngập rất nặng, nhà cửa tồi tàn, thím bị chú ấy đánh tàn tệ. Nghe Khải Trọng nói đến A Cón, ông Tính cau mày: – Con đừng nhắc đến nó, ta không có thẳng em như thế. Lão Tư khúm núm đi tới đưa cho ông Tính mảnh giấy. Ông Tính cầm xem tay ông run run: – Thằng quỷ này quá lắm rồi, còn dám làm tiền ta à. – Lão Tư, ai đưa mảnh giấy này cho ông vậy? – Dạ! Từ ngoài mang vào, thằng bé bán vé số thì phải, nó đưa cho tôi bảo tìm ông chủ. Ông Tính bặm môi, đôi mắt giận dữ: – Hừ! Nó làm như là tiền dư dã lắm. Nói nghe dễ quá cho nó một cây vàng để mua sự im lặng của nó. Nó muốn nói gì nào, ta không có tiền. Lão cứ tìm nó và trả lời ta với nó không có nợ nần gì với nhau. Ðừng đòi hỏi gì ở ta cả nghe chưa. Nghe ông Tính hét lên, lão Tư sợ hãi lui dần, Khải Trọng nghĩ thầm có lẽ điều anh phán xét có phần đúng. Ông Tính giận dữ bỏ đi. anh vội đi tìm Thủy Tiên. Cô không có trong phòng mà đến nơi làm việc của Hải Thi, Khải Trọng cũng tìm đến đó. Hải Thi vừa trông thấy anh vội lên tiếng: – Có người tìm bạn kìa. Mới đi có một chút là đã đi tìm rồi, bạn thật diễm phúc. Thủy Tiên cười nhẹ: – Phúc hay họa làm sao biết được. Anh Trọng đêm nay chúng ta đi chơi nha. – Em không sợ ma sao còn đòi đi chơi? Thủy Tiên nũng nịu: – Có anh ở bên em đâu có sợ. Vả lại có Hải Thi cô ấy cừ lắm. Khải Trọng nhìn Hải Thi ngạc nhiên: – Hải Thi làm gì mà em bảo là cừ? – Anh biết không? Hai gã lưu manh cùng bắt cóc Hải Thi ra tận ngoài biển. Vậy mà loáng một cái cô đã bơi vào bờ trước cặp mắt ngạc nhiên của bọn chúng. – Nhưng bọn ấy là ai mà bắt cóc cô Hải Thi? Hai Thi lắc đầu, cứ cười cười: – Mục tiêu không phải là tôi mà là bạn đó Thủy Tiên. – Hả! Chúng định bắt cóc mình để làm gì? – Vụ này hình như có liên quan đến việc tranh chấp khách sạn của bạn đấy. Khải Trọng lên tiếng: – Sao cô biết? – Tôi nghe chúng nói với nhau, tôi định liều vào sào huyệt của chúng, nhưng sợ tên răng vàng … Một mình uổng thân gái nên tôi bay trở về đây. – Vậy mà mình không hay biết gì cả anh ạ, bên ngoài nó đồn ầm lên là khách sạn có ma, để cho mọi người không ai dám tới. Hải Thi trề môi: – Cách làm thật đê tiện. Một kiểu tranh giành không lành mạnh chút nào. – Cần gì lành mạnh miễn kiếm được tiền được rồi. Hải Thi nhìn Khải Trọng, cô nhắc nhở: – Anh coi chừng Thủy Tiên đấy, bọn xấu đang nhắm vào cô ấy đó. – Tôi có kế hoạch bảo vệ cô ấy. Theo tôi thì hình như trong khách sạn này có nội ứng. Hải Thi gật đầu: – Anh đoán đúng. Nếu không có sao chúng tôi vừa đến bãi biển đã có người đón bắt ngay. Nhưng cái quan trọng là tên nội ứng và cả tên chủ mưu sự việc này mình đều chưa biết tung tích thì làm sao? – Vậy chúng ta cùng ra tay một lượt mới mong thắng chúng nó. Sách có câu … Biệt người, biết ta trăm trận trăm thắng … Thủy Tiên lo lắng: – Nhưng mình biết mình nhưng kẻ thủ thì mình chưa biết, làm sao mà chọi lại chúng. Khải Trọng bẻ bẻ ngón tay: – Em đừng lo, anh sẽ tìm ra bọn chúng nay mai, nếu em tìm giúp anh bản đề án đã mất … – Hả? Chúng lấy mất bản đề án khách sạn này rồi sao? Khải Trọng thấy Thủy Tiên có vẻ lo lắng, anh chọc quê cô: – Tạm thời thì cho chúng giữ giùm mình. Theo cô bản đề án này quan trọng lắm phải không Thủy Tiên? – Phải! Nó là cái tiền đề và là lý tưởng của bà em tạo ra. Chính vì vậy mà ba giữ lại khách sạn này để kỷ niệm bà nội em. Bà đã chắc chui gầy dựng cả đời. Hải Thi thấy không khí hơi ngột ngạc, cô cất giọng xen vào: – Thôi anh chia công việc cho chúng tôi thật cụ thể, chúng tôi sẽ giúp anh ngay. – Ðược! Vậy thì bắt đầu từ ngày mai chúng ta sẽ gom người lại. Mọi người góp một tay, tôi nghĩ con ma này chúng ta sẽ chộp được thôi. – Nghĩa là anh xác định vụ việc này là do người làm chứ không phải ma? Hải Thi gằn giọng. – Giờ anh chưa thể nói trước, nhưng anh rất nghi ngờ bởi có nhiều dấu vết mà chúng để lộ …. – Ví dụ xem … Thủy Tiên lắng nghe. Khải Trọng trầm ngâm như cố nhớ điều gì, anh nheo nheo đôi mắt: – Chẳng hạn như chúng lấy cắp bản đề án kế hoạch ngôi nhà, chứng tỏ chúng có theo dõi anh, thứ nữa là ghi chữ …máu … lên bức tường, hoặc là việc bắt cóc Hải Thi. Thủy Tiên ngẩng đầu lên nhìn anh: – Anh cho là các sự việc liên quan? Còn hình ảnh bà em hiện ra rõ ràng anh giải thích thế nào? Bà ấy đâu còn là người? Hải Thi gật đầu nhưng lại tỏ vẻ không tin: – Ðúng rồi bà ấy là ma mà nhiều người thấy. Anh Trọng anh nghĩ sao? Trọng cười: – Chờ nhiều cái đầu chứ cái đầu tôi suy nghĩ không ra. Những người thông thái chỉ giúp tôi đi: Hải Thi, Thủy Tiên, à còn Hoàng Anh, Ly Ly nữa … Mọi người cười ồ. Hải Thi vui vẻ: – Ðược rồi chúng ta sẽ hiệp lực một phen này chắc ma phải chạy cong giò. Anh đã giao cho Hoàng Anh công việc gì chưa? Khải Trọng gật đầu. Chợt có tiếng hỏi: – Ai mới nhắc tôi vậy? Mọi người quay lại, Hoàng anh đến tự bao giờ nhăn răng ra cười. Hải Thi chọc anh: – Ai mà thèm nhắc anh! Chỉ có điều mọi người định cử đại diện đi bắt ma … Không thể thiếu một người nên … – Vậy tôi cũng quan trọng quá ha! Khải Trọng vỗ vai bạn: – Lúc nào cậu cũng là nhân vật quan trọng mà. Vậy các cô cử một mình cậu đi bắt giùm con ma trong khách sạn. Cậu có ý kiến gì không? Hoàng Anh so vai rụt cổ: – Í! Một mình … Còn các người làm gì? – Chơi, đứng ngoài xem cậu lập chiến công. Hoàng anh nhìn trân trối vào mọi người: – Bộ thiệt vậy à? Cho người hỗ trợ …. Một mình tôi nghĩ mọi người khiêng tôi về quá. – Tại sao vậy? – Vì ma đâu chỉ sợ tôi, vả lại tôi bắt ma bằng cái gì, tôi đâu phải là phù thủy, càng không phải là thấy ếm … Xin lỗi các vị hãy tha cho tôi đi. Vừa nói anh vừa chấp tay xá dài khiến mọi người đều tức cười: – Sao lúc trước anh bảo anh là hiệp sĩ cứu khổ phò nguy. Hiệp sĩ gì mà thấy khổ đã chạy dài. Bây giờ cô Hải Thi nhờ anh làm không? – Hải Thi nhờ anh à? Chuyện gì? Nói đi anh sẵn sàng. Vừa nói vừa ưởn ngực ra phía trước, dáng điệu thì còm nhom nhưng được nợ cười luôn nở trên môi, làm cho Hoàng Anh trông thật dễ mến dễ gần: – Cô nhờ anh là bảo vệ riêng cho cô chịu không? – Hả! Là làm …tà lọt. …. – Tà lọt là cái gì? – Là người ta đi đâu mình theo đó, người ta làm cái gì thì mình làm cái đó, người ta ăn gì thì … – Thì mình coi họ ăn. Anh không được ăn, Khải Trọng chen vào. Hoàng Anh dậm chân: – Trời ơi! Người gì mà ác quá vậy. Không cho ăn hơi sức đâu mà …bảo … với …vệ …. Khải Trọng cười cười: – Mới nói chưa hết câu, anh đã nhảy vào miệng người ta ngồi rồi … – Miệng anh lớn lắm hả? Sao có đủ chỗ cho tôi ngồi. Hoàng Anh lại cướp lời Khải Trọng. – Hừ! Cái ông này cứ nó lãng nhách. Ham nói quá trời. – Ham ăn mới sợ, ham nói thì tốt phải không Hải Thi? Hoàng Anh lại cười hì hì: – Thôi! Im! Nghe tôi nói không? Hoàng Anh ỉu xìu: – Dạ nghe! Nói …! Mọi người phì cười trước sự tranh cãi của hai người. Khải Trọng bỗng trở nên nghiêm túc: – Chúng tôi muốn nhờ anh một chuyện. A