Hồi mới giải phóng, kinh tế VN cực kỳ khó khăn do hậu quả của chiến tranh! Điện cũng vậy, bắt đầu cúp từ 6 giờ sáng đến 5,6 giờ chiều! kinh tế trì trệ vì đang thời kỳ bao cấp! Bây giờ đôi khi bị cúp điện đã bực mình huống chi là cúp từ sáng đến chiều! Lúc đó tôi còn nhỏ lắm, tuổi thiếu niên mà, thường tụ họp với mấy thằng bạn đồng trang lứa đạp xe đạp đi chơi và cái thú nhất thời đó là đi tắm sông vì không tốn tiền mà lại mát mẻ! Thường tụi tôi đi thành đoàn cả chục thằng, đạp xe xuống cầu Đỏ thuộc đường Nguyễn Xí bây giờ. Lúc đó chỗ này chưa có nhiều người ở, cảnh vật hoang sơ và điều đặc biệt của khúc sông này là dù có nhảy chuối thẳng góc, đầu đập xuống nước cũng không hề chạm đáy! Điều đó chứng tỏ chỗ khúc sông này thời đó rất sâu, phải tầm từ 4 đến 5 mét! Bây giờ thì sình lầy và nước thải nhiều lắm, không ai dám tắm đâu! Đa số chúng tôi bơi chung với nhóm bạn cùng xóm nhưng tụi xóm ngoài cũng thường gặp, trong đó có thằng Quang. Tôi biết nó vì sinh hoạt thiếu nhi cùng với nhau chứ không chơi, vì nhà nó ở đầu đường còn nhà tôi trong hẻm, hơn nữa bạn trong xóm tôi cũng đông nên cũng chả quan tâm nó làm gì! Khi nhảy xuống nước, đa số chúng tôi bơi đủ kiểu, thằng biết bơi thì bơi ếch, thằng không biết thì bơi chó, lặn ngụp tùm lum, la í ới cả một vùng, thậm chí có lần bị công an nhắc nhở vì dám lấy khúc cây trên cầu để làm bệ phóng xuống nước! Cầu Đỏ là một khúc sông băng ngang Q.BT nếu đi từ BT xuống, nhánh sông bên phải sẽ đi ngược lại cầu Băng ky và CVA, còn nhánh trái rẽ ra sông Đồng Nai. Chúng tôi đi bơi chủ yếu dùng bẹ dừa làm cái phao giữ cho nổi trên mặt nước và làm phao cứu sinh khi bơi bị mệt! Cứ bám vào cái bẹ dừa thì không lo bị chìm! và khi hứng tụi tôi bơi ngược về hướng cầu Băng ky chơi ném sình và bắt còng,sau đó cặp bến là cuối đường CVA bây giờ ! Hôm đó, trời cũng nóng, tụi tôi lại rủ nhau đèo xe đạp đi bơi! Đông lắm gần như cả xóm, đến cầu Đỏ tôi thấy thằng Quang đang bì bỏm dưới sông cùng đám bạn của nó, tụi tôi cũng có chơi chung xong rồi tách ra về hướng tay mặt để chút tắm xong tụi tôi đi bắt còng, con còng sông thời đó nhiều lắm, nó nhỏ xíu, về tụi tôi rang muối ăn, ngon thì có ngon nhưng đau bụng bỏ bu! Mải mê chơi, đến khi về xóm đã hơn 5 giờ chiều! Thấy trong xóm í ới rần rần thì mới nghe tin thằng Quang bị chết đuối! Quang cùng tụi bạn chơi rượt bắt, nó và một thằng nữa ôm bẹ dừa bơi nhưng lại ra sông Đồng nai! Sông quá lớn và chảy xiết, thằng bạn may mắn dạt vào bờ thoát chết mới về báo tin cho má nó, má thằng Quang khóc lóc om xòm, chạy đến bến sông nhưng không tìm được xác nó! Bèn mướn người nhái sở cứu hỏa lặn mò tìm phải đến tối mới tìm được xác! Người ta không cho bà nhìn mặt nó, chở bà về nhà trước! Sau đó mướn một chiếc xe taxi thời đó nhỏ xíu, loại xe con cóc trước 75 còn sót lại chở nó về, tụi tôi có ra đầu đường đứng xem, xác thằng Quang phình to khủng khiếp! Má nó vì quá thương nó khóc lóc vật vã, nhào ra ôm nó, lúc đó máu từ mũi, tai và miệng nó chảy thành giòng!!! Tụi nhỏ tụi tôi lè lưỡi nhìn nhau và từ đó cạch đến tận bây giờ, tôi không bao giờ dám đi tắm sông! Một chuyện có thật! … Tôi có nghe mẹ tôi kể chuyện, khi mẹ tôi còn nhỏ, khoảng cuối những năm 1950, trưa mùa hè, người cô của mẹ tôi dẫn mấy đứa con ra sông tắm. Sau khi tắm cho bọn trẻ, cho chúng lên, có người đi ngang qua, nhân thể bà hỏi: “Mấy giờ rồi bác!” Người ấy đáp: “12 giờ rồi!”. Bà tính đi ra chỗ nước sâu hơn tráng qua người cho sạch rồi cũng lên để chuẩn bị vào ăn trưa. Người nhà vào chờ mãi không thấy bà vào ăn cơm, chạy ra bờ sông thì không thấy bóng dáng đâu nữa. Đoán là bị chết đuối rồi, mới vội kêu người lặn mò. Khi người ta mò thấy bà, thì thấy đang ngồi chết ngay giữa lòng sông. Thường người ta cho là 12 giờ trưa là giờ “các quan đi tuần”, ra sông nước ao hồ, thậm chí ra đường đều có nguy hiểm. Khi tôi còn nhỏ, bà ngoại tôi không bao giờ cho chúng tôi ra đường đúng 12 giờ bao giờ cả. Trở lại chuyện người cô của mẹ tôi, sau khi vớt được xác làm đám tang rồi, người nhà phải nhờ thày pháp cúng câu hồn từ dưới sông lên. Thầy pháp lấy vải trắng làm một cái cầu từ dưới sông lên bờ, và làm lễ cúng. Đến lúc cúng xin cho hồn lên khỏi sông, mọi người dự lễ đều nhìn thấy rõ dấu bàn chân khi mờ khi tỏ in trên vải trắng! Chính mẹ tôi có dự cuộc lễ này kể lại như thế.