Pair of Vintage Old School Fru

Đọc truyện ma- Ma câm – Ma khóc dưới Hồ Tiên Đôn Full

ợ có dùng mấy trăm cân thuốc nổ cũng không mở được cửa. 2 Chúng tôi cùng tiến lên đẩy cánh cửa của chính điện nhưng giống như chuồn chuồn đẩy cột đá, cả bọn đành đứng nhìn cánh cửa thở dài. Trong lòng núi có ba tầng hầm, phân thành thượng, trung, hạ, tầng cuối cùng chính là ở đây, không còn đường đi tiếp nữa. Điếu bát ngồi bệt luôn xuống đất, nói: “Không nhấc nổi chân nữa rồi, mọi người ngồi nghỉ một lúc đi.” Chúng tôi đi từ động Ngư Khốc tới địa cung, dọc đường đi chỉ nghỉ một lần, tới giờ phút này ai nấy đều gần như kiệt sức, vừa đói vừa mệt. Ngặt nỗi bị bọn Hoàng phật gia đuổi theo gắt gao, luôn trong tình trạng nguy hiểm, chẳng ai có thời gian nghĩ tới đói và mệt nữa, giờ Điếu bát nói ra thì ai nấy đều có cảm giác không thể nào gắng gượng thêm được nữa, tất cả đều ngồi xuống đất. Tôi lục một ít lương khô trong chiếc túi da rắn ra chia cho ba người còn lại. Loại lương khô này có hàm lượng calo và dinh dưỡng cao, nhưng khẩu vị thì chẳng ra gì. Nhưng cho dù là thứ gì thì đều sợ bị so sánh, con người so sánh với nhau có thể dẫn đến chết, so sánh đồ với nhau có thể dẫn đến vứt bỏ đồ vật đó đi. So với loại bánh mì khô mà chúng tôi gặm trước đó thì lương khô đã là quá tốt rồi, huống hồ còn có cả thuốc lá. Mặt dày bực bội nói: “Chẳng công bằng chút nào, dựa vào đâu mà bọn Hoàng phật gia được ăn uống tử tế như vậy chứ?” Điếu bát nói: “Bọn nó có ăn ngon mấy thì đầu cũng bị chuyển nhà rồi, bọn mình giờ vẫn còn đồ ăn chứng tỏ ông trời còn thương kẻ hiền lành.” Mặt dày nói: “Nói thế cũng bằng thừa, bị kẹt lại dưới ngôi mộ cổ trong lòng núi Hùng Nhĩ này thì cho dù có ăn gan rồng mật phượng cũng chẳng có ý nghĩa gì.” Điếu bát nói: “Cậu cứ yên tâm, anh em mình phúc lớn mạng lớn, không chết được đâu, không đến nỗi không thể qua được cửa ải này.” Tôi ngồi cắm cúi ăn, đã có chút lót dạ, cảm thấy đầu óc tỉnh táo hẳn. Nghe Điếu bát và Mặt dày nói về cánh cửa đá ở chính điện liền soi đèn pin tới xem có chỗ nào có thể đào vào phía trong hầm để quan quách không. Những kẽ hở của cánh cửa đá đã được dùng sắt nóng chảy bít kín, đúng là không có chỗ nào để lách. Chợt tôi nhìn xuống sàn nhà, không chừng có thể đào đường hầm từ chỗ sàn này vào bên trong. Tôi dùng cuốc chim bật gạch lên đào thử, quả nhiên bên dưới là đất, mặc dù cũng là đất hỗn hợp nhưng vẫn có thể đào được. Tôi gọi Điếu bát và Mặt dày tới giúp một tay, Điền Mộ Thanh đứng bên cạnh cầm đèn soi sáng, ba người thay nhau dùng cuốc chim đào một chiếc hố lớn ngay phía dưới cánh cửa đá. Đến lượt tôi nghỉ tay, tôi nghiêng mặt nhìn Điền Mộ Thanh, thấy cô cũng đang nhìn sang tôi, ánh mắt chạm nhau, cô hơi cúi đầu xuống, đôi hàng lông mi dài khép hờ trông cô như đang có tâm sự gì đó. Tôi hơi bất ngờ, trong lòng nghĩ: “Tại sao cô ấy cứ nhìn trộm mình nhỉ? Hay là cô nàng có ý gì với mình? Hoặc là có điều gì đó muốn nói?” Tôi nghĩ chắc là cô ấy có điều gì muốn nói, cũng có thể bình thường tôi ăn nói chẳng đâu vào đâu khiến cô ấy chấp vặt, điều đó thì cũng chẳng có gì to tát. Nhưng nghĩ lại thấy ánh mắt Điền Mộ Thanh nhìn tôi giống như trên mặt tôi có gì đó rất lạ khiến cô ấy chú ý. Một ý nghĩ vụt lên trong đầu khiến tôi giật mình thất kinh, tôi hỏi Điền Mộ Thanh: “Có phải sắc mặt tôi kém lắm không?” Điền Mộ Thanh gật gật đầu, hỏi: “Anh bị mất ngủ bao lâu rồi?” Tôi nói: “Chẳng trách mà cô cứ nhìn tôi rất lạ. Từ nhỏ tới giờ chưa có ai quan tâm tới tôi như vậy, tôi cảm động tới nỗi muốn sà ngay vào lòng cô đấy.” Điền Mộ Thanh nói: “Anh đã thế kia rồi mà còn chẳng ăn nói cho đàng hoàng gì cả.” Trước đó Mặt dày cũng nói mắt tôi sâu hoắm, dường như sắp tuột ra ngoài rồi. Thực tình trong lòng tôi rõ hơn ai hết, tôi mất ngủ vì xem bức bích họa trong ngôi mộ của thời Liêu, bức tranh vẽ trong lòng một ngọn núi to có tượng vàng, có quách lớn, xung quanh túm tụm rất nhiều người, phía trên có sói đang ăn mặt trăng. Giống như bị mắc lời nguyền, suốt ngày tôi mơ thấy một con ma bước ra từ trong quan tài với chiếc bụng thủng lòi ruột. Chắc đó cũng chính là cơn ác mộng mà lúc còn sống cô gái Khiết Đan kia đã từng nằm mơ. Nó rất giống với lời đồn về ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ. Ác mộng ngày một thật hơn, khiến gần đây tôi không dám ngủ, chỉ sợ lại gặp phải con ma đó hiện về. Tất cả những điều này đều liên quan tới ngôi mộ cổ trên núi Hùng Nhĩ, khi vào gian chính điện rồi, tôi cũng không biết sẽ gặp phải điều gì, nhưng chắc chắn sẽ là điều kinh thiên động địa. 3 Lúc này Mặt dày đã đào được một khe xuyên qua cánh cửa đá, anh ta thắp đuốc, cầm khẩu súng săn lên nòng sẵn và chiếc túi da rắn rồi chui vào bên trong. Tôi suy nghĩ mãi về bí mật chủ nhân ngôi mộ cổ trong lòng núi Hùng Nhĩ, sớm muộn gì cũng bị ma quỷ hành cho đến chết, nên đã coi thường cái chết, chui vào bên trong xem xét tình hình. Điếu bát trước đó còn nói không dám mở quan tài lần nữa để lấy đồ, nhưng giờ đây khi đã đào được đường vào chính điện thì quên mất trước đó mình đã nói gì. Tôi và Điếu bát cùng với Điền Mộ Thanh đi theo phía sau Mặt dày, từng người một chui vào bên trong chính điện. Phía sau cửa đá là lần cửa gỗ, sau cửa có trục xoay, có thể vặn trục xoay để mở cửa. Bên trong chính điện tối đen như mực, trông có vẻ rất rộng lớn. Chúng tôi thắp cả đuốc và bật đèn pin lên cũng chỉ soi sáng được phạm vi mười bước chân. Bốn phía trên tường đều có những bệ đèn bằng đồng đúc hình cung nữ đang quỳ, bên trong vẫn còn dầu. Mặt dày thắp sáng những chiếc đèn dầu đó lên, gian chính điện đã sáng hơn trước rất nhiều. Chúng tôi nhìn thấy những hoa văn trên nền đá đều là hình mây vờn, hổ báo, núi cao v.v… trong nét hoa lệ trang nghiêm toát lên vẻ tiên khí. Phía tận cùng đại điện là một cỗ quan tài rất lớn, lớn hơn những cỗ quan tài bình thường rất nhiều, chiếc quan tài bị dùng dây xích buộc ba vòng trên lưng một con thú bằng tượng đá, xung quanh có nhiều bức tượng mặc áo giáp, khi ánh lửa chiếu tới những bức tượng này, trên khuôn mặt những bức tượng lóng lánh ánh vàng, nét mặt giận dữ đáng sợ, trông giống như những bức tượng trấn điện. Chúng tôi đang mải nhìn ngắm những bức tượng mặc áo giáp thì phát hiện những bức tượng này đều đội mũ cao, áo giáp trên người là những mảnh ngọc kết thành, hóa ra các bức tượng này đều được mặc áo giáp bằng ngọc. Tôi biết tượng trong mộ được chia làm nhiều loại, ví dụ trong mộ Tần Thủy Hoàng, có tượng đất nung chôn theo tùy táng, còn loại tượng đặt bên cạnh quan tài thường được gọi là tượng trấn điện, có nhiều hình thù khác nhau, như tượng dũng sỹ, tượng cung nữ v.v… tượng được mặc áo giáp ngọc như trong hầm mộ này thì lần đầu tiên tôi nhìn thấy, trước đó cũng chưa từng nghe nói tới. Điếu bát tròn mắt đứng nhìn, luôn miệng tặc lưỡi khen: “Người xưa mê tín, cho rằng con người có ba hồn bảy vía được đặt trong cửu khiếu[1'>, sau khi chết đi, hồn phách sẽ thoát ra ngoài qua chín lỗ trên cơ thể, thi thể con người vì thế sẽ bị phân hủy dần. Chính vì vậy, nên người xưa thường dùng các miếng ngọc để bịt kín các hốc lại, giúp cho thi thể được giữ nguyên vẹn mãi mãi. Quan niệm này có từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, truyền tới thời Hán thì xuất hiện các loại áo bằng ngọc, các miếng ngọc được nối với nhau bằng các sợi chỉ bằng vàng, trên khắc chìm các hoa văn hình rồng, nên còn được gọi là Giao long ngọc giáp. Những bức tượng này không phải mặc áo giáp ngọc mà là bị nhốt trong cũi ngọc. Mọi người nhìn xem, phần đầu tượng đều bằng vàng, trên người trùm một lớp áo bằng ngọc, không biết thân tượng có phải bằng vàng không. Nếu toàn bộ bức tượng đều bằng vàng, lại mặc lớp áo ngọc thì thật khủng khiếp.” [1'> Cửu khiếu: Tức chín lỗ, gồm 2 mắt, 2 lỗ mũi, 2 tai, miệng, hậu môn, lỗ tiểu. Mặt dày cúi đầu nhìn xuống chiếc túi da rắn rồi lại ngẩng đầu lên nhìn những bức tượng, những bức tượng vàng đều cao hơn người bình thường nửa cái đầu, cho dù chiếc túi có to tới đâu cũng không nhét vừa, tượng lại không chỉ có một bức, không khiêng cũng không vác được, giống như sơn hào hải vị bày ra bàn mà chỉ được ngửi mùi hương chứ không được ăn, đúng là khó chịu. Tôi nói Mặt dày khoan hãy động vào những bức tượng đó, chưa từng nghe ai nói dùng tượng vàng để trấn điện cả, huống hồ áo ngọc thường là dùng cho các bậc đế vương mặc sau khi băng hà, thời Hán chỉ có Thiên tử mới được mặc áo ngọc khâu bằng chỉ vàng, các chư hầu và vương gia chỉ được dùng chỉ bạc hoặc đồng. Tới tận thời Hậu Hán, khi Tào Tháo có lệnh loại nào cũng không được dùng thì tục tùy táng áo ngọc mới chấm dứt triệt để. Hơn nữa, chủ nhân ngôi mộ nằm trong quan tài kia là ai? Tại sao mấy thứ này lại có thể mặc trên người những bức tượng trấn điện được? Mặt dày nói: “Những thứ cậu chưa thấy bao giờ còn đầy ra đấy, những chiếc áo ngọc này mặc trên người bức tượng vàng thì cậu làm được gì nó? Nói đi thì nói lại, nếu những bức tượng trấn điện này đều bằng vàng thì chúng ta không thể nào di chuyển được…” Nói rồi, anh ta giơ tay ra vỗ vỗ vào đầu bức tượng vàng, ai ngờ vừa mới động vào thì đầu tượng đã rơi xuống đất, phát ra tiếng kêu nghe rất nặng nề. Mọi người đưa mắt nhìn nhau: “Sao đầu tượng lại rơi xuống được? Không lẽ đầu tượng và thân tượng không gắn liền với nhau?” Lúc đó, một mùi hôi thối bốc lên, cầm đuốc lại gần mới biết đầu tượng bằng vàng, còn bên trong tấm áo bằng ngọc là một xác chết khô đét. Hóa ra, trong những bức tượng trong chính điện này đều là những xác chết không đầu, xác chết để trong áo ngọc là giúp không bị phân hủy, tất cả đều khô đét, đầu không rõ đã bị chặt đi đâu, bên trên lắp một chiếc đầu bằng vàng thay thế. Điền Mộ Thanh nhìn thấy cảnh tượng đó thì sợ hãi vô cùng, tôi lại băn khoăn: “Thường thì tượng trấn điện có tượng đất, tượng đá, tượng ngọc, nhưng chưa bao giờ thấy loại tượng vàng bên trong có người mất đầu cả, cho dù là người tùy táng thì cũng không nên chặt đầu rồi lắp đầu tượng vàng lên trên. Những xác chết không đầu này là để làm gì? Tại sao họ lại bị chặt đầu?” Mặt dày nói: “Chắc là chủ nhân ngôi mộ thấy những người này chưa đủ độ hoành tráng nên chặt đầu họ đi để thay một chiếc đầu vàng vào, thật là phóng khoáng.” Tôi không tài nào hiểu nổi tại sao lại dùng xác chết không đầu để làm tượng trấn điện, chắc chắn không phải lý do như Mặt dày vừa nói. Những chuyện kỳ lạ trong núi Hùng Nhĩ quá nhiều, mỗi chuyện đều khiến cho chúng tôi không tài nào lý giải nổi. Mặt dày nói: “Những chuyện lạ khiến người ta không hiểu nổi thì còn nhiều lắm. Tại vùng Tây Bắc, trước giải phóng, dân đổ đấu truyền nhau một câu chuyện, trong một lần đào mộ, họ chẳng đào thấy vàng bạc châu báu đâu, mà đào được một cô gái bị chôn sống hơn mấy trăm năm, lạ kỳ ở chỗ cô gái đó vẫn còn sống, kể lại tỉ mỉ chuyện năm xưa. Cậu nói xem có lý giải nổi không? Làm nghề này như bọn mình thì không nên nghĩ ngợi quá nhiều.” Điếu bát cũng nói: “Cậu đừng nghĩ nhiều quá, chúng ta chẳng biết ngôi mộ này chôn ai, có nghĩ cũng bằng không.” Tôi ngẫm cũng phải, ngước mắt lên nhìn cỗ quan tài phía trước, người chết nằm trong cỗ quan tài kia chắc chắn không tầm thường chút nào. 4 Mặt dày nói: “Có mở nắp quan tài cũng chưa chắc đã biết, cậu còn mong người chết trong quan tài mở miệng nói cho cậu biết chắc?” Điền Mộ Thanh nói: “Các anh đừng động vào chiếc quan tài trong đại điện, tôi sợ là sẽ có chuyện.” Tôi hiểu ý cô ấy, nhưng không mở quan tài xem cho rõ ràng thì ác mộng trong bức bích họa mộ cổ thời Liêu sẽ mãi vẫn còn ám ảnh tôi, sớm muộn gì cũng bị nó hành hạ cho tới chết. Có điều, tôi không muốn liên lụy đến người khác, trong chính điện ẩm thấp đến nghẹt thở, xem địa thế thì dường như ở dưới đáy hồ, không chừng có thể thông ra các ngọn núi xung quanh. Tôi nói Điếu bát và mọi người đi tìm đường ra, một mình tôi ở lại. Điếu bát lên tiếng: “Huynh đệ đừng nói những lời này, bình thường anh hay nhát gan, nhưng đó là chưa gặp chuyện, gặp chuyện rồi quyết không lùi bước.” Mặt dày cũng nói: “Tôi không nói nhiều, cùng lắm là chết chung với cậu.” Tôi nói: “Có câu này của các anh thì tôi cũng không phải nói nhiều nữa, chúng ta hiểu trong lòng là được.” Mặt dày nói: “Đúng thế, không cần phải nói gì hết, chúng ta lặn lội tới đây chẳng phải là để đào mộ lấy bảo vật sao? Đồ trong quan tài ở gian chính điện này chắc chắn còn giá trị hơn cả vương miện Lộc thủ bộ dao quan, chúng ta cùng mở quan tài thôi.” Điền Mộ Thanh đứng bên cạnh nghe chúng tôi nói vậy vội can ngăn, nhưng chẳng ai chịu nghe, mọi người cùng tiến về chỗ chiếc quan tài. Mặc dù nói rằng người sợ ma ba phần thì ma sợ người bảy phần. Nhưng mộ cổ trong núi Hùng Nhĩ này rất quái dị, không ai dám hành sự lỗ mãng. Ánh đèn đuốc chiếu tới chỗ quan tài này thì không còn rõ ràng nữa, chúng tôi phải bật đèn pin lên hỗ trợ mới nhìn thấy chi tiết cụ thể trên quan tài. Các họa tiết trên quan tài phân thành hai màu đen và đỏ, có mấy vòng xích bằng đồng quấn bên ngoài quan tài. Chiếc quan tài được đặt trên lưng bức tượng đá mặt người mình hổ, có mấy chiếc vòng đồng gắn chặt lấy chuỗi dây xích. Quan tài có từ rất xa xưa, đầu tiên được làm bằng gỗ. Nhưng vì làm bằng gỗ nên dễ bị mục nát, bởi vậy không ai nhìn thấy quan tài thời Tây Chu được làm như thế nào, quan tài bằng đá thì rất ít, có thể nói nghìn năm mới gặp được một lần. Dân đào trộm mộ thời trước có truyền nhau có người cũng đào được một mộ thời trước Tây Chu, quan tài cổ là gốm sứ nung, hình dạng giống chiếc vại lớn, bên trên có họa tiết hình cá. Tới thời Hán, Đường, quan tài được làm bằng gỗ hoặc ngọc, nhưng cũng rất ít gặp. Điếu bát chặc lưỡi nói: “Vừa đen lại to thù lù thế này, có phải là gỗ chò không nhỉ?” Tôi nói: “Tôi thấy giống như gỗ chò chỉ vàng, nhiều lăng tẩm hoàng thất cũng không có quan tài làm bằng loại gỗ này, riêng cỗ quan tài này thôi cũng là bảo vật vô giá rồi!” Mặt dày cầm cuốc chim đang định mở nắp quan tài, nghe nói vậy thì chen ngang: “Gỗ chò tôi cũng nhìn thấy rồi, đây chẳng qua cũng chỉ là cỗ quan tài làm bằng gỗ thôi mà, chỉ có điều nó quá to so với bình thường, sao có thể là báu vật vô giá được, nó còn có giá hơn chiếc vương miện Lộc thủ bộ dao quan à?” Điếu bát nói: “Cậu không biết đấy thôi, vạn lạng vàng cũng không bằng một tấm gỗ mun này đâu. Gỗ mun là chuyên chỉ gỗ chò chỉ vàng, không đơn giản đâu. Thực ra gỗ mun và gỗ chò đều không phải là loại gỗ hiếm, nhưng chò chỉ vàng thì lại khác. Nó còn có tên gọi là Âm Sa, trong ngạn ngữ dân gian có câu: “Âm Sa tòng lai thế gian hy, cảm hòa châu ngọc đẩu kinh kỳ”, phải là những cây mọc trong rừng sâu núi thẳm hàng tỉ năm, thân cao trăm mét, mấy chục người ôm không xuể. Loại chò này đã tuyệt chủng từ lâu, bị chôn vùi dưới đất lâu năm hóa thạch thành loại gỗ màu đen. Những loại gỗ này trông bề ngoài đen đủi xấu xí nhưng bên trong có những hoa văn màu ánh vàng, cứng như thép, không sợ nước cũng không sợ lửa, không loại côn trùng mối mọt nào gặm nhấm được. Có người đã từng thử để một miếng thịt vào trong gỗ chò chỉ vàng này, mấy năm sau lấy ra vẫn còn tươi nguyên như ngày đầu. Quan tài của vua Càn Long chính là được làm từ loại gỗ này, nhưng cũng không to bằng cỗ quan tài này, tiếc là không thể mang nó đi được.” Mặt dày nói: “Nếu không mang đi được thì cũng đừng tiếc nữa, mở quan tài ra xem bên trong có gì.” Điền Mộ Thanh nói: “Hóa ra phải mất hàng nghìn năm mới hình thành được loại gỗ mun này, con người sống được có mấy chục năm thì không nên phá hỏng báu vật vô giá này.” Mặt dày nói: “Ôi giời! Cô giáo Điền thật là giác ngộ cao quá, làm tôi không dám nhìn thẳng vào mắt cô nữa.” Tôi nói: “Nếu chúng ta đục thủng chiếc quan tài bằng gỗ chò chỉ vàng này thì cũng không tốt, tôi thấy chiếc quan tài này không bị đóng đinh mà chỉ lấy dây xích chằng xung quanh, chặt đứt đám dây xích kia là có thể mở quan tài được rồi.” Mặt dày nóng ruột muốn xem bên trong có báu vật gì, mới nghe vậy đã cầm cuốc chim chặt đứt vòng xích bằng đồng. Vòng đồng to bằng cổ tay trẻ con, được cố định hai đầu nơi đế kê của bức tượng mặt người mình hổ, cho dù anh ta có sức mạnh tới đâu thì cũng phải mất một lúc lâu sau mới chặt đứt được một cái. Chúng tôi chỉ có một chiếc cuốc chim, muốn giúp anh ta cũng không được, đành đứng bên cạnh soi sáng cho anh ta. Lúc này, tôi chú ý thấy trên đỉnh nắp quan tài có những họa tiết hoa văn nổi, soi đèn pin lại gần thấy đó là hình một vị thần nhiều đầu nhiều tay rất kỳ lạ. Mỗi cái đầu đều đeo mặt nạ, mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt. Điếu bát cũng chăm chú nhìn hình khắc đó, còn lấy tay sờ lên đầu lên mặt của bức tượng, đột nhiên hỏi tôi trong địa cung có bao nhiêu bức tượng trấn điện. Tôi đoán anh ta chắc là nghĩ tới điều gì đó, nhưng tôi cũng chẳng để ý có bao nhiêu bức tượng trấn điện, liền quay lại đếm, đúng hai mươi tư bức. Hình khắc trên nắp quan tài cũng có đúng hai mươi tư đầu, vậy nghĩa là gì? Điếu bát thì thầm như kiểu sợ người nằm trong quan tài nghe thấy: “Tôi biết người được chôn trong địa cung này là ai rồi.” 5 Tôi và Điền Mộ Thanh đều nhìn sang Điếu bát chờ anh ta nói tiếp xem rốt cuộc người nằm trong cỗ quan tài kia là ai? Điếu bát nói: “Trước đó sao mình không nghĩ ra nhỉ, người được chôn trong núi Hùng Nhĩ chính là Na Vương.” Tôi hỏi lại: “Địa cung phân thành ba tầng thượng trung hạ, quan tài làm bằng gỗ chò chỉ vàng, bên trong lại có nhiều tượng trấn điện đầu vàng, tôi cũng đoán là mộ của vương hầu nhưng không biết là còn có Na vương, đó là vương hầu của triều đại nào vậy? Anh được nghe về Na vương từ đâu thế?” Điếu bát nói: “Mới đầu anh cũng mờ mịt như cậu thôi, tới lúc nhìn thấy hình khắc kỳ dị trên nắp quan tài, mỗi chiếc đầu đều đeo mặt nạ, rồi liên tưởng tới những bức tượng đầu vàng thì anh mới nghĩ tới hai năm trước trong một lần đi Giang Tây mua hàng, anh cũng nhìn thấy mấy chiếc mặt nạ bằng vỏ cây. Hỏi người trong vùng đó là thứ gì thì được người ta cho biết đó là Na Diện. Lúc đuổi ma đuổi quỷ, trừ tà thì người ta thường nhảy điệu Na, Na Diện thực ra chính là mặt nạ được dùng lúc múa điệu Na trừ tà đó. Tôi cứ nghĩ chẳng ai biết món hàng này nên lúc đó không mua lại. Nhưng cũng được nghe kể nhiều câu chuyện về Na thần và Na vương từ người dân địa phương. Những bức tượng bên trong có xác chết mất đầu đó chính là các Na tướng quân thời Tây Hán…” Tôi nhớ lại đêm trước khi chúng tôi lên núi Thảo Hài Lĩnh, xác chết trong ba cỗ quan tài đó đều đeo mặt nạ vỏ cây, chỉ do ngâm trong nước lâu năm nên màu sắc trước đó đã không còn. Sau đó chúng tôi gặp thi thể nữ đeo vương miện Lộc thủ bộ dao quan cũng có đeo mặt nạ vỏ cây, bên trên khắc hình yêu quái, hóa ra đó đều là mặt nạ Na, những bức tượng trấn điện chính là Na tướng quân, nhưng đầu của họ đâu cả rồi? Điếu bát nói: “Hán Vũ Đế Lưu Triệt, là một người to béo, chinh phạt quân Hung Nô mở đường tới Tây Vực, có công mở mang bờ cõi, lưu danh đến đời sau. Làm hoàng đế như ông ta cũng gọi là làm tới đỉnh rồi, chỉ hiềm nỗi không thể trường sinh bất lão. Ai làm hoàng đế mà chẳng sợ chết đúng không?” Mặt dày vừa chặt dây đồng vừa chen ngang: “Tôi thấy chưa chắc, thực ra có làm hoàng đế hay không thì chẳng ai muốn chết cả. Không muốn chết cũng dễ thôi mà, uống nhiều canh ba ba vào thì trường sinh bất lão ngay.” Điếu bát nói: “Hán Vũ đế có uống canh ba ba không thì tôi không biết, nói chung là ông ta không muốn chết. Vì vậy mà ông ta rất tin vào phù thủy thần thánh. Từ rất xưa rồi, bên bờ sông Hoàng Hà có một vương quốc tên là Na, sau khi vương quốc này bị diệt vong, thì nó tồn tại trong dân gian dưới hình thức tôn giáo, cũng là một giáo phái riêng như Đạo giáo hay Phật giáo vậy, các tín đồ vẫn gọi giáo chủ là Na vương. Tới thời Hán, Na giáo phát triển mạnh, “Na” có nghĩa là nghi thức mời thần về trừ ma trừ tà. Cung Mạc Ương của Hán Vũ đế năm nào cũng mời thầy về làm lễ, nghi lễ còn được gọi là nhảy Sơn Tiêu, dùng để dọa ma quỷ, thầy tế cầm thanh hỏa kích dài, chân giẫm trên Thiên cương bắc đẩu, làm phép ở mọi ngóc ngách. Nhưng trong một lần làm lễ trừ tà, họ đã vào nhầm cấm cung, Hán Vũ đế nổi giận đã chém đầu một lúc hai mươi tư Na tướng. Không ngờ, oan hồn họ không siêu thoát được, mỗi lúc màn đêm buông xuống, cung Mạc Ương lại có ma hiện về phá phách, chuông không ai đánh cũng tự kêu. Hán Vũ đế vừa hối hận vừa tức giận, không còn cách nào khác đành cho xây miếu phong thần, truy phong hai mươi tư vị Na tướng làm Kim giáp đại tướng quân, cầu mong họ bảo quốc an dân, thiên thu vạn tải, hương hỏa không lúc nào tắt. Từ đó đầu và thân hai mươi tư vị tướng quân được phân ra thờ cúng tại nhiều ban







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Chúng tôi là những thằng ngu

Chúng tôi là những thằng nguĐôi lần tôi bật cười khi nhớ lại ngày đầu tiên đi ...

Truyện Ngắn

07:24 - 23/12/2015

Giống y 20 năm trước

Giống y 20 năm trước Bộ trưởng Giáo dục về thăm trườn...

Truyện Cười

21:05 - 26/12/2015

Đọc Truyện Ma – Hồ Gã Con

Đọc Truyện Ma – Hồ Gã Con Có một Thiên Quan họ Ân, người Lịch Thành thuở n...

Truyện Ma

08:58 - 10/01/2016

Người đàn bà bỏ đi

Người đàn bà bỏ điBố đã từng yêu thương mẹ và đến bây giờ khi mẹ đã ...

Truyện Ngắn

05:24 - 23/12/2015

Câu chuyện Chúa tạo ra người phụ nữ

Câu chuyện Chúa tạo ra người phụ nữMột ngày nọ, đã chán nản cảnh sống cô đơn, Adam đế...

Truyện Ngắn

09:56 - 23/12/2015