ợi bằng TN thôi. Cô giấu ba, để tạo sự bất ngờ cho ông. Ai ngờ… Người cha tuy rằng không còn được minh mẫn, nhưng khi tỉnh táo ông vẫn biết được hoàn cảnh bây giờ. Ông không còn kiên nhẫn và nghị lực muốn sống tiếp. Giống như nhiều người thường nói, sống mà như chết. Ông không muốn làm gánh nặng cho con gái. Thế là một buổi tối, người ta thấy cô con gái khóc đến lả người bên vũng máu, xác người cha đã lạnh ngắt, trên tay còn vết cứa bằng dao gọt trái cây kèm theo mảnh giấy “Ba yêu con, con gái của ba”. *************** Cầm tấm bằng ĐH trên tay cùng hơn 10tr còn lại, cô gái 22 tuổi quyết tâm vào SG lập nghiệp. Hành lý của cô vỏn vẹn chỉ là 1 túi đồ cá nhân cùng một tấm ảnh gia đình ngày xưa… Vào SG, nhờ một người quen cũ của ba, cô P được vào làm ở một công ty vận tải. Cuộc sống khó khăn, đồng lương ít ỏi, phải tằn tiện mấy năm trời cô mới tích cóp được chút tiền, định ra ngoài kinh doanh. Nhưng ông trời luôn thích trêu người, cô P ngã bệnh, chạy chữa thuốc thang hết sạch! Cầm tờ giấy ra viện mà nước mắt chỉ chực chớm ra ngoài. Đúng lúc ấy thì T, một đối tác cũ của công ty cô xuất hiện mang theo một viễn cảnh tốt đẹp về tương lai, mở ra cho cô bé 24-25 tuổi đầu chưa có nhiều kinh nghiệm một cánh cửa tới thế giới toàn màu hồng. Cô yêu hắn, và sau 1 thời gian, cô có bầu… Dài dòng quá, thôi em xin tóm tắt lại là sau khi dính bầu thì thằng sở khanh này kiên quyết bảo cô nạo, cô ko chịu v…v… và động chạm gì đó đến lòng tự trọng của ng con gái nên sinh xong cô bỏ việc, xách hành lý về quê. Về QN cô lại được một ông bạn của ba tuyển vào làm thư ký, trong 1 lần đi tiếp khách cô đã bị chuốc rượu và bị ép tiếp khách cho sếp, từ đây cô P mới hiểu được tâm địa con người, cô muốn tránh xa cái thế giới tởm lợm này, nên cô đi tìm nơi nào vắng vẻ, và cô về Tam Quan… *************** Hàng ngày mọi người vẫn đi qua túp lều nhỏ ấy, vẫn nghe tiếng hát ru của người mẹ trẻ. Giọng hát ngọt ngào nhưng nao lòng. Cô P ít khi ra ngoài. Cô ở nhà chăm con và may vá. Cô vá rất khéo, nhìn không ra vết vá đâu! Cứ đến tầm chiều tối là cô bế con ra chợ mua thức ăn. Mọi người ai cũng muốn ôm thằng bé nhưng nó nhất quyết không chịu. Á cái dcm, mày không chịu à, bố cứ giằng mày ra đấy thì sao? Đừng tưởng bở, thằng nhóc khôn lắm. Nó khóc ré từ trước khi tay anh chạm vào nó cơ. Và cứ lúc ấy thì cô P lại ôm rúc nó vào lòng dỗ kèm theo cái nhìn sắc lẹm. Bố anh nào dám động tới ông trời con, nhé. Thời gian như thể thoi đưa, thấm thoát cũng đã 4 năm. Thằng cu con cô P cũng đã biết đọc. Nhưng giống cô, chưa có ai thấy nó ra ngoài chơi với lũ trẻ hàng xóm. Chỉ quanh quẩn ở nhà. Ai tới thì nó chào, hỏi thì nó cười cười. Người ta khuyên cô P nên cho nó đi chơi với đám nhóc, cô cũng lắc đầu cười buồn. Nói không được, thế là cho tụi nhóc sang nhà cô P chơi. Sang đến nơi đứa nào cũng khóc ré, chạy tán loạn. Cô P cũng chỉ cười, vẫn cái điệu cười buồn quen thuộc… Gần nhà cô P có thằng Lao, mới chuyển về làng. Cũng chẳng rõ tên nó viết như thế nào, đọc sao thì viết vậy thôi. Nghe nói thằng này là người dân tộc, dân bản cho nó xuống miền xuôi học cái chữ, nhưng thằng này không học được, mà chỉ học được cái xảo trá của người xuôi đem về lừa gạt mọi người. Thế là nó bị đuổi. Thằng này thì được cái cao to đen hôi, làm việc như trâu, nhưng đểu. Nó thèm thuồng cô P lâu rồi, ý nó ai cũng hiểu. Dưới này đâu ai khờ như dân trên bản? Nó có đểu thì chỉ đểu được với người ngu hơn nó thôi. Cũng không dưới chục lần thanh niên trong làng dằn mặt nó, bảo tránh xa cô P ra, nhưng chứng nào tật nấy. Hôm ấy nó nhậu say, một ông trong làng cũng bí tỷ rồi, theo kiểu “3 say chưa chai”, dắt về. Qua nhà cô P, nó quay lại táng cho ông này một cú bất tỉnh. Chẳng ai biết nó đi đâu cho đến sáng hôm sau, người ta tìm được xác nó trôi theo dòng Tam Quan… Tối cái hôm thằng Lao chết, người làng cho dù ở mé trong, cách nhà cô P gần 1km, cũng nghe được tiếng ru não nề của cô… Công an về điều tra không phát hiện được gì. Bắt đầu từ đây, hàng loạt vụ chó mèo mất tích trong làng. Người ta bảo: Cứ ra dòng mà tìm. Đúng thật, xác vẫn trôi trên dòng Tam Quan… Mọi người đồn ầm lên rằng có Hà Bá. Mời sư cụ A về, nhưng ông đang bệnh, thế là lập đàn cúng bái rầm cả lên, mời thầy này thầy kia về, lúc đấy em còn nhỏ nên chẳng để ý nhiều, chỉ biết là bụng ông nào cũng phệ! Nhưng mọi người đã nhầm. Từ đợt đó, con nít lảng vảng gần sông cũng bị mất tích, mấy ngày mới về. Đứa nào cũng ngơ ngẩn, hỏi gì cũng không trả lời… Người ta ra khuyên cô P nên chuyển vào trong làng, nhưng cô lắc đầu. Vẫn nụ cười buồn. Bây giờ thì sự hoảng sợ đã lan rộng ra cả làng. Ai cũng sợ Hà Bá. Thậm chí có người còn thả gà thả bò xuống sông để tế. Dạo đấy, ông ngoại em thường mộng mị. Ông hay thấy một người phụ nữ ẵm theo một đứa nhỏ, khóc với ông: Con khổ quá. Con đau quá. Giật mình tỉnh dậy, mấy đêm liền cùng một giấc mơ khiến ông không khỏi liên tưởng đến mẹ con cô P… Lần này ông ngoại gọi ông Ba về. Ra đến bờ sông, ông Ba chỉ vào lều cô P, la lên: Đúng nó rồi! Nói đoạn ông rút bùa đã chuẩn bị sẵn ở nhà, bắt đầu dán lên 4 góc lều. Ông ngoại thấy ông Ba trừ tà không phải chỉ một hai lần, nên kéo lại bảo: Mẹ con nhà nó không xấu đâu… đừng tuyệt đường chúng nó. Ông Ba nhìn căn lều một lúc lâu, thở hắt ra, rồi tháo mấy tấm bùa, dặn ông ngoại gọi sư cụ A về siêu độ… Khi quay đi, cả ông ngoại và ông Ba đều rùng mình. Tiếng ru ai oán lại cất lên… Cái kết thì mọi người chắc ai cũng đoán ra, ông ngoại em mời sư cụ A về làng làm tràng siêu độ, cuối cùng không ai nghe được tiếng ru ấy thêm lần nào nữa… Vài ngày sau, công an trên tỉnh xuống làm cuộc điều tra. Dựa theo mô tả thì họ kết luận: Cô P và cháu bé đã mất trong một vụ tai nạn giao thông trên chuyến xe khách từ QN về Tam Quan 4 năm về trước… Nửa năm sau, ông ngoại em từ trần, hưởng dương 81 tuổi. Ông Ba nói vì lúc còn sống ông tiếp nhận quá nhiều âm khí, sống được đến tuổi này đã là hay rồi. Trong đám tang ông, xen lẫn tiếng khóc là tiếng gà gáy và tiếng hát ru ai oán… Part 4. Cô giúp việc. Ông Ba, tên thật là ông Ba Hinh, họ Trần. Thuở nhỏ được ông cố ngoại giới thiệu với ông cố nội của em xin học cụ Dương Khả. Theo cụ dăm ba năm, ông được cụ quý nhất trong mấy người học trò. Nhưng tâm tư ông Ba không nằm ở văn võ. Ông thích nhất là tìm hiểu mấy điều huyền bí. Cụ Khả đành gửi ông cho một vị thầy pháp có tiếng thời đó, ông theo học mấy năm thì vị này mất, để lại rất nhiều sách quý (trong đó có 2 bộ Tam Quốc Chí và Tam Quốc Diễn Nghĩa em đang giữ nhưng mà giữ ko tốt, rách teng beng ). Ông Ba quyết tâm theo đạo. Sau khi ma chay cho thầy, ông về gặp cụ Dương Khả, thăm gia đình, rồi khăn gói đi biệt hơn 20 năm. Đến khi về nhà, ông chuyển sang làm văn nghệ, rồi làm gỗ… Câu chuyện em sắp kể dưới đây là được mẹ kể lại, mẹ cũng nghe ông Ba kể thôi, nên chắc là không chính xác lắm, nhưng cứ gõ lên đây cho mọi người xem Lại nhắc thời ông Ba chưa đi theo cụ Khả. Ông nổi tiếng là bướng trong làng. Thằng nào vô phúc trêu phải ông, cho dù tụi nó có kéo đến chục thằng đi nữa cũng chẳng kiếm được ông. Để rồi sau đó vài ngày từng thằng phải đi khám thầy lang. Ông Ba lý luận: Quân tử phải biết mềm biết duỗi, biết rõ là chết mà vẫn cứ lao vào là ngu! Ông còn nổi tiếng là không sợ trời sợ đất. Năm ông 7 tuổi, có lần bị ông cố đuổi đi vì đánh nhau, ông chui vào cái miễu được cho là linh nhất vùng. Nằm trong miếu đói bụng cồn cào, ngó lên thấy lễ cúng của dân, ông leo lên chén cho bằng hết rồi lăn ra ngủ. Sáng lại mò về nhà. Người ta bảo ông Ba vía to, ông cãi: Trên đời làm gì có ma! Chẳng ai nói được ông. Đúng thôi, ông Ba từng ngủ qua đêm ngoài nghĩa địa, từng chén sạch thức ăn trong miễu thiêng mà chả có chuyện gì xảy ra cơ mà! Thôi kệ mày, đến khi gặp rồi đừng có khóc! Ông Ba cười cười: Không sợ! Cùng lắm đái ra vẩy lung tung là được mà! Chẳng ai thèm chấp với con nít cả, chỉ biết lắc đầu ngao ngán… Năm đó, bà cố sinh người con thứ 8 (Ông Ba là thứ 7 còn bà ngoại em là thứ 4). Ai cũng bận rộn, chạy đôn chạy đáo lo cho đứa nhỏ. Ông Ba chắc cũng biết, nên thời gian này cũng không có nháo sự, chỉ ở nhà chờ gặp em. Hồi đó người ta kỹ lắm các bác ạ, trẻ con sinh ra không gặp người ngoài, không gặp người kỵ tuổi, không gặp người bệnh tật v…v… Chả biết tại sao ông Ba lại không được vào gặp em. Thế là phải chờ thôi, nghe nói là bảy bảy bốn chín ngày mới được vào… *************** Rào… rào… Mưa to quá! Lấy quần áo vào! Lấy thùng hứng dột, đem gạo để lên cao! Con L. đâu, chạy sang bà xem thế nào. Thằng B. làm gì chậm như rùa vậy? – Ông cố hét. Mưa mà nổi bong bóng thì còn lâu mới dứt. Mà mưa to quá, khéo tầm nửa canh giờ nữa là ngập lên tới nền nhà. Mẹ nó, năm nay hết hạn rồi lụt, liên miên thế này, có còn cho người ta sống nữa không? – Con H, con H đâu? Có thấy con H đâu không? Đã trông em còn chạy lung tung, ái chà cái con này, về đây thì biết mặt! H là người làm trong nhà, cũng có 3 đứa con, nên ông cố bảo cô giữ em, bà còn yếu. Cô chăm sóc rất tốt nên bà cố rất quý cô. Sớm nay, cô nhờ bà cố trông dùm đứa nhỏ, bảo là đi vệ sinh. Kỳ lạ. Đến xẩm tối vẫn chưa thấy mặt mũi đâu. Ông cố tức xì khói, gọi người làm kiểm tra mọi thứ trong nhà xem có mất mát gì không. Ông nghi cô H ăn trộm rồi chuồn. Ông tức lắm. Đối xử với kẻ hầu người hạ thì ông cố không có vấn đề gì, thế mà có người phản! Nói đến đây có vẻ hơi cực đoan, nhưng sự thật, gia đình địa chủ thời xưa rất phong kiến, kẻ hầu người hạ khi đã bán thân vào, tức là sống chết ở chủ, pháp luật cũng không giải quyết. Chưa nói có ăn cắp hay không, riêng việc bỏ đi không nói tiếng nào cũng đã là thách thức quyền uy của ông cố. Ơn trời, không mất gì cả! Ông cố đâm ra đăm chiêu. Nó không ăn cắp, vài ngày nữa là được lấy lương. Thế thì tại sao nó đi, nó đi đâu? Liệu có bị tai nạn gì không? Thế là lần nữa, đám người làm trong nhà lại nháo lên, đội mưa chạy đi kiếm xung quanh. Lúc này mưa vẫn còn nặng hạt, nước ngập lên đến đầu gối. Chẳng có tin tức gì của cô H. cho đến 4 ngày sau… Nhà cố ngoại em tuy là địa chủ, nhưng nhà cửa cũng chỉ hơn được người dân ở cái rộng, cái này thì thời đó ở quê đất đai thênh thang, và chắc. Cũng làm nông, cũng nuôi heo. Cái chuồng heo nằm ở phía sau nhà, gần sông, kế bên là mấy cái nhà cầu nằm trên sông. Bác nào ở quê chắc cũng biết cái nhà cầu này, ngoài em thì gọi là nhà cầu, miền Tây gọi là cầu cá Tra, hôm nào lụt nước dâng cao, ngồi không cẩn thận cá nó nhảy lên đớp phát thì phải biết Bữa đó mưa đã tạnh hoàn toàn, cũng le lói nắng rồi. Tối, ông cố mở kèo nhậu, kéo đám gia đinh trong nhà chè chén, còn trách cô H. đi không báo được một tiếng. Chẳng nói được, cơ bản chẳng ai nghĩ cô H. gặp nạn cả, mà chỉ nghĩ rằng chắc là có chuyện gấp gì đó ở nhà nên cô chạy về. Ông cố ngoại cũng đã gửi tiền lương về nhà cô, coi như có chuyện gì thì còn có mấy đồng xoay xở. Tiệc tan, ông Ba mắc tè, chạy ra phía sau nhà. Vừa kéo quần xuống, đột nhiên ông ớn lạnh. Đừng nói ông Ba mới 7 tuổi mà không biết gì. Ông thông minh và già trước tuổi nhiều lắm. Tuy rằng chưa được như người lớn, nhưng ít ra vẫn phân biệt được cái cảm giác ớn lạnh nó ra làm sao. Ngó ra phía sau, không có ai. Ngó quanh quất, đột nhiên ông không kìm được phải tè ra ngoài. Một người toàn thân đen thui đang đứng ở cái cột chuồng heo, nhìn ông cười he he! Cái giọng cười ấy ông Ba có lẽ chẳng bao giờ quên được! Hoảng hồn, ông hét ầm lên. Mọi người chạy ra đến nơi thì ông đã không còn thấy bóng người ấy… Sáng hôm sau, mọi người trong làng cười phá lên khi nhắc đến ông Ba với con “ma Heo”. Nó xuất hiện ở chuồng heo, thì gọi là “ma Heo” chứ sao? Mọi người cười là thằng nhóc trước giờ không biết sợ là gì, giờ đã són dái chưa? Chẳng ai quan tâm đến việc có ma thật hay không. Dù gì nó cũng chỉ là thằng nhóc con, thần hồn nhát thần tính thôi. Đến tối, vào khoảng giờ Tý, ông cố mắc tè. Ông chạy ra cái chỗ ông Ba tè đêm hôm trước. Ầy, thật thoải mái nha! Trăng thanh gió mát, giờ mà có đĩa dồi chó với xị rượu thì nhất! Vừa giải quyết, ông cố vừa nghĩ vơ vẩn. Chợt tim ông như đứng lại. Một tiếng gọi, rất quen, vang lên: “Chú Bảy!” *************** Rõ ràng đây là giọng con H.? Nó làm gì ở đây? Làm gì giờ này? Chợt ông nhớ đến con “ma Heo” mà ông Ba gặp đêm qua. Đến giờ phút này thì lông tóc ông bắt đầu dựng lên. Ông cố run run nhìn qua phía phát ra tiếng gọi. Quái, không có ai? – Chú Bảy! Ông cố giật mình nhảy dựng lên. Tiếng gọi từ phía sau lưng mình. Rất sát, cứ như nó kề vào tai mình vậy. Ông quay lại nhìn, thì trời ơi! Một người phụ nữ trên người trát đầy *** lợn, đang cầm một đống *** được nặn thành hình cái bánh Ít *, miệng nói: Chú Bảy, ăn bánh Ít nè, bánh ngon lắm. Kèm theo tiếng cười ghê rợn. Đến giờ thì ông không nói gì được nữa rồi. Miệng hét không ra tiếng. Ông lùi lại từng bước đến khi cô H. đưa cái “bánh Ít” đến gần… Đột nhiên, không biết lấy sức mạnh từ đâu, ông đạp cô ngã chúi dụi! À há, mày cũng như người bình thường thôi, ông sợ đếch gì mày? Mà con ma này không sợ xú uế, tức là vốn bản thân nó đã xú uế. Nghĩ vậy, sẵn thùng nước để sẵn rửa tay, ông tạt luôn vào người cô H. Phải công nhận là ông cố nhanh trí. Cô H. chợt ré lên một tiếng, rồi lăn ra bất tỉnh. Ông cố ngồi phịch xuống thở hổn hển, lại có một cái cảm giác kỳ lạ không giải thích được. Chợt, ông run run. Có người đang ở phía sau mình! Đang sợ hãi thì mấy người làm chạy ra. Người ta nghe thấy tiếng ré của cô H. Cái cảm giác có người ở phía sau tự dưng biến mất. Ông cố thở phào nhẹ nhõm… *************** Mọi người đưa cô H. vào nhà tắm rửa, chữa trị, vì cô còn thở. Ghê nhất là miệng cô ngậm đầy phân heo, phải cạy miệng ra để súc. Thời đó làm gì có bàn chải đánh răng, chỉ có than thôi, nên có hơi khó khăn, nhưng cuối cùng cũng xong. Cô H. hôn mê 3 ngày, đến ngày thứ 4 thì tỉnh dậy, đòi gặp ông cố. Cô khóc ròng, kể lại… Hôm đó cô đi ra nhà cầu đi vệ sinh, chợt đi đến nơi cô thấy có cái gì chói sáng trong chuồng heo, nghĩ là đồ vật người trong nhà làm rớt nên cô đến nhặt, ai dè tự dưng có giọng nói hỏi cô có muốn ăn bánh Ít không. Lạ, cô H không cảm thấy sợ hãi gì cả, dường như lúc đó cô bị nhập rồi, nhưng vẫn khá tỉnh táo việc mình làm. Cô trả lời có, người đó đưa bánh ít cho cô, dặn cô phải ở trong nhà. Chợt cô thấy mình như đi vào thế giới khác. Một căn nhà rộng rãi, bánh Ít thì sắp đầy trên sàn. Cô cứ lấy bánh Ít ăn… cho đến ngày hôm trước, thấy cậu Bảy (tức ông Ba) ra đó, cô tính chạy ra gọi cậu vào ăn bánh Ít, nhưng cậu hét ầm lên, nên thôi… Nói xong, cô H. hộc máu lăn ra chết. Ông cố run run, gọi người vào lo hậu sự cho cô H., vừa nghĩ, nếu đúng là thế thật thì ở đó có ma. Chắc chắn là cái đồ vật cô H. trông thấy là ngọn nguồn. Nghĩ vậy, ông quyết định sáng sớm mai phải đi mời thầy về giải nạn. Trên đời lắm việc người ta gọi là duyên, đúng lúc ông cố bước ra khỏi nhà thì cụ Dương Khả đến chơi. Dòng họ Dương và dòng họ Trần trước nay giao hảo với nhau, rất thân thiết. Cụ Khả là bạn thâm giao của cụ cố ngoại, nên cũng hay qua thăm hỏi. Hôm nay có việc đi ngang, cụ tiện thể tạt qua nhà ông bạn già. Vừa bước tới cổng, đã thấy ông cố lòm khòm bước ra, nhìn cụ Khả, mắt sáng như hai ngọn đèn, lao tới kéo về phía sau nhà. Cụ Khả đành bước theo, lẩm bẩm: Bệnh, bệnh nặng… Nhưng vừa đến nơi, cụ Khả liền nghiêm túc. Cụ bước ngay vào trong chuồng heo, không ngại bẩn, cụ mò mò dưới sàn một lúc, móc lên một chùm chìa khóa, ném cho ông cố, rồi bước lên nhà trên. Ông cố cũng chẳng dám ở lại, rửa sơ chùm chìa khóa, đoạn chạy theo cụ Khả. Cụ Khả đoán là oán linh nằm trong chùm chìa khóa này, tuy không biết nó mở cánh cửa nào, nhưng nên hủy đi. Nghe vậy ông ngoại liền chạy ra lò rèn gần nhà, ném luôn vào lò. Từ đấy, gia đình phía ngoại em không còn gặp chuyện gì nữa cho đến đời ông ngoại em phát sinh chuyện mợ 2 em đã kể. Đến tối, cụ Khả cáo từ, ông Ba chạy theo giữ rịt cụ, đòi học phép bắt ma. Ông cố há họng lắc đầu, cụ Khả thì cười ha hả. Ông Ba theo cụ Khả đi khắp nơi. Sau không rõ vì lí do gì, cụ Khả gửi ông cho thầy khác. Biệt tăm gần 30 năm, ông quay về, mang theo một chuyện đời li kỳ… Part 5: Ông Ba Hinh. Chuyện của ông Ba Hinh thì có nhiều, nhưng chủ đề của bộ truyện này là những truyện xảy ra ở quê của em, vì thế nên ở đây chỉ nói về ông Ba Hinh sau 30 năm về lại Tam Quan. Ông Ba về, cả làng mừng. Chuyện ông đi học với cụ Dương Khả không nhiều người biết. 30 năm nay ai cũng nghĩ là ông Ba theo cậu 2 vào Sài Gòn làm ăn. Nay trở về chắc là đã công thành danh toại. Ông cười cười không giải thích, tối hôm đó làm bữa nhậu với mấy người quen thân ngày xưa, ông có nhìn qua tướng họ, nói sơ về vận hạn. Ngay hôm sau cả làng đồn ầm lên là ông có pháp thuật cao siêu, gọi ông là thầy. Nhiều người đem trà thuốc tới nhờ xem, ông không lấy, đùa, bà con trong làng lấy gì mà lấy? Chẳng qua xem cho vui, trúng thì trúng không trúng thì thôi, haha… Ông thường nói với mọi người như vậy. Nhưng mà đừng xem thường, nhiều người trong làng nhờ ông mà làm ăn khấm khá, phát đạt hẳn lên. Cả làng xem Thầy Ba Hinh như thánh sống. Tiếng lành đồn xa, nhiều người từ các vùng lân cận cũng lặn lội đến xem quẻ. Ông Ba thì chỉ muốn thoải mái, không thích bận rộn, thế là ra cái luật một tháng xem cho dân trong làng 1 ngày, ngoài làng 1 ngày. Hồi ông Ba mới nổi danh, có người bạn đến chơi. Người này ở bên kia sông, trước hay đánh nhau với ông Ba, giờ sang ôn kỷ niệm cũ. Cũng chẳng xem số má gì, vì cơ bản là chẳng tin. Lúc ra về ông Ba có nói một câu: Tuyệt không được đi đường sông. Ông này bán tín bán nghi, nhưng thấy ông Ba nằn nì quá, cũng nghe. Không đi đường sông thì đi đường gì về nhà bây giờ? Thằng này muốn giữ mình lại thì nói cmn đi, lại còn bày trò… Sáng hôm sau, ông này mới tá hỏa. chuyến đò hôm qua đi ngang sông chở duy nhất 1 người đàn bà, bị lật, đến giờ chưa tìm thấy xác. ****************** Bẵng đi hơn 20 năm, ông Ba bây giờ chuyển nhà lên Quy Nhơn sống. Ông cố mất rồi, làng thì không còn được như xưa, buồn, ông chẳng muốn về quê nữa. Ông lấy vợ, sinh ra 3 người con, 2 trai 1 gái, đặt tên là Quốc, Lương, Đống. Cả 3 đều xinh đẹp, giỏi giang. Cậu Quốc và dì Lương đều đã có gia đình. Cậu Đống vừa học xong ĐH, đang làm cho một công ty dầu khí nước ngoài. Ông Ba bây giờ chả còn gì phải bận tâm, ngoài việc cậu Đống chưa có vợ, với ông Ba thì chỉ còn cờ Tướng là có sức cám dỗ. Ông lao vào nghiên cứu, viết hẳn mấy bộ sách về cờ, chiến vô số trận. Có lần, ông Ba chấp em xe pháo mã. Ơ, ông coi thường mình đến thế cơ à? Vào trận em tấn công dồn dập, ăn gần hết chốt, tượng, sĩ của ông, ngó lại thấy xe mã đồng chiếu, pháo trụ mặt thua 2 năm sau, cậu Đống vẫn độc thân. Nhiều lần ông nhắc nhở nhưng cậu chỉ cười: Vợ con làm gì, cả đời con ở đây với ba mẹ. Ông cũng chỉ biết lắc đầu… Đùng một cái, cậu dắt một cô gái về nhà xin cưới. Cả nhà sững sờ. Ông Ba nhìn cô gái, hơi nhíu mày, rồi cũng ngồi nói chuyện. Cậu Đống và cô này yêu kiểu sét đánh, cả nhà bảo chờ một thời gian đã, cậu đành chịu, đưa cô gái ra về. Ông Ba tuy rằng đã về hưu nhưng sức ảnh hưởng thì vẫn còn. Ông gọi điện cho đàn em, nhờ điều tra thân thế cô gái này. Chưa đến 4 ngày sau đã có tin tức: Trên giấy tờ, cô gái này không tồn tại! Ông Ba hoảng hồn. Linh tính khi gặp lần đầu cho ông biết cô gái này có cái gì đó không bình thường. Ông bấm quẻ. Ông lập đàn. Ông ngã ngửa khi biết cô gái này vốn là người phụ nữ chết trên sông năm đó, thế cho người bạn của ông… Cậu Đống về, ông kéo cậu lại nói rõ. Cậu Đống không phải ngu, liền chạy đi gặp cô gái. Nửa ngày sau quay về nhất quyết cưới. Ông Ba run cả người. Nó bị bùa mê thuốc lú trong tâm, ngoài nó ra, không ai trừ được. Ông nhốt cậu trong nhà. Không cho đi đâu. Việc làm cũng bỏ. Đến đêm ngày thứ 2 cậu trốn qua cửa sổ, đi mất. Cả nhà ông Ba nháo nhào đi tìm, không thấy. Vài tháng sau, người ta thấy xác cậu Đổng và một người phụ nữ dạt vào bờ Quy Nhơn. Theo giám định là cậu Đống chết mới được hơn 1 ngày, còn người phụ nữ thì chỉ còn mỗi bộ xương khô, đã hơn 20 năm rồi… Chuyện cậu Đống xảy ra vào cuối năm 2009, lúc đó em đã vào SG học rồi. chap sau hẹn t5 nha các bác Chap 6: Người yêu. Lại nói về ông Ba. Hồi đó ông yêu một cô gái cùng làng, cứ gọi tạm là L đi. 2 người rất hợp tính, cứ rỗi là chạy đến chỗ hẹn tìm nhau. Theo lời ông kể thì L xinh xắn, dễ thương, công dung ngôn hạnh nết na thùy mị. Cô yêu ông Ba, nhưng lại ghét cái nghề liên quan đến ma quỷ, nên hết lần này đến lần khác t