m ngăn gào- mên, bảo: – Cháu thấy quán bà Bảy Thông có món mắm thái chay, món kiểm và món mắm chưng chay nên cháu mua về để hai thím cháu mình cùng em Út Ngọc An ăn cho vui. Bà Năm mừng rỡ: – Thím có nấu kiểm, nhưng không có làm hai món mắm chay kia. Bà quay qua dặn cô Hai Túy Ngọc: – Con có nấu nước thạch xương bồ phải không, nhớ nấu thêm á và chị Thiệt Nguyện nữa. Hai cô Túy đã gội đầu bằng nước bồ kết, nhưng phải đợi nấu nướng xong họ mới tắm rửa. Trong căn bếp oi bức ánh lửa nầy, mồ hôi của họ cứ rịn mãi dưới lớp y phục bằng vải xiêm. Tuần rồi, đám hỏi cô Ba Túy Nguyệt được cử hành trong vòng thân mật. Đàng trai đưa sính lễ gồm những món nữ trang y như những món ông Huyện Khải đi hỏi cô Túy Ngọc, chỉ thiếu đôi vòng ngọc thạch. Bù lại, ông bác vật Cảnh tặng cô Ba Túy Nguyệt một chiếc cẩm thạch huyết đỏ như trái cà chua giồi mắt bóng lộn, một chiếc nhẫn vàng nạm ngọc kim sa nâu đỏ lấp lánh những hột vàng. Cô Ba Túy Nguyệt soạn bộ ấm chén Vương Khải trân ngoạn để quí ông uống trà Xuân Long Tỉnh. Riêng phần các bà, cô lôi trong tủ ra cái bình tích bằng sành lớn cỡ nửa vòng ôm vẽ hình con đại cẩm kê cùng tám cái chén cũng bằng sành vẽ các món bát bửu để các bà uống trà thường hiệu Con Cua Xanh cho khỏi mất ngủ. Bà Năm Tảo dặn hai cô con gái: – Mấy cái khạp chứa nước mưa năm ngoái để dành pha trà, sắc thuốc, chưng yến thì cái chót dành để pha trà cho dem rằm Trung thu nầy đó đa. Bây xếp than Cần đước vô hỏa lò sẵn, hễ khách vừa ngồi vào bàn là má con nình châm lửa đốt than nấu nước liền. Hai Cô Túy lo xem xét những măm trái cây và các dĩa bánh sắp sẵn trên chiếc bàn dài đặt trước tủ chè. Măm chất đầy bánh trung thu, mâm chất đầy cam tàu, quít núm, hồng tươi, bôm, nho, xá lỵ. Dĩa cốc, ổi dầm cam thảo. Dĩa đựng đầy thơm tây xè từng miếng dài. Dĩa sâu lòng đựng đu đủ xắt từng miếng vuông, hễ khách ăn tiệc xong là ướp nhưng phiến đá lụn vụn để khách tráng miệng. Ba chiếc dĩa được đậy lòng bàn để tránh ruồi. Cả hai cùng đi tắm bằng nước thạch xương bồ. Xong, cô Hai mặc chiếc áo bà ba hàng lụa màu nguyệt bạch, chiếc quần đáy giữa bằng cẩm tự. Còn cô Ba mặc chiếc áo bà ba bằng cẩm châu trắng, quần xá xị đen. Hai cô chải đầu thiệt láng, xức dầu bông lài thiệt thơm, giắt chiếc trâm nạm hình trăng khuyết cẩn hột xoàn tấm nhấp nhánh. Cô Hai đeo sợi dây chuyền vàng, mề đay cũng bằng vàng chạm hình chữ Phước. Cô Ba đeo chiếc kiềng trơn. Họ cũng đeo bông đầm bằng vàng, vòng vàng, cà rá cẩm thạch cắt hình hột dưa. Cô Thiệt Nguyện tám gội xong, mặc quấn vải xiêm đen, áo nhựt bình màu khói nhang. Bà Năm Tảo thì mặc bộ đồ bằng xuyến đen xâu chuổi hột vàng, đôi bông mù u vàng và đôi neo quai chảo cũng bằng vàng. Riêng ông Năm từ sáng sớm đã mặc bộ quần áo bằng lụa lèo cho ra vẻ phong lưu. Đoán chừng khách sắp đến, ông rửa mặt cho tươi tỉnh và chải tóc cho láng, không một sợi nào bung ra. Vừa tắt nắng, xe ông Huyện Khải tới. Tháp tùng có ông Đốc học Hạnh, không kể anh tài xế. Nghe tiếng xe đậu trước cửa ngõ nhà ông Năm Tảo, Bác vật Cảnh vội xỏ chơn vào đôi xăng- đan, đi về cửa rào ngăn đôi hai khu công viên để qua nhà ông Năm. Lúc đó, cô Út Ngọc An cũng từ bên nhà mình bức qua. Cô mặc áo bà ba bằng vải ba tít trắng thêu bông cúc tím, quần sa- teng tuyết nhung đen. Ông Huyên Khải mặc âu phục bằng tít- so màu ngà, thắt cà- vạt đỏ sọc đen, đi giày da vàng. Ông Đốc học Hạnh mặc áo bành tô bằng vải xi- mi- li trắng, quần đồng thứ vải. Điểm nổ bậc trên áo là bộ nút bằng đồng chù bóng nhả ánh vàng diệp lóng lánh. Vì là ngày đậc biệt, ông Năm Tảo ân cần mời anh tài xế cùng chung tiệc thưởng trăng. Mâm mặn ê hề món phổ thông: cháo gà và gỏi gà trộn rau răm, thịt vịt nấu cà ri ăn với bún, tôm nướng trộn gỏi bồn bồn, chim vỏ vẻ, chim ốc cao rô ti với nước dừa xiêm, cá đuối xào với cải rổ tưới tương hột. Mâm chay ngoài những món cô Thiệt Nguyện mua ở quán bà Bảy Thông, còn có chả giò chay ăn với bún và rau sống, món tàu hủ chiên kho với đậu ve, đậu đũa. Lúc mọi người dùng tráng miệng với trái cây, vừng trăng rằm đã leo lên ngọn cây sa kê ở hướng đông,, cao cỡ ba sào rồi. Tuy nhiên chưa tắt hẳn. Một chút ánh tà dương bạc nhược còn nấn nuối ở phương tây tô lên nền trời màu xám biếc như thiếc lạnh. Ông Năm Tảo đốt đèn măng- sông, treo ở trung đường. Bây giờ mọi người đờn ông đã ra ngoài trung đường. Còn đờn bà thì lo rửa chén và nấu nước pha trà. Đời cho trăng dãi sáng sân thềm, các bà các cô xong xuôi mọi việc trong bếp, ông Huyện Khải mới bảo người yêu: – Sẵn đêm rằm Trung thu, cả nhà đoàn viên, em hãy đem tập thơ ra cho qua đọc cùng để tía má và anh chị em đây thửng thức. Cô Hai Túy Ngọc trở về buồng lấy tập thơ đưa cho ông Huyện Khải. Đọc tới bài Đêm trăng thôn dã, ông kêu lên:: – Trời đất ơi, đây đúng là bài cô Trịnh Thị Minh Ngọc đã làm hồi 18 năm về trước, chỉ khác có cái tựa mà thôi! Tựa thuở trước là Đêm rằm mông đẹp, Và ông cất giọng ngâm: Trăng nõn nà treo trên mái đình Ngày mùa rơm lúa ngát thâu canh Sáng khung cử ngõ, in phên liếp Vàng lối vườn sau, loáng lá cành Phiến trắng cũ soi tình tuổi dại Vầng trong nay rực mộng ngày xanh Sân ngoài trải chiếu nằm đâu mặt Em chị hàn huyên chuyện chúng mình. Ông sai anh tài xế ra xe lấy tập thơ của cô Trịnh Thị Minh Ngọc để so sánh với tập thơ của Tần Thị Túy Ngọc. Thế rồi mọi người cùng chuyền nhau đọc qua hai tập thơ. Hai tập đều có một tuồng chữ viết bằng mực tím. Dấu khoanh, dấu móc, nét bung xuống đá lên y chang như nhau. Bác vật Cảnh lặng cả người, mới rõ rằng cái tàng thức của mỗi cá nhơn kỳ diệu biết bao, nhiệm mầu biết mấy! Ông Huyện Khải cảm xúc quá, cổ họng tắt nghẹn không đọc được nữa. Cô Hai Túy Ngọc cũng xúc động lắm nhưng chỉ rươm rướm nước mắt chớ không khóc sướt mướt như hôm tái ngộ lần đầu với người yêu. Ông Đốc học Hạnh an ủi ông Huyện Khải: – Hết ly tới hiệp, đó là điều đÿng mừng. Vậy qua xin các em hãy vui lên. Tình duyên càng lận đận thì cuộc tái hiệp mới càng hạnh phước ê hề. Bà Năm Tảo tán thành: – Lời ông Đốc phân r ất phải. Vậy để tui châm trà bày bánh để mọi người cùng ăn bánh thửng trăng, sau đó ai muốn tức cảnh mần thơ tui không dám cản đâu nghen! Mọi người vỗ tay cười inh ỏi. Bây giờ bóng trăng rằm vắt vẻo lưng chừng trời màu xanh nước biển, giữa muôn sao nhấp nháy. Trùn dế ngoài vườn kêu râm ran. Hàng bụi bông lài bát ngát đưa hương. Ngoài đường cái, thiên hạ đi chơi trăng, tiếng cười nói văng vẳng đưa tới bàn tiệc. Trong giây phút nầy, cô Thiệt Nguyện nghĩ rất nhiều về bác sĩ Lê Thạnh Mậu cùng buổi hội ngộ vào hồi xế. Trí tưởng của cô trôi xa vào cái thuở đầu mùa yêu đương, vào thời kỳ say đắm cũ. Cô cứ để cho phút hồi tưởng lôi kéo cô chạy sa đà vào những chặng đời say đắm hoan lạc có, khổ đau tuyệt vọng cũng có. Cô quên phứt đi hoàn cảnh của một cận sư nữ hiện tại. Tất cả những gì đè nén từ đáy sâu khảm cô vụt chổi dậy, lay động cô, réo gọi cô trở về cô Võ Thị Tố Mai của năm xửa năm xưa… x x x Cô Tư Cẩm Lệ sanh được đứa con trai tại nhà bảo sanh ở Bà Chiểu. Luật sư Trần Hảo Hiệp đánh dây thép cho ông bà Bang biện Hưỡn báo tin. BÀ liền mướn xe lô- ca- xông đi au lên Sài gòn để thăm con gái. Vừa gặp mẹ, cô Tư Cẩm Lệ bảo: – Đứa nhỏ chào đời hành hạ con đau đớn khủng khiếp. Con sanh nhau chằng mà bà mụ không biết, sau cùng nhờ thầy thuốc gỡ nhau thì đứa nhỏ mới chui ra. Rồi cô dặn mẹ: – Trong thời gian má ở đây hủ hỉ với con, xin má đừng ở nhà chồng con để khỏi gai mắt. Lóng rày hai đứa con ghẻ của con coi bộ lộng quyền! Bởi đó bà Bang biện Hưỡn phải ở nhơ nhà ông Tư Khánh, người em con nhà chú của bà tại Phú Nhuận. Mỗi khi vào nhà bảo sanh thăm con gái, bà cũng thường gặp mặt chàng rể, nhưng Luật sư Hiệp có vẻ xa cách với bà và không có vẻ săn đón con, dù đứa trẻ nặng tới ba ký lô, mặt mũi sáng sủa lắm. Tuần lễ sau, bà Bang biện Hưỡn đi đò máy về Vĩnh Long. Trong lòng buồn bực, bà linh cảm cô thứ nữa của mình rồi đây sẽ gặp nhiều trục trặc trong cuộc sống lứa đôi. Trước khi từ giã con, bà dặn dò: – Con đã sanh cho chồng con một chút trai để nối dõi tông đường nhà nó rồi, con nên làm trành làm tréo cách nào để nó chịu làm hôn thú với con, và nhứt là phải làm khai sanh cho đứa nhỏ. Cô Tư Cẩm Lệ xụ mặt: – Coi bộ khó rồi đa má! Bà mẹ chồng con coi ngày sanh thằng nhỏ, nói rằng nó chào đời phạm giờ độc nên bà cản không cho làm khai sanh liền. Bà nói hãy chờ nó tới giáp tuổi tôi mới có thể làm khai sanh sụt một tuổi để tránh xui. Đứa nhỏ chưa được thằng khốn nạn đó nhìn là con, thì cái thân con đây cũng khó mà được chính thức làm vợ nó trên mặt pháp lý. Về tới nhà, gặp cảnh ông chồng tàn phế cứ ngồi lì một chỗ ngủ từng giấc lụn vụn, bà Bang biện Hữn rầu thúi ruột. Cậu Hai Luyện đã đến nhà ông Hương sư Chiêm ăn tiệc và nhận thêm phân nửa số vàng mà cậu đòi, hễ khi đào kinh xong thì ông Hương sư sẽ trả dứt vạt số vàng còn lại. Sau đó, thầy Mười Khói được thỉnh đến để trấn ếm quỉ ma khắp dải đất đào kinh, nhứt là để trấn ếm Hắc Giao đại vương. Đang lúc bà Bang biện Hưỡn rầu về chuyện cô Ba Cẩm Tú tuyệt đường sanh nở, về chuyện cô Tư Cẩm Lệ bị chồng lạnh nhạt, và nhứt là về chuyện ông chồng bán thân bất toại, thì một sáng kia cậu Hai Luyện ngồi ghe lườn từ Mỹ An về thăm nhà. Dữ ác! Nửa tháng nay chẳng hiểu thằng con trai ương ngạnh của bà mê sa con lủng nào mà ở miết chốn quê mùa hẻo lánh kia, quên ông cha bịnh tật, quên bà mẹ thất thẻo đợi chờ! Bà quở: – Quỉ ơi, con còn nhớ nhà để về thăm, chắc là Phật Di Lạc sắp đản sanh rồi đó! Cậu Hai báo tin: – Con dọ hỏi người quen biết ỡ Mỹ An mới hay rằng Xã Miễn vì thất mấy vụ kiện hồi năm ngoái, lại mần ăn lụi xụi nên muốn bán sở đất giáp với con kinh mà con đang cho đào. Má thử xúng Mỹ An coi ra sao, rồi về bàn với ba mua rẻ sở đất cho con đứng tên. Nghe chuyện lợi lộc, bà Bang biện bớt cơn bất bình, kêu con Lý làm bữa cơm thịnh soạn cho thằng con mình ăn. Đêm hôm đó, hai mẹ con bà Bang biện bàn bạc cho tới giữa canh ba mới đi ngủ. Cậu cũng ẹ biết rằng cuộc đào kinh đã khởi đầu từ mười hôm trước. Sáng hôm sau, cậu Hai Luyện và mẹ ngồi ghe lườn, trương bườm xuôi một mạch đến Mỹ An. Thầy Cai Nhậm vừa thấy cậu liền báo cáo: – Bẩm quan kinh lý, hôm qua dân phu đào khúc kinh từ đầu cuộc đất Xã Miễn cho tới cuộc đất thầy Hương Hào Liệt thì thấy máu từ trong mạch tuôn ra đỏ ối. Cậu Hai Luyện lật đật tới chỗ đào thì thấy nước đỏ lênh láng trộn với bùn trở thành màu nâu đỏ như đất miệt Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đấp. Cậu cười ngất, giải thích: – Máu gì đâu! Đây là chất sắt trong đất đó thôi. Biết đâu hồi tạo thiên lập địa, vùng Mỹ An nầy là vùng đất đỏ. Nhưng khi nhìn những nhát xuổng, nhát cuốc cắm vô đất để vỡ đất, làm tuôn trào chất nước đỏ như son, bốc lên mùi tanh tưởi, cậu cũng bắt đầu rùng mình mọc ốc. Bỗng dưng mây từ đâu kéo về giăng kín bầu trời thành một màu xám xịt. Rồi cơn mưa như thác trút xuống. Dông cuốn vùn vụt, gió thổi ào ào. Lẫn trong tiếng gió có tiếng gầm thét, tiếng than khóc. Mọi người tạm gác công việc bỏ về nhà. Mưa như cầm tĩn đổ từ xế cho tới chiếu tối. Thím giÿo Thạnh, vợ người chủ nhà, dọn cơm mời mẹ con bà Bang biện Hưỡn dùng và khuyên bà hôm sau sẽ đến nhà ông Xã Miễn cũng không muộn. Sau khi cơm nước xong xuôi, cạu Hai Luyện cảm thấy ớn lạnh, trong người bễ nghễ. Bà Bang biện khuyên con uống gói thuốc Cảm mạo Phát tán để ngừa cảm. Uống thuốc xong, cậu liền vào giường, vì con sốt bắt đầu phát tác. Cậu lấy làm bực mình vì ở ngoài trung đường, vợ chồng thầy giáo Thạnh cứ bàn ngang tán dọc, kể tới kể lui với bà Bang biện Hưỡn về chuyện máu trào trong khúc kinh đào. Thím giáo cứ niệm Phật liền liền, còn bà Bang biện thì kêu trời luôn miệng… Rồi cậu Hai Luyện thiếp đi. Trong giấc chiêm bao cậu thấy một người đờn ông đen đúa, đầu đã cụt, tay trái cầm cái thủ cấp của mình, tay mặt cầm cây gậy. Thủ cấp trợn mắt hét lớn: – Quân tham lam khốn nạn! Mầy đành đoạn ăn tám lượng vàng để làm tao thiệt mạng! Mầy hãy chong mắt ra coi tao trả thù! Tay mặt người cụt đầu cầm gậy phang vào hai đầu gối cậu Hai Luyện làm cậu đau điếng. Cậu giựt mình thức giấc thì thấy hai đầu gối mình bầm tím và sưng vù. Mưa gió hai ngày liên tiếp bủa giăng mịt mù. Cậu bèn giao việc điều khiển công cuộc đào kinh cho hầy Cai nhậm và thầy Cai Ích. Đầu gối hành cậu đau quá thể nhưng cậu không dám thuật lại giấc chiêm bao ẹ nghe. Cậu sai thằng Yêm đi Hòa Mỹ rước thầy thuốc tàu Trương Gia Minh để bó thuốc lên hai chỗ sưng kia. Hôm sau bà Bang biện Hưỡn nhờ thím giáo Thạnh đưa bà tới nhà ông Xả Miễn để bà điều đình mua đứt miếng đất, nhưng chậm quá rồi. Xã Miễn đã tìm được người bán nên bà đành bẽ bàng uể oải trở về Cầu Đào. Về tới nhà, bà Bang biện Hưỡn đâm vực bội, nóng nảy, oán ghét vu vơ. Bà cần phải xéo xắt, hành hạ, chửi bới ai đó để thần kinh bà bớt căng thẳng. Do đó mà lũ tôi tớ và Bửu trở thành nạn nhân của bà. Tối hôm nọ, cô Ba Cẩm Tú từ Cầu Lâu qua thăm, mang theo hai con cá chái. Cô bảo mẹ: – Con vừa mua được hai con cá chái thiệt tươi nầy để tía má kho mắm chan bún ăn chơi. Sau nửa con muốn hỏi thăm anh Hai con có bớt đau đồi gối chưa? Bà Bang biện tức tối: – Từ hôm tao về tới nay có được tin tức gì của nó đâu! Cho nên chiều hôm qua, tao sai thằng Xiêm chèo tam bản xuống Mỹ An hỏi thăm rồi. Rồi ba ngó cô trưởng nữ, gườm gườm: – Mầy cứ đánh đôi đánh đọ với hai con chơi bời húi thây lầy lụa Ba Thuận và Năm Định mà bỏ bề chuyện nhà đi! Tao nghe nói thằng chồng mầy ưa chà lết nhà anh Năm Tảo. Ngoài mấy đứa con ảnh còn có mấy con lủng bà con, làng xóm tới lui nữa. Mầy liệu hồn mà giữ chồng. Con Bảy Tố Mai, con anh Hội đồng Quyền, cũng thường đi đi về về nhà anh Năm hoài. Biết đâu nó chẳng bày mưu sâu kế độc để chiếm lại thằng chồng mầy! Cô Ba Cẩm Tú chỉ nói ba tiếng “Má kỳ ghê!” rồi cười lỏn lẻn. A di đà Phật, thì ra bà già tui chưa hay biết gì về việc ngoại tình của tui! Sau đó cô đến nhà mát để vấn an cha vì lúc sau nầy hễ gặp đêm oi bức, ông Bang biện thường ra đó ngủ. Bà Bang biện sắp vào giỏ con gái một chục quít đường và một chục cam hồng mật, một chai mật ong. Bà dặn cong gái: – Tối tối nhớ vắt cam trộn với mật ong cho chồng mầy giải lao. Cái thân mầy giờ đây sượng ngắt không thể chửa đẻ gì nữa thì mấy phải rán chiều chuộng o bế chồng cho nhiều mới được, kẻo không nó sẽ ầy ăn cơm nguội, uống nước lã, nằm ngủ chèo queo sau bếp! Cô Ba Cẩm Tú cười: – Má cứ tưởng tượng chuyện dữ không hè! Bên ngoài gió từng cơn khua cành cây lắc cắc. Cô Ban Cẩm Tú kiếu ừ ra về vì cô sự mưa xáng một đám lớn và kéo dài tới khuya thì kẹt cho cô. Khi cô Ba Cẩm Tú đi rồi, bà Bang biện bảo thằng con ghẻ: – Bửa đâu rồi? Mau lấy chiếc dĩa quả từ trên bàn thờ bà nội mầy xuống lau chùi cho thiệt sạch rồi đơm năm thứ trài để cúng nghe chưa? – Bửu “dạ” một tiếng, bước lại bàn thờ lấy chiếc dĩa quả tử lớn cỡ chiếc mâm đã đặt sẵn trên cổ bồng. Bỗng một tiếng “cảng” vang lên. Cậu lõ mắt nhìn xúng đất, lòng bàng hoàng khủng khiếp. Thôi rồi, cậu lỡ chạm vào chiếc khay đựng mấy chung trà nên cả khay và chung rớt xuống đất. Khay bằng cây thì không sao hết, nhưng sáu cái chung đã bể nát. Nghe tiếng rơi vỡ, bà Bang biện chong mắt hướng về chỗ Bửu. Thấy miểng chung văng tung tóe, bà hét lớn: – Thôi rồi, bộ chung quí của tui bị thằng chết đâm chết chém chết cháy chết chìm nầy làm bể nát rồi! Trời ơi là trời! Trời cao đất dày có thấu không hử trời!… Bà rút chổi lông gà, dùng cán chổi quất tới tấp vào Bửu, làm cổ, mặt, cánh tay cậu bật máu. Bà vừa đánh vừa hét: – Tao giết mầy chết, ầy theo con đĩ mẹ mầy. Bửu vừa khóc vừa lạy van, nhưng bà Bang biện xót của, đời nào chịu tha. Bỗng bên tai cậu có tiếng văng vẳng: – Chạy ra ngoài vườn đi, kẻo không bả sẽ đánh con chết. Bên ngoài mưa bắt đầu tầm tã. Bửa đau đớn rát bỏng khắp thân thể, không còn biết tính sao hơn nên cứ lao ra ngoài hàng ba, rồi chạy vòng ra sau vườn. Bà Bang biện Hưỡn bỏ guốc đuổi theo. Khi Bửu biến mất trong man đêm dày đặc, bà thở hồng hộc quay trở về. Bỗng bà cảm thấy đau thốn nơi bàn chân. Ngó xuống,, trời đất ôi, một cây đinh ở tấm ván cũ lòi lên đâm thấu trong gót chân bà. Bà hét lên. Tối tớ chạy ra dìu bà vô nhà, nhổ cây đinh ra. Bà vừa khóc vừa nguyền rủa Bửu và kêu thằng Xiêm, thằng Đực xách đèn tán chai đi kiếm Bửu về cho bà trị tội. Con lý nặn máu bầm ở vết đâm cho bà, tồi giã nhỏ lá lưỡi cọp đắp lên. Đêm ấy bà Bang biện Hưỡn đau nhức ở gót chân không tài nào ngủ được. Bà hết chửi Bửu lại xoay qua chửi chồng và thóa mạ luôn vong hồn cô Hai Kim, mẹ ruột của Bửu. Nói về Bửu, sau khi lao vào màn đêm đen đặc dưới cơn mưa tầm tã thì chẳng thấy đường sá đâu. Bỗng cậu thấy một người đờn bà cầm đèn tán chai nói khe khẽ vừa đủ cho cậu: – Hãy theo má, đừng sợ! Biết hồn ma của mẹ, Bửu liền lẽo đẽo theo sau. Người đàn bà cưa cậu ta ra cửa vườn sau, tận con đường đắp đất lượn song song cái rạch Cầu Đào. Mưa vẫn tuôn hoài tuôn hủy, tuy không rầm rồ như thác đỗ nữa, nhưng vẫn còn nặng hột. Giờ nầy mới khoảng đầu canh hai, nhưng nhà nhà đã đóng cửa, ánh đèn lù mù lọt qua mắt cáo. Khi cả hai ra tới con đường Lê Minh Thiệp thì điện bị cúp, hàng cột đèn tối thui. Hồn ma cô Hai Kim bảo con: – Má đưa con tới một nơi ngủ đỡ đêm nay. Sáng sớm mai sẽ đưa con qua bên cùa lao An Thành, tìm đến Tịnh Liên am để gặp ông Đạo Chuối.. Ổng sẽ đích thân đưa con đi Châu Đốc, rồi tìm đường lên núi Cô Tô trong dãy Thất Sơn gặp chú Chơn Huệ con. Hồn cô Hai Kim xách đền đi trước, cách Bửu năm thước. Dù cậu muốn đi mau để được giÿp mặt mẹ nhưng không tài nào tới gần được. Hễ cậu đi mau, bóng ma đi mau; cậu đi chậm, bóng ma đi chậm. Ánh đèn ma lù mù trong màn mưa cũng đủ cho cậu thấy dáng đi thong dong uyển chuyển của mẹ. Qua chùa Bảy Phủ, quẹo qua cầu Thiềng Đức, cả hai đã qua bên kia thành phố, cô Hai Kim rẽ về phía Cầu Lầu bắt qua kinh Huỳnh Tá nối liền với rạch Cá Trê. Từ Cầu lầu, cả hai theo quốc lộ nối liền hai tỉnh Vĩnh Long- Trà Vinh đến khúc quẹo Long hồ tức là vào vùng ngoai ô miền quê trù mật. Vong hồn cô Hai Kim sụt sịt bảo: – Con ôi, như má đã nói, kiếp trước má con ta đã gây việc oan trái á lớn con cùng ba con. Má đã trả hết nợ vay trước khi nhắm mắt lìa đời, điều đó chẳng nói làm chi. Nhưng về phần con, con cũng đã trả hết nợ khi má lớn con đưa con về chùa Long Đức. Ngặt vì bả tham lam tìm bắt con lại, để tròng trở lại cai con cái ách tôi đòi nô lệ. Đó là bả vay thêm nợ oan khiên ở con. Nhưng mà con ôi, má không muốn kiếp sau con đòi nợ bả nữa. Con người không bao giờ đòi nợ đủ, mà vì tham lam họ cứ gây thêm cảnh oan oan tương báo từ kiếp nầy sang kiếp khác. Con đừng tham luyến cõi trần uế trực nầy, hãy theo chú Chơn Huệ của con tu hành để thoát khỏi vòng quả báo luân hồi, vay trả trả vay nghe con! Tới một cái lò rèn đang đỏ rực ánh lửa, cô Hai Kim bảo Bửu: – Con cứ đến đó xin ngủ qua đêm. Đầu canh tư má sẽ đến tìm con và bơi xuồng chở con qua cù lao An Thành. Căn lò rèn nầy đít giáp với khu vườn quay qua quốc lộ, mặt tiền hướng ra dòng Long hồ. Bên kia sông, xóm Chuồng Gà chìm trong màu mưa lất phất. Vào giờ nầy mà cả nhà người thợ rèn vẫn cắm cúi làm việc. Bà vợ thụt ống bể, người chồng rèn và đập sắt chí chát. Còn đứa bé trai cỡ mười tuổi xẩn bẩn bên cha để học nghề. Chị vợ nước da trắng trẻo, mặc chiếc áo túi màu hường lợt, quần vải ú đen. Người chồng chỉ mặt chiếc quần đùi, ở trần trùng trục. Cả hai cỡ ba mươi tuổi ngoài, mặt mũi hiền hậu. Khi nghe Bửu xin được ngủ nhờ qua đêm, người đàn ông bảo đứa con trai: – Con đưa chú đây vô buồng, biểu chú cởi hết quần áo để má con hơ au khô. Đứa bé dạ rồi đưa Bửu vào chiếc buồng gói chỉ có chiếc giường tre, một chiếp nóp bày lên trên. Nó vặn lu ngọn đèn mù u chong đầu giường, đưa cho Bửu chiếc khăn, bảo: – Anh cởi hết quấn áo ướt, lau khô mình rồi chui vô nóp ngủ đi, để má em hơ quần áo anh au khô. Nửu làm theo lời thằng bé, nhưng khi nằm trong nóp ấm áp, những vết roi hành hạ cậu đau nhức khiến cậu không cầm được tiếng rên rỉ. Bên ngoài lò rèn, tiếng người đàn ông có vẻ hoảng hốt: – Chết chưa, quần áo sao dính máu vầy nè! Tiếng người vợ:: – Chắc cậu em bị đánh đòn rách da tét thịt chớ gì! Tội nghiệp quá! Thôi đẻ tui giặt quần áo nầy cho sạch, còn ba nó ra vườn sau hái là lưỡi cọp giã nát và mấy trái lình lịch đem ngâm nước cho nứt vỏ lấy hột. Hai thứ nầy đem trộn, hòa với nước miếng thằng con mình để đắp lên vết thương thì sẽ hết nhức và mau lành. Người chồng gật đầu làm theo. Cỡ chừng nhai dập bã trầu có tiếng chày khua vào cối đá lụp cụp lạc cạc, rồi đứa nhỏ bưng thếp đèn theo cha nó vào buồng.