Người đờn ông ngọt ngào bảo Bửu: – Cậu chui ra khỏi nóp để tui xức thuốc cho. Bửu cảm động ứa nước mắt: – Ơn ông bà và cậu em, biết chừng nào tui trả được đây! Cậu chui ra khỏi nóp, phơi thân thể lõa ồ đầy vết rướm máu chằng chịt. Người đàn ông gọi vói ra ngoài, bảo vợ lấy khăn lông và thau nước ấm để ông ta rử sạch máu vết thương. Sau khi các viết thương được rửa ráy và xức thuốc, Bửu buồn ngủ rũ ra. Lúc đó người vợ ở ngoài réo đứa nhỏ: – Ty ơi, mau ra lấy áo quần cho chú đây mặc, má vừa hơ khô rồi. Sau khi mặc quần áo xong, Bửu ngủ một giấc óng chuốt và thanh thản. Bỗng có tiếng gọi bên tai: – Bửu! dậy đi con! Bửu giật mình tỉnh giấc. Trời vẫn chưa sáng. Nhìn kỹ lại, cậu thấy mình nằm ngủ dưới gốc mù u. Lò rèn, buồng ngủ biến đâu mất. Cơn mưa đã tạnh. Bên phương tây, vầng trăng hạ huyền treo lơ lững giữa muôn sao nhấp nháy trên nền trời màu xa cừ lạnh lẽo. Bửu chợt thấy mẹ đứng gần bến nước, tay vẫn cầm chiếc đèn chai. Cô Hai Kim gọi: – Con mau xuống xuồng để má đưa con qua bên cù lao An Thành. Tới khi gà gáy hiệp nhì là má không thể nấn ná ở cõi dương gian được nữa. Bửu tiến lại bến nước, thấy chiếc xuồng buộc vào câu nhủi bằng sợi lòi tói sắt. Cậu hỏi mẹ khi bước xuống xuồng: – Lò rèn đâu rồi? Sao con nằm ngủ dưới gốc mù u? Cô Hai Kim đặt chiếc đèn tán chai xuống giữa khoang xuồng, trả lời: – Cái lò rèn mà con qua đêm chỉ là cảnh ma đó thôi. Hồi mười năm trước, vợ chồng người thợ rèn và đứa con bị sét đánh thiệt mạng, xác chôn ở nền lò rèn cũ. Trải bao năm, họ đâu nghĩ rằng họ đã qua đời nên đêm đêm cứ hiện lên tái diễn cảnh sanh hoạt cũ. Tội nghiệp quá! Vậy khi về am chú con, con nên tụng cho họ 77 biến kinh Địa Tạng và 77 biến kinh Cầu Siêu thì vong hồn họ mới siêu sanh. Cô đọc tên tuổi và năm sanh của cả ba, rồi dặn: – Khi tới Tịnh Liên am, con nên ghi tên tuổi và năm sanh của họ vào giấy để khỏi quên. Đó cũng gọi là báo đáp ơn họ vậy. Xuồng lướt vo vo trên dòng sông hiện lờ mờ dưới ánh trăng tà. Bửu thử rờ những vết thương thì không thấy đau nữa. Cô Hai Kim bảo: – Bấy lâu nay má không muốn đi đầu thai để ở lại giúp con thoát khỏi tay bà đích mẫu độc dữ. Nhưng má không thể can thiệp vào luật nhơn quả. Má đau lòng để con trả hết ác nghiệp, chỉ phù hộ con đủ sức nhẫn nhục thôi. Nay thì niềm mong mỏi của má đã thỏa. Má có thể đi đầu thai được rồi. Đây là đêm chót má con ta gặp nhau. Bửu khóc thút thít, cô Hai Kim cũng khóc nhưng tay không ngừng bơi xuồng. Vượt qua sông, cô Hai Kim cho xuồng rẽ vào con rạch nhỏ. Qua ba doi đất là tới một ngôi nhà lợp ngói cất gần mé rạch. Cô Hai Kim bảo Bửu: – Tới Tịnh Liên am rồi đó con. Thôi con cứ lên gõ cửa am. Mọi việc má đã sắp sẵn rồi. Má là hồn ma, không thể vào am được vì có thần hộ pháp canh giữ am. Hồn mà chỉ có thể đến cành già lam nghe kinh mà thôi. Khi Bửu bước lên bờ thì hình bóng cô Hai Kim đã tan trong ánh trăng bàng bạc. Cậu ngó lại chiếc xuồng thì thấy đó chỉ là mảnh ván nhỏ nổi dật dờ trên mặt nước. Cậu gạt nước mắt, đếm am gõ cửa. Tiếng đờn ông vọng ra: – Cháu Bửu đó hả? Bửu dạ một tiếng. Cửa am liền mở rộng. Am chủ mời cậu vào, chánh diện thắp đèn nến sáng lờ mờ. Am chủ chỉ một người đờn ông mặc áo nhựt bình màu dà và một cô gái mặc áo xuyến đen, quần lãnh đen, bảo: – Đây là ông Đạo Chuối. Hồn ma má cháu kỳ rằm Vu Lan vừa qua báo mộng, yêu cầu ông Đạo đêm nay đưa cháu đến bến tàu để lối bốn giờ sáng đáp tàu đi Châu Đốc. Còn đây là cô Thiệt Nguyện, kẻ đã lập đàn giải oan á cháu. Đèn măng- sông được thắp sáng.. Ông Hương cả Hành tức am chủ, cầm xấp bạc trao cho ông Đạo Chuối: – Khi tới Châu Đốc, ông Đạo nên sắm sửa cho cháu Bửu quần áo và các thức cần dùng trước khi qua Thất Sơn để lên núi Cô Tô. Ông Đạo Chuối từ giã am chủ, giục Bửu đi theo ông, men theo con đường đắp đất ra tận bến đò. Trăng trên trời vẫn sáng quạnh hiu. Bến đò tối lờ mờ. Ông Đạo vác tay nải lên lưng, bảo Bửu ngồi vào thúng. Thúng tuy nhỏ nhưng khi cậu ngồi vào thì nó lớn rộng ra. Ông Đạo đặt thúng xuống nước thổi một hơi dài. Thúng lướt vo vo trên mặt nước. Bửu hé mắt nhìn thì thấy ông Đạo đứng trên cây gậy trúc, lướt song song với chiếc thúng, đè sóng để vượt qua sông rộng mênh mông. Khi qua sông, ông Đạo Chuối giải thích: – Đây là thứ bùa Lỗ Bang của người tu theo pháp môn Mật Tông do ông Đạo Lập và ông Thợ Đức ở vùng Hậu Giang truyền lại cho ta. Còn bùa Lỗ Bang của thợ mộc chỉ để trị những kẻ bị hóc xương cá, giúp đờn bà chửa qua chứng đẻ ngược hoặc để ếm đối nhà cửa lặt vặt thôi. Giớ thì cháu theo ta đến bến tàu. Cháu phải rời khỏi đất nầy càng sớm càng tốt. Và cháu cũng phải nhớ ơn cô Thiệt Nguyện. Nhờ cô tụng kinh Kim Quang Minh và nhiều thần chú Mật Tông mà má cháu mới hiện hồn được để giúp cháu. Từ hai tháng qua, cậu Hai Luyện thường nằm chiêm bao thấy thần Hắc Giao đại vương hiện hồn về đòi mạng nên c ậu ăn ngủ không ngon, tâm thần hoảng hốt. Đêm đêm cậu không dám tắt đèn. Riết rồi cậu xuống tinh thần thê thảm, phải xin tạm nghỉ việc về Cầu Đào dưỡng bệnh. Suốt một tuần bị hành nhức vì vết đâm của đinh nhọn, bà Bang biện Hưỡn càng tỏ ra bực bội nóng nảy, chửi rủa tôi tớ ra rả suốt ngày. Bà bắt Cai tuần Xướng, thằng Xiêm, thằng Đực, thằng Yêm đi dọ tung tích của Bửu để bắt cậu đem về cho bà trị tội. Họ còn phải đi đòi nợ giùm bà, nếu được thì bà chẳng thèm thưởng công, bằng nếu không được còn bị bà nhiếc móc, óc eo, chửi bới. Rồi một sáng hôm nọ, ngủ dậy bà cảm thấy xương sống mình cứng đơ không thể chổi dậy nổi. Bà cứ nằm lì trên giường, bảo con Lý mời bà Năm Đặng tới. Bà cầm tay em, dặn: – Dì coi sóc việc nhà giùm tui. Hôm nay tui đau đớn khắp mình mẩy, đầu nhức như búa bổ. Dì mời ông Năm Tảo tới chẩn mạch hốt thuốc cho tui. Nhưng hôm đó ông Năm Tảo đi Vũng Liêm thăm người bạn thân. Ông Bang biện Hưỡn không nói được, lấy giấy viết: “Bà lôi thôi quá, kêu thằng rể đốc – tờ tới điều trị cho bà có hơn không!”. Nghiệt thay, hôm đó bác sĩ Lê Thạng Mậu cũng đã đi An Hương thăm tía má mình. Tới trưa thì bà Bang biện đái ra máu, bất tỉnh nhơn sự. Mỗi lúc lên cơn, lưng bà ểnh lên, răng cắn chặt vào nhau, miệng méo xẹo, tay chơn co giật. Cô Ba Cẳm Tú từ Câu Lâu qua thăm, thấy vậy biết mẹ mình bị phong đòn gánh nên vội hối thằng Xiêm, thằng Đực võng bà ra đường lộ đá, kêu xe lôi đưa bà đi nhà thương. Suốt bảy tiếng đồng hồ, bà Bang biện vật vã với con bịnh. Trong hôn mê, bà thấy mình đứng giữa căn hầm chứa nước đá. Từng khối băng dài cỡ sải tay và lớn cỡ vòng ôm tiết ra hơi lạnh nghi ngút. Bà cố sức bình sanh tìm cách thoát khỏi căn hầm kia để tới chỗ ấm áp. Chung quanh bà lởn vởn những hình ma bóng quế. Tiếng than van nổi lên từng chặp. Bỗng một kẻ hơ hải chạy đến báo tin: “Mấy người hãy theo tui tới đàng kia, chẳng những có nắng ấm mà còn có cơm canh sốt dẻo nữa”. Theo sóng người lôi cuốn, bà Bang biện Hưỡn chạy tới một tòa nhà thắp đèn sáng trưng. Nhưng khi cả bọn vừa bước vào nhà thì cánh cửa bằng sắt khép chặt lại. Một cảnh tựng khủng khiếp bày ra. Lửa cháy khắp nơi. Lửa đốt cột đồng, lửa nung giường sắt, lửa hầm trong lò gạch… Mỗi nơi đều có tội nhân chịu hành hình bởi lũ quỉ đầu trâu mặt ngựa. Kẻ bị leo cột đồng cháy đỏ, người nằm dài triên giường sắt nung lửa, kẻ khác bị hầm trong lò, kẻ khác nửa bị nuốt than nóng…, mùi thịt da bị cháy bốc lên khét nghẹt. Hôm an táng bà Bang biện Hưỡn, bác sĩ Lê Thạnh Mậu bảo luật sư Trần Hảo Hiệp: – Bà nhạc tụi mình đạp đinh, vậy mà con vợ tui không nói gì với tui để tui khuyên bả chích ngừa phong đòn gánh. Thứ đinh rỉ sét là ổ vi trùng của căn bịnh tán mạng kia! Mặt luật sư Trần Hảo Hiệp lạnh tanh như cái cối đá, không nói không rằng. Bà Bang biện Hưỡn chết đi, cảnh nhà trở nên rối loạn. Tôi tớ không có người điều khiển sanh ra biếng nhác. Cậu Hai Luyện liền mới ông bà Năm Đặng về ở chung. Ý là hai ông bà không con nhưng vẫn âm mưu ăn chặn ăn xén, ăn cắp ăn trộm của anh rể mình làm của riêng. Cậu Hai Luyện tuy tham lam của người, lại không quen thói bòn tro đãi trấu nhưng lòng dạ thưa thớt, không làm sao bắt được việc làm tác tệ của dì dựng mình. Còn cô Ba Cẩm Tú thì say mê chuyện tò tí với tên Pháp kiều nên ít khi về thăm nhà. Cô Tư Cẩm Lệ sau khi dự lễ an táng mẹ xong, cùng chồng trở về Sài gòn. Chị vú báo tin: – Hôm qua em nhỏ ấm đầu, ho khóc suốt đêm. Bà Phán (chỉ má chồng cô) có đứa em bÿc sĩ. Em được chích thuốc nên bây giờ mới ngủ được. Cô Tư vội vào buồng thăm con. Đứa bé say ngủ, nét mặt thanh thản. Cô đặt tay vào trán con thấy mát rượi, yên lòng đi tắm gội.. Nhưng sao đứa nhỏ ngủ say quá, tới chiều tối vẫn chưa thức. Cô vào buồng thăm con lần nữa, rờ tay vào trán con thì thấy lạnh ngắt. Cô đặt tay lên ngực nó thì không thấy phập phồng. Thánh thần thiên địa ơi, đứa hài nhi tắt thở tự bao giờ! Sau cái chết của con, cô Tư Cẩm Lệ như kẻ mất hồn. Cậu Hai Luyện thương tình xin phép thầy kiện Trần Hảo Hiệp đưa em gái mình về Cầu Đào dưỡng sức. Cô Tư lúc đó không còn thiết gì nữa. Trong căn nhà của chồng, giữa lúc tình chăn gối lạt lẽo, còn có kỷ niệm và bóng ma đứa nhỏ lảng vảng nên cô muốn đi xa, về nhà cha mẹ để lấy lại sự thăng bằng của não cân, để cứu vãn tinh thần đang độ xuống dốc. Bởi đó cô nghe lời anh, đáp tàu thủy về Vĩnh Long. Tuy nhiên khi về Cầu Đào được một tuần lễ, cô bỗng linh cảm rằng lần ra khỏi nhà chồng đó cũng là lần cô bước ra khỏi cuộc đời luật sư Tràn Hảo Hiệp. Và càng nghĩ sâu cô càng nhận ra rằng cô đã ra khỏi cuộc đời chồng trước khi sanh con, từ khi có sự hiện diện của cô Hai Tố Trinh ở nhà bà Huyện Tịnh. Riêng cô Ba Cẩm Tú thừ thuở còn là nữ sinh trường Áo Rím, cô đã mê hát bóng, cải lương. Tuy nhiên chưa cô bao giờ nghĩ là mình có thể ăn nằm với một tên Tây tà ngoại chủng. Loại kép vóc voạc vừa tầm, mắt xanh như ve chai còn có thể được cô ưa chuộng, đằng nầy mắt tên Thierry Lemur kia xám xịt, thân mình hộ pháp, tướng tá ô đề, lọt ra khỏi vòng mơ mộng hoài bảo của cô xa lơ xa lắc. Vậy mà không hiểu do oan nghiệt gì xui khiến để cô sa ngã vào vòng tay nó, để nó vầy vọc tấm thân cô. Và chu choa ơi, nó vầy vọc cô khéo quá, tuyệt vời quá nên cô đâm ra say mê nó, phó mặc cho thanh danh vùi chôn xuống bùn, thây kệ cho tiết hạnh lấm lem giữa bụi. Sáng hôm sau, sau khi đi chợ về, Cô Ba Cẩm Tú thay đồ mát bằng lụa soạn trắng, nằm trên ghế xích đu buồn dàu dàu và nhớ tên Pháp tặc kia thất thẻo. Đang lúc cô Ba nghĩ ngợi lan man thì cô Sáu Bạch Huệ tới chơi. Chèn ơi, bộ con nầy trúng số độc đắc hay sao mà nó ăn diện choáng lộn nhức mắt: nào áo rằn ri xanh đỏ, nào vòng vàng chuỗi hột rườm rà, nào son phấn diêm dúa… Cô Ba Cẩm Tú quở: – Có tin tức gì về thằng mọi rợ phiên tặc đó không? Sao cả tuần nay mầy không cho tao biết ất giáp gì hết vậy? Cô Sáu Bạch Huệ ỏn ẻn: – Cả tuần nay không có tin, giờ có tin nên em tới cho chị hay nè, vậy chị có vừa bụng chăng? Không lẽ em xách đít tới đây để bàn với chị chuyện đạo giáo, đạo đức? – Rồi cô Sáu nheo mắt nhìn cô Ba – Đang nhớ thằng dâm tặc đó phải không? Mặt mũi chị sao mà ủ dột như trời chuyển mưa! Vui lên chị! Sáng hôm nay tên Thierry có sai anh loong toong tới nhà em cho biết xế nay cỡ 2 giờ hắn rảnh, muốn gặp chị ở nhà. Chẳng hay chị có rảnh không? Cô Ba Cẩm Tú nguýt: – Tao… tự do như gió như mây. Dẫu có bận việc thế mấy, nhưng một khi cao hứng, tao cũng gác việc qua một bên. Rồi cô mở bóp đầm lấy ra hai tờ giấy năm đồng cưa cho cô Sáu Bạch Huệ, dặn: – Nhớ làm bữa ăn dậm cho nó. Khi cô Sáu Bạch Huệ ra về, cô Ba Cẩm Tú hối con Xinh, đứa tớ gái của cô, nấu cơm để cô ăn cho sớm. Rồi đó, sau bữa ăn trưa, cô đi tắm bằng thứ xà bông đặc chế bằng mật ong trước khi trang điểm. Còn cô Sáu Bạch Huệ bưng bả về tới nhà đã thấy Hai Dần ngồi chờ. Cô trách móc: – Anh thiệt là… ương ngạnh, không chịu nghe lời em! Trong thời gian mụ Ba Cẩm Tú léo hánh tới đây, anh cứ chừng mặt tò tí công khai với em, đố sao mủ khỏi nghi nan chuyện âm mưu đưa mụ vào bẫy của tụi mình! Hai Dần cười mơn: – Nhớ em thắt thẻo tim đỏ gan vàng nên qua mạo mụi tới đây, mong em xá tội cho qua nhờ. Qua chỉ mong xế nay là buổi chót mủ tới đây bày trò tư thông với tên Pháp tặc rậm râu kia! Cô Sáu cười: – Em cũng mong vậy. Thôi, anh về nói cho ông thầy thuốc Mậu rõ tự sự và dặn ổng cỡ hai giờ trưa nay nhớ dắt ông trưởng tòa cùng mấy chú mã tà tới quán nước trước hẻm nhà em nghe chưa! Hể em cho thằng ở của em ra mời là họ phải tới lập tức đặng tông cửa buồng bắt quả tang tụi nó. Cô Sáu Bạch Huệ cùng tình nhơn kéo nhau ra quán ăn bánh mì. Xong xuôi, Hai Dần cỡi xe đạp đi tìm bác sĩ Lê Thạnh Mậu, còn cô Sáu đi mua sắm bánh trái, la ve, nước ngọt… Lối 1 giờ trưa, cô Ba Cẩm Tú đến nhà cô Sÿu bạch bạch Huệ. Nhìn mâm bánh trái ê hề bày bàn ăn, cô Ba quở: – Chèn ơi,, mâm bánh ăn dặm sao mà ê hề như vậy? Thằng Thierry và tao ăn sao hết!! Hay là mầy dùng để cúng cô hồn? Cô Sáu háy thiệt lẳng: – Nó với chị ăn không hết thì để cho em và mấy tay đánh xá ỏ, đánh tứ sắc ăn ké. Cô Ba ngoe ngoảy bỏ vào buồng dành cho cô. Nơi đây nệm drap trắng tinh, thoảng mùi long não. Cô cởi áo dài máng lên móc rồi vào giừng nằm nghỉ. Cô tính nằm chơi, ai dè ngủ hồi nào không hay. Bỗng một chiếc cằm lám nhám gốc râu chạm vào đôi má mịn màng của cô, rồi cặp môi ấm áp đè lên cặp môi cô. Cô mở mắt ra thì thấy Thierry đang nằm bên cô, thân thể không mảnh vải che. Cô siết chặt tấm thân hắn, làm bội hỏi: – Ai? Ai vậy? Tên Pháp kiều rên rỉ: – Kiếm được dịp tốt để đến đây khó quá! Anh nhớ em lắm! Hắn hun hít cô, rồi cả hai nhẩn nha vuốt ve nhau cho đến lúc tên gian phu không chịu nổi lửa dục nữa, bắt đầu giao hoan với cô. Cô nhắm nghiền mắt hửng ứng, quên phứt đi tấm vách có một lỗ nhỏ để cặp mắt cô Sáu Bạch Huệ theo dõi, chờ lúc họ mê man nhục dục sẽ ra tay. Khi cô vẫy tay ra hiệu thì năm người đàn ông tiến tới cửa buồng trong khi cặp trai gái ngoại tình đang ái ân nồng đượm, quên luôn trời đất, quên cả thời gian. Rầm! Một tiếng đạp long trời đất vang lên. Bác sĩ Lê Thạnh Mậu, Trưởng Tòa Hiệp, Hai Dần và hai người lính mã tà ào vào. Thieery vừa ngóc đầu dậy thì Hai Dần nhảy tới đánh vào ngực, vào hạ bộ hắn chết giấc. Bác sĩ Mậy chụp lấy tóc cô Ba Cẩm Tú ghịt xuống, tay kia vả vào mặt cô làm cô là chói lói. Rồi bản năng sinh tồn trổi dậy, cô ba cắn mạnh vào tay chồng, hai tay bóp ghịt cục thịt giữa hai đùi chồng làm ông ngã ra trợn trắng. Cô Ba hằn học ngó cô Sáu Bạch Huệ, nghiến răng hỏi: – Có phải mầy gài bẫy tao không, hả Sáu? Cô Sáu đỏ tía tai gục đầu không nói được lời nào.. Cô Ba Cẩm Tú mặc quần áo vào, vẽ mặt kiêu hãnh và lạnh như tiền. Nhìn chồng nằm thở dốc, mặt trắng bệch bạc, cô khinh bỉ phun nước miếng vô mặt ông, chửi: – Đồ khốn nạn! Có vợ mà không biết o bế tưng tiu, để cho nó cắm sừng lên đầu mà không biết nhục! Hai viên mã tà còng tay cô và tìm cách cứu tỉnh tên Thierry Lemur. Trưởng tòa Hiệp tiếp tục làm biên bản. Nhục quá hóa liều và đâm ra trơ, cô Ba Cẩm Tú chửi chồng tắt bếp, không từ nan một ngôn từ tục tĩu, lỗ mãng nào. Từ bót mã tà bước theo anh mình bảo lãnh ra về, cô Ba Cẩm Tú đực chồng cho phép về nhà lấy quần áo và tư tang để về Cầu Đào. Còn bác sĩ Lê Thạnh Mậu tuy đắc thằng vẻ vang như ý, nhưng trong bữa ăn chiều ông cảm thấy rõ ràng sự đắng cay chua chát, cuốn sạch hết kỷ niệm đẹp sau năm năm chung sống với cô vợ. Ông ta ăn cơm như ăn sỏi sạn, húp canh như húp thuốc bắc. Đêm hôm đó bác sĩ Lê Thạnh Mậu vào giường rất sớm. nhưng mãi tới canh tư ông mối ngủ được. Sáng hôm sau ông dậy trễ, sai con Xinh mua cho ông một tô hoành thánh và ly cà phê sữa. Điểm tâm xong, ông chải đầu láng, diện sơ- mi cụt tay bàng vải ba- tít màu trứng sáo, quần vải ga- bạc- din xanh đậm, thắt nơ bướm ở cổ và mang giày tây đen đánh xi- ra bóng loáng. Nhìn bóng mình trong kiếng, ông thầm nghĩ: “Đờn ông bốn mươi tuổi vẫn còn làm lại cuộc đời một ách ngon lành, huống chi mình mới băm ba tuổi!” Từ khi vợ chồng bác sĩ lê Thạnh Mậu gặp cảnh đồng sàng dị mộng thì nhà cửa ông như bao bọc một làn không khí lạnh lẽo. Cô Ba Cẩm Tú săn sóc nhà cửa lấy lệ nên bàn ghế không được lau chùi kỹ lưỡng, đồ đạt bày biện thiếu mỹ thuật, kém ngăn nắp; ngoài sân, các chậu cây kiểng không được tỉa lá, bông trồng trong bồn thiếu nước héo queo, và ngoài xa nữa, hàng rào cây trà tươi không được cắt bàng. Ông phải tiến hành cuộc li dị với cô Ba Cẩm Tú càng mau càng tốt, càng sớm càng thuận lợi cho ông. Rồi ông sẽ tìm một cô gái nết na, có học thức về làm vợ, để ngôi nhà nầy có người chủ phụ coi sóc trong ngoài. Suy nghĩ miên mang đưa ông về người đẹp năm xưa có cái tên Võ Thị Tố Mai, người thiếu nữ đã cho ông tình yêu đầu đời mà vì yêu ngôn quỉ kế của cô Ba Cẩm Tú đã khiến ông hồi hôn đưng sự, làm đương sự lao đao suốt năm măm trời! Ờ! tại sao hôm nay ông không đến xóm Chuồng Gà tìm cô, coi cô có nhà ông Năm Tảo hay không? Nếu cô bằng lòng kết hôn cùng ông thì ông sẽ có cơ hội săn sóc yêu thưng cô, để ông chuộc lỗi lầm thuở trước. Mường tượng tới khuôn mặt bầu bĩnh của cô với đôi mắt lá râm, đôi mày vòng nguyệt, sống mũi dọc dừa, cặp môi thanh tú mà tim ông đập khoan khoái. Ôi cặp mắt cô tuy không lớn nhưng cái nhìn bao la vòi vọi. Sắc mặt cô tươi sáng thấm nhuần vẻ hiền hậu dịu dàng. Năm năm qua mà cô vẫn giữ được nét trẻ trung trên khuôn mặt và vóc mình thanh cảnh tươi mát. Bác sĩ Lê Thạnh Mậu ra tiệm Hảo Xướng mua một hộp trà Ô Long, hai phong bánh in hiệu Huê Phong, hai chai rượu chát hiệu con bò, một kí nho tươi rồi lái xe tới nhà ông bà Năm Tảo. May phước, hôm đó hai ông bà và cô Thiệt Nguyện đều có ở nhà. Bác sĩ Mậu ngập ngừng bảo ông Năm Tảo: – Hôm nay tui tới đây trước thăm ông bà, sau có chút việc muốn bày tỏ cùng với cô Bảy Tố Mai, vốn là vợ chưa cưới cũ của tôi. Gia đạo tui đang rối rắm, tui với vợ tui sắp ra tòa li dị nên tui muốn cùng em Bảy tính chuyện chung thân về sau. Ông Năm Tảo cho gọi cô Thiệt Nguyện đang lúc thúc ở nhà sau. Chỉ chừng dập bã trầu, cô bưng khay trà ra chào khách. Cô cũng vừa rửa mặt cho tươi tỉnh. Hôm nay cô mặc chiếc áo xuyến trắng bó eo, chiếc quần đáy giữa bằng lãnh trơn, tóc chải láng, cái bí bo được bọc lưới. Cô cũng đeo một xâu chuỗi ngọc trai,, đôi bông tai cẩm thạch và giắt chiếc trâm kết hột cẩm thạch lớn cỡ trái trứng cá trên búi tóc. Cô Thiệt Nguyện vui vẻ bắt chuyện với khách, không cay đắng, không bợ ngợ. Dung quang cô sáng rỡ như trăng rằm, nụ cười cô nở tộng bày hàm răng đều đặn và khít khao, sóng mặt cô ướt rượt. Tuy nhiên, mắt cô sáng mà dịu hiền, nụ cười cô điềm đạm đoan trang, sóng mắt cô chỉ có vẻ âu yếm mà không lẳng lơ. Ông Năm Tảo bảo: – Quan thầy thuốc hôm nay tới đây có chút việc muốn nói với cháu, vậy để chú ra ngoài vườn o bế mấy cây cau xiêm vừa trồng để cho cả hai đàm đạo thoải mái. Rồi ông ngó qua bác sĩ Mậu: – Quan thầy thuốc đã tới chơi, xin ở lại dùng cơm trưa với vợ chồng tui và cháu Thiệt Nguyện đây. Biết rằng câu chuyện mình sắp bàn với người yêu cũ còn dài nên bác sĩ Mậu nhận lời và chắp tay cảm ơn ông Năm. Sau khi ông năm đi khỏi, ông nhìn trân trối cô Thiệt Nguyện, ngập ngừng: – Qua đến đây không ngoài mục đích kể hết gia đạo của qua cho em rõ. Nếu em không còn hờn qua, và nếu em còn yêu thương qua như chầu xưa thì qua sẽ cưới em sau khi ra tòa xé hôn thú với con vợ cũ. Cô Thiệt Nguyện kinh hoảng: – Anh muốn thôi vợ để cưới em hả? Sao lại có chuyện ác đức vậy? Bác Sĩ Lê Thạnh Mậu liền kể khúc nôi vụ vợ ngoại tình và vụ bắt ghen quả tang cho cô Thiệt Nguyện nghe. Cô lặng yên nghe với ánh mắt cảm thông, chia sẻ. Nhưng khi thấy ông nước mắt đoanh tròng thì cô cũng khóc theo. Biết cô Thiện Nguyện vẫn còn yêu thương mình, bác sĩ Mậu mũi lòng khóc nhiều hơn. Nước mắt làm ông quên mối hờn ghen con vợ lăng loàn cũ, khiến ông phấn khởi khi nghĩ tới việc làm lại cuộc đời trong những ngày sắp tới. Cô Thiệt Nguyện thở dài: – Việc tác tệ xảy ra như vậy anh thử nghĩ lại mà coi, con Ba Cẩm Tú có lỗi đã đành, mà anh cũng có lỗi nữa. Anh đã lợt lạt lửa hương với nó, anh đã dắt nó vào chốn ăn chơi để nó tiếp xúc với phồn tham dâm háo sắc. Nay đôi bên không còn thương yêu nhau nữa thì xa nhau cũng là giải pháp hay. Còn việc anh muốn cầu hôn em, xin hãy đợi công việc li dị giữa anh và con Ba dứt khoát đã. Cô đứng dậy xin phép ông vào trong. Ông Năm Tảo từ vườn bước vào với trái đu đủ hườm chín trên tay. Ông đặt trái lên dĩa quả tử rồi gọi thêm bình trà mới để ông ngồi tiếp chuyện bác sĩ Lê Thạnh Mậu. Bà Năm Tảo bước ra, mời khách: – Bây giờ cũng đã trưa trờ trưa trật rồi, xin mời quan thầy thuốc dùng cơm. Mâm cơm dọn trên chiếc bàn tròn ở ph