và cô Tư không nói gì thêm. Sau đó, gần tới nửa đêm, thầy Mười Khói từ giả ra về. Cô Ba Cẩm Tú cũng theo chồng về nhà riêng ở bên cầu Lầu. Cậu Hai Luyện liền hạ đèn măng- sông xuống, đố đèn huê kỳ lên rồi mới xả hơi đèn măng- sông để tắt. Cô Tư Cẩm Lệ mời chồng đi rửa ráy mình mẩy và súc miệng. Cô còn mở tủ cẩm lai lấy chiếc gối nhiều màu cánh sen thêu bông mẫu đơn trắng bày lên chiếc giường của cô để chốc nữa chồng co kê đầu. Bà Bang biện Hưỡn khi về buồng riêng, bảo chồng: – Nghe nói thằng Bửu giờ đây đã mạnh rồi, ông liệu cách nào bắt nó về đây. Tui nuôi nó, tui mến nó. Để nó ở chùa ăn chay lạt, sống kham khổ, tui không đành lòng. Ông Bang biện e dè: – Hồi nào bà nói vời thầy Chơn Huệ giao đứt thằng Bửu cho thầy, bây giờ bà còn mặt mũi nào đòi nó lại? Bà Bang biện háy chồng: – Được rồi tôi sẽ nghĩ ra kế bắt nó về hủ hỉ với vợ chồng mình. Chuyện nầy là chuyện của tui, không mắc mớ gì tới ông, ông chớ bàn ra làm chi. Ông Bang biện cười: – Ừ, bà làm sao cho vuông tròn thì thôi tui hơi sức đâu nghĩ tời mầy chuyện lặt vặt đó. Tôi đã làm trành làm tréo mua được tám mẫu đất của anh Hương bộ Lạc tại Phước Hậu, giá chỉ có bốn ngàn đồng. Khi chồng tiền, làm giấy tờ xong, tui sẽ đi đóng bách phần đất. Hễ xong vụ cắt đất, tôi mới rành tâm rảnh trí lo ứng cử hội đồng quản hạt. Vụ đất cát kể như xong, nhưng vụ ứng cử hội đồng ông thấy sao bấp bênh. Mấy tay ứng cử viên khác nếu không có bà con trong soái phủ Nam Kỳ thì cũng có bạn bè lẫn tay trong tay ngoài với những thế lực lớn như ông Chánh tham biện tỉnh nhà, ông phủ nầy, ông đốc phủ nọ… Chuyên lo kế iếp của ông là nhờ Cai tuần Xướng, kẻ nha trảo tâm phúc của ông, làm sao cho ông có dịp ân ái với cô vợ chửa của Cai tuần Hạp. Ông chỉ thích ăn nằm với đàn bà chửa từ ba tháng tới năm tháng. Cái thai lớn vừa phải thì ông ham nhưng cái bụng bự chang bang của đàn bà mang bầu từ bảy tháng sắp lên thì ông không hứng thú chút nào. Khi trống vừa điểm canh ba thì khắp nhà yên lặng gắt. Thỉnh thoảng có tiếng các kè ở chiếc miễu nhỏ cuối xóm vọng sang. Cô Tư Cẩm Lệ bắt đầu đay nghiến chồng: – Tui không về nhà đâu! Bà già cứ trấn ngự nơi đó làm tui không dám ho lớn. Chừng nào bả trở về Thủ Dầu Một thì tui mới dám xách va- li về nhà. Luật sư Trần Hảo Hiệp than: – Em ở lì đây lâu quá, đồ khỏi bà già nghi em giận bả. Cô Tư cười khẩy: – Bả nghi trúng đó, mình à. Ối, cứ để bả nghĩ sao cũng được. Mình là thầy kiện, giỏi khoa cãi lý biện hộ, mình liệu lời nói với bả cách nào để trong ấm ngoài êm thì nói. Em bây giờ chán đời quá, ở đây hủ hỉ với tía má em được lúc nào hay lúc nấy. Lại nữa, hai đứa con ghẻ coi bộ muốn chống đối trả treo với em rồi đó. Luật sư Hiệp cười: – Làm gì có chuyện đó! Tụi nó trước sau vễn yêu kính mình như má ruột tụi nó. Cô Tư Cẩm Lệ rùn vai: – Mình nói thì mình tin. Hai con đó… trời biển lắm. Mình phải để tui uốn nắn kẻo có ngày vợ chồng mình nuôi thứ cháu ngoại không cha. Hai vợ chồng cùng trèo lên giường. Cô Tư Cẩm Lệ mãi tới đồng hồ Oét- minh- tơ gõ hai tiếng mà vẩn không sao đỗ giấc nồi. Lời giải mộng của thầy Mười Khói cứ ám ảnh cô hoài. Bốn bề yên tĩnh. Ngoài hè, tiếng côn trùng sôi lên từng chặp. Thỉnh thoảng có tiếng dế gáy sương. Trên vách ván quét vôi trộn a dao màu trứng sáo, con thằn lằn chắc lưỡi từng loạt ngắn, dội sâu và cái thăm thẳm của đêm khuya. Cô Tư Cẩm Lệ bỗng cảm thấy đầu nặng. Cơn váng vất làm cô thấy chung quanh tối đen. Ánh đèn chong như lùi xa vào tận đáy vựa thẳm nào. Bổng có tiếng chì chiết: – Con giựt chồng người! Con sát nhơn! Trước mặt cô hiện ra một người đờn bà mặc quần áo trắng, óc xõa dã dượi. Bà ta ốm nhom như con khô cá hố, da dẻ xanh chành, ánh mắt long lên sòng sọc. Người đờn bà nghiến răng: – Con kia! Mầy biết tao là ai không? Cô Tư Cẩm Lệ thều thào: – Chị Tư Thục! Người đờn bà gằn từng tiếng: – Phải, tao là Tư Thục, người phối của thầy kiện Trần Hảo Hiệp đây! Mầy lấy chồng khính của tao, làm cho chồng tao lợt lạt với tao. Sau đó mầy còn hại tao tới chết oan chết ức. Cô Tư Cẩm Lệ ngồi bẹp xuống lạy cô Tư Thục lia lịa: – Lạy chị Tư, bởi vì em biết chị Tư ếm em nên em phải ra tay trước. Giờ đây, chị đến đòi mạng em, em xin chị nghĩ chút tình cũ hồi chị em mình còn chung sống hòa hiệp thuận thảo mà buông tha cho em nhờ. Bởi chị dồn em vô ngõ bí nên em lỡ tay hại chị. Hồn cô Tư Thục bảo: – Thiệt tình tao có nhờ thầy pháp thư ếm ầy lìa xa chồng tao. Đó cũng chỉ là việc bảo vệ hạnh phúc của bất cứ người đờn bà nào bị san sẻ tình chồng vợ. Tao ấy biết, mầy đừng mong ăn đời ở kiếp với chồng tao. Rồi đây mầy sẽ bị kẻ khác giựt chồng. Đó chỉ là cái hoa báo, còn quả báo thì ly kỳ rùng rợn lắm, có vậy thiên hạ bá tánh mới lấy cái gương tối độc phụ nhơn tâm ra để soi rọi đêm ngày. Hoa báo trổ trước, quả báo tượng hình sau… nghe chưa con sát nhơn? Cô Tư Cẩm Lệ giựt mình dậy trống vừa điểm canh tư. Bên ngoài, ánh trăng tái ngắt lòn qua khe cửa lá sách. Chim heo kêu eng éc sau vườn nhà. Cô lăn qua nửa vòng, nằm nghiêng về phía trái lắng nghe tiếng tim đập mạnh trong lồng ngực. Một ý thức sáng lòa trong đầu óc cô: mình phải gồng mình đối phó với những diễn biến trầm trọng trong những ngày sắp tới. Các đây ba năm, giữa lúc hai bà vợ lớn vở nhỏ ông thầy kiện Trần Hảo Hiệp cồng chung dưới một mái nhà ở Đa Kao Đấy Hộ ra vẻ thuận thảo lắm thì một hôm con Đương, đứa ở gái của cô Tư Thục tiết lộ với cô Tư Cẩm Lệ: – Nè cô Tư, em nói ra đây để cô đề phòng. Bà lớn ((chỉ cô Tư Thục) hay về Phú Nhuận để lập bàn trù ẻo ông chủ và cô. Nguyên cô Tư Thục là con ông bà Huyện Tịnh ở Phú Nhuận. Cô Thư Thục vốn hiền lành khờ khạo, hễ gặp chuyện gì trục trặc cũng về nhà tía má cô vấn kế. Con Đường tuy là tớ gái thân tín của cô Tư Thục nhưng nó bị cô Tư Cẩm Lệ bỏ tiền ra mua chuộc để thuê nó dò la cô chủ đã từng hết lòng tin cậy nó. Thế rồi nhờ con Đương, cô Tư Cẩm Lệ móc nối Chín Đáng, mụ nấu bếp của ông bà Huyện Tịnh để dò biết rằng bà Huyện Tịnh đã đến quận lỵ Tịnh Biên tỉnh Châu Đốc nhờ tên Thổ Sơn Eng lập cách trù ếm luật sư Hiệp và cô. Mụ không biết mục đích của cuộc trù ếm đó, chỉ biết rằng bà Huyện Tịnh mang vế hai cái hình nhơn bằng sáp. một đờn ông và một đờn bà. Bà cho hai cái hình nhơn đó đâu lưng với nhau, đặt trên bàn thờ ở căn buồng gần kho chứa nông cụ. Mỗi ngày bà vào căn buồng đó, thắp đèn nhang, đọc thần chú Miên rồi kêu tên Trần Hảo Hiệp và Tư Cẩm Lệ bảy lần. Mỗi khi rời phòng, bà đều khóa cửa cẩn thận. Thiệt tình khi nghe Chín Đáng báo cáo, cô Tư Cẩm Lệ hoang mang sợ sệt lắm. Hèn chi trọn tháng rồi, thầy kiện tỏ ra bẳn gắt với cô và hễ đi làm về là chỉ quấn quít với vợ cái con cột của ổng. Mà hễ một khi ngủ trong buồng co là thầy lại bị chứng xây xẩm, có khi rên la vì nhức đầu. Do đó cả hai không thể ân ái được. Cô Tư Cẩm Lệ nhứt định phải trả đũa. Cô lựa lời bảo chồng và cô Tư Thục: – Má em bị chứng ban trắng, nhà lại neo người. Xin anh chị cho em về Vĩnh Long săn sóc má em một thời gian. Chừng nào bả chỏi hỏi, em sẽ về đây. Khi về tới Cầu Đào, cô Tư Cẩm Lệ khóc kể việc trù ếm vơi bà Bang biện và cô Ba Cẩm Tú. Bà Bang biện bàn tận gốc ý nghĩ của mình: – Giờ đây con Tư Thục trù ếm cho thằng thầy kiện và mầy xa lìa nhau. Nhưng mầy nên nhớ con Tư Thục không vừa đâu. Cứ coi tướng mạo của cỏn, tao biết đây là thừ đờn bà khẩu Phật tâm xà, sâu hiểm khó lường. Một khi nó trù cho duyên tình giữa mầy và thằng thầy kiện keo rã hồ tan rồi thì nó có ngại ngùng gí mà không thư ếm ầy vong mạng để báo thù cái chuyện mầy lấy chồng khính của nó. Tốt hơn, mầy phải ra tay trước để tránh hiểm họa về sau. Tiên hạ thủ vi cường, ông bà mình thường dạy như vậy, chẳng sai chút nào! Bà dắt cô Tư Cẩm Lệ đi Tịnh Biên, tìm tới nhà vợ chồng người Miên chuyên về thư ếm, chồng tên Thạch Lợn, vợ tên Cà Nựng. Chồng làm nghề nắn đồ gốm, vợ thì sáng sáng gánh bún nước lèo ra bán ngoài chợ. Khi cô Tư Cẩm Lệ trở về Sài gòn thì cô Tư Thục đã bị lớn bụng. Đúng như lời cam đoan của Thạch Lọn, trong bụng cô Tư Thục đã có miếng da trâu dày cụi. Thạch Lọn làm phép iếng da trâu ấy nhỏ cỡ hột bụi, đem gắn vô tờ giấy trắng, bỏ bao thơ gởi cho bà Nguyễn Trinh Thục. Khi cô Tư Thục nhận được lá thơ, khui phong bì, hột bụi đó bay trong không khí quanh quẩn theo cô. Khi cô hả miềng là nó chạy tọt vô miệng cô để xuống tận bao tử cô, bắt đầu nở ra, lấy lại tầm vóc cũ. Suốt bốn ngày cô Tư Thục đau đớn vì miếng da trâu kia. Cô mửa ra từng lọn máu, đi cầu cũng ra máu. Máu cứ theo miệng và hậu môn thoát ra ngoài, vắt khô sinh lực cô. Đến ngày thứ năm, cô Tư Thục trút linh hồn. Phép thư của Thạch Lọn đã giúp cô Tư Cẩm Lệ trừ được tình địch và đưa cô lên địa vị chủ phụ gia đình luật sư Trần Hảo Hiệp. Ông ta có hứa nếu cô sanh cho ông một cậu quí tử thì sẽ làm hôn thú với cô, nâng cô lên hàng chánh thất. Cô Tư Cẩm Lệ đôi lúc thấp thỏm không an. Cái chuyện “tiên hạ thủ vi cường” đó có thê đi quá xa. Chắc gì cô Tư Thục có ý hại cô cho tới tuyệt mạng? Cho nên cô đâm ra sợ hai đứa con ghẻ. Tụi nó có khuôn mặt giống hệt cô Tư Thục. Ngày nào tụi nó còn chàng ràng trước mặt cô, cô còn bị ám ảnh bởi người chết, có cảm tưởng người chết hiện hồn về đòi mạng. Lại nữa, chúng có vẻ hỗn xược, lì lợm, lúc nào cũng như sẵn sàng ứng chiến với cô. Bởi đó cô phải đày đọa, xéo xắt chúng một cách ồn ào, để lương tâm bị những bận rộn huyên náo kia không có thời giờ cắn rứt cô, để bóng ma cô Tư Thục không có cơ hội ám ảnh cô. Cô Tư Cẩm Lệ duỗi chơn tay, thở từng đợt dài. Tuy tâm trí cô bị dày vò bởi giấc chiêm bao vừa rồi nhưng vẫn dễ ngủ, chỉ một lát sau cô đã bắt đầu ngáy se sẽ. Trong cơn chiêm bao hứ hai, cô thấy mình cùng cô Ba Cẩm Tú đứng trước cây da xà ở xóm Chuồng Gà. Lúc bầy giờ trăng sáng trải khắp bãi đất trống ven sông. Sông gợn sóng bạc sóng vàng lấp loáng. Bên kia sông, lò rèn đốt đèn leo lét và lửa trui sắt cháy đỏ rực trong lò. Dưới bến sông bên này bãi đất, xuồng câu tôm đốt đèn tán chai, chấm lửa vàng khè cỡ hột đậu phọng. Hai chị em cô Cẩm đứng trên dấu cầu nhủi. Cô Ba Cẩm Tú bảo em: Khuya quá rồi, vạy mà gia đình người thợ rèn bên kia sông cũng còn làm việc. Cô Tư Cẩm Lệ chợt giật mình bảo chị: – Ừ, khuya quá rồi, sao chị em mình còn thơ thẩn ở đây? Bỗng trong tàn cây da, có tiếng lanh lảnh vọng ra: – Hai con kia, bây toa rập với hàng anh sở khanh khốn kiếp của bây gạt tao uống thuốc phá thai làm tao phải vong mạng. Sát nhơn thì giả tử. Nhưng tao không làm bay chết đâu! Bây phải sống không ra sống, chết không ra chết, khổ sở khốn nạn nhiều phen tao mới đã nư cho… Từ trên cây da, một bóng trắng tuột xuống. Đó là một người đờn bà bận đồ trắng, tóc bỏ xõa, dáng ẻo lả. Y thị tiến về phía hai cô Cẩm, mắt trợn trắng xác, miệng mím chặt. Cô Tư Cẩm Lệ toan kéo chị mình chạy trốn nhưng chơn cẳng cô như bị chôn cứng, hai cánh tay tê liệt. Hồn ma hét: – Tía mà bây là quân cường hào ác bá. Anh em bây là phường lang tâm cẩu hạnh. Lưới trời tuy thưa nhưng khó lọt. Bây có chạy xa bay cao cũng khó mà tránh được! Y thi xốc lại ghịt tóc hai chị em. Cô Tư Cẩm Lệ la bài hải, lọt ra khỏi cơn ác mộng. Thầy kiện Trần Hảo Hiệp ôm chặt lấy vợ, ân cần han hỏi: – Cưng nằm chiêm bao thấy chuyện gì mà khóc lóc la hét om sòm dữ vậy? Coi kìa, mình mẩy em lạnh ngắt như ướp nước đá. Cô Tư Cẩm Lệ còn run lẩy bẩy. Tuy nhiên cô nói trớ: – Ối, chiêm bao bị tầm ruồng, hơi đâu em nhắc lại. Ánh ban mai trắng đục lòn qua khe cửa lá sách. Luật sư Hiệp buông vợ ra, vươn vai ngáp rồi bảo: – Dùng điểm tâm xong, anh sửa soạn về Sài gòn. Cô Tư Cẩm Lệ soạn khăn mặt, xà bông, bàn chải chà răng, phấn đánh răng cho chồng làm thủ tục buổi sáng. Riêng cô, cô chải sơ mái tóc, thay chiếc áo túi cụt tay vải ba- tít trắng bằng chiếc áo bà ba lụa tím rồi xuống bếp. Tại căn bếp bà Bang biện Hưỡn đang trông coi con Lài con Lý sửa soạn bữa điểm tâm. Cô sai con Lài: – Lài, sẵn nước sôi, mầy pha cho tao ly cacao sữa uống chơi. Nhớ chế sữa hộp ít ít thôi. Bà Bang biện đang hấp bánh ướt nhưn tôm khô. Trên chiếc chỏa lò lớn, cháo bồi đang sôi trong chiếc trả lớn bằng đất mỏng. Bả bảo cong ái: – Món cháo bồi nầy má nấu bằng bột báng chớ không bằng bột gạo nàng hương. Tôm, thịt, cá bông, môn ngọt cắt khúc, đủ hết… Cô Tư Cẩm Lệ hỏi: – Bữa điểm tâm thịnh soạn như vầy, chắc là nhà có khách? Bà Bang biện: – Có ai đâu lạ, Chỉ có chồng của mầy. À, mới hồi tảng sáng con Ba có sai con ở qua đây biếu má một thố cá chái kho mẳn để dành ăn với bún. Nó có nhắn lát nữa nó qua Hạnh Huê Đường bổ thang thuốc bắc á chồng nó, sẵn dịp nó ghé đây ăn lót lòng luôn. Cô Tư không nói gì. Cô uống từng ngụm sữa pha cacao, lòng bàng hoàng về lời đoán mộng của thầy Mười Khói và hai giấc chiêm bao vừa qua. Trước mặt mẹ, cô không dám để lộ cái lo sợ của mình ra. Chùng nào chồng cô rời khỏi nơi đây, cô sẽ tỏ rõ mọi sự ẹ hay để đối phó. Qua tấm vách mắt cáo của căn bếp, mọi người nhìn ra có thể thấy xẻo dừa nước đang ngập nước lai láng. Ven bờ xẻo, cây khế trổ rực rỡ hoa tím. Giáp mé nước, bầy vịt xiêm đang lặn ngụp tìm mồi. Tại sàn nước, thằng Đực đang chùi rửa bộ đồ trà bằng xơ dừa và tro mặn. Còn thằng Xiêm đang ấy con gà sao, gà lôi ăn lúa… Bà Bang biện Hưỡn nói vọng ra: – Xiêm! Đực! Lát nữa tụi bây xẹt qua chùa Long Đức bạch với thầy Chơn Huệ rằng giờ đây cậu Bửu đã mạnh giỏi trở lại, xin thầy cho cậu về nhà, vì cậu Hai Kinh Lý tụi bây đang nhớ thương cậu Bửu, không đành lòng xa cẩu. Bây cứ tom hết quần áo cậu Bửu đem về đây cho tao. Cô Tư Cẩm Lệ xững vững bảo mẹ: – Má làm gì kỳ vậy? Má không sợ thầy phiền sao? Ba Bang Biện Hưỡng: – Mầy nói niếc! Thầy là kẻ tu hành. Thầy mà phiền tao thì làm sao thầy tu hành tinh tấn cho đặng? Tao già rồi, hai thứ tóc trên đầu rồi, đừng có dạy khôn tao, vô ích lắm! Vừa lúc đó cô Ba Cẩm Tú từ nhà trên bước xuống, tay cầm dù, tay ôm bóp đầm da láng. Cô mặc chiếc áo bằng lụa tầm màu nguyện bạch thêu bông cúc tím lớn cỡ đồng xu. Cô bảo mẹ: – Con đã bổ thuốc rồi. Con tới đây cho kịp ăn sáng. Rồi cô quay qua bảo cô Tư Cẩm Lệ: – Em ra ngoài hè, chị có chút việc muốn bàn với em. Khi hai chị em cùng đi song song dưới hàng cây phù quân, sa bô chê, cô Ba Cẩm Tú bảo: – Em ơi, đem qua chị nằm chiêm bao thấy hai chị em mình trong đêm trăng đứng ở đầu cầu nhủi, gần cây da xà. Lúc đó con Út Thoại Huê từ cây da xà tuột xuống đòi mạng. Rồi nó xốc lại ghịt tóc hai chị em mình. Cô Tư Cẩm Lệ tái mặt, nắm chặt tay chị: – Đêm qua em cũng nằm mộng như vậy. Trong chiêm bao, em còn thấy cái lò rèn bên kia sông. Lúc đó chị có nói câu: “khuya quá rồi, vậy mà gia đình người thợ rèn hãy còn làm việc”. Cô Ba Cẩm Tú thảng thốt: – Đúng vậy, chị có nói câu ấy. Còn em, em nói: “Ừ, khuya quá rồi, sao chị em mình còn thơ thẩn ở đây?” Hai chị em nhìn nhau, có cảm tường sắp bị đưa lên máy chém. Té ra cả hai cùng nằm chiêm bao chung, cùng gặp gỡ nhau trong cõi ác mộng. Cô Ba Cẩm Tú ngồi phệt xuống gốc cây phù quân, nước mắt tuôn như suối. Cô rên rỉ: – Chị sợ lắm em ơi! Làm sao bây giờ đây? Cô Tư Cẩm Lệ ngồi gần bên chị: – Phải tỏ bày tự sự á hay. Hồn oan dẫu có muốn khuấy phá mình, nếu gặp thầy pháp cao tay ấn thì cũng không làm trò trống gì được. Cô Tư Cẩm Lệ thuật lại giấc chiêm bao ban đầu cho chị mình nghe. Cô buồn thảm: – Tình cảnh em còn khó khăn gấp đôi ba tình cảnh chị nữa. Em có tới hai oan hồn đòi mạng. Hai chị em cùng lau nước mắt trở vô bếp. Bà Bang biện Hưỡn quét cặp mắt tò mò khắp mình mẩy hai cô con gái cưng, quở: – Bây làm giống gì mà như bàn bạc hội kín vậy? Thôi, lên nhà trên dùng điểm tâm với cả nhà. Bàn ăn hình hột xoài bằng ỗ cẩm lai, mặt nạm đá hoa cương trắng bóng, có trải nắp bàn bằng vải trắng thêu đục lỗ. Giữa bàn là chiếc thố lớn đựng cháo bồi, kế bên là hai dĩa bàn hình hột xoài đựng bánh ướt tôm khô. Lại còn thêm một dĩa bàn thiệt lớn đựng trứng gà chiên ốp la. Mọi người vừa ngồi vào bàn thì con Lý đem bình cà phê và bánh mì lên. Mọi người bắt đầu dùng cháo trước hết, sau đó mới qua bánh ướt. Bà Bang Biện Hưỡn bảo chồng: – Tui đã bắt thằng Bửu về được rồi. Ai dè thầy Chơn Huệ không làm khó dễ gì hết. Thôi vậy cũng mừng. Cả nhà không ai nói gì thêm. Sau cùng thầy kiện Trần Hảo Hiệp hỏi mẹ vợ: – Sao cậu Bửu không ra ăn sáng luôn? Bà Bang Biện: – Kệ nó, để nó ăn chung với tụi thằng Xiêm, thằng Đực cũng được mà. Và như chợt nhớ ra, bà dặn chồng: – Kỳ góp lúa vừa rồi, thằng Cai tuần Ích, thằng Thường xuyên Học trộn nhiều trấu vô lúa. Kỳ tới ông phải bắt tụi nó giê lúa vô vịm nước, hễ thấy còn trấu nổi lên là ông phải bắt tụi nó giê lại cho thiệt sạch. Ông cứ ỷ y với tụi tá điền tá thổ, có ngày bị tụi nó bán đứng chớ không chơi đâu! Cậu Hai Luyện hỏi mẹ: – Chốc nữa má có đi chợ không? Bà Bang biện nhìn cậu Hai: – Không. Má đi ra Cầu Dài để đòi nợ. Con vợ thằng Năm Kình cứ hẹn lữa mà chưa trả tiền lời. Không lẽ hăm he nó hoài hay sao. Phen nầy má xiết đồ đạc cho nó tởn. Rồi bà hỏi cậu con trai cưng: – Mà con hỏi chi vậy? Cậu Hai trả lời: – Hôm nào má đi chợ, con sẽ đưa má tới nhà bà Huyện Huỳnh Kim Lầu coi cặp bông tai nhận hột xoàn. Con không ránh giá trị của ngọc nên không dám thương lượng giá cả với bả. Bà Bang biện Hưỡn: – Má bằng lòng mua hột xoàn cho con, nhưng nếu con muốn dùng đôi bông để cưới vợ thì má có sẵn một đôi hột ba ly rưỡi. Còn hột cỡ năm ly sắp lên thì con nên để làm của hộ thân. Bửu trở lại kiếp tôi đòi như cũ. Trong mấy ngày đầu, bà Bang biện Hữu còn nới tay với cậu con trai đáng thương kia, tức là chỉ xay lúa, giã gạo mà thôi. Sau đó bà trở về tật cũ, bắt cậu bồi líp, móc,ương, tát nước vào ruộng. Hễ gặp chuyện bực bội, bà trút giận vào cậu, roi vọt, tát vả thường đi song song với lời mắng chửi. Pháp sư Chơn Huệ sửa soạn đi núi Cô Tô,. Trước khi đi, sư cho chú tiểu Như Pháp tìm đến Bửu trấn an: – Thầy dạy tui khuyên em nên ẩn nhẫn một hoặc hai tháng. Cái ác quả em cần phải trả cho sạch. Chừng đó, sư điệt của thầy là cô Thiệt Nguyện sẽ giúp em đi theo thầy. Trước khi đi về miền năm non bảy núi, pháp sư Chơn Huệ có đến thăm ông bà Chín Thẹo và lập đàn tràng cầu đảo đức Dược Sư Ly Quang Như Lai p hù hộ cho cô Út Ngọc An khỏi bịnh. Sư khuyên ông bà Chín thọ trì bát quan trai giới, cúng đường các tỳ kheo, sư tụng bốn chín biến kinh Bổn Nguyện Công Đức, đốt bốn mươi chín ngọc đèn trước bảy bức hình tượng đức Như Lai va khuyên gia chủ mua chim, cá về phóng sanh. Nói về cô Út Ngọc An, từ hôm lỡ bận quần trắng đi dạo dọc mé sông với cô Hai Túy Ngọc thì đâu chừng một giờ sau cô cảm thấy chóng mặt và bợn dạ. Chiều hôm đó, cô bỏ cơm nước, vào phòng nằm thiêm thiếp. Cô có cảm tưởng có chất gì nhớt nhớt bao quanh mình cô và một mùi tanh tưởi phảng phất trong phòng. Trong cơn choáng váng ngầy ngật, cô thoáng nghe có tiếng xì xào: – Con đó để dành cho tao. – Ừ, xáp đại vô đi. Cô Út bỗng thấy ngọc đèn dầu chong trên bàn gần cửa sổ tắt phụt rồi có tiếng chân khua tình thịch ở ngoài hè. Cô la lớn: – Ăn trộm! Có ăn trộm bớ bà con! Bà Chín Thẹo cầm thếp đèn huê kỳ bước vô, hỏi gặng: – Út con, cả nhà còn thức, ăn trộm nào dám vô! Con có đói bụng không? Má nấu cháo cá, ngon lắm! Nghe nói tiếng “cá”, cô Út Ngọc An bỗng bợn dạ muốn mửa. Bây giờ khô lân chả phụng hay nem bát trân cũng không làm sao giúp cô quên mùi tanh tưởi khi nãy, cho nên cô lắc đầu từ chối. Bà Chín Thẹo bước ra khỏi buồng thì chừng nửa tiếng đồng hồ sau cô Út bỗng nghe có tiếng thở phì phò như tiếng thở của trâu bò. Mở mắt tra, cô thấy một bóng đen to lớn đứng an ngữ ngọn đèn dầu dừa. Cô toan mở miệng la thì bóng đen thổi một luồng hơi lạnh ngắt và tanh tưởi vào mặt cô, mình mẫy hắn lầy lụa những nhớt trơn ướt. Cô cảm thấy khúc cây cứng xoáy vào hạ bộ, làm cô đau đớn chết giấc liền. Từ đó thần thức cô Út thường chìm trong tình trạng nủa mê nửa tỉnh. Đôi lúc cô tỉnh dậy, cảm thấy bụng mình đau đớn như bị ai banh xé. Và khi cơn đau dịu đi nhờ những chén thuốc do ông Năm cắt cho, cô lại cảm thấy mình mẩy, tóc tai mình như bị bôi keo, và chất keo đó tuy khô vẫn tanh mùi nhớt cá, nhớt lươn. Không chịu nổi cảm giÿc nhờm gớm, cô vào buồng tắm xối nước. Mới xối một gáo, lớp keo gặp nước biến thành nhớt rớt nhễ nhại từng vũng trắng như nước cơm loãng. Do đó cô phải gội đầu thiệt kỹ bằng nước bồ kết và nước cốt trái chánh, phải tắm bằng xà bông sả, lượt thứ nhì bằng xà bông cô Ba ngáy mùi bông sứ. Cô phải chà răng súc miệng, ngậm kẹo bạc hà, xức sầu bông lài để báng mùi tanh lúc nào cũng phưởng phất quanh cô, chập chờn trong ảo giác cô. Cô Út Ngọc An sợ nhứt khi mặt trời vừa lặn. Đó là lúc bóng đen trở về ôm ấp cưỡng bức cô. Ch