o nên cô ngỏ ý với mẹ, mời hai cô em bạn dì tới kê giường ngủ chung trong buồng cô. Mấy đêm đầu, không việc gì xảy ra. Cô Út mừng khấp khởi. Nhưng tới tối thứ bảy, trong lúc Kim Huê và Kim Liên – hai cô em bạn dì của cô – đang chuyện trò tào lao vớ vẩn thì cô Út nằm im trên giường, thần trí lơ mơ dật dờ dật dưỡng. Bỗng cô thấy ngọn đèn chong tr ên bàn bị án ngữ. Hơi thở lạnh ngắt và tanh tười của kẻ vô hình phà tới làm miệng lưỡi cô tê liệt. Hắn xốc lại ôm cô. Cô dùng hết sức bình sanh vật lộn với nó. Một tiếng rầm vang lên. Cô té rớt xuống giường. Kim Huệ và Kim Liên vội lay gọi: – Chị Út! Mau tỉnh dậy chị! Cô Út Ngọc An mở mắt thầy mình nằm sóng sượt trên nền nhà lót gạch tàu. Cô bàng hoàng nói: – Có bóng đen vô đây. Nó xáp lại cưỡng bức tao. Lại nó nữa!… Kim Liên cười: – Có ai đâu! Tụi em tuy nói chuyện khào với nhau nhưng mắt không rời khỏi giường chị. Bỗng khi khổng khi không chị dãy đành đạch như cá mắc cạn rồi rớt xuống chơn giường. – Rõ ràng nó vừa vô đây. Nó hôi tanh như dính nhớt cá. Mùi tanh giờ đây còn lảng vảng khắp buồng nầy. Kim Huệ lắc đầu: – Không có ai vô hết. Mà em cũng chẳng ngửi thấy mùi tanh nào. À, mùi hương nguyệt quới ở ngoài cửa sổ thoảng vào thì có. Lúc đó cô Út Ngọc An mới biết rằng chỉ có mình cô cảm ứng được “người đàng dưới” chốn thủy cung. Hắn lên đây cốt cưỡng dâm cô nên cô mới thấy được hắn, mới ngửi được mùi tanh tưởi trên thân thể hắn. Chỉ có cô do nghiệp thức chiêm cảm nặng nề từ thuở tiền kiếp xa xăm nào dội lại nên mới bị hắn đeo đuổi khuấy phá. Người nhà thuật lại cơn mê sảng, khi thì cô nói cô theo chồng về nhà dưới đáy sông nầy, khi thì ở thủy cung nọ. Trước nhà có cây san hô hường, cây san hô trắng. Trong cơn hôn mê, cô còn tả nhiều giống cá đủ màu đẹp đẽ như chim đậu trên các nhánh san hô, nhưng thường thì chi tiết nầy tương phản chi tiết nọ. Khi tỉnh trí, cô không nhớ chi tiết nào hết. Mọi hình ảnh trong những giấc hôn mê như gió chuồi qua vùng ký ức nhão nhừ mệt mỏi của cô để rồi mất hút trong cõi hư vô đen đặc. Ông bà Chín Thẹo chạy tới chạy lui lo mời thầy pháp, thầy bùa tìm cách trục con quỉ đàng dưới cho cô. Bụng cô Út Ngọc An càng lúc càng nở lớn như người bị chứng chai gan, như đờn bà mang bầu. Nhưng ông Năm Tảo không cho đó là triệu chứng ốm nghén. Cô chợt nhớ tới dì Mười Hai của cô, tức là người em út của bà Chín Thẹo. Bà bị một kẻ dị loại khuấy phá. Chẳng biết nó là âm binh hay cô hồn nhưng nó đã làm cho bà Mười Hai điên cuồng. Đêm đêm tắt đèn là bà thấy nó vào cưỡng dâm. Bà ăn đèn sáp, uống nước cống, nước đường mương. Bụng bà cũng chương lên, và sau chín tháng mười ngày bà đẻ ra một cục máu. Theo lời bà mười Hai kể, kẻ đó dầu không rõ mặt mủi nhưng lông lá khét nghẹt, hơi thở hôi hám. Người cho đó là xà niên, khỉ đột đội lốt; kẻ bảo là cọp mun, heo gấm thành tinh. Nhưng lời cắt nghĩa nghe không xuôi chút nào. Ở đây là vùng châu thổ, xa cách núi rừng thì làm sao có những loài dã thú thành tinh ấy. Buồng bà Mười Hai dù có gài chặt cửa nẻo, thắp nhang, dán đủ thứ bùa ếm quỉ trừ tà, nhưng cứ cách đêm là loài dị tộc lại theo bóng tối vào buồng. Bà Mười Hai cứ hết chửa đẻ hết cục máu nầy sang cục máu khác, hình vóc càng ngày càng hao gầy, mặt mày thỏn mỏn, da dẻ xanh chành. Cả nhà rước thầy trấn ếm riết nên hơn một năm nay, kẻ dị loại lâu lâu mới đến viếng bà một lần, nhưng không biết tới chừng nào hắn mới chịu phép rút lui hẳn. Cô Hai Túy Ngọc và cô Ba Túy Nguyệt thường lui tới thăm nom cô Út Ngọc An và an ủi bà Chín Thẹo. Đối với cô Hai, cô Út vẫn là bạn lối xóm thân hiết nhứt dù cả hai trái tánh nhau. Cô Út hời hợt, bốc đồng, hay thẻo lẻo; còn cô Hai thì thâm trầm, kín đáo, nhu mì. Cô Ba thì tuy khắc khẩu với cô Út nhưng không vì lẽ đó mà cô để bụng thù hằn, ghét bỏ cô Út. Dưới mắt cô Ba, cô Út được cha mẹ nuông chiều quen thói nên ưa nhõng nhẽo, ỏn ẻn nhưng không có tâm địa làm hại ai. Cô nghĩ thần: “Chị Út không rõ kiếp trước có tội gì mà số mạng đẩy đưa chỉ tới bước đường cùng như vậy. Như bà Mười Hai vốn hỗn hào, dữ tợn, biến lũ cháu ở nhờ của mình thành tôi mọi không công, hùn hạp mở động đĩ, dụ dỗ gái sa cơ bước vào chốn bán phấn buôn hương thì mới đáng bị trừng phạt, chớ như chị Út đây, cảnh ế muộn lỡ thời cũng đủ làm chỉ đau khổ rồi. Bị vụ nầy, chắc chỉ chết mòn chết mỏi!” Lật bật mà đã tới tháng sáu âm lịch, mùa mưa đang độ vào sâu. Cây diệp tây đầu xóm đơm bông đỏ rực như cây đuốc lửa khổng lồ. Hôm đó ông Năm Tảo bơi xuồng vào Long Thanh đẻ coi mạch hốt thuốc cho con trai người bạn thân, bà Năm Tảo đang chao mắm và gài dưa mắm ở nhà sau, còn hai cô Túy nấu cơm kho cá rong bếp. Bỗng có tiếng con chó Vện sủa ngoài ngõ. Nhìn qua mắt cáo, hai cô thấy thấp thoáng dưới khung cây bông giấy uốn vòm cung ngoài cửa ngõ một người đờn bà mặc áo màu xanh da trời. Cô Ba vội rửa tay rồi bương bả ra cổng. Một người đờn bà tuổi cở ba mươi, dung nghi đề đạm, mặt mày sáng rỡ, vóc mình thanh cảnh, tay che dù đâm, tay xách chiếc va- li da láng. Chị ta hỏi: – Thưa cô, đây có phải là nhà thầy Năm Tảo hay không? Cô Ba Túy Nguyệt gật đầu: – Dạ đúng vậy. Đây là nhà tía của em. Người đàn bà tự giới thiệu: – Tui đây là đồ đệ của huề thượng Chơn Tánh, sư huynh thầy Chơn Huệ. Tui tu theo giới ưu bà di, tức là cận sư nữ, chớ không thọ giới sa di nữ, pháp danh là Thiệt Nguyện. Su thúc Chơn Huệ tui có gửi thơ lên Tri Tôn nhắn tui về đây trị bịnh chô con gái một khách đàn việt. Ngặt vì chùa Long Đức toàn là sư sãi nên sư thúc tui gửi tui lại đây ở một thời gian. Cô Ba Túy Nguyệt bãi buôi: – Thưa cô, ba má em đã chuẩn bị phòng ốc cho cô rồi. Cÿch đây vài bữa, thầy Chơn Huệ có tới đây gởi gấm cô cho ba má em. Cô Ba mở chửa cho cô Thiệt Nguyện vào nhà. Nghe có khách, bà Năm Tảo bương bả gài hũ mắm chót. Còn cô Hai Túy Ngọc nhắc nồi cơm xuống, đặt ấm nước lên bếp rồi bước ra trung đường chào khách. Cô Thiệt Nguyện ngỏ ý xin ra nhà sau để chào bà Năm. Vừa thấy cô, bà Năm niềm nở: – Mời cô Hai rửa mặt, nghỉ ngơi rồi dùng cơm trứa với mẹ con tui. Tui cũng ăn chay nửa tháng với cô cho có bạn. Cô Thiệt Nguyện mở va- ly lấy ra keo mứt ổi và gói kẹo sầu riêng bụ tổ chảng gọi là làm quà biếu gia chủ. Cô cũng tặng ỗi cô Túy một xấp lụa cẩm trắng, một thứ tơ lụa nổi tiếng ở Châu Đốc. Cô bảo mẹ con bà Năm Tảo: – Đã không biết thì thôi, chớ biết nhau thì đôi đàng nên coi nhau như họ hàng. Cháu xin kêu ông bà gia chủ bằng chú Năm thím Năm, còn gội hai cô Túy bằng em cho thân mật. Bà Năm cảm động: – Cháu có tấm thạnh tình ấy, thím rất bằng bụng. Thôi, cháu đi rử mặt át. Thím phải đi tắm bằng xà bông sả cho báng hết mùi mắm đồng rồi sẽ hàn huyên. Thầy Chơn Huệ đã làm lệ vu qui y cho hai con em cháu đây. Con lớn có pháp danh là Thiệt Hạnh, con nhỏ là Thiệt Niệm. Tụi nó là sư muội của cháu đó. Tổ dòng tu Mật Tông của huề thượng Chơn Tánh và pháp sư Chơn Huệ là Nguyện Hương trưởng lão. Dòng tu sẽ truyền theo các hệ lấy pháp danh từ câu kệ “Nguyện Giải Như Lai Chơn Thiệt Nghĩa”. Những danh tăng và bổn đạo có pháp danh khởi đầu bằng chữ Chơn tức là thuộc vào đời thứ năm. Cô Thiệt Nuyện tuy không phải là sư nữ nhưng thấy của cô là ông Chơn nên cô được pháp danh khởi đầu bằng Thiệt. Hai cô Túy chỉ là Phật tử thuần thành nhưng vì giốc lòng làm công quả cho chùa, dẫu cam go gian khổ cũng không hế quản ngại nêm sư thương mến, ban cho hai cô pháp danh khởi đầu bằng chữ Thiệt. Khi ba mẹ con bà Năm Tảo dùng cơm với cô Thiệt Nguyện xong thì ông Năm Tảo vừa về tới. Để làm vui lòng khách, hai cô Túy cũng ăn chay. Ngoài món tào hũ, đậu đũa, đậu ve, khổ qua, bí đao kho với tương hột, bà Năm còn làm thêm món đặc biệt là xác đậu hũ xào với gía, rau càng cua, gói bánh tráng nhúng nước, rau sống chấm nước tương giã tỏi ớt. Nhưng mâm cơm dành cho ông Năm Tảo thì có một tô cá mè vinh nấu ngót với cà chua và rau cần, một dĩa cá chi, muối chiên giòn. Cô Thiệt Nguyện nói với ông chủ nhà: – Sư thúc cháu mai mốt sẽ đi Tri Tôn tìm đường lên núi Cô Tô tu hành. Cháu ở đây tụng kinh Dược Sư cho cô Út Ngọc An tới khi nào cổ tai qua nận khỏi mới thôi. Vả lại cháu cũng có vài công chuyện riêng cần giải quyết cho xong. Ông Năm Tảo nói: – Việc đó chú cũng được thầy Chơn Huệ cho biết rồi. Thím Năm cháu đang may hai bộ cà sa, hai bộ nhựt bình cho thầy, còn chú thì đang soạn hai giỏ thuốc để thẩy đem theo phòng thân. Bà Năm Tảo mời cô Thiện Nguyện nghỉ trưa. Bà nhứt định nấu nồi bánh trôi nước trước để đãi khách, sau nữa đãi hai cô Kim Liên, Kim Huệ vì trưa hai cô qua đây phụ giúp may quần áo cho pháp sư Chơn Huệ. Vào thập niên 30, máy may không được thạnh hành nên dân vùng quê hoặc vùng nửa chợ nửa quê đều may bằng tay. Bà Năm và hai cô kim có mũi chi khít khao đều đặn cũng như hai cô Túy, nhưng hai cô Túy phải lo làm tương chao cho chùa. Hai cô còn xay lúa giã gạo, chẻ củi chuẩn bị cho kỳ rằm tới. Ăn cơm xong, ông Năm tảo xẩn bẩn bên vợ ở trong bếp. Ông thì thầm: – Bữa đi An Hương chẩn bịnh, tui có ghé qua Hòa Mỹ để thăm cô Mười Hai. Cổ tuy bớt bịnh nhưng tầm hần hoảng hốt lắm. Cổ cứ than không hiểu sao hễ nghe chó sủa chó tru là cổ rùng mình mọc óc… Chồng cổ rủ tụi nhậu rượu đế cá khoai với mấy ông bạn lối xóm. Cũng dịp nầy, tôi nghe dồn nhiều gia đình ven sông có con gái mắc bịnh đằng dưới… Bà Năm Tảo mơ màng hình dung lại con sôn Cổ Chiên, từ nhánh Tiền Giang chẻ ra, chảy qua tỉnh Vĩnh Long. Sông rộng minh mông, sóng bủa lao xao. Hễ gặp ngày gió lộng, sóng gối đầu lượng cao cỡ luống khoai luống đậu, ầm ầm như thét như gào. Bên hữu ngạn sông là phố Vĩnh Long, rồi Cầu Dài, cái Sơn Bé, Cái Sơn Lớn, An Hương,, Hòa Mỹ, Mỹ An. Bên tả ngạn là cù lao An Thành, cù Lao Minh… Ven cù lao chỉ có rặt cây bàn, một loại cây trầm thủy mà có người gọi là cây thủy liễu mọc trên các bãi lài. Ven bãi lài không có nhà cửa chi hết. Phải đi sâu hai chục thước mới gặp vùng đất cao, có làng mạc, thôn xóm, vườn ruộng, rảy bái. Còn ven sông thì vườn cây nối với đồng ruộng, thôn xóm càng lúc càng đông. Người ta xây lò gạch, lò rèn, xưởng mộc, trại đóng hòm, trại đóng xuồng, vựa mắm, vựa củi… Dân bên hữu ngạn trù mật nhìn qua vùng tả ngạn quạnh hiu bằng sự thèm thuồng lẫn kinh sợ. Nơi các bãi lầy của cù lao có nhiều ốc gạo và bến mập tròn, thịt ngọt suốt từ tháng ba cho tới tháng chín. Hến cồn, ốc gạo cồn nổi tiếng khắp vùng Tiền giang, nhứt là ở Tân Phong, ở các bãi lầy Phú Đa và Phú Phụng. Nhưng ở đó lầu lâu xuất hiện một vài con sấu. Đêm đêm chỉ có các ghe thương hồ loại ớn cỡ ghe chài đi biển mới dám cắm sào gần các bãi hẩm và họ thường nghe tiếng sấu rống thâu đêm như tiếng trâu bò. Sấu không thích ra biển, mà lọi lên nguồn thì quá xa, các bãi hẩm ở các cù lao nằm giữa sông là nơi thích hợp chủa chúng. Trâu tắm trong nước bùn ở các bãi hẩm để trờ thành mồi ngon cho chúng. Người ta đồn nới đó có con sấu mũi đỏ thành tinh biến thành cô gái mặc áo đỏ đứng chàng ràng gần chỗ bầy tâu thả ăn cỏ trên gò gần bãi hẩm. Lũ trâu thấy màu đỏ, hăng máu chạy bổ tới. Co gái liến lùi về phía mé nước, lũ trâu nhào theo lầm mồi ngon cho bầy con cháu của con sấu thành tinh kia. Vài người đi mót củi bần, đi mò ốc hến bị sấu ăn thịt trở thành oan hồn uổng tử không đi đầu thai được, phải quanh quẩn chầu chựa sấu để sấu sai khiến. Muốn đi đầu thai, họ phải tìm kẻ thế mạng, tức là dụ dỗ người khác cho sấu ăn thịt. Về sau, ông Chánh tham biện Pháp cho lính tuần giang cỡi tàu xà lan, tàu xà lúp mang súng đi săn sấu ráo riết, trước là trứ hại cho dân, sau là lột da sấu bán cho các xưởng làm bóp phơi, bóp đầm. Sau khi lũ sấu rời bỏ cù lao An Thành và cù lao Hinh, dân cù lao mới dám mò về mồ ốc ở các bãi lài, trong lòng các con rạch chảy len lỏi chằng chịt khắp cù lao. Vậy nhưng đâu đã hết! Sấu đi mà vong hồn đâu có chịu đi theo! Những oan hồn đó cứ quanh quẩn ở chỗ tử nạn kiếm người chết thế hầu đi đầu thai. Từ ma sấu họ biến thành ma da, dụ người mò ốc ra sông cái, xúi khiến cho bị vọp bẻ, chết chìm trong sóng nước. Vào những này lộng gió, những người từ hữu ngạn bơi xuồng ba lá qua tả ngạn thường bị sóng lưỡi búa nhận chìm. Sóng nầy không giống như sóng gối đầu, không di chuyển từng lượn nối tiếp nhau, mà chỉ trồi lên hụp xuống ở một chỗ. Vô phước ghe thuyền nào lạc vào chổ sóng có sóng lưỡi búa là bị nhận chìm ngay. Lũ ma da thường dùng loại sóng nầy để tìm người thế chưn ình. Con sông Cổ Chiên là con sông âm hồn từ bao đời. Vào triều vua Tây Sơn, vong hồn càng thêm đông. Đó là các vong hồn của lũ giặc cướp Xiêm La từ cửa biển dùng chiến thuyền vào sông cướp phá dân chúng sống nời vùng cù lao, bị quân triều đình đánh bại. Tử thi của giặc và của quân Tây Sơn trôi dạt dờ trên sông nước, rã dần và nắm xương vô định chìm sâu nơi đáy sông. Vong hồn của những người nầy vì u uất hay vì u minh vọng động, không biết mình đã chết nên đêm đêm, vào những lúc trời quang mây tạnh, cuộc thủy chiến lại tái diễn trên sông, tiếng chiêng trống thúc quân vang lên văng vẳng hòa với tiếng hò hét mơ hồ trong gió. Một vài vong hồn nghĩa quân đạp đồng lên đòi dân địa phương cất miếu thờ cúng; đổi lại, họ thường phò hộ dân chúng trong việc trồng tỉa, chài lưới. Vong hồn lũ cướp thì không biết nói tiếng Việt nên không thể đạp đồng. Chúng tranh ăn với vong hồn nghĩa quân. Cho nên vào những đêm đông gió bão bùng, hai bên lại đánh nhau… Vong hồn lũ cướp cũng nương theo bọn “đàng dưới” cững dâm các cô xử nữ, làm cho các cô điên dại, ốm o gầy mòn cho tời chết. Vong hồn các cô gái đáng thương này bị dụ dỗ, bắt buộc theo phù tá những kẻ “đàng dưới”, xúi giục các cô gái khác đổ nước giặt quần áo lót xuống sông ngòi, ao rạch hoặc để móng tay, tóc rớt xuống nước khiến bọn ma quỉ kia có cơ hội lân la đấn gần. Năm ngoái, có ông Đạo Chuối từ vùng Tân Châu vân du qua cù lao An Thành. Sở dĩ ông mang danh ấy vì ông không ăn cơm như mọi người mà chỉ an chuối và uống nước lã để sống. Ông ta trạc tuồi lục tuần, mặt mày tươi nhuận hồng hào, mắt sáng như sao, tóc rậm và dài bới một cái bí bo bự chèm bẹp sau ót. Tuy để tóc nhưng ông mặc áo nhựt bình màu dà hoặc màu khói nhang. Ông tự xưng là giáo dân của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, khi đi ngang thấy yêu khí bốc lên ngùn ngụt dái theo mé cù lao An Thành nên ông muốn lập đàn giải oan giải thác cho các cô hồn phưởng phất trên sông nước. Hiện giờ ông cư ngụ tại am Tịnh Liên của ông Hương Cả Hành, gần ngôi đình, bên kia chiếc cầu cột gỗ căm xe lót ván. Bà Năm Tảo thường bơi tam bản qua cù lao An Thành để đến nhà ông Hương cả Hành mua đinh hương. Từ khi cất am tu hành, ông ta dọn bốn công đất để trồng đinh hương bán cho các tiệm thuốc bắc. Bà Năm ngoài chuyện mua đinh hương còn thích món mắm cá cơm và cá linh do bà Hương cả cùng lũ con dâu làm để bỏ mối cho các tay bán lẻ bên chợ tỉnh. Bởi lui tới nhà ông Hương cả Hành thương xuyên nên bà được họ đối đoãi thân mật. Và cũng nhờ ông Năm Tảo mát tay coi mạch hốt thuốc nên gia đình ông Hương cả coi ông Năm như thần sư, coi thuốc ông Năm hốt như thánh dược. Hai gia đình qua lại giao hảo như thân thích. Hễ nhà ông Hương có giỗ chạp là bà Năm qua phụ giúp hai ngày từ hôm giỗ tiên cho tới sau bữa giỗ chánh mới về nhà. Qua sự quen biết đó, bà Năm Tảo được yết kiến ông Đạo Chuối. Mỗi ngày, ông chèo xuồng đi ven cồn bãi hoặc vào các rạch, các ngòi đốt bùa rải tro để ếm những kẻ “đàng dưới” hoặc vong hồn những người chết đuối chết chìm. Có lần, trong một cuộc chuyện trò với bà Năm và bà Hương cả, ông thuật lại một vận sự như sau: – Như bà con rõ đó, ở vùng nầy có bãi Tiên. Hễ vào đêm rằm tháng giêng thường có các tiên nữ trên trời xuống tắm. Nhưng mấy lúc gần đây, mấy cô gái chết vì bịnh mắc đàng dưới quá đông, vong hồn họ lang thang dọc theo các cồn các bãi, yêu khí quá thạnh nên các tiên nữ đâu thèm đến bãi để tắm như xưa. Vậy mà có hai gã trai trẻ ương ngạnh, vào kỳ rằm ngươn tiêu vừa tối bơi xuồng chơi trăng ở bãi Tiên. Tới canh ba, trăng treo vành vạch trên đỉnh ngọ, cả hai vừa bơi tắm vừa cười hát om sòm. Chừng giập bã trầu, nơi khóm lau rậm ven bãi, một bầy con gái tuôn ra, cởi hết quần áo để cùng tắm với hai anh chàng nọ. Họ xưng là tiên nữ theo hầu đức Diêu Trì Kim Mẫu ở Tây Huê Cung. Hai chàng nọ nghe qua mừng húm, bơi lội với họ đã đời rồi còn lựa hai cô đẹp nhất ra ân ái. Sáng hôm sau, dân đi mò ốc gạo bắt gặp hai chàng lõa lồ năm phơi trên bãi biển liền tri hô lên. Thấy ngực cả hai còn ấm, họ xúm lại hơ lửa xoa bóp rồi đưa về xóm. Tại đây, may nhờ có ông thầy thuốc nam cạy miệng đổ thuốc, châm huyệt với củ ngải nên cả hai đã hồi tỉnh sau khi ọc ra một đống nhớt sền sệt như keo và mấy con cá chốt, cá thòi lòi, cá rói còn nguyên xương thịt. Chiều hôm đó, bà Chín Thẹo mời cô Thiệt Nguyện qua dùng cơm chay với gia đình bà. Sau đó cô đi tắm gội, chà răng súc miệng, mặc áo tràng và bắt đầu tụng kinh Bổn Nguyện Công Đức Dược Sư cho đúng bảy biến. Cô tụng từ đầu canh một cho tới cuối canh ba, khi bóng trăng mười hai nằm tận chót đỉnh vòm trời mới chịu trở về nhà ông bà Năm Tảo. Đêm hôm đó cô Út Ngọc An không thấy gì lạ xảy ra nên cô ngủ một giấc thiệt êm đềm óng chuốt. Trước đó bốn hôm, pháp sư Chơn Huệ cũng đã tụng kinh nầy cho cô mỗi tối bảy biến. Kẻ đàng dưới kia vẫn tới cưỡng dâm cô nhưng lần đó khá ngắn so với thời gian trước. Cô hy vọng bắt đầu từ tối thứ năm nầy, nhờ tấm lòng thành của gia đình cô cùng tha lực của Phật, bịnh quỉ ám của cô sẽ bớt dần. Cho tới hôm chót, sau khi cô Thiện Nguyện tụng xong biến thứ bảy, cô Út Ngọc An thấy tâm thần nhẹ nhàng, châu thân thơ thới, máu huyết lưu thông sảng khoái. Cô cảm thấy mắc tiểu nên tìm chiếc bô nhôm để tiểu tiện. Từ cửa mình cô. nhớt tuôn ra từng đợt trắng như lòng trắng trứng gà. Chất nhớt tuôn bao nhiêu thì cái bụng bự thè lè của cô xẹp xuống bấy nhiêu, cho tới lúc bụng cô thon nhỏ như chầu xưa mới thôi. Đêm đó cô Út Ngọc An nằm chiêm bao thấy mình đứng giữa một hang động được thắp sáng bởi những dĩa dầu mù u, ánh đèn vàng vọt và ảm đạm. Bỗng có kẻ mặt mày bặm trợn và hung ác sông tới ôm cô thì có tiếng đá nứt và nóc hang vỡ tung ra. Ánh nằng từ phương đông tràn tới làm vỡ tan hang động. Nước cũng ùa vào, nâng cô lên cao từ đáy lên tới mặt đất. Kẻ hung ác kia toan đuổi theo cô nhưng những tia sáng mặt trời biến thành những lưỡi kiếm đâm tới khiến kẻ đó phải nhảy xuống nước lặn mất. Từ đó cô Út Ngọc An hết bịnh, nhưng cô lợm giọng khi ngửi mùi cá thịt và cô xin mẹ cho trường trai. Cô sanh lòng mộ đạo, cứ quanh quẩn theo cô Thiệt Nguyện. Người cậu sư nữ kia chưa về vùng năm non bảy núi. Cô bảo ông bà Năm Tảo: – Cháu phải ở đây thời gian để chữa bịnh cho các cô gái mắc đàng dưới. Cháu sẽ qua gặp ông Đạo Chuối ở am Tịnh Liên bên cù lao An Thành, hiệp sức với ổng để trục bọn tà mà yêu quái, đuổi chúng về chốn thủy cung. Ông Năm Tảo bảo: – Khi nào về xóm nầy, cháu cứ tới nhà chú thím. Nhà chú thím rộng rãi, cháu muốn ở bao lâu cũng được. Bà Năm Tảo niềm nở: – Cháu đem công sức ra cứu nhơn độ thế, chú thím rất quí mến cháu. Cứ coi nhà nầy như nhà của cháu, đừng ngại gì hết. Cô Thiệt Nguyện đi đi về về cù lao An Thành và xóm Chuồng Gà. Pháp sư Chơn Huệ sửa soạn đi núi Cô Tô. Trước khi đi, sư có ghé nhà ông bà Năm để căn dặn cô vài điều cần thiết. Mội khi từ An Thành về xóm Chuồng Gà, cô Thiệt Nguyện đều được gia đình ông bà Năm Tảo và ông bà Chín Thẹo tiếp đãi rất thân tình, ấm áp. Cô Út Ngọc An và hai cô Túy thường xẩn bẩn theo cô để tâm tình. Trong những dịp như vậy, co thường bảo hai cô Túy đem tập thờ của họ cho cô thưởng thức. Thơ của hai chị em thuộc loại thất ngôn bát cú, không cổ lắm, đọc nghe xuôi tai vậy thôi. Lời lẽ họ tuy đoan trang mực thước, ngôn từ bóng bẩy nhưng không có vẻ nghệ sĩ, khác hẳn với thơ bà Trần Ngọc Lầu hiện cư ngụ ở căn phố trong dãy nhà gần nhà việc Long Châu, mặt quay ra bến sông Long Hồ. Cô Thiệt Nguyện nghiên cứu từng câu thơ của hai cô Túy rồi bảo: – – Chị không rành về nghệ thuật thơ phú. Cứ theo lời lẽ cẩn tác, nề nếp trong thơ em Ngọc, chị đoán sau nầy em sẽ lấy chồng giàu sang nhưng lớn tuổi hơn em khá nhiều. Còn lời thơ của em Nguyệt biểu tỏ tánh ý, tinh nghịch ngấm ngầm. Em sẽ lấy chồng khá, đồng trang lứa với em nhưng không quí hiển bằng chồng em Ngọc. Cô Ba Túy Nuyệt nhõng nhẽo: – Tụi em tâm sự với chị khá nhiều, nhưng bấy lâu nay chị chẳng cho tụi em biết chút gì về đoạn đời của chị trước khi chị lên núi học phép tu Mật Tông. Mặt cô Thiệt Nguyện đổi ra buồn bã. Cô Hai Túy Ngọc vói tay đánh nhẹ vào vai em, mắng: – Con quỉ nầy khéo chòi mói tọc mạch đi. Em mu