XtGem Forum catalog

Đọc truyện ma- Ma câm – Ma khóc dưới Hồ Tiên Đôn Full

tới mỗi người cầm một chân của cậu Trương cố hết sức kéo ra ngoài. Hai người nghiến răng nghiến lợi để kéo, cuối cùng cũng lôi được Trương Cự Oa ra, chỉ thấy mặt cậu ta máu me be bét, lớp da trên mặt đã bị lột hết, không còn nhận diện được, cũng không biết là còn sống hay đã chết, xem tình hình thì lành ít dữ nhiều. Lại nói, cả một con người to lớn như vậy bị nuốt vào trong bức tranh thì trên tường phải để lại lỗ hổng mới phải, đằng này bức tường vẫn không có dấu vết gì, chỉ thấy có một mảng tường dường như hơi nhô ra, tôi soi đèn pin lại gần, dưới ánh sáng lờ mờ chỉ thấy mặt một cung nữ hình như lồi ra khỏi bức tranh. Tôi và Sách Ni Nhi thất kinh, chẳng lẽ người trong bức tranh chuẩn bị bước ra ngoài sao? Chúng tôi có to gan đến mức nào cũng không dám ở lại tiếp tục nghiên cứu bức tranh, vội lôi xềnh xệch cậu Trương đang dở sống dở chết ra ngoài, trong lúc vội vã quên mất trong hầm mộ còn có ba xác ướp nữa, tôi vấp phải đám xác ướp này ngã ngửa ra phía sau, đầu va vào một vật gì đó rất cứng, trước mắt bỗng tối sầm lại. Cú vấp khiến tôi ngã nhào lên chiếc giường đá đặt xác ướp công chúa nước Liêu, đầu va vào chiếc gối đá hình thú, tôi ngã nhào xuống gần như nằm song song với thi thể cô gái Khiết Đan, tôi kêu thầm trong bụng, thật xúi quẩy, rồi vội vã ngồi dậy nhưng chân tay cứng đờ không thể cử động được, dường như tôi đang bị ác mộng bao vây, ý thức của tôi dần hòa nhập vào bức tranh phía sau thi thể này, quên mất mình đang trong hầm mộ cổ, tôi thấy mình tiến gần đến một chiếc quan tài, nhìn thấy những bức tượng vàng đặt xung quanh, nhủ thầm trong bụng lần này thì phát tài rồi, vừa đưa tay ra định sờ vào thì chiếc dây xích buộc xung quanh quan tài bỗng bị đứt, nắp quách bằng gỗ chò mở bung ra, để lộ một chiếc quan tài bằng ngọc nằm bên trong, một người tóc tai rũ rượi đẩy nắp quan tài bước ra, trên mặt máu chảy thành ròng, tứ chi đơ cứng, toàn thân cũng đầy máu, phèo ruột tuột cả ra ngoài, nửa thân dưới vẫn nằm trong quan tài, thoắt cái đã tiến tới trước mặt tôi, tôi khiếp đảm vô cùng, muốn kêu lên nhưng cổ họng cứng đơ không thể nào bật ra thành tiếng, muốn chạy trốn mà chân không thể cử động được, đành nhắm mắt chờ chết. Bỗng nhiên, có người kéo tuột tôi từ trên chiếc giường đá xuống, tôi mở bừng mắt, thở hồng hộc, toàn thân lạnh toát, mồ hôi nhễ nhại, nhìn lại hóa ra là Sách Ni Nhi lôi tôi xuống, bức tranh sau thi thể cô gái Khiết Đan không có gì thay đổi, dường như cảnh tượng vừa rồi chỉ là ảo giác do đầu tôi bị chấn thương, ý thức của tôi lúc đó đã bị cơn ác mộng bao trùm. Cô gái Khiết Đan khi còn sống đã mơ một giấc mơ mà đến tận khi chết vẫn không thể nào quên, nghìn năm sau, tôi cũng mơ một giấc mơ y hệt như vậy trong chính hầm mộ này. Mặc dù chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng nỗi sợ hãi thì không thể nảo tả xiết, đủ để tôi nhớ suốt đời. Tôi không hiểu vì sao mình lại mơ lại giấc mơ của cô gái Khiết Đan kia, lúc đó tôi không lý giải được chuyện gì đã xảy ra, chỉ nghĩ là do hồn ma cô gái Khiết Đan đang giở trò. Tôi thực sự không ngờ, sau này ác mộng nghìn năm của nữ thần Khiết Đan sẽ bám riết lấy tôi không tha. 2 Lúc được Sách Ni Nhi lôi xuống, thì tôi cũng bừng tỉnh cơn mê, khắp mình mẩy đau nhức, đầu bị va vào đá tương đối mạnh, giờ vẫn còn ong ong, dưới ánh đèn pin lúc tỏ lúc mờ, tôi thấy Trương Cự Oa đang nằm bất động dưới đất không biết sống chết ra sao, phía sau bức tranh chỗ mặt cô cung nữ hơi nhô ra bên ngoài dường như là cả một lớp tường đang cử động. Tôi vội nói với Sách Ni Nhi: “Anh không sao, mình mau đi thôi”, vừa dứt lời bỗng một lớp bụi trên trần hầm mộ rơi xuống, ngẩng đầu lên xem, chỉ thấy phía trên như có những con vật to bằng chiếc bao tải đang di chuyển, không rõ là con gì, nhưng những bức bích họa trong mộ cổ đều được vẽ trên lưng của những con vật này. Không hiểu nguyên do từ đâu, lúc này những con vật đó bỗng sống dậy trườn ra khỏi bức tranh, để lại từng lỗ hổng. Ngôi mộ cổ này vốn vẫn nguyên vẹn từ xưa đến nay, trước khi chúng tôi đào thông đường hầm thì nó chưa từng được mở ra, chẳng lẽ trong bức tranh nghìn tuổi kia có ma chắc? Trong lúc tôi thất thần suy nghĩ, đã có một vật giống như một mảng tường rơi bịch xuống trước mặt tôi, thứ đỏ dẹt, mềm nhũn không xương, đầu to đuôi nhỏ, trông như chiếc đàn tỳ bà, trong tay tôi chỉ có chiếc đèn pin, tay không khó mà đối phó được với nó, tôi vơ vội chiếc cuốc chim của Trương Cự Oa bổ về phía con quái vật, nhưng cứ như là bổ vào bì tải vậy, trên lưng nó là vỏ tường, bỗng nhiên nó quay đầu lại cắn lấy chiếc cuốc chim, tôi hoảng sợ, vội giằng chở lại. Sách Ni Nhi giương súng lên nhằm vào cái bao tải rách kia bóp cò, tiếng súng săn vang lên trong hầm mộ nghe càng chói tai, con vật bật ngửa ra nền đất, tôi thấy tay mình nhẹ bẫng, giành lại được chiếc cuốc chim, một đầu cuốc dính đầy chất nhầy nhầy sặc mùi thịt phân hủy, những chỗ dính thứ nước nhầy đó đã bị ăn mòn, cán cuốc không thể đóng chặt vào lưỡi cuốc được nữa, tôi thở hắt ra kinh hãi, con vật nấp mình trong bức tranh hàng nghìn năm kia không rõ đó là yêu quái gì mà có thể phun ra loại nước có sức tàn phá như axít vậy. Sách Ni Nhi hét lên: “Anh xem kìa… trông nó như là rắn tỳ bà ấy!” Tôi nhớ lại Thổ địa gia đã từng nói tới chuyện này, tương truyền, trong những khu rừng nguyên sinh và thảo nguyên ở vùng đông bắc thường hay có rắn tỳ bà, nói nó giống chiếc đàn tỳ bà không chính xác bằng nói nó giống như con nòng nọc khổng lồ, sau khi chết đi nó trở thành hóa thạch, nghe nói loài này muôn đời chỉ dùng một thân xác, thế hệ sau nhập vào thi thể đã chết trước đó, chỉ cần gặp dương khí là hồi sinh, quá trình ra đời của nó cũng giống như loài bò sát ngủ đông, khi cảm nhận được hơi ấm của mùa xuân thì tỉnh dậy. Người Khiết Đan xưa đều coi nó là rắn thần, cũng vì loài này tuyệt chủng đã lâu nên không ai có thể giải thích nó có phải họ nhà rắn hay không, tên của nó chỉ còn được nhắc lại trong những câu chuyện của những người thợ săn, cũng có người gọi loài vật này là “yển đình”. Khi nghe Sách Ni Nhi nói vậy, tôi cũng đoán con vật kỳ quái trong ngôi mộ cổ Khiết Đan này có thể là rắn tỳ bà, không chừng người Khiết Đan đã mang những xác chết của rắn tỳ bà đính vào tường rồi vẽ những bức tranh lên đó, dưới lòng đất lạnh thì sẽ không sao, nếu có người đào trộm mộ, đốt đèn trong hầm mộ và hơi thở của con người sẽ khiến những con rắn tỳ bà này hồi sinh, lần lượt ăn thịt những kẻ dám xông vào quấy rối giấc ngủ nghìn thu của vị nữ thần Saman này. Nhị lão đạo dặn chúng tôi phải quay lại trước khi hương tàn, hiển nhiên là lão ta đã biết trước trong hầm mộ có rắn thần, nhưng lại sợ chúng tôi không dám vào trong nên cố tình giấu giếm không nói ra sự thật. Những dấu tích để lại trên vách núi trong Lão Câu chắc cũng là do những con rắn tỳ bà này gây nên, những câu chuyện về bức tranh ăn thịt người hẳn cũng từ đây mà ra, tôi thầm rủa lão đạo trường đáng bị băm vằm thành trăm mảnh, nhưng trước mắt phải làm sao để nhanh chóng thoát ra khỏi chỗ này, bọn rắn tỳ bà trong bức tranh chui ra ngày càng nhiều, mồm chúng há ra rộng bằng miệng chiếc bao tải, đủ để nuốt chửng những vật to hơn chúng gấp nhiều lần, khẩu súng săn cũ rích trong tay Sách Ni Nhi và nửa chiếc cuốc chim của tôi không thể nào đánh lại lũ kia được, cũng may là bọn rắn mới bò trong bức tranh ra, di chuyển còn chưa linh hoạt, chúng tôi vẫn còn cơ hội để chạy thoát. Trương Cự Oa trước đó bị nuốt vào trong bức tranh, được tôi và Sách Ni Nhi lôi ra nhưng cũng đã bị bọn rắn tỳ bà cắn nát phần trên, be bét máu nằm dưới đất, khi chúng tôi định tháo chạy thì nghe thấy cậu ta rên “ư” lên một tiếng, chứng tỏ vẫn chưa chết, tôi không nỡ để cậu ta lại trong hầm mộ làm mồi cho bọn rắn, bèn cùng với Sách Ni Nhi mỗi người một tay lôi cậu ta ra cùng, chiếc túi đựng vàng bạc châu báu rơi trên đất cũng chẳng còn tâm trí đâu mà nhặt. Tôi đạp đổ đèn bão, dầu chảy loang lổ trên mặt đất, ngọn lửa bùng cháy, chúng tôi nhân cơ hội lôi Trương Cự Oa rồi chạy ra phía đường hầm, lũ rắn tỳ bà vẫn không ngừng chui ra từ trong bức bích họa. Ngôi mộ cổ Khiết Đan nằm giữa thung lũng trong lòng núi, bên trên là đầm cỏ quanh năm ngập nước, bên dưới là đồi đất, huyệt mộ được đào phía dưới đồi đất, xung quanh dựng cột để chống đỡ hầm mộ, bọn rắn tỳ bà chui ra từ trong tường mộ khiến bức tường lộ ra những lỗ hổng lớn nhỏ, nước từ bên ngoài tràn vào, ngôi mộ cổ lập tức chìm xuống đầm lầy. Tôi và Sách Ni Nhi nhìn nhau, mặt biến sắc, không ngờ hôm nay bọn tôi lại bị chôn sống ở đây cùng với thi thể cô gái Khiết Đan này, chỉ sợ một nghìn năm sau cũng chẳng còn cơ hội được thấy lại ánh sáng mặt trời. 3 Nước không ngừng chảy vảo trong hầm mộ, toàn bộ ngôi mộ đang chìm dần, chúng tôi chạy thục mạng ra ngoài, chỉ cố lôi cho được Trương Cự Oa, còn mọi thứ khác đều vứt lại phía sau lưng. Bên ngoài, Nhị lão đạo đợi lâu sốt ruột cũng mò vào đường hầm tìm chúng tôi, thấy chúng tôi lôi xềnh xệch Trương Cự Oa be bét máu chạy ra thì hiểu ngay cơ sự, nhưng vì không thắng nổi lòng tham, lão nhổ một bãi nước bọt vào lòng bàn tay hạ quyết tâm, rồi đốt đuốc lên phăm phăm đi vào phía trong ngôi mộ mà không rõ chuyện gì vừa xảy ra, lão cứ cho rằng thứ gì cũng sợ lửa, chỉ cần có lửa thì đuổi được hết lũ rắn rết bọ cạp, và kiểu gì cũng phải lấy cho được vài món bảo vật, chứ không cam tâm về tay không. Trong đầu chỉ nghĩ có vậy nên lão quên béng lời sư tổ của mình đã dặn, đi được một đoạn chợt thấy tình hình bất ổn, lão dừng lại do dự. Tôi và Sách Ni Nhi lôi Trương Cự Oa tháo chạy ra ngoài, mệt thở không ra hơi, hồn xiêu phách lạc, không nói nên lời, cũng không kịp ngăn cản Nhị lão đạo, đúng lúc này phần ngoài của đường hầm bỗng sập xuống, bịt kín lối ra, Nhị lão đạo đang rướn cổ nhìn vào bên trong, khi phát hiện ra đường hầm bị sập thì đã quá muộn, tôi chỉ còn biết đứng nhìn lão bị nhấn chìm cùng ngôi mộ cổ, nói theo cách của dân đổ đấu thì “đã độn thổ rồi”. Tôi và Sách Ni Nhi lôi được Trương Cự Oa ra ngoài, quay lại nhìn thấy Nhị lão đạo bị chôn sống trong đường hầm mà đau lòng, nhưng chỗ chúng tôi đứng, bùn cũng bắt đầu ngập tới đầu gối, đành phải mau chóng bò ra ngoài, bên tai nghe thấy tiếng gió thổi, đồng cỏ vàng đã hiện ra trước mắt. Bên ngoài, trời cao mây trắng, cứ như những chuyện kinh hoàng trong hầm mộ chưa từng xảy ra, chỉ thấy mặt trên đám sình lầy sủi tăm không ngớt, điều này chứng tỏ ngôi mộ cổ đang chìm xuống, một lúc sau thì không thấy gì nữa, chỉ còn dấu tích một phần con đường hầm bị sập, ngập đầy bùn đất. Trải qua việc này, tôi đã tin vào những gì lão Nghĩa mù nói, quật táng lấy bảo vật thì không được nổi lòng tham, Nhị lão đạo có thể coi là người có am hiểu về thuật trộm mộ, nhưng chỉ vì một ý tà niệm mà hối hận không kịp, chúng tôi suýt nữa cũng mất mạng, Trương Cự Oa da mặt đã bị lột hết, mê man bất tỉnh, may mà Sách Ni Nhi kiếm được một ít cỏ ba lá, băng bó viết thương, vắt nước cho cậu ta uống, nên chưa đến nỗi bị chết. Tôi và Sách Ni Nhi xốc nách vác cậu ta quay trở ra. Mới đi được nửa đường bỗng tuyết rơi đầy trời, phút chốc mặt đầm đã trắng xóa, chúng tôi chẳng mang áo rét, chỉ còn cách cố gắng đi càng nhanh càng tốt, cuối cùng cũng thoát ra được vùng đồng cỏ ăn thịt người không nhả xương này trước khi thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn. Chúng tôi đưa cậu Trương vào làng để dưỡng thương, số tiền Nhị lão đạo đưa cho chúng tôi và một ít vàng cạy được trên cửa mộ, tôi đều để lại cho cậu ta và mua một ít tiền giấy đốt cho Nhị lão đạo, cầu mong cho lão mau được siêu thoát. Quay trở về lâm trường, Sách Ni Nhi không dám dấu ông nội, cô kể lại đầu đuôi chuyến đi vào Lão Câu cho Thổ địa gia nghe, ông trợn mắt mắng cô cháu gái một trân tơi bời, vơ lấy cây gậy còn định đánh cô, tôi đành phải nhận hết tội lỗi về mình, nhưng cũng sợ cái tính ngang tàng của Thổ địa gia, nhân tiện viện cớ về nhà một thời gian, chờ cơn lôi đình của ông qua rồi tính tiếp. Tôi lên tàu ở một ga nhỏ gần lâm trường, sau khi cáo biệt Sách Ni Nhi, tôi về chỗ ngồi, trong lòng bỗng thấy như mất đi một thứ gì đó, cảm thấy hết sức chán nản, lật đi lật lại cuốn sách cũ trong tay để giết thời gian, đây là cuốn “Âm dương bảo kíp” mà sư tổ Nhị lão đạo truyền lại, bên trong không chỉ giới thiệu về sơn hình, thủy thế, âm phần, dương trạch, còn có nhập địa tầm long, bói toán, giải mộng v.v… Nhị lão đạo bị chôn sống trong hầm mộ nhưng cuốn “Âm dương bảo kíp” của lão thì vẫn ở bên ngoài, tôi nhìn thấy khi mở tay nải của lão để tìm diêm, tôi định bụng cầm về cho lão Nghĩa mù. Trước đó chưa có thời gian xem, giờ ngồi tàu mới có cơ hội đọc, tôi đọc phần phong thủy hình thế trước, thấy cũng không khác với những gì lão Nghĩa mù nói là mấy, chỉ thêm phần chú thích bằng hình ảnh, xem ra sẽ dễ hiểu hơn, lúc giở tới phần giải mộng, bất chợt tôi nhớ đến bức bích họa trong mộ cổ. Suốt thời gian ngồi tàu, tôi xem đi xem lại mấy lần bí kíp giải mộng của đạo giáo, nhưng cơn ác mộng của tôi lúc trong hầm mộ thì không thể giải mã nổi. Lần này nghe lời Nhị lão đạo đi đào mộ cổ trong Lão Câu đúng là xui tận mạng, giờ nghĩ lại cũng phải trách mình lỗ mãng, nhưng dám làm thì dám chịu, chẳng có gì phải oán thán cả. Vốn nghĩ sự việc như vậy là đã xong, ai ngờ ác mộng ngàn năm mới chỉ bắt đầu, điều không tưởng tượng được vẫn chờ tôi phía trước. CHƯƠNG 4 – THÔNG THIÊN HOÀNG TUYỀN 1 Trong ký ức của tôi, năm đó khí trời Bắc Kinh nóng nực, ít mưa, bụi tung mù mịt trời đất, trên trời một màu vàng ệch, dưới đất một màu tro tàn, hiếm khi thấy có hôm nào trời cao trong xanh. Tương truyền cuối đời Minh, Lý Sấm Vương vào Bắc Kinh, đã để lại một câu ngạn ngữ: “Trời vàng thì động đao binh, đất bụi thì người lang sói”. Người lang sói ở đây là chỉ những kẻ hung ác mất hết tính người. Ngày nay thời thế thái bình, không có biến cố, nhưng giữa mùa hè mà lại có bão cát thì cũng chẳng phải điềm lành gì. Trên đường từ ga tàu về nhà, thấy trời đất mù mịt, tôi không khỏi có linh cảm không lành, một nỗi sợ hãi mơ hồ trỗi dậy, cũng không rõ là sợ điều gì, về đến nhà mới biết lão Nghĩa mù đã cưỡi hạc quy tiên, vừa mới đi ngày hôm kia, vậy là tôi không gặp được lão lần cuối. Bình thường lão Nghĩa mù cũng không được khỏe, thị lực kém, nhưng có rất nhiều biệt tài mà người khác không có, ví dụ ai mang đến một chiếc nhẫn ngọc, lão Nghĩa mù cầm lên ngửi trước, lấy tay sờ qua, cùng lắm là liếm thêm một cái là có thể nói được niên đại của đồ vật đó, còn biết được đó là đồ chôn dưới mộ hay là vật gia truyền, hầu như chưa đoán sai bao giờ, nếu không có biệt tài đó, thì lão làm sao dám “đổi diêm thắp đèn”, đổi “trống mềm” ở chợ âm phủ được chứ? Năm đó, chỉ cần nhắc đến tên lão Nghĩa mù, giới chơi đồ cổ không ai là không phục, lão cũng gom được rất nhiều đồ quý nhưng tiếc thay đều bị hủy dưới thời cách mạng văn hóa, chỉ còn lại tấm sắt để nướng thịt và tấm chăn lông sói và một mối làm ăn về đá hầm mộ. Lúc lâm chung lão Nghĩa mù dặn rằng, lão để tất cả những thứ đó lại cho tôi. Mặc dù lão Nghĩa mù đã mất, nhưng danh thì vẫn còn, tự hiệu của lão vẫn còn, mọi người nể mặt lão Nghĩa mù, cho rằng tôi hẳn là cao đồ của lão, cứ dăm ba bữa lại có người mang đồ đến nhờ tôi giám định, không làm sao mà thoái thác được, cũng may thường ngày tôi được nghe lão Nghĩa mù nói chuyện, hàng thật cũng được tận mắt thấy nhiều, lúc nào không tránh được đành vừa lừa vừa dọa ứng phó cho qua chuyện, cũng chưa đến nỗi làm tổn hại thanh danh của lão Nghĩa mù, có lúc cao hứng tôi cũng mang vài “bao diêm” ra ngồi một mình ngoài chợ âm phủ thử vận may xem có thu được thứ gì đáng giá không. Những năm trước, lão Nghĩa mù chủ yếu buôn bán mấy vụ đá lát đường hầm mộ quanh khu vực Độc Thạch Khẩu, Xích Thành, Hà Bắc. Riêng cái tên đã nói lên tất cả, vùng này có một khối đá niên đại đã lâu đời, một khối đá to lớn lừng lững như mọc từ dưới đất lên, cao hơn hai trượng, đi một vòng quanh tảng đá chắc cũng đến trăm bước chân, quanh năm dầm mưa dãi nắng mà vẫn đứng sừng sững, trên tảng đá mọc bốn cây cổ thụ, cành lá sum suê che lấp được cả con trâu. Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của tảng đá đó, nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức. Nơi này nổi tiếng vì làm nghề điêu khắc đá, có cả đá hầm mộ, cột đá, đá ông trọng v.v… tất cả đều có ở Độc Thạch Khẩu, có đồ thật cũng có đồ giả cổ. Buôn bán ở lĩnh vực này quả là độc, yêu cầu cũng cầu kỳ, đặc biệt là những hòn đá có hoa văn động vật, mỗi kiểu hoa văn lại có hàm ý riêng, ví dụ: hoa văn đầu thuồng luồng có nghĩa là nhìn xa trông rộng; hoa văn cá mình chim ưng nhả ra mây có thể dùng để trấn hỏa; hoa văn sử tử có ý nghĩa duy trì hương hỏa; hoa văn con giải trãi[1'> có thể phân biệt trung thần hay gian thần, thiện hay ác… Tin vào những phong tục này phần đa là những tay giàu có và quan lại địa phương. [1'> Con giải trãi: là con thú có ngoại hình giống như dê nhưng chỉ có một sừng. Đầu những năm 90, phong tục này lại rộ lên ở những vùng nông thôn, họ không tiếc tiền của để tu sửa mộ phần cho tổ tiên, bởi họ thấy sử dụng những hòn đá hàng trăm tuổi trong nghĩa trang gia tộc là một việc rất đáng hãnh diện. Đá hầm mộ có rất nhiều loại, ví dụ như những viên đá có hoa văn khắc lồi hoặc lõm, trụ đá trong hầm mộ, đá ông trọng dùng để trấn mộ tránh tà, tượng người tượng ngựa bằng đá, tất cả những thứ đó đều gọi là “mộ đạo thạch”, mỗi khách một nhu cầu, người nhiều tiền thì dùng đồ thật, tiền ít thì dùng đổ giả cổ. Thợ đá chủ yếu tới từ Xích Thành ở Hà Bắc. Lão Nghĩa mù từ bảy tám năm trước đã chuyên buôn bán món này, lão mất đi còn nợ hàng rất nhiều khách. Những người này cũng đến tìm tôi, tôi đành phải cấu chỗ nọ đập chỗ kia, hàng ngày chăm sóc mấy vị khách hàng này, lại còn phải về vùng nông thôn lấy hàng. Bận tối tăm mặt mũi, cứ nghĩ đến việc đây là vốn buôn bán mà lão Nghĩa mù để lại cho mình thì dù có khó khăn mấy cũng không thể bỏ được. Đối phó được ngày nào hay ngày đó, tôi đành phải gửi thư cho Sách Ni Nhi nói với cô ấy tạm thời tôi chưa quay về trên đó được, chờ mùa xuân năm sau xem tình hình thế nào tôi sẽ lên Đông Bắc tìm mỏ vàng sau. Sau đó, tôi cũng mấy lần đi Độc Thạch Khẩu, Ký Bắc, dần cũng tìm ra được bí quyết, chỉ cần làm quen được với dân bản địa ở đó thì việc gì cũng dễ giải quyết. Từ xưa đến nay, người dân vùng Ký Bắc vốn hiếu khách, ở vùng đó, khách đến nhà sẽ được chủ nhà dùng bát to mời nước mời cơm, nếu muốn chủ nhà quý mến thì khách phải hiểu phong tục ở đó, uống trà không được uống hết sạch nước trong bát, ăn cơm không được dừng lại nửa chừng, nếu không sẽ bị coi là khinh thường chủ nhà, sau khi đã ăn no thì gác đũa lên bát cơm của mình. Nghe nói khi vào mùa lạnh, khách còn phải nằm ngủ cùng với gia đình nhà chủ mà không được chê bai, khi tạm biệt sẽ được chủ nhà tặng những sản vật địa phương mang về, thích mang bao nhiêu cũng được. Toàn bộ người dân trong thôn đều là thợ khắc đá, đặc biệt là mô phỏng đồ cổ bằng đá y như thật, cũng có cả những phiến đá trộm được từ những ngôi mộ trên núi. Cứ như vậy, tôi bận rộn liên hồi đến mức không có thời gian để suy nghĩ nhiều. Thời gian đó, tôi lăn lộn hết ngày này sang ngày khác, nhưng hễ đêm đến tôi lại gặp ác mộng, cứ nhắm mắt là hình ảnh người đàn ông đầu tóc rũ rượi kéo theo khúc ruột dài loằng ngoằng bò ra từ quan tài lại hiện ra. Tôi cho rằng chắc tại mình tưởng tượng quá nhiều, nhưng cũng không tránh khỏi sợ hãi, cho đến khi tôi tới vùng núi sâu ở Dự Tây gặp một kỳ nhân, người vốn nằm trong quan tài từ rất lâu rồi. 2 Các cụ nói cấm có sai – Gặp quý nhân thì phát tài mà móc phải lưỡi câu thì xui xẻo. Và tôi đã gặp phải một cái “lưỡi câu” như vậy nên mới có chuyến hành trình đi Dự Tây. Trong số những người thường xuyên tới hẻm Giang Phòng tìm tôi, có một người anh họ xa, biệt danh là Điếu bát, tính theo thứ bậc thì tôi phải gọi anh ta là chú họ, thực tế thì anh ta chẳng hơn tôi bao nhiêu, tôi cũng không biết thứ bậc này tính ra sao, nói chung họ hàng xa, xa tới mức bắn tám tầm đại bác cũng không đến, tôi thấy rất thiệt thòi nên chỉ gọi anh ta bằng biệt danh Điếu bát. Vì nghiện thuốc nặng, cả ngày không thể rời thuốc nên bà con lối xóm đều gọi anh ta bằng biệt danh ấy. Anh chàng này nghèo nhưng hay kiểu cách, tim to gan nhỏ, hay gây chuyện nhưng không dám gánh trách nhiệm, cũng chẳng rõ ngọn cỏ nào trên mộ phần tổ tiên nhà anh ta bị mọc lệch nên vận khí toàn xui xẻo. Năm anh ta mười tuổi, tự nhiên lại muốn tìm hiểu bí mật của







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Đọc truyện ma – Ma Giấu

Đọc truyện ma – Ma Giấu Hồi xưa sống dưới quê, chắc ai cũng biết trò trố...

Truyện Ma

08:48 - 10/01/2016

Cái đích của yêu thương

Cái đích của yêu thươngKhi người ta yêu lính thì thật lãng mạn, nhưng khi...

Truyện Ngắn

05:26 - 23/12/2015

Chạy về bên cánh đồng rau của mẹ ngày Tết

Chạy về bên cánh đồng rau của mẹ ngày Tết Với hai chị em nó, nhắc tới tết là nhắc lại nỗi á...

Truyện Ngắn

04:58 - 23/12/2015

Đọc truyện ma – người hoá cá

Đọc truyện ma – người hoá cá Thái, người trên bốn mươi, làm một chức sở trưởn...

Truyện Ma

09:07 - 10/01/2016

Con trai của Vova.

Con trai của Vova. Vova cùng ba ông bạn cũ lâu ngày...

Truyện Cười

21:16 - 26/12/2015