Old school Easter eggs.

Đọc truyện ma- Trở lại hoang thôn mở đầu

giữa phố ngập tràn sắc tối không một bóng người. Do ống kính giấu trong túi sách của Tô Thiên Bình nên khiến người ta cảm thấy như đang ngẩng đầu lên nhìn cô ta, cảnh tượng hiện lên càng siêu phàm thoát tục. Cô gái và ống kính mặt đối mặt hồi lâu, cô ấy hình như không sợ Tô Thiên Bình, dùng ánh mắt miệt thị nhìn chằm chằm vào đối phương. Dưới ánh đèn đường màu trắng âm u, mắt cô ta càng lúc càng hiện lên sự không chân thực, dường như chỉ là một ảo ảnh trong không khí. “Cô là ai?” Chờ đợi mãi, Tô Thiên Bình rút cuộc cũng lên tiếng rồi, nhưng giọng nói vọng ra từ loa sao mà nhát gan đến vậy, tôi có thể nghe thấy rõ đầu lưỡi cậu ta run rẩy. Im lặng, hình ảnh trước mắt im lặng giống như chết vậy. Cô ta băng giá đứng trên mặt đất, giống hệt một pho tượng trắng toát khiến tôi nhớ tới tượng bằng băng của Bắc Quốc long lanh diễm lệ. Một cơn gió bỗng nhiên từ đâu thổi tới lật tung mũ chụp đầu của cô ta xuống, một mái tóc dài đen óng tung bay theo gió, vài lọn tóc dính lên mặt khiến cô ta hơi chớp chớp mắt. Môi cô gái từ từ mấp máy, trong loa vọng ra giọng nói trong trẻo lanh lảnh: “Tôi là…” Đúng lúc tim tôi lại treo ngược lên lần nữa, tiếng của cô ta đột ngột ngưng bặt, hình ảnh cũng đột nhiên bị cắt thành màn hình đen sì. Tim tôi lại tức tốc rơi xuống, hai mắt dán chặt vào màn hình, không kìm chế được hét lên: “Tô Thiên Bình, cậu lại làm cái trò gì thế?” Nhưng hình ảnh vẫn không chạy tiếp, trên máy tính chỉ xuất hiện một dòng chữ: Hết tập 2 Đoạn DV này chạy tới đây là hết, tôi không kìm chế được gõ gõ lên màn hình, cảm giác giống như ngồi trên xe ô tô đi qua điểm cao nhất trên núi thì bị dừng lại giữa không trung. Vậy là sao? Cô gái trong DV rõ ràng đã nói ra rồi, hình ảnh lại đột nhiên bị cắt mất. Là do Tô Thiên Bình cố ý cắt đi như vậy hay là máy quay trong túi sách đột nhiên trục trặc hoặc có sự cố gì? Tôi bật lại cảnh cuối cùng trong DV, không sai, cô gái trên màn hình rõ ràng là đã nói ra rồi, đúng là đã nói ra hai từ “tôi là”, phía sau chắc chắn còn nói thêm vài từ, nhưng không thấy có trong DV. Nhắm mắt trầm tư hồi lâu, trí óc tôi đã bị đôi mắt cô ta bịt kín. Dường như tôi đang ở trên con phố không người lúc sáng sớm, một cô gái mặc đồ trắng toát đứng trước mặt, ánh mắt ưu tư của cô ấy nhìn xoáy vào tôi, sau đó mấp máy môi, nhưng tôi không nghe thấy tiếng gì. Cô ta rút cuộc là ai? Tôi chán nản lắc đầu, khẽ kích chuột thoát khỏi trình duyệt DV, rồi kiên quyết tắt máy tính. Bây giờ là 10 giờ sáng, tôi đang ở trong phòng của Tô Thiên Bình, định thử tìm ra nguyên nhân cậu ta hôn mê lần nữa. Tôi sao thế này? Tôi dừng mọi việc viết lách đang làm, trở về với bóng tối của Hoang thôn – trong căn phòng đầy rẫy những đầu dò đáng ghét này, tôi tìm thấy mười mấy tấm bưu thiếp kỳ quái, bên trên có in hình khuôn mặt của một cô gái bí ẩn. Trong chiếc máy tính được bảo vệ bằng mật mã, tôi mở ra một bộ DV phim ký sự “U hồn bưu thiếp”, Tô Thiên Bình dùng ống kính của cậu ấy ghi lại quá trình một “u hồn” bị phát hiện. Giống như Tô Thiên Bình bị u hồn bưu thiếp mê hoặc, tôi cũng đã bị cô gái bí ẩn chưa từng biết mặt này lôi cuốn, chìm sâu trong đó mà không thể thoát ra được. Tôi bất giác ngả người ra ghế, hai mí mắt càng lúc càng nặng trĩu, chỉ cảm thấy đầu óc mơ mơ màng màng, từ từ bay vào mộng cảnh… Khoảng mười mấy phút sau, ý thức lại bắt đầu dần dần tỉnh táo trở lại, hình như cơ thể tôi cũng hơi có chút biến đổi, đặc biệt là ngón trỏ trên tay trái, dường như có vật gì đó thắt chặt lấy nó, giống như một chiếc nhẫn băng giá. Nhẫn ngọc? Tôi vật vã mở mắt, nhấc tay trái run rẩy của mình lên, may mà năm đầu ngón tay chẳng có gì cả, chiếc nhẫn ngọc chỉ đến từ trong cơn ác mộng về Hoang thôn. Mộng – từ này lại lần nữa thực sự kích thích tôi, khiến tôi nhớ tới cuốn sách để mãi trong cặp. Vậy là, tôi nảy sinh sự manh động mãnh liệt muốn đọc sách, lập tức lấy cuốn sách trong túi ra, tên cuốn sách này là “Hủy diệt mộng cảnh”. Lần trước tôi đọc ở trên máy bay từ Bắc Kinh về Thượng Hải, sau khi về là bị việc của Tô Thiên Bình cuốn lấy, dường như đã quên mất cuốn sách này. Nhưng, trong sách có câu nói đã khiến tôi ghi nhớ mãi trong lòng. Trong thân xác tôi tồn tại một con ác quỷ Có lẽ đây mới là câu nói thật nhất, mỗi người chúng ta đều nên nói thật. Tôi là một người hay nằm mơ, hiện giờ lại đối diện với bước đường cùng không lối thoát này, có lẽ cuốn sách sẽ giúp tôi chút ít. Vậy là, tôi mở chương một “Mỗi người đều có quyền nằm mơ” ra, nhớ là lần trước đọc tới trang đầu tiên “Đây là quá trình hủy diệt của mộng cảnh…” Trong chương này, tác giả đã giải thích về khởi nguồn của giấc mơ, và cả nhận thức của nhân loại nguyên thủy về giấc mơ, tiếp theo là sự liên quan của giấc mơ với Ai Cập cổ, văn minh Babylon. Trong sách liệt kê một số lượng lớn tư liệu nhân loại học và khảo cổ học, có cả những vu thuật tới nay vẫn còn tồn tại, có cả những chứng cứ khảo cổ vô cùng xác thực. Khởi nguồn và phát triển của văn minh nhân loại có quan hệ mật thiết, với mộng cảnh của nhân loại, mộng cảnh là một trong những nhân tố to lớn thúc đẩy sự tiến bộ của văn minh nhân loại. Quả là lần đầu tiên nghe thấy quan điểm này, nhưng nghĩ sâu xa cũng thấy có lý. Tuy mộng cảnh vốn dĩ là phi lý tính, nhưng mộng cảnh lại có tác dụng khơi gợi lý tính. Từ xưa tới nay, mọi tiến bộ vĩ đại của nhân loại, thực ra đều khởi nguồn từ giấc mơ – giấc mơ vượt qua đại dương của hàng vạn năm trước đã khiến cổ nhân tạo ra thuyền độc mộc vượt biển để tới những vùng đất khác nhau trên thế giới; giống như giấc mơ bay lượn như chim đã khiến cho anh em nhà Wright phát minh ra máy bay bay lượn trên trời xanh; mấy chục năm trước, khi người ta đề cập tới mạng internet thì quả thật vẫn chỉ là một giấc mơ, nhưng ngày nay, giấc mơ này đã trở thành hiện thực. Và những giấc mơ chúng ta mơ thấy ngày hôm nay, sau bao nhiêu năm nữa cũng sẽ có khả năng trở thành hiện thực. Trong phần kết của chương đầu tiên, tác gỉa đã nói thế này: Mơ là trạng thái nhân loại thoát khỏi mộng mị, từ “bản thân” bước qua “tự thân”, tiếp đó là phát hiện quá trình vĩ đại của “siêu nhân”. Nhân loại vĩnh viễn đều không thể thoát khỏi trận chiến giữa “bản thân” và “siêu nhân”, đây là ma thuật nuốt chửng chúng ta, và biện pháp duy nhất để chinh phục ma thuật chính là chinh phục giấc mơ của chúng ta. Bởi vậy, mỗi người đều có quyền nằm mơ, mỗi người đều có quyền phát hiện bí mật của bản thân trong mơ. Bây giờ bạn hãy nghĩ xem, bí mật của bạn là gì? Quả là một cuốn sách kỳ dị vì đã đề cao giấc mơ đến nhường vậy. Tôi đã từng đọc qua “Phân tích giấc mơ” của Sigmund Freud, khi tường thuật trong truyện “Địa ngục tầng thứ 19”, tôi cũng đã nắm vững rất nhiều kiến thức tâm lý học, nhưng vẫn chưa từng nghe qua thuyết pháp này. Xem ra cuốn “Hủy diệt mộng cảnh” này thực sự khác biệt, khác xa so với những lí luận giải mộng của Sigmund Freud. Hiện giờ đối với tôi mà nói, cuốn sách này vô cùng cuốn hút, thôi thúc tôi tạm thời quên đi hoảng loạn, tôi không kìm chế được tiếp tục giở nó ra. Chương thứ hai của “Hủy diệt mộng cảnh” là “Ghi chép lại giấc mơ của bạn”, tôi chậm rãi đọc phần mở đầu của chương sách này: Bạn có thể ghi lại giấc mơ của mình không? Tôi đã từng thử làm thế. Cho dù đàn ông rất dễ quên những chi tiết trong giấc mơ của mình, nhưng tôi cố gắng để mình sau mỗi lần nằm mơ tỉnh dậy dùng giấy bút hoặc hình thức nào đó, ghi chép ngay lại mọi điều vừa mơ thấy. Giống như rất nhiều người đều có một quyển nhật ký vậy, tôi có “nhật ký giấc mơ” của riêng mình. Gần như sau mỗi sáng sớm nằm mơ tỉnh dậy, tôi đều viết lại một đoạn văn trên cuốn sổ đó, miêu tả tỉ mỉ giấc mơ của mình. Đúng một năm sau, khi bạn đã viết kín “nhật ký giấc mơ”, đọc lại nó từ đầu tối cuối một lượt, bạn sẽ giống như được thưởng thức album ảnh của gia đình vậy, thưởng thức từng giấc mơ của mình trong 365 ngày qua, rôi liên kết những giấc mơ này lại với nhau, biến thành hình ảnh động – phimv ề những giấc mơ. Xem này, đây là bộ phim mà tự bản thân bạn sáng tạo ra, bạn vừa là biên kịch vừa là đạo diễn, hay là nam nữ nhân vật chính. Trong bộ phim vĩ đại mà kỳ diệu này, bạn sẽ lần đầu tiên phát hiện ra con người thật của mình, còn cái gã đáng thương buổi sáng mang cái tên của bạn chẳng qua chỉ là một cái xác không hồn mà thôi. Đây chính là ưu điểm của việc ghi chép mộng cảnh, và ghi chép mộng cảnh có thể có rất nhiều cách khác nhau, “nhật ký giấc mơ” chỉ là một trong những cách như vậy. Ngày nay, chúng ta có thể dùng văn chương, âm nhạc, mỹ thuật, điều khắc, thậm chí điện ảnh để ghi chép lại mộng cảnh, dùng bất cứ cảm giác đã biết nào đó để tiếp nhận tin tức của mộng cảnh. Nhưng, ở thời cổ đại vô cùng xa xôi, trước khi nhân loại phát minh ra văn tự, ghi chép mộng cảnh là một việc vô cùng khó khăn. Rất nhiều văn minh thần bí nguyên cổ đều không để lại văn tự, hoặc là dù để lại văn tự, nhưng không có cách nào để người hiện đại giải nghịa nên đã trở thành “văn tự chết”. Bởi vậy, chúng ta rất khó để lý giải chuẩn xác giấc mơ của tổ tiên, nhưng khảo cổ học đã thực sự cho thấy, nhân loại thượng cổ có ghi chép lại giấc mơ của mình. Họ vốn không dùng văn tự, mà là dùng một vài loại ký hiệu đặc biệt nào đó. Trong chương đầu tiên của cuốn sách này, tôi đã phân tích nhận thức về giấc mơ của văn minh Ai Cập cổ và Babylon, lúc này tôi phải nhấn mạnh tới văn minh Lương Chử – một nền văn minh lâu đời của Trung Quốc bản địa, cổ quốc thần bí của vùng Giang Nam năm sáu nghìn năm trước, đã từng sáng tạo ra nền văn hóa vô cùng huy hoàng, d là văn minh đồ ngọc của Lương Chử vị đại, ảnh hưởng sâu sắc tới văn minh ba đời Hạ Thượng Chu sau này. Vậy mà, văn minh Lương Chử từ năm nghìn năm trước đã đột nhiên tiêu vong một cách thần bí tại vùng Giang Nam, thậm chí vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác. Bây giờ tôi sẽ đưa ra câu hỏi là: cho dù tất cả sự phát triển và diệt vong của văn minh cổ đại đều có một mối liên quan thần bí nào đó tới mộng cảnh của tổ tiên chúng ta, vậy thì sự hưng vong của văn minh Lương Chử có liên quan gì tới mộng cảnh hay không? Có để lại ghi chép về những giấc mơ hay không? Đáp án là chắc chắn có. Trước khi chuyển hướng nghiên cứu tâm lý học, tôi đã từng một lần thamg gia vào hoạt động khảo cổ điền dã tại khu vực Thái Hồ, lần đó đã thu hoạch được một phát hiện khiến người ta kinh ngạc, ngoài di chỉ văn minh Lương Chử hùng vĩ và nghịa địa ra, còn phát hiện thấy một số ký hiệu đặc biệt. Trong đó có một ký hiệu xuất hiện đi xuất hiện lại, đó chính là Đọc tới đây tôi bỗng ngớ người ra, giống như đang cưỡi xe máy lao đi vun vút, đột nhiên nhìn thấy một tai nạn ngay ngã rẽ. – cái ký hiệu vừa đập vào mắt đã bị thót tim này đang hiện lù lù trên sách giống như xác chết của vụ tai nạn. tôi nhấc trang giấy có in hình này trên cuốn sách lên, soi về phía cửa sổ, hình như có thể nhìn xuyên qua. “Y như là sinh đôi vậy, giống hệt”. Đúng, trên kính cửa sổ cũng vẽ kí hiệu này, màu vẽ vẫn đỏ tươi như máu. Tôi đúng bên cửa sổ cân nhắc hồi lâu, cẩn thận so sánh lại với ký hiệu trên sách, cứ như là từ một bản khắc ra. Lúc này, tôi chợt nghĩ tới giấc mơ ban nãy, trên thế giới không có giấc mơ nào không nguồn không gốc, có lẽ, nó là dấu hiệu của cuốn sách này. Tôi vội vàng vớ lấy cuốn “Hủy diệt mộng cảnh” đọc tiếp, tác giả đã viết tiếp sau : Lúc nhân viên khảo cổ mới phát hiện ra ký hiệu này, mọi người đều cảm thấy khó hiểu. Có người cho rằng đó là sự sùng bái sinh mệnh, cũng có người cho rằng đấy là văn tự nguyên thủy, càng nhiều người hơn cho rằng đó tượng trưng cho Mặt Trời. Nhưng quan điểm của tôi khác hoàn toàn với mọi người, tôi cho rằng ký hiệu này tượng trưng cho một giấc mơ của chủ nhân ngôi mộ. Và giấc mơ này đối với chủ nhân ngôi mộ đặc biệt quan trọng, thế nên nó xuất hiện đi xuất hiện lại tại một số vị trí quan trọng. Còn rút cuộc giấc mơ này là gì, tôi nghĩ có lẽ có thể tìm ra đáp án từ trong những đồ ngọc. Trước khi phát hiện ra kí hiệu , nhân viên khảo cổ còn phát hiện thấy một dãy dài các ký hiệu khắc họa kỳ dị: Đến nay vẫn chưa có người nào có thể đọc hiểu chính xác được ý nghĩa của đoạn ký hiệu này, nhưng kí hiệu giống như vậy xuất hiện sau cùng, tôi cho rằng đây rất có thể là ghi chép giải mộng của văn minh Lương Chử thần bí, hoặc có thể nói là một kiểu diễn dịch vu thuật nào đó liên quan tới giấc mơ. Trời ơi, đọc tới đây tôi không sao kìm chế được nữa, “ập” một tiếng gấp sách lại, kích động đứng bật dậy, đi đi lại lại vài vòng. Kí hiệu xuất hiện trong sách ban nãy không phải là “địa chỉ” trên tấm thẻ biên nhận bưu kiện bí ẩn của người mê sách sao? May mà bức thư đó đang ở trong cặp tôi, tôi vội vàng lấy nó ra, vuốt ve tấm thẻ lạnh toát, dường như đang quay lại đêm trở về, trong quán ăn “Trà mã cổ đạo” ở Hậu Hải Bắc Kinh. Trên tấm thẻ biên nhận bưu kiện không rõ lai lịch này, trong ô họ tên điền , ô địa chỉ chính là những kí hiệu này: Nếu căn cứ theo cuốn “Hủy diệt mộng cảnh” này nói rằng: tượng trưng cho mộng cảnh của chủ nhân ngôi mộ cổ quốc Lương Chử, vậy thì người gửi tấm thẻ này cho tôi chính là “mộng” sao? “Giấc mơ” đã chết hơn năm sáu nghìn năm trước đây? Chính là địa chỉ của “mộng” đó – mộ phần của cổ quốc Lương Chử? Trong căn phòng của Tô Thiên Bình, nghĩ tới vấn đề không thể lí giải này, dường như có một luồng điện xuyên qua người tôi. Tôi ra sức lắc đầu, muốn bản thân mình phủ định ý nghĩ hoang đường đó, nhưng trong tiềm thức lại càng lúc càng tin tưởng. Tác dụng của ám thị tâm lý rất lớn mạnh, mọi thứ chống đối nó đều vô dụng. Tôi sờ lên chiếc phong bì không có tem bưu điện cũng không có ngày tháng để lại, giống như đang chạm vào một niên đại cổ xưa nào đó, lại dường như đang trở lại điểm khởi đầu của Hoang thôn, một đêm Giang Nam nào đó của hơn năm nghìn năm trước… “Hủy diệt mộng cảnh”? Chậm rãi đọc cái tên sách này lên, tôi bất giác nhớ lại Hoang thôn nửa năm trước, và cả Hoắc Cường cùng Hàn Tiểu Phong chết vì ác mộng. Chính họ bị hủy diệt trong mộng cảnh? Rút cuộc là “Hủy diệt mộng cảnh” hay là “Mộng cảnh hủy diệt” đây? Có lẽ, chỉ có tác gải của cuốn sách nà mới có thể giải đáp cho tôi, ánh mắt tôi lại rơi lên cái tên Hứa Tử Tâm của tác giả. Tác giả này rút cuộc là người thế nào? Ông ta làm thế nào để thâm nhập vào trong thế giới mộng cảnh của nhân loại? Và làm thế nào phát hiện ra mộng cảnh của tổ tiên chúng ta hàng nghìn năm trước? Nhưng ít nhất có thể khẳng định là, bản thân tác giả đã từng tham gia khai quật khảo cổ di chỉ văn minh Lương Chử, hơn nữa còn được tận mắt nhìn thấy kí hiệu thần bí. Quan trong hơn nữa, những ký hiệu này đều phát hiện trong mộ cổ Lương Chử, hoàn toàn tương đồng với kí hiệu trên thẻ biên nhận bưu kiện của người mê sách gửi cho tôi, và trên kính cửa sổ phòng ngủ của Tô Thiên Bình cũng có vẽ kí hiệu giống thế. Ba thứ này có thể liên hệ với nhau, từ một cổ Lương Chử của năm nghìn năm trước đến “họ tên” và “địa chỉ” trên thẻ biên nhận bưu kiện của người mê sách, rồi đến kính cửa sổ trong căn phòng này, nếu như vẽ đường thẳng nối liền ba điểm thần bí này lại với nhau, vậy thì sẽ thành một hình tam giác khổng lồ: Đột nhiên, tôi phát hiện hình tam giác này xem ra giống với kim tự tháp của Ai Cập cổ hơn, còn kim tự tháp cũng giống như mộ phần cổ xưa. Lại là một ám thị tâm lý nặng nề. Lẽ nào tôi đã tìm thấy chìa khóa giải đố rồi sao? Việc cần làm tiếp theo chính là hóa giải mật mã. Hiện giờ, việc trước tiên cần phải làm rõ là những kí hiệu thần bí này rút cuộc tượng trưng cho điều gì? Người có thể trả lời câu hỏi này trên thế giới, e rằng chỉ có một mình Hứa Tử Tâm mà thôi. Vậy là, tôi lại mở “Hủy diệt mộng cảnh” ra, đọc lại giới thiệu tóm tắt về tác giả lần nữa – Hứa Tử Tâm là giáo sư của trường đại học S, còn Xuân Vũ và Tô Thiên Bình chính là sinh viên của trường S. Còn cả bạn thân Tôn Tử Sở của tôi cũng là giảng viên lịch sử của trường S, trong truyện “Quán trọ Hoang thôn”, anh ấy đã từng giúp tôi rất nhiều. Thế giới này thật nhỏ bé, lẽ nào họ có liên quan gì với nhau sao? Tôi lập tức gọi vào điện thoại của Tôn Tử Sở, nghe thấy giọng nói bỡn cợt quen thuộc của anh ấy: “È, ở Bắc Kinh chơi có vui không?” Gã Tôn Tử Sở này, anh ta lại nhớ nhầm thời gian rồi. Tôi chỉ cười đau khổ nói: “Vui chết đi được, mỹ nữ đầy bên cạnh đây này”. “Ồ, vậy thì tôi bay ngay tới đây”. “Thôi được rồi, bây giờ tôi đã về Thượng Hải rồi. Trưa có rỗi không? Đến gần trường anh ăn bữa cơm, tôi mời”. “Đương nhiên là cậu thanh toán rồi, mấy giờ gặp đây?” Một tiếng đồng hồ sau. Trong một quán ăn gần cổng sau trường đại học S, tôi gặp lại Tôn Tử Sở. Bộ dạng anh ấy vẫn như trước đây, tuy hơn tôi 3 tuổi, nhưng dưới cằm để chòm râu ngắn đen sì, nên trông giống kiểu họa sỹ trẻ hơn. Trừ việc thích kết thân với những sinh viên nữ ra, thói xấu nhất của Tôn Tử Sở chính là tư tưởng cố chấp, thường vùi đầu trong đống giấy tờ, suy nghĩ viễn vông, muốn khai phá một bí mật lịch sử nào đó – nói ra mà thấy xấu hổ, thực ra bản thân tôi cũng thuộc kiểu đức hạnh như thế, thế nên chúng tôi mới có thể trở thành “cạ cứng” của nhau. Cái gã này tháng trước còn tự chi tiền với Campuchia một chuyến để đến di chỉ Angkor Wat kỳ quan của thế giới, anh ấy đương nhiên không phải là đi tìm kiếm hốc cây trò chuyện với Châu Mộ Vân trong “Biết bao năm tháng”, mà là đi nghiên cứu những hình trạm nổi trên lăng mộ của Jayavarman VII, nghe nói trong đó ẩn giấu bí mật của bản đồ thiên sứ Ấn Độ cổ. Vừa mới ngồi xuống bàn ăn, Tôn Tử Sở liền trêu chọc tôi một trận giống trước đây: “Tiểu tử cậu hại tôi đến thảm, trong truyện của cậu, tôi cũng được tính là nhân vật quan trọng. Nhưng bây giờ đen đủi ở chỗ, có biết bao nhiêu là nữ sinh đều đến tìm tôi giám định ngọc. Cậu biết tôi là người từ bi tốt bụng rồi đấy, nhìn thấy nữ sinh là tim lại mềm nhũn ra, cả ngày vùi đầu trong đóng châu báu rởm khiến đầu óc tôi cũng sắp nổ tung rồi”. “Có bao nhiêu là nữ sinh vây quanh như vậy, anh phải cảm ơn tôi mới đúng, tôi thấy bữa ăn này hay là để anh mời đi nhỉ”. “Thôi đi, tôi đâu có muốn cậu viết tôi thành bộ dạng như thế, tôi là người nhìn thấy gái là quên bạo sao hả?” Tôn Tử Sở cuối cùng cũng hết lắm chuyện, nghiêm túc nói, “Được rồi, bây giờ cậu có thể nói rồi – tới tìm tôi gấp như vậy, chắc chắn là xảy ra chuyện gì rồi”. Tôi lấy trong cặp cuốn sách “Hủy diệt mộng cảnh” ra, đặt trước mặt Tôn Tử Sở nói: “Anh có quen tác giả của cuốn sách này không?” “Hủy diệt mộng cảnh?” Tôn Tử Sở lập tức chau mày, anh ấy vuốt nhẹ bìa sách, rồi lại cúi đầu trầm tư hồi lâu, cảm giác giống như nuốt phải một con mồi. Lúc này thức ăn đã được bưng lên bàn, tôi không kìm chế được hỏi: “Sao thế? Anh có phải là người thế này đâu nhỉ?” “Tôi biết ông ấy – Hứa Tử Tâm”. Tôi bỗng nhiên hưng phấn kỳ lạ: “Hứa Tử Tâm là giáo sư của trường anh đúng không? Có thể đưa tôi tới gặp ông ấy không?” Nhưng biểu hiện của Tôn Tử Sở trở nên đờ đẫn dị thường, anh ấy chầm chậm lắc đầu nói: “Cái này thì không thể”. “Tại sao? Đến cái này anh cũng không muốn giúp tôi sao?” Vậy là, Tôn Tử Sở từng chữ từng chữ đáp lại tôi: “Bởi vì ông ấy đã chết rồi”. Lúc này đến lượt tôi trầm ngâm. Giống như vừa mới nhen nhóm lên chút lửa thì lại bị một chậu nước dập tắt, chỉ còn lại hơi khói xanh bay lên. Sau cùng, tôi thở dài một tiếng: “Sao ông ấy lại chết?” “Tự sát – khoảng ba năm trước, giáo sư Hứa để lại một bức di thư, nói rằng mình sẽ nhảy sông chết, nhưng không nói rõ nguyên nhân tự tử. Kể từ đó trở đi, ông ấy bặt vô âm tín”. “Không phát hiện thấy thi thể của ông ấy sao?” Tôn Tử Sở lắc đầu: “Không thấy, đều đã vớt hai bên bờ sông Hoàng Phố và Trường Giang, chưa hề phát hiện ra thi thể của giáo sư Hứa”. “Nếu không thấy người sống, cũng không thấy xác, vậy thì nên coi là mất tích chứ?” “Lúc đầu thực sự cũng báo án là mất tích, nhưng pháp luật cũng quy định, nếu người nào đó mất tích vượt qua số năm được giới hạn mà vẫn bặt vô âm tín không có tin tức gì, thì có thể định nghĩa theo pháp luật là chết”. “Đã ba năm rồi”. Tôi vội vàng lật trang bản quyền của cuốn “Hủy diệt mộng cảnh” ra thì mới để ý thấy cuốn sách này xuất bản hơn ba năm trước, là trước khi Hứa Tử Tâm xảy ra chuyện, “Anh đã gặp ông ấy chưa?” Tôn Tử Sở lặng lẽ uống một ngụm bia, nói: “Năm đó tôi thỉnh giáo giáo sư Hứa vài lần. Tuy là giáo sư tâm lý học, nhưng ông vốn xuất thân từ khảo cổ ra, chủ đề nghiên cứu có quan hệ mật thiết với văn minh cổ đại, bởi vậy từ trước tới nay tôi luôn luôn kính ngưỡng một ông”. “Hơn nữa, cả trong tê







Game Hay Nhất
Bài viết đề xuất

Thằng ăn trộm

Thằng ăn trộmThế rồi ông quẫn quá, nhà cửa cũng mất rồi mà con ...

Truyện Ngắn

10:09 - 23/12/2015

Em sẽ không làm bồ của người khác nữa đâu!

Em sẽ không làm bồ của người khác nữa đâu!"– Anh biết không? Em từng hi vọng anh không giống...

Truyện Ngắn

12:38 - 23/12/2015

Nguyên nhân

Nguyên nhân - MD (ba hoa):Lúc sáng ở phố tôi...

Truyện Cười

19:35 - 26/12/2015

Đọc truyện ma- OAN HỒN BÊN BẾN SÔNG

Đọc truyện ma- OAN HỒN BÊN BẾN SÔNG Bất giác, nó rợn người, nhớ lại câu chuyê...

Truyện Ma

10:23 - 10/01/2016

Oan nghiệt audio mp3

Oan nghiệt audio mp3Câu truyện ma Oan nghiệt kể về những tội ác của mộ...

Truyện Ma Audio

09:23 - 29/12/2015